Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp: Triệu chứng, giai đoạn bệnh và hướng điều trị

Khô khớp gối: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh

Khớp gối kêu lục cục và đau là bệnh gì? Cách khắc phục

Thoái hoá khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Khô khớp gối nên ăn gì để tăng chất nhờn?

Các loại thuốc bổ sung chất nhờn cho khớp tốt nhất

Quốc dược Phục cốt khang đặc trị thoát hóa khớp

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị thoái hóa khớp từ gốc, phục hồi sụn khớp hoàn chỉnh

Thoái hóa khớp gối: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị

Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối Theo Y Học Cổ Truyền – Đông Y

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để bệnh cải thiện

5/5 - (3 bình chọn)

Người bị thoái hóa khớp gối cần duy trì một chế độ ăn uống hợp lý để ức chế quá trình thoái hóa và giúp khớp chắc khỏe hơn. Chính vì vậy bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì là vấn đề bệnh nhân nào cũng nên tìm hiểu để nhanh chóng cải thiện được các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?

Khớp gối phải gánh chịu nhiều áp lực từ phần thân trên nên rất dễ bị tổn thương, thoái hóa. Khi bị bệnh, lớp sụn bao bọc giữa các đầu xương bị ăn mòn gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị cứng khớp vào buổi sáng và gặp khó khăn khi thực hiện các cử động ở đầu gối.

Thường xuyên sử dụng các thực phẩm dưới đây có thể giúp hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng do bệnh thoái hóa khớp gối gây ra, đồng thời ức chế sự tiến triển của bệnh.

1. Tỏi tốt cho người bị thoái hóa khớp gối

Tỏi là một trong những sự lựa chọn tốt nhất cho thực đơn của người bị thoái hóa khớp gối. Thực phẩm này chứa nhiều allicin có tác dụng giảm sưng viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng đầu gối. Bên cạnh đó, các hoạt chất trong tỏi còn có tác dụng chống oxy hóa, giúp ức chế quá trình thoái hóa các mô sụn và xương đầu gối, nâng cao sức khỏe tim mạch và cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.

thoái hóa khớp gối nên ăn gì
Người bị thoái hóa khớp gối nên thường xuyên ăn tỏi để tận dụng nguồn kháng sinh tự nhiên có sẵn trong loại gia vị này

Cách đơn giản nhất để bạn có thể tận dụng được những lợi ích tuyệt vời từ tỏi đó chính là ăn tỏi sống, sử dụng khoảng 3 – 4 tép tỏi mỗi ngày trong bữa ăn. Ngoài ra có thể dùng tỏi tươi để xào nấu hay tẩm ướp thực phẩm vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe vừa làm tăng hương vị thơm ngon cho món ăn.

Trên thực tế, tỏi còn được dân gian sử dụng để ngâm rượu chữa thoái hóa khớp gối. Uống mỗi ngày 1 – 2 ly rượu tỏi nhỏ kết hợp dùng rượu xoa bóp bên ngoài đầu gối sẽ giúp giảm bớt các cơn đau nhức khó chịu.

2. Bị thoái hóa khớp gối nên ăn hạt óc chó

Giàu omega 3, vitamin C, sắt, kali và nhiều chất dinh dưỡng quý giá, hạt óc cho cũng được khuyến khích nên thường xuyên sử dụng trong thực đơn của người bị thoái hóa khớp gối. Nó giúp kháng viêm, bảo vệ các mô sụn, kích thích tái tạo tế bào mới để sửa chữa tổn thương trong khớp gối do ảnh hưởng của tình trạng thoái hóa.

Bên cạnh đó, hạt óc chó còn có khả năng giảm lượng cholesterol dư thừa trong máu, hỗ trợ giảm cân, giúp giải phóng áp lực cho khớp gối ở những người đang bị thừa cân, béo phì.

Nếu đang bị thoái hóa khớp gối, mỗi ngày bạn nên ăn khoảng 30 gram hạt óc chó. Sử dụng trực tiếp, xay sữa uống hoặc trộn salad đều là những cách dùng hạt óc chó ngon miệng được nhiều người ưa thích.

3. Các thực phẩm giàu canxi

Thiếu hụt canxi chính là nguyên nhân khiến cho xương khớp bị suy yếu, đồng thời đẩy nhanh tốc độ thoái hóa khớp đầu gối. Việc bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể sẽ giúp cải thiện được các cơn đau nhức đầu gối và giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của bệnh thoái hóa khớp.

Hơn nữa, canxi còn đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành tổn thương trong khớp , cải thiện phạm vi chuyển động của khớp gối bị thoái hóa, giúp khớp khỏe mạnh và có khả năng chịu lực tốt hơn.

Để bổ sung canxi cho cơ thể, bạn có thể sử dụng các thực phẩm như: Động vật có vỏ, khoai lang, các sản phẩm từ sữa, súp lơ xanh, cá nhỏ, tép, các loại đậu…

4. Rau bina

Rau bina chính là gợi ý tiếp theo cho thắc mắc bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì. Loại rau này chứa nguồn chất chống oxy hóa phong phú. Đặc biệt là chất kaempferol có khả năng bảo vệ các mô sụn khỏe mạnh trong khớp gối, giảm thiểu tổn thương tại khớp khi bị gốc tự do tấn công. Chất này cũng hoạt động tích cực trong việc giảm sưng đau và các triệu chứng liên quan đến bệnh thoái hóa khớp đầu gối.

Thường xuyên sử dụng rau bina còn giúp cơ thể bạn được cung cấp một nguồn dưỡng chất tuyệt vời, bao gồm chất xơ, canxi cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất khác. Chúng không chỉ giúp nâng cao sức khỏe xương khớp mà còn giúp giảm nguy cơ bị loãng xương, ngăn chặn tình trạng thoái hóa diễn ra ở các khớp khác.

Rau bina được sử dụng phổ biến dưới dạng xào hay nấu canh. Khi chế biến không nên nấu quá lâu làm thất thoát chất dinh dưỡng có trong rau.

5. Các thực phẩm giàu vitamin D tốt cho người bị thoái hóa khớp gối

Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi và phốt pho tốt hơn. Chính vì vậy, nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc xương, giúp các khớp khỏe mạnh hơn.

bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì
Các thực phẩm giàu vitamin D giúp cơ thể hấp thu nhiều canxi hơn để ức chế quá trình thoái hóa khớp gối, giúp khớp thêm chắc khỏe

Cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin D sẽ có ích trong việc thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở lớp sụn và các đầu xương, từ đó cải thiện đáng kể các triệu chứng thoái hóa khớp gối.

Nguồn bổ sung vitamin D tốt nhất cho cơ thể là thông qua ăn uống. Bạn có thể cân nhắc thêm các thực phẩm giàu vitamin D vào trong thực đơn. Bao gồm tôm, các loại nấm, trứng gà, nước cam, bột yến mạch…

Ngoài ăn uống nên kết hợp phơi nắng vào buổi sáng sớm để hấp thu được tối đa nguồn vitamin D có trong ánh nắng mặt trời.

6. Gừng giảm đau nhức đầu gối

Nhắc đến các thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa khớp gối chúng ta phải kể đến gừng. Loại gia vị này cung cấp các hoạt chất quý giúp cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp gối một cách tự nhiên, an toàn. Trong đó phải kể đến các chất như:

  • Zingerone, sắt và kali: Những chất này giúp đảm bảo lưu thông tuần hoàn máu, tăng cường bơm máu mang theo oxy và các dưỡng chất đến nuôi dưỡng, làm lành tổn thương trong đầu gối do thoái hóa gây ra.
  • Vitamin C, axit pantothenic, beta-carotene: Chúng có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, giảm sưng đau đầu gối, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Ngoài ra, gừng còn có tác dụng diệt khuẩn, loại bỏ cholesterol xấu trong máu, hỗ trợ giảm cân, kích thích tiêu hóa, tăng cường hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Chính vì những lý do trên mà gừng có mặt trong hầu hết các bữa ăn của người bị thoái hóa khớp gối.

7. Cá hồi

Cá hồi cung cấp cho cơ thể một nguồn omega 3 phong phú. Chất này được biết đến với tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm tổn thương cho khớp gối khỏi quá trình oxy hóa, đồng thời hỗ trợ xoa dịu cơn đau nhức đầu gối khi bị thoái hóa.

Thêm vào đó, cá hồi còn cung cấp một lượng lớn vitamin D cho cơ thể. Nó tạo điều kiện cho cơ thể hấp thu được nhiều canxi hơn để xây dựng nên tế bào xương, sụn, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp.

Mặc dù có nhiều tác dụng tốt nhưng bạn cũng chỉ nên ăn cá hồi từ 2 – 3 lần trong tuần. Tránh lạm dụng quá mức gây dư thừa chất dinh dưỡng.

8. Quả mọng

Nếu đang thắc mắc thoái hóa khớp gối nên ăn gì, bạn không nên bỏ qua các loại quả mọng. Chúng là nguồn bổ sung chất chống oxy hóa tuyệt vời cho cơ thể giúp kháng viêm bảo vệ sụn khớp.

Các hoạt chất quercetin và rutin được tìm thấy trong quả mọng còn có tác dụng ức chế phản ứng viêm tại khớp, ngăn ngừa biến chứng viêm khớp gối cho người bị thoái hóa khớp.

Các loại quả mọng tốt nhất cho người bị thoái hóa khớp gối bao gồm: Cam, quýt, dâu tây, nho, quả việt quất, anh đào…

9. Thoái hóa khớp gối nên thường xuyên uống sữa

Các loại sữa tách béo hoặc ít béo rất tốt cho người bị thoái hóa khớp. Chúng cung cấp nguồn vitamin D và canxi phong phú cho cơ thể, giúp củng cố sức mạnh cho khớp gối bị bệnh.

bị thoái hóa khớp gối nên uống gì
Sữa bổ sung nhiều canxi và vitamin D nên rất tốt cho người bị thoái hóa khớp gối

Thói quen uống sữa hàng ngày cũng giúp người bệnh được bổ sung nhiều chất đạm. Protein khi được cơ thể hấp thu sẽ được chuyển hóa thành năng lượng giúp giảm bớt cảm giác mệt mỏi cho người bệnh, đồng thời tham gia vào quá trình xây dựng lên các tế bào xương mới.

10. Thực phẩm chứa nhiều Beta carotene

Trong cơ thể, Beta carotene có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ các mô khỏe mạnh trong sụn và tế bào xương, đồng thời chống oxy hóa, giảm sưng đau khớp gối.

Chế độ ăn bổ sung đầy đủ Beta carotene sẽ giúp ngăn ngừa và đẩy lùi các triệu chứng của thoái hóa khớp gối hữu hiệu hơn. Chất này có nhiều trong các thực phẩm có màu sắc tươi sáng như đu đủ, cà rốt, đậu hà lan, bí ngô, rau lá xanh đậm.

Thoái hóa khớp gối nên kiêng gì?

Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến cho các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn. Trong bữa ăn hàng ngày, bạn nên hạn chế hoặc cắt giảm hoàn toàn các thực phẩm sau:

1. Thức ăn mặn

Người bị thoái hóa khớp gối nên tập thói quen ăn mặn bởi sử dụng quá nhiều muối có thể gây thất thoát một lượng lớn canxi qua thận. Nó không chỉ khiến xương khớp dần suy yếu mà còn làm tăng nặng các triệu chứng thoái hóa khớp gối, đồng thời gây ra nhiều vấn đề khác về sức khỏe như tăng huyết áp, loãng xương, suy thận…

Lượng muối tối đa một người sử dụng trong ngày không được vượt quá 2,3g. Ngoài việc hạn chế nêm nếm muối khi chế biến thức ăn, bạn cũng nên hạn chế ăn dưa muối, các loại mắm cá hay đồ muối khác.

2. Thoái hóa khớp gối nên kiêng thịt đỏ

Thịt đỏ mặc dù rất bổ dưỡng nhưng lại chứa quá nhiều protein. Dư thừa chất đạm có thể gây mất canxi trong xương, đồng thời kích hoạt phản ứng sưng viêm tại khớp đầu gối bị thoái hóa.

thoái hóa khớp gối nên kiêng gì
Thịt đỏ chứa nhiều đạm và chất béo không bão hòa có thể làm tăng nặng các triệu chứng của thoái hóa khớp gối nếu ăn quá nhiều

Thêm vào đó, thịt đỏ cũng có nhiều chất béo bão hòa. Nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng cholesterol trong máu, gây ra các bệnh lý về tim mạch và ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu đến các khớp xương.

3. Bánh kẹo ngọt

Sở thích ăn nhiều đồ ngọt và các món ăn, thức uống chứa nhiều đường có thể khiến bạn bị tăng cân mất kiểm soát, từ đó khiến khớp gối chịu nhiều áp lực khiến tình trạng đau nhức, thoái hóa càng trở nên trầm trọng.

Thêm vào đó, ăn nhiều bánh kẹo ngọt cũng khiến lượng đường trong máu tăng cao. Nó có thể làm chậm tốc độ lưu thông máu, kích hoạt phản ứng sưng viêm tại khớp và khiến tổn thương trong khớp gối lâu phục hồi.

4. Thức ăn nhanh không tốt cho người bị thoái hóa khớp gối

Thức ăn nhanh có nhiều muối, chất béo, chất bảo quản hay chất điều vị không tốt cho sức khỏe. Sử dụng thường xuyên không chỉ gây thiếu hụt chất dinh dưỡng mà còn có thể thúc đẩy phản ứng viêm trong khớp bùng phát dữ dội hơn.

4. Đồ uống có gas

Thức uống có gas nếu lạm dụng quá mức có thể làm giảm mật độ xương , khiến khớp đầu gối trở nên yếu hơn và thoái hóa nhanh hơn. Bên cạnh đó, hầu hết các loại nước có gas đều chứa đường nên nó có thể gây cản trở đến quá trình hồi phục của khớp.

5. Đồ cay

Sử dụng đồ ăn cay quá mức làm tăng nhiệt độ trong cơ thể và khiến khớp gối bị thoái hóa có cảm giác nóng rát nặng hơn. Chúng cũng có thể làm các mô khỏe mạnh trong khớp bị viêm, từ đó gây biến chứng viêm khớp ở người bị thoái hóa đ

6. Thức uống chứa caffein

Uống cà phê hay các thức uống chứa nhiều caffein khác như nước chè đặc, soda, ca cao sữa… đều không tốt cho người bị thoái hóa khớp gối. Chúng gây thất thoát canxi, làm giảm mật độ xương, khiến xương trở lên giòn, yếu và làm tăng nguy cơ bị biến dạng khớp gối.

Một nghiên cứu đã chỉ ra, sử dụng khoảng 100mg cà phê có thể khiến cơ thể bạn bị mất khoảng 6mg canxi. Điều này không có lợi cho người bị thoái hóa khớp gối nói riêng và những người đang mắc các bệnh lý xương khớp nói chung.

7. Các món chiên xào, nhiều chất béo

Đây cũng là một câu trả lời cho thắc mắc bị thoái hóa khớp gối nên kiêng gì. Sử dụng nhiều thịt mỡ, nội tạng động vật, các món chiên xào có thể làm tăng mỡ máu gây ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông máu qua các khớp. Thêm vào đó, nhím thực phẩm này còn gây tăng cân, làm gia tăng áp lực lên đầu gối khiến tình trạng thoái hóa khớp gối thêm nghiêm trọng.

bị thoái hóa khớp gối kiêng ăn gì
Hạn chế ăn đồ chiên rán nếu bạn đang bị thoái hóa khớp gối

8. Bia, rượu

Chất cồn trong bia rượu và một số thức uống khác có thể gây ức chế quá trình hình thành tế bào xương. Chúng cũng có thể tương tác, làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị thoái hóa khớp gối do bác sĩ kê đơn.

Chúng ta vừa đi sâu vào tìm hiểu bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì. Xây dựng được chế độ ăn uống hợp lý chính là nền tảng để bạn có một sức khỏe tốt và giúp hỗ trợ ngăn chặn quá trình thoái hóa khớp gối một cách tự nhiên. Hãy sử dụng các thực phẩm có lợi trong thực đơn và cân đối giữa các nhóm chất để các bữa ăn luôn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Bạn đã biết chưa: 11 cách chữa thoái hóa khớp gối bằng cây thuốc nam hiệu quả

Tin khác

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp: Triệu chứng, giai đoạn bệnh và hướng điều trị

Nội dung bài viếtThoái hóa khớp gối nên ăn gì?1. Tỏi tốt cho người bị thoái hóa khớp gối2. Bị thoái hóa khớp gối nên ăn hạt óc chó3. Các...

Khô khớp gối: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh

Nội dung bài viếtThoái hóa khớp gối nên ăn gì?1. Tỏi tốt cho người bị thoái hóa khớp gối2. Bị thoái hóa khớp gối nên ăn hạt óc chó3. Các...

Khớp gối kêu lục cục và đau là bệnh gì? Cách khắc phục

Nội dung bài viếtThoái hóa khớp gối nên ăn gì?1. Tỏi tốt cho người bị thoái hóa khớp gối2. Bị thoái hóa khớp gối nên ăn hạt óc chó3. Các...

Thoái hoá khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Nội dung bài viếtThoái hóa khớp gối nên ăn gì?1. Tỏi tốt cho người bị thoái hóa khớp gối2. Bị thoái hóa khớp gối nên ăn hạt óc chó3. Các...

Khô khớp gối nên ăn gì để tăng chất nhờn?

Nội dung bài viếtThoái hóa khớp gối nên ăn gì?1. Tỏi tốt cho người bị thoái hóa khớp gối2. Bị thoái hóa khớp gối nên ăn hạt óc chó3. Các...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn