viêm mũi dị ứng mãn tính

Biểu hiện của viêm mũi dị ứng mãn tính, chữa khỏi được không?

Cấy chỉ điều trị viêm mũi dị ứng: Những thông tin cần biết

thuốc trị viêm mũi dị ứng

8+ thuốc trị viêm mũi dị ứng được sử dụng phổ biến nhất

Xông mũi trị viêm mũi dị ứng tại nhà với 8 thảo dược cực hay

Các thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng và những lưu ý khi sử dụng

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông Y và những ưu nhược điểm

Mang thai bị viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi?

10 cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng thông dụng dễ tìm

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc và phòng ngừa

Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Telfast: Cách Dùng Và Lưu Ý Cần Biết

Hướng dẫn cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi tại nhà giản

5/5 - (2 bình chọn)

Cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi từ lâu đã được nhiều người áp dụng nhằm cải thiện các triệu chứng khó chịu. Sở dĩ tỏi được tin dùng bởi chúng có bản chất như một vị thuốc kháng sinh tự nhiên. Tuy nhiên, dùng tỏi chữa viêm mũi dị ứng có thực sự hiệu quả không vẫn còn là thắc mắc của không ít người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ thắc mắc này.

Dùng tỏi trị viêm mũi dị ứng có thực sự hiệu quả? Giải đáp thắc mắc
Dùng tỏi trị viêm mũi dị ứng có thực sự hiệu quả? Giải đáp thắc mắc

Tìm hiểu công dụng của tỏi trong việc chữa viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một trong những căn bệnh tai mũi họng mãn tính và có xu hướng tái phát nhiều trong năm. Nguyên nhân bệnh bùng phát là do cơ thể thường xuyên tiếp xúc với tác nhân dị nguyên gây bệnh. Lý do khác là do việc điều trị không dứt điểm, người bệnh không chú trọng đến việc vệ sinh khoang mũi hằng ngày.

Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng thường gây ra không ít sự khó chịu thông qua một số biểu hiện như hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, đau mũi, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ngủ không yên,… Đôi khi tình trạng hắt hơi liên tục còn làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến mọi người xung quanh. Để loại bỏ các triệu chứng ngày, bạn cần có những giải pháp khắc phục hiệu quả. Một trong những giải pháp thay thế thuốc Tây y có thể kể đến liệu pháp trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng tỏi.

Triệu chứng hắt hơi liên tục, chảy nhiều nước mũi do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra luôn làm bạn khó chịu và mệt mỏi
Triệu chứng hắt hơi liên tục, chảy nhiều nước mũi do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra luôn làm bạn khó chịu và mệt mỏi

Không chỉ được biết đến là loại gia vị quen thuộc trong một số món ăn, tỏi còn được dân gian sử dụng chữa bệnh khá nhiều. Một số tài liệu nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, thành phần hoạt chất allin trong tỏi dưới tác động nghiền nát và chất xúc tác của men anilza sẽ chuyển hóa thành allicin. Thành phần này được ví như vị thuốc kháng sinh tự nhiên với công dụng ức chế và loại bỏ các vi khuẩn từ gram âm đến gram dương. Trong đó, bao gồm cả những chủng khuẩn gây bệnh cho đường hô hấp và cũng chính là tác nhân khởi phát bệnh viêm mũi dị ứng.

Sau nhiều năm tìm cách chữa viêm mũi dị ứng cho con nhỏ, mẹ trẻ Đỗ Thị Hà đã biết đến bài thuốc quý giúp con "đánh bay" bệnh không cần đến thuốc kháng sinh, xịt mũi. TÌM HIỂU NGAY!

Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng scordinin, vitamin C, vitamin B6, mangan cao nhưng lại ít calo. Những thành phần này có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng nhằm chống chọi lại các tác nhân gây bệnh. Không những vậy, chất chống oxy hóa có trong tỏi còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi các sự tổn thương xảy ra ở lớp niêm mạc mũi cho bệnh viêm mũi dị ứng gây ra.

Trong tỏi có chứa hàm lượng lớn thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên, giúp ức chế và tiêu diệt chủng khuẩn gây bệnh viêm mũi dị ứng
Trong tỏi có chứa hàm lượng lớn thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên, giúp ức chế và tiêu diệt chủng khuẩn gây bệnh viêm mũi dị ứng

Với những công dụng mà tỏi đem lại, các đối tượng mắc bệnh viêm mũi dị ứng không nên bỏ qua “ứng cử viên sáng giá” này. Người bệnh có thể tận dụng, bào chế thành một số bài thuốc để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Việc sử dụng kiên trì sẽ mang lại hiệu quả tích cực.

