Các thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm xoang được bác sĩ khuyên dùng
Nội dung bài viết
Các loại thực phẩm chữa viêm xoang được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người bệnh nên tăng cường sử dụng là rau củ quả tươi, thực phẩm giàu kẽm hoặc omega-3, gia vị chứa kháng sinh tự nhiên,… Bên cạnh đó bạn cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng đến lớp niêm mạc xoang và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Thực phẩm chữa viêm xoang được bác sĩ khuyên dùng
Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố có tác động trực tiếp đến hiệu quả điều trị bệnh viêm xoang. Để quá trình chữa bệnh nhanh chóng mang lại hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn lên thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh. Duy trì chế độ ăn uống khoa học sẽ có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh và phòng ngừa tái phát bệnh. Dưới đây là thông tin về các loại thực phẩm có tác dụng chữa viêm xoang được bác sĩ khuyên dùng bạn có thể tham khảo:
1/ Thực phẩm giàu vitamin
Vitamin là thành phần dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể. Ngoài khả năng hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm nhiễm do bệnh viêm xoang gây ra, chúng còn có công dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể và phòng ngừa bệnh tật. Rau củ quả tươi là nhóm thực phẩm chứa rất nhiều vitamin thiết yếu đối với cơ thể, bạn nên tăng cường sử dụng trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Cụ thể là:
- Nhóm rau củ giàu vitamin A: Cà chua, bí ngô, cà rốt, khoai lang,…
- Nhóm rau củ giàu vitamin C: Trái cây có múi, dâu tây, kiwi, bông cải xanh,…
- Nhóm rau củ giàu vitamin E: Hạt óc chó, hạt hạnh nhân, rau bina, rau cần tây,…
Bạn nên nấu chín rau xanh trước khi sử dụng, tránh tình trạng các loại tác nhân gây hại còn tồn tại trên rau đi vào cơ thể và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
2/ Thực phẩm giàu acid omega-3
Omega-3 là một loại acid béo có tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa rất tốt. Đây là nhóm thực phẩm không chỉ tốt cho người bị viêm xoang mà chúng còn có khả năng nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Đối với những bệnh nhân bị viêm xoang, nếu thường xuyên bổ sung thực phẩm nhóm omega-3 cho cơ thể sẽ có công dụng đẩy lùi triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra. Omega-3 có rất nhiều trong các loại thực phẩm như cá hồi, cá trích, các loại hạt, cá thu,…
3/ Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là yếu tố vi lượng có công dụng chống viêm nhiễm rất tốt, nếu bệnh nhân bị viêm xoang tăng cường sử dụng sẽ có tác dụng giảm đau nhức xoang và sưng viêm tại niêm mạc mũi. Các loại thực phẩm giàu kẽm người bệnh nên thường xuyên sử dụng là nghêu, sò, hến, rau chân vịt, hành tây, củ cải,… Chú ý nấu chín trước khi sử dụng và chỉ nên ăn từ 2 – 3 lần/tuần để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
4/ Thực phẩm giàu kháng sinh tự nhiên
Kháng sinh tự nhiên có rất nhiều trong các loại gia vị thường sử dụng để nấu nướng như tỏi, gừng, chanh, sả, hành, mật ong,… Để quá trình điều trị bệnh nhanh chóng mang lại hiệu quả, bạn có thể bổ sung thêm các loại gia vị này trong chế biến món ăn sử dụng hàng ngày. Thành phần kháng sinh trong dược liệu sẽ mang lại hiệu quả kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau nhức. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn với liều lượng vừa đủ để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
5/ Thực phẩm có tác dụng bổ phế
Thực phẩm bổ phế cũng được chuyên gia khuyến khích người bị viêm xoang nên tăng cường sử dụng trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Với tính ấm của nhóm thực phẩm này, khi đi vào cơ thể sẽ có công dụng kích thích tuần hoàn máu tại xoang và hỗ trợ làm dịu triệu chứng do bệnh gây ra. Các loại thực phẩm bổ phế dễ kiếm hiện nay là táo tàu, gạo nếp, đường đỏ, củ từ, sữa chua,…
Món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang
Dưới đây là tổng hợp một số món ăn bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang và hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện, bạn có thể tham khảo và bổ sung vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày:
Cháo đậu đỏ và bắp
– Nguyên liệu:
- 80 gram gạo lứt
- 50 gram bắp
- 50 gram đậu đỏ
– Hướng dẫn chế biến:
- Làm sạch 3 nguyên liệu trên rồi cho vào nồi đun với lượng nước vừa đủ.
- Nấu cho đến khi sôi lên thì vặn nhỏ lửa lại, tiếp tục nấu cho đến khi cháo chín nhừ thì tắt bếp.
- Múc cháo ra bát và sử dụng khi bụng đói, nên ăn cháo khi còn nóng để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
Canh tôm nấu củ cải trắng
– Nguyên liệu:
- 150 gram củ cải trắng
- 100 gram tôm đất
- 100 gram đậu hủ
- 50 gram giá đậu xanh
- Gừng, hành, tỏi
- Gia vị vừa đủ
– Hướng dẫn chế biến:
- Củ cải đem rửa sạch đất cát bám quanh, gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi thái thành miếng nhỏ. Giá đậu xanh nhặt bỏ phần rễ, rửa sạch với nước rồi vớt ra để cho ráo nước.
- Đậu phụ rửa sạch, cắt thành miếng vuông với cạnh khoảng 5cm. Tôm lột bỏ phần đầu, rút chỉ trên lưng rồi đem đi rửa sạch với nước.
- Gừng, hành và tỏi đem sơ chế sạch sẽ rồi băm nhuyễn. Bắc nồi lên bếp cho dầu ăn vào rồi tiến hành phi thơm hành, gừng và tỏi.
- Tiếp đó đổ lượng nước vừa đủ để nấu canh vào, cho thêm củ cải vào và tiến hành đun sôi trên lửa lớn. Khi nước sôi thì cho tất cả các nguyên liệu còn lại vào, nấu trên lửa nhỏ cho đến khi chín thì nêm nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
- Nên dùng món ăn này khi còn nóng và ăn cả cái lẫn nước. Sử dụng món ăn này mỗi ngày một lần cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Cháo gạo lứt nấu cà tím
– Nguyên liệu:
- 80 gram gạo lứt
- 50 gram cà tím
- 50 gram khoai mài
– Hướng dẫn chế biến:
- Cà tím đem đi rửa sạch rồi thái thành miếng nhỏ. Khoai mài đem ngâm trong nước cho mềm rồi thái thành miếng vừa ăn. Gạo lứt vo sạch để loại bỏ hết tạp chất.
- Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ. Sau đó bắc lên bếp ninh cho đến khi chín nhừ thành cháo thì nêm nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
- Múc cháo ra bát rồi sử dụng ngay khi còn nóng, sử dụng món ăn này đều đặn mỗi ngày một lần.
Nước ép cà chua rau cần
– Nguyên liệu:
- 1 trái cà chua lớn
- 100 gram rau cần tay
- 1 thìa nước cốt chanh
- 100ml nước lọc
– Hướng dẫn chế biến:
- Cà chua và rau cần tây đem đi rửa sạch rồi dùng dao cắt nhỏ cho dễ xay.
- Sau đó cho cả hai vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng với 100ml nước.
- Đổ hỗn hợp trên ra cốc, cho thêm nước cốt chanh vào trộn đều lên rồi dùng để uống.
Trà củ sen
– Nguyên liệu:
- 1kg mía tươi
- 200 gram củ sen
- 200 gram củ năng
- 200 gram lê
- 200 gram nho tươi
- 100 gram mật ong nguyên chất
– Hướng dẫn chế biến:
- Mía, củ năng, củ sen, lê và nho đem đi sơ chế sạch sẽ rồi ép lấy nước cốt.
- Cho mật ong và hỗn hợp thu được vào nồi rồi khuấy đều lên cho tan. Sau đó bắc hỗn hợp lên bếp đun sôi trên lửa lớn rồi vặn nhỏ lửa lại.
- Tiếp tục đun cho đến khi hỗn hợp sệt lại thành cao thì tắt bếp, để nguội bớt rồi cho vào lọ thủy tinh bảo quản dùng dần.
- Mỗi lần sử dụng bạn chỉ cần lấy 50ml hỗn hợp trên pha với nước nóng rồi dùng để uống.
- Người bệnh nên uống trà củ sen 2 lần/ngày, thời điểm uống tốt nhất là khi bụng đói.
Nhóm thực phẩm cần hạn chế khi bị viêm xoang
Bệnh cạnh việc tăng cường bổ sung các loại thực phẩm trên vào chế độ ăn uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang, người bệnh cũng nên thực hiện kiêng cữ hợp lý để tránh khiến cho bệnh trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là thông tin về một số loại thực phẩm ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh viêm xoang bạn cần hạn chế sử dụng:
1/ Thực phẩm dễ gây dị ứng: Việc thường xuyên sử dụng thực phẩm gây dị ứng sẽ kích thích đến lớp niêm mạc mũi và khiến triệu chứng của bệnh viêm xoang trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, bạn cần phải kiêng cử nhóm thực phẩm này khi bệnh viêm xoang đang khởi phát. Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng thường gặp là thịt bò, thịt gà, hải sản, đậu phộng,..
2/ Đồ ăn cay nóng: Đồ ăn cay nóng là thực phẩm mà người bị viêm xoang cần phải kiêng cữ. Nhóm thực phẩm này không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh viêm xoang mà chúng còn gây hại cho dạ dày. Một số loại gia vị cay nóng bạn cần hạn chế sử dụng trong chế biến món ăn khi bị viêm xoang là ớt, tiêu, mù tạt,…
3/ Sữa và chế phẩm từ sữa: Sữa và chế phẩm từ sữa chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể được chuyên gia khuyên dùng. Nhưng đối với bệnh nhân bị viêm xoang thì đây lại là nhóm thực phẩm cần hạn chế sử dụng để tránh khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Do thành phần hoạt chất trong sữa sẽ gây kích thích đến lớp niêm mũi xoang và khiến dịch nhầy tiết ra nhiều hơn bình thường. Điều này sẽ làm cho tình trạng tắc nghẽn xoang trở nên nghiêm trọng hơn.
4/ Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Đồ ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ hoặc các loại thực phẩm đóng hộp chứa rất nhiều chất béo bão hòa và chất bảo quản. Nếu bạn sử dụng thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
5/ Thực phẩm lạnh: Thực phẩm lạnh dễ gây kích thích đến vòm họng và gây ra các triệu chứng như ho khan, đau rát,… Đồng thời, ăn đồ lạnh còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây bệnh. Thói quen ăn đồ lạnh rất dễ khởi phát các bệnh lý về đường hô hấp như viêm xoang, viêm họng…. Để quá trình điều trị bệnh nhanh chóng mang lại hiệu quả bạn cần hạn phải chế sử dụng nhóm thực phẩm lạnh. Ví dụ như kem, chè đá, nước lạnh,…
6/ Thực phẩm chứa chất kích thích: Các loại thực phẩm chứa chất kích thích như đồ uống có cồn, thuốc lá, cà phê,… là tác nhân gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, đây là nhóm thực phẩm được chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là bệnh nhân bị viêm xoang. Những đối tượng có thói quen lạm dụng chất kích thích sẽ gây kích ứng đến niêm mạc lót trong hệ hô hấp, làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh viêm xoang và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Trên đây là thông tin về các loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang bạn có thể tham khảo. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tiến hành thăm khám và điều trị chuyên khoa giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!