Chia sẻ 5 cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi tại nhà

Trên thực tế có khá nhiều cách dùng tỏi chữa viêm mũi dị ứng, từ việc sử dụng độc vị đến trường hợp kết hợp với nhiều nguyên liệu thiên nhiên khác để gia tăng công dụng. Dưới đây là một số cách điều trị điển hình, được khá nhiều người tin tưởng áp dụng. Bạn có thể tham khảo và áp dụng điều trị tại nhà:

1. Ăn tỏi sống – Giải pháp trị viêm mũi dị ứng đơn giản nhất

Ăn tỏi sống là một trong những giải pháp đơn giản nhất để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm mũi dị ứng. Bạn có thể dùng 2 – 3 tép tỏi tươi để nhau sống mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tỏi để chế biến thành một số món ăn. Điều này vừa kích thích vị giác vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn tỏi với liều lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều hoặc ăn không đúng nếu không mong muốn bệnh trở nặng. Các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ ăn tối đa khoảng 10g tỏi/ ngày. Đồng thời, bạn không nên ăn tỏi chữa viêm mũi dị ứng nếu đang gặp phải một số vấn đề sau:

  • Bụng đói;
  • Nóng trong người, ợ nóng, khó tiêu;
  • Thị lực suy giảm hoặc đang gặp vấn đề về mắt;
  • Suy giảm chức năng gan;
  • Mắc bệnh tả;
  • Chuẩn bị hoặc mới phẫu thuật xong;
  • Đang sử dụng thuốc chống đông máu.

2. Dùng tỏi và mật ong trị viêm mũi dị ứng

Nếu bạn không thể chịu đựng mùi tỏi hoặc không thể ăn sống để trị bệnh viêm mũi dị ứng thì có thể kết hợp với một số chuyên liệu khác, chẳng hạn như mật ong. Trong Đông y, mật ong cũng chính là vị thuốc được dân gian tận dụng khá nhiều để điều trị bệnh. Với đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên, khi kết hợp với tỏi sẽ làm gia tăng công dụng làm giảm triệu chứng của bệnh.

Tỏi và mật ong là bộ đôi hoàn hảo giúp cải thiện triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng
Tỏi và mật ong là bộ đôi hoàn hảo giúp cải thiện triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng

Tham khảo cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong được chia sẻ dưới đây:

  • Lột bỏ phần vỏ của 1 củ tỏi, sau đó đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và giã nát;
  • Chắt lấy phần nước cốt tỏi và cho vào một chén nhỏ. Thêm mật ong nguyên chất và trộn đều để tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Lưu ý, bạn cần pha theo tỷ lệ 1:2 (một thìa nước cốt tỏi là 2 thìa mật ong);
  • Dùng miếng bông gòn nhúng thấm hỗn hợp này rồi nhét vào lần lượt mỗi bên mũi;
  • Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày nên áp dụng đều đặn.

3. Trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi kết hợp với dầu vừng

Bên cạnh việc kết hợp với mật ong, bạn cũng có thể kết hợp tỏi cùng với dầu vừng. Sự kết hợp này sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm. Hiệu quả sẽ phát huy tối đa nếu sử dụng dầu vừng nguyên chất.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Giã nát một lượng tỏi tươi vừa đủ để thu lấy phần nước cốt;
  • Trộn nước cốt tỏi cùng với dầu vừng với tỷ lệ bằng nhau;
  • Mỗi lần sử dụng, dùng một nhúm bông gòn thấm lấy hỗn hợp và nhét vào mỗi bên mũi. Nằm thư giãn khoảng 10 – 15 phút và loại bỏ;
  • Áp dụng cách làm này đều đặn mỗi ngày khoảng 2 – 3 lần để bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm.

4. Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước cốt tỏi

Như vừa được đề cập trong mục công dụng của tỏi trong việc trị bệnh viêm mũi dị ứng, thành phần hoạt chất có công dụng kháng khuẩn của tỏi sẽ gia tăng bản chất dược tính nếu được chế biến ở dạng xay nát hay giã nhuyễn. Khi sử dụng để thoa lên vùng mũi sẽ giúp làm loãng chất dịch nhầy. Đồng thời, ức chế và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa đủ, tuyệt đối không được lạm dụng. Bởi nước ép tỏi có thể gây bỏng da với nồng độ quá cao.

Chỉ sử dụng nước cốt tỏi trị viêm mũi dị ứng với liều lượng vừa đủ, không nên lạm dụng hay sử dụng không đúng cách
Chỉ sử dụng nước cốt tỏi trị viêm mũi dị ứng với liều lượng vừa đủ, không nên lạm dụng hay sử dụng không đúng cách

Dưới đây là cách trị viêm mũi dị ứng bằng nước cốt tỏi:

  • Lột bỏ vỏ chừng 3 – 5 tép tỏi, rửa sạch rồi xay nát;
  • Hòa tỏi nát cùng với 10 – 15ml nước lọc. Sau khoảng 3 – 5 phút thì lọc bỏ phần bã và thu lấy phần nước cốt;
  • Dùng tăm bông sạch để nhúm thấy nước cốt rồi thoa đều vào niêm mạc mũi. Nằm thư giãn khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước mát;
  • Thực hiện mỗi ngày khoảng 1 – 2 lần. Áp dụng đều đặn sẽ cảm nhận được sự thay đổi.

5. Tinh dầu tỏi giúp cải thiện triệu chứng khó chịu do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra

Thêm một giải pháp khác từ tỏi giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi, chảy nhiều nước mũi do bệnh viêm mũi dị ứng gây là sử dụng tinh dầu. Người bệnh có thể sử dụng tinh dầu tỏi để xông hơi hằng mặt hằng ngày hoặc kết hợp cùng với một số loại tinh dầu khác để massage vùng mũi. Hai cách làm này đều mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện triệu chứng do bệnh đường hô hấp gây ra. Từ đó giúp người bệnh loại bỏ cảm giác nghẹt mũi cũng như giúp có một giấc ngủ sâu.

Dùng tinh dầu tỏi để pha nước xông hơi mặt hoặc massage dọc sống mũi
Dùng tinh dầu tỏi để pha nước xông hơi mặt hoặc massage dọc sống mũi

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cách 1: Dùng tinh dầu tỏi xông hơi mặt

Nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu tỏi vào trong chậu nước nóng. Quẫy nhẹ để tinh dầu hòa đều trong nước và bắt đầu ngồi xong khoảng 10 – 15 phút. Áp dụng thực hiện đều đặn mỗi ngày khoảng 1 – 2 lần. Nếu có điều kiện, bạn cũng có thể xông hơi mũi bằng máy chuyên dụng dụng để tránh tình trạng chuẩn bị nhiều.

  • Cách 2: Dùng tinh dầu tỏi massage vùng mũi

Trộn 2 – 3 giọt tinh dầu tỏi cùng với một loại tinh dầu nền (như dầu dừa, dầu ô liu, dầu jojoba,…). Sau đó thoa dọc sống mũi và bắt đầu sử dụng các ngón tay để massage nhẹ nhàng quanh vùng mũi. Áp dụng mỗi ngày khoảng 1 – 2 lần. Kiên trì thực hiện sẽ giúp cải thiện tình trạng tắc mũi hiệu quả.

6. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu tỏi

Về bản chất, rượu tỏi có tính sát khuẩn mạnh nhờ vào sự kết hợp của nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Bởi trong rượu có chứa nồng độ cồn lớn và hoạt chất kháng khuẩn cao. Khi đi qua da, chúng nhanh chóng phát huy công dụng cản trở hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh. Từ đó tiêu diệt vi khuẩn một cách nhanh chóng và phòng trường hợp bệnh tái phát trở lại.

Vì những lợi ích mà rượu tỏi mang lại, người bị viêm mũi dị ứng không nên bỏ qua bài thuốc thiên nhiên này. Có thể tham khảo công thức được chia sẻ dưới đây:

  • Lột bỏ phần vỏ của 300g tỏi tươi rồi đem rửa sạch, vớt ráo nước đập dập;
  • Cho hết phần tỏi đã sơ chế vào trong hũ thủy tinh. Tiếp đến, đổ phần rượu trắng 45 độ cồn vào ngập tỏi. Đậy kín nắp và bảo quản nơi thoáng mát trong khoảng 2 tuần;
  • Mỗi lần sử dụng, lắc đều lọ thủy tinh để các dưỡng chất hòa tan vào nhau rồi dùng. Dùng khoảng 5 – 10ml rượu tỏi cho mỗi lần uống và uống khoảng 2 lần/ ngày;
  • Kiên trì sử dụng sẽ mang lại kết quả điều trị khả quan.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi có thực sự hiệu quả?

Dùng tỏi trị viêm mũi dị ứng được xem là một trong những mẹo vặt chữa bệnh dân gian lành tính, an toàn và hầu như không để tại bất kỳ tác dụng phụ nào. Việc kiên trì sử dụng sẽ giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện hoạt động thở, loại bỏ triệu chứng nghẹt mũi, tắc mũi do chất dịch nhầy không được thoát ra ngoài hoàn toàn. Không những vậy, thành phần hoạt chất trong tỏi còn có tác dụng ức chế và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh dai dẳng.

Đặc biệt hơn, mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người già có thể áp dụng điều trị bệnh viêm mũi tại nhà với những công thức đơn giản, không mất quá nhiều thời gian để điều chế.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách chủ quan thì phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi vẫn còn nhiều mặt hạn chế nếu so với việc điều trị nội khoa (điều trị bằng thuốc Tây y). Điển hình:

  • Về mặt hiệu quả, cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi thường mang lại tác dụng khá chậm. Cần nhiều thời gian để các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào khoang mũi và ức chế tác nhân gây hại. Do đó, khi áp dụng phương pháp này, người bệnh cần có sự kiên trì nhất định, áp dụng trong khoảng thời gian dài;
  • Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi chỉ phù hợp cho các trường hợp mắc bệnh nhẹ hoặc vừa mới khởi phát. Các trường hợp bệnh trở nặng hoặc có nguy cơ xuất hiện biến chứng, liệu pháp này chỉ có tác dụng bổ trợ. Tuy nhiên, một số trường hợp khác, bệnh tình không có dấu hiệu chuyển biến tích cực dù áp dụng đúng cách, đúng liều lượng;
  • Nếu thuốc Tây y mang lại sự tiện ích khi sử dụng thì việc điều trị bằng bài thuốc từ tỏi cần nhiều thời gian hơn để bào chế. Và đây không phải là giải pháp phù hợp cho các đối tượng bận rộn, người ít thời gian.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi chỉ phù hợp cho các trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ, chưa bị viêm nhiễm nặng
Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi chỉ phù hợp cho các trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ, chưa bị viêm nhiễm nặng

Với những mặt hạn chế đã được liệt kê cho thấy, không phải tất cả đối tượng sử dụng tỏi để chữa viêm mũi dị ứng đều có được hiệu quả như nhau. Hiệu quả của bài thuốc còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như cơ địa, mức độ bệnh lý, tình trạng sức khỏe, cách sử dụng, sự kiên trì,… Chính vì vậy, bạn cần chủ động thăm khám và cân nhắc trước khi quyết định lựa chọn điều trị bằng phương án này.

Dùng tỏi trị viêm mũi dị ứng tại nhà cần lưu ý những gì?

Mặc dù chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi là liệu pháp điều trị tương đối an toàn, lành tính và ít gây ra tác dụng phụ. Nhưng xuyên suốt quá trình điều trị, bạn cần lưu ý một số vấn đề để gia tăng công dụng cũng như phòng một số triệu chứng rủi ro không may xảy ra. Cụ thể hơn:

  • Khi sử dụng tỏi trị viêm mũi dị ứng, có thể bạn sẽ bị kích ứng mũi và hơi đau rát. Phản ứng này là do dây thần kinh số 5 bị kích thích. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng bởi chúng sẽ nhanh chóng thuyên giảm trong vài phút. Trong trường hợp bạn không thể chịu đường tình trạng này, hãy rửa lại sạch với nước;
  • Khi mũi tiết dịch, bạn nên xì mũi nhẹ nhàng để đẩy hết chất dịch nhầy ra khỏi khoang mũi. Đồng thời, rửa lại mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý và lau khô bằng khăn mềm;
  • Các đối tượng bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong tỏi không nên điều trị bệnh viêm mũi dị ứng theo cách này;
  • Thận trọng khi sử dụng tỏi để chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Do làn da của trẻ rất mỏng manh và hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn toàn. Việc sử dụng không đúng cách có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe;
  • Tỏi không phù hợp cho các đối tượng mắc bệnh huyết áp thấp vì nguyên liệu này có khả năng hạ huyết áp;
  • Tỏi có thể làm ảnh hưởng đến công dụng thuốc chống đông máu. Do đó, các đối tượng trước và sau khi phẫu thuật không sử dụng tỏi bất cứ trường hợp nào;
  • Cần kiểm soát lượng tỏi được dung nạp vào cơ thể thông qua việc dùng vừa đủ để phòng tránh tình trạng kích ứng niêm mạc dạ dày;
  • Trong quá trình sử dụng tỏi trị viêm mũi dị ứng, nếu không may gặp phải bất kỳ triệu chứng nào, bạn nên tạm ngưng việc sử dụng kết hợp theo dõi sức khỏe;
  • Thận trọng khi sử dụng đồng thời thuốc Tây y và bài thuốc từ tỏi. Bởi sử dụng đồng thời có thể gây ra hiện tượng tương tác thuốc và làm gia tăng tác dụng phụ.

Ngoài những lưu ý trên, người bệnh cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề khác trong việc vệ sinh khoang mũi và bảo vệ khoang mũi khỏi các tác nhân gây hại. Dưới đây là một số lưu ý từ chuyên gia:

  • Thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý và luôn giữ cho lỗ mũi ở trạng thái sạch sẽ, khô thoáng;
  • Tránh xa một số tác nhân có khả năng gây bệnh viêm mũi dị ứng như: khói bụi, phấn hoa, khói thuốc lá, nấm mốc, lông thú nuôi,…;
  • Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là những ngày thời tiết chuyển lạnh đột ngột. Đồng thời, giữ ấm cơ thể bằng một số vật dụng cá nhân như áo khoác, khăn choàng, bao tay, áo quần dài tay dài chân,…;
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo một số dưỡng chất thiết cho cơ thể. Đồng thời, loại bỏ một số thực phẩm dễ gây kích ứng cho cơ thể;
  • Tránh dùng tay ngoắc mũi hay dùng các loại giấy cứng vệ sinh mũi. Điều này có thể khiến lớp niêm mạc mũi bị tổn thương và khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn;
  • Chủ động thăm khám tai mũi họng nếu sau một thời gian điều trị bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm.
Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài nhằm phòng tránh tiếp xúc trực tiếp các tác nhân gây hại
Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài nhằm phòng tránh tiếp xúc trực tiếp các tác nhân gây hại

Trên đây là 5 cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi tại nhà và một số lưu ý khi áp dụng. Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc cải thiện triệu chứng khó chịu do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra. Tuy nhiên, liệu pháp điều trị này chỉ phù hợp cho các đối tượng mắc bệnh ở mức độ nhẹ hoặc chỉ mang tính chất bổ trợ cho việc điều trị. Do đó, nếu mong muốn bệnh được cải thiện nhanh chóng, người bệnh cần kết hợp với chế độ vệ sinh phù hợp và lối sinh hoạt lành mạnh.

Tham khảo thêm:

Tin khác

viêm mũi dị ứng mãn tính

Biểu hiện của viêm mũi dị ứng mãn tính, chữa khỏi được không?

Nội dung bài viếtTìm hiểu công dụng của tỏi trong việc chữa viêm mũi dị ứngChia sẻ 5 cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi tại nhà1. Ăn tỏi...

Cấy chỉ điều trị viêm mũi dị ứng: Những thông tin cần biết

Nội dung bài viếtTìm hiểu công dụng của tỏi trong việc chữa viêm mũi dị ứngChia sẻ 5 cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi tại nhà1. Ăn tỏi...

thuốc trị viêm mũi dị ứng

8+ thuốc trị viêm mũi dị ứng được sử dụng phổ biến nhất

Nội dung bài viếtTìm hiểu công dụng của tỏi trong việc chữa viêm mũi dị ứngChia sẻ 5 cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi tại nhà1. Ăn tỏi...

Các thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng và những lưu ý khi sử dụng

Nội dung bài viếtTìm hiểu công dụng của tỏi trong việc chữa viêm mũi dị ứngChia sẻ 5 cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi tại nhà1. Ăn tỏi...

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông Y và những ưu nhược điểm

Nội dung bài viếtTìm hiểu công dụng của tỏi trong việc chữa viêm mũi dị ứngChia sẻ 5 cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi tại nhà1. Ăn tỏi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn