viêm mũi dị ứng mãn tính

Biểu hiện của viêm mũi dị ứng mãn tính, chữa khỏi được không?

Cấy chỉ điều trị viêm mũi dị ứng: Những thông tin cần biết

thuốc trị viêm mũi dị ứng

8+ thuốc trị viêm mũi dị ứng được sử dụng phổ biến nhất

Xông mũi trị viêm mũi dị ứng tại nhà với 8 thảo dược cực hay

Các thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng và những lưu ý khi sử dụng

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông Y và những ưu nhược điểm

Mang thai bị viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi?

10 cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng thông dụng dễ tìm

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc và phòng ngừa

Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Telfast: Cách Dùng Và Lưu Ý Cần Biết

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc và phòng ngừa

5/5 - (2 bình chọn)

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh khiến bé có xu hướng ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt xì và quấy khóc liên tục. Nếu cải thiện sớm các triệu chứng này sẽ thuyên giảm nhanh chóng và không quá nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài dai dẳng có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần cho bé.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh do đâu?

Trẻ sơ sinh là đối tượng vô cùng nhạy cảm với môi trường xung quanh nên việc bé xuất hiện các triệu chứng hắt xì, sổ mũi, ho là khá thường xuyên nhằm chống lại các dị nguyên tấn công vào hệ hô hấp. Tuy nhiên nếu tình trạng sổ mũi, chảy nước mũi kéo dài dai dẳng thì rất có thể lại là dấu hiệu của viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh và cần sớm được giải quyết.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh
Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh xuất hiện khi bé tiếp xúc với các dị nguyên khiến cơ thể tiết ra các histamine để bảo vệ sức khỏe

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng chủ yếu do các tác nhân cả bên trong và bên ngoài tấn công vào hệ hô hấp khiến cơ thể tự động phóng thích ra các histamine để bảo vệ trẻ. Lượng histamine được phóng ra dư thừa sẽ khiến niêm mạc mũi sưng viêm gây chảy nước mũi, ngứa mũi rất khó chịu.

Cụ thể những tác nhân thường gây kích thích cho bé gồm

Sau nhiều năm tìm cách chữa viêm mũi dị ứng cho con nhỏ, mẹ trẻ Đỗ Thị Hà đã biết đến bài thuốc quý giúp con "đánh bay" bệnh không cần đến thuốc kháng sinh, xịt mũi. TÌM HIỂU NGAY!
  • Sự thay đổi đột ngột của thời tiết: hệ miễn dịch non nớt của trẻ sơ sinh khiến cơ thể không kịp thích nghi với sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Đặc biệt vào các thời điểm chuyển sang mùa đông khiến không khí hanh khô hơn và dễ kích ứng mũi hơn.
  • Tiếp xúc với các dị nguyên: lông chó mèo, phấn hoa, bụi bẩn, khói thuốc lá.. đều là các tác nhân làm kích thích sự phòng thích histamine của cơ thể. Đặc biệt khói thuốc không chỉ gây viêm mũi dị ứng mà còn gây ra nhiều bệnh lý trầm trọng hơn cho hệ hô hấp của trẻ sơ sinh
  • Cơ địa dị ứng: không phải bé nào gặp các tác nhân trên cũng mắc bệnh mà chủ yếu xuất hiện trên những người có cơ địa dễ dị ứng.
  • Yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu trên thực tế đã chỉ ra rằng gen cũng có liên quan đến những người có cơ địa dị ứng. Một số trẻ có cha mẹ mắc các bệnh đường hô hấp cũng có xu hướng dễ mắc bệnh hơn.
  • Trẻ mắc các bệnh đường hô hấp: Nếu trẻ đã hoặc đang mắc một số bệnh lý như viêm họng, viêm xoang, viêm phổi cũng thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Một số nguyên nhân khác: sức đề kháng yếu, trẻ sinh non, trẻ suy dinh dưỡng, bé sống trong môi trường ô nhiễm kéo dài..

Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp việc điều trị và phòng ngừa nguy cơ tái phát sau đó đạt kết quả tốt hơn.

Dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh được chia thành hai dạng chính, tùy theo thời điểm mắc bệnh cùng triệu chứng bệnh. Bao gồm

  • Viêm mũi theo mùa:  thường chỉ xuất hiện vào một thời điểm nhất định, có tính chu kỳ và tái phát theo mùa. Thường bệnh có xu hướng phát bệnh vào mùa xuân hay vào các thời điểm chuyển mùa do có không khí hanh khô. Hoặc bé cũng có thể mắc bệnh vào mùa hè do dị ứng với một loại hoa nào đó chỉ xuất hiện vào thời gian này.
  • Viêm mũi quanh năm:  Những triệu chứng hắt xì, chảy nước mũi có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào khiến phụ huynh không kịp nắm bắt. Thường nếu ở dạng này bé có cơ địa nhạy cảm dễ dị ứng nên chỉ một tác nhân nhỏ cũng làm bùng phát các triệu chứng trở lại.

Nhìn chung các triệu chứng do viêm mũi dị ứng khá dễ nhận biết, tuy nhiên nó cũng rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm. Ngoài ra do trẻ sơ sinh chưa thể nói được nên chủ yếu bé thể hiện sự khó chịu của cơ thể qua việc khóc. Điều này đôi khi sẽ làm chậm quá trình phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh
Hắt xì, bé dụi mũi, mắt nhiều là những triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng bệnh đặc trưng bao gồm

  • Trẻ hắt hơi liên tục, ngứa mũi, dùng tay đưa lên mũi nhiều
  • Mũi và mặt đỏ ứng do hắt hơi và ho nhiều
  • Chảy nước mũi liên tục, đặc biệt về đêm khi nhiệt độ hạ xuống. Dịch mũi dạng nhầy có màu trắng trong hoặc đục tùy tình trạng viêm nhiễm
  • Nước mũi chảy nhiều khiến bé nghẹt mũi, khó thở, phải thở bằng miệng. Do đó bé cũng có xu hướng thở khò khè, ngáy gỗ, miệng khô
  • Ngứa họng, tai mắt, dùng tay dụi mắt nhiều
  • Bỏ ăn, mệt mỏi khiến bé gầy sọp đi sau vài ngày
  • Cơ thể mệt mỏi, bé ít chơi đùa mà chỉ nằm một chỗ
  • Trẻ quấy khó chịu, nhất là về đêm
  • Hắt hơi thành từng cơn dài liên tục, nhất là vào buổi sáng khi mới thức dậy
  • Đau họng, ngứa họng, ho nhiều do các các dịch mũi chảy xuống họng gây viêm nhiễm tại đây
  • Trong một số trường hợp bé có thể bị chảy máu cam

Hướng chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm mũi dị ứng

Bất cứ một vấn đề sức khỏe bất thường nào ở trẻ sơ sinh cũng gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe và tinh thần trẻ. Đặc biệt với viêm mũi dị ứng tình trạng nghẹt mũi còn có thể gây chứng ngưng thở khi ngủ rất nguy hiểm. Các biến chứng hô hấp khác như hen suyễn, viêm xoang, nhiễm trùng tai hay các biến chứng ở mắt cũng xuất hiện nếu không kiểm soát bệnh sớm.

Tuy nhiên với trẻ sơ sinh, phụ huynh không nên tự ý điều trị bằng thuốc mà cần có hướng dẫn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Nếu thấy các triệu chứng kéo dài hay tái phát thường xuyên, phụ huynh nên đưa bé đi thăm khám để xác định rõ nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp an toàn nhất cho con.

Sử dụng thuốc Tây

Hầu hết bác sĩ thường ưu tiên dùng thuốc Tây khi các triệu chứng trầm trọng, bệnh tái phát thường xuyên để kiểm soát bệnh. Chủ yếu bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc xịt, thuốc thông mũi để làm thông thoáng đường thở. Việc sử dụng các thuốc đường uống có thể gây hại ngược lại cho các cơ quan nội tạng của trẻ nên rất hạn chế sử dụng.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh
Chủ yếu bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc để làm thông mũi, giảm tình trạng sưng viêm niêm mạc và loại bỏ chất nhầy bên trong

Các loại thuốc phổ biến và an toàn thường được dùng cho trẻ sơ sinh bao gồm

  • Thuốc kháng histamin: giúp kiểm soát lượng histamine được phóng thích để làm giảm tình trạng hắt hơi, chảy nước mũi. Thuốc có cả dạng uống và xịt nhưng thường được ueu tiên sử dụng dang xịt hơn. Các thuốc phổ biến như Clorpheniramin, desloratadine,  Loratadine, Fexofenadine,…
  • Thuốc chống viêm: thường dùng các nhóm thuốc dạng xịt có chứa corticosteroid nhằm giảm tình trạng sưng viêm niêm mạc mũi đồng thời ức chế sự hoạt động của các vi khuẩn. Các thuốc phổ biến như Rhinocort, Flixonase,  Pivalone,…
  • Thuốc nhỏ mũi hay phun xịt có chứa NaCl 0,9%: giúp làm sạch và sát trùng khoang mũi để loại bỏ dịch mũi cũng như ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Đây là hoạt chất có độ an toàn cao nên có thể dùng hằng ngày để vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh.
  • Kháng sinh: rất ít khi được dùng, tuy nhiên nếu có dấu hiệu bội nhiễm ở mũi – họng, bé bị sốt cao kèm theo nhiều triệu chứng trầm trọng khác bác sĩ cũng có thể xem xét
  • Một số thuốc khác: thuốc điều trị hen suyễn, thuốc hạ sốt… hay các thuốc liên quan đến tình trạng bệnh lý.

Phụ huynh tuyệt đối không dùng bất cứ loại thuốc nào nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ, trừ dung dịch sát khuẩn NaCl 0,8%. Trong quá trình dùng thuốc cũng cần thực hiện theo đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý tăng hay giảm liều, không lạm dụng thuốc kéo dài vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi.

Vệ sinh mũi họng cho bé

Niêm mạc mũi sưng viêm và chảy dịch là tác nhân hàng đầu khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Đặc biệt dịch từ mũi chảy xuống họng khiến cơ quan này nhiễm trùng càng khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Do đó vệ sinh mũi – họng, loại bỏ các chất nhầy chính là biện pháp hàng đầu giúp cải thiện viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

Mẹ có thể thực hiện các cách sau để vệ sinh mũi họng và giúp đường thở của bé thông thoáng hơn

  • Dùng nước muối sinh lý hoặc dụng dịch NaCl 0,9% để nhỏ mũi, nếu có mày rửa mũi chuyên dụng cho bé thì mẹ có thể sử dụng. Do lúc nàu bé chưa thể biết cách xì mũi nên mẹ có thể dùng tăm bông nhẹ nhàng đưa vào bên trong để vệ mũi. Các dịch nhờn và dị nguyên cũng được loại bỏ lúc này giúp bé dễ thở hơn rất nhiều.
  • Mẹ cũng có thể dùng tinh dầu thấm vào khăn sữa để cho bé hít. Cách này cũng giúp làm thông mũi, loại bỏ dịch nhầy rất nhiều quả.
  • Dùng khăn sữa sạch, nhúng nước muối rồi cuốn vào ngón tay để nhẹ nhàng vệ sinh họng cho con.

Nhiều người thường áp dụng các bài thuốc dân gian như nước ép tỏi, mật ong xay các dược liệu khác để vệ sinh kháng khuẩn cho con nhưng điều này hoàn toàn không nên. Như đã nói, trẻ sơ sinh là đối tượng cực kỳ nhạy cảm nên việc thực hiện sai cách, dùng sai các dược liệu còn làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Đặc biệt không dùng bất cứ bài thuốc nào có mật ong cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi vì có thể gây dị ứng.

Tránh cho bé tiếp xúc với các dị nguyên

Nếu chưa biết bé dị ứng với tác nhân nào mẹ nên đưa bé đi làm một số kiểm tra để có hướng kiểm soát và phòng tránh các tác nhân này phù hợp. Tốt nhất trong thời gian điều trị mẹ cần để bé tránh xa tất cả các dị nguyên nguy cơ vì cơ thể lúc này khá yếu và nhạy cảm nên bất cứ tác động nào cũng dễ kích thích các triệu chứng nặng nề hơn.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh
Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn và tránh tiếp xúc với các dị nguyên để nhanh chóng phục hồi sức khỏe

Mẹ nên giữ bé trong phòng để bé nghỉ ngơi nhiều hơn. Đừng quên dọn dẹp phòng ốc nơi nghỉ ngơi ủa bé thật sạch sẽ. Có thể dùng máy làm ẩm không khí nếu là thời điểm mùa đông để hạn chế tình trạng hanh khô làm kích ứng mũi. Đồng thời tránh dùng điều hòa trong phòng ngủ của trẻ sơ sinh. Nếu phòng nóng và ngột ngạt mẹ không nên bật điều hóa quá thấp hoặc có thể dùng quạt để giúp không khí thoáng mát hơn.

Nếu cần đưa bé ra ngoài chú ý cần đeo khẩu trang và giữ ấm cơ thể đầy đủ. Mẹ có thể cho một bài giọt tinh dầu và khăn quàng cổ hoặc khẩu trang của bé để tăng tính kháng khuẩn cao hơn.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh cũng là dấu hiệu cho thấy sức đề kháng của bé còn khá yếu nên cần tập trung tăng cường để có thể chống lại được các tác nhân gây bệnh này. Tuy nhiên với nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi được khuyên nên dùng hoàn toàn bằng sữa mẹ, chưa thể ăn dặm nên chỉ có thể bổ sung dưỡng chất thông qua đường này.

Theo đó mẹ có thể tăng cữ bú cho bé để bé bú nhiều hơn trong ngày. Trong giai đoạn này con cũng có xu hướng bỏ bú nên việc cho bé bú lượng sữa ít hơn nhưng thực hiện nhiều hơn sẽ đảm bảo với nhu cầu và mong muốn của con, không khiến con cảm thấy sợ hãi khi uống thuốc.

Với nhóm trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ nên kết hợp thêm cho bé uống nước ấm hay các loại nước trái cây. Nếu muốn bổ sung dinh dưỡng qua món ăn, mẹ cần nấu những món mềm, nên nấu dạng lỏng và chú ý không nên nêm nếm gia vị quá nhiều. Kết hợp cùng các loại rau củ trái cây là biện pháp hàng đầu để con nhanh chóng khỏe lại.

Kê gối cao hơn khi ngủ

Mũi chảy dịch nhiều và ứ đọng lại khiến bé ngạt mũi và mất ngủ. Vì vậy bạn đừng quên việc vệ sinh mũi sạch sẽ trước khi ngủ. Để bé dễ thở hơn và hạn chế quấy khóc mẹ nên kê cao đầu cho bé trước khi ngủ một chút. Phụ huynh nếu sợ kê gối cao làm ảnh hưởng đến cổ bé thì có thể mua những loại gối dành cho trẻ sơ sinh hoặc dùng một chiếc khăn mềm gấp lại và kê dưới đầu.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh
Kê cao đầu một chút khi ngủ sẽ giúp bé dễ thở hơn, tránh tình trạng tắc nghẽn mũi khó chịu

Trong thời điểm bé bị bệnh phụ huynh nên ngủ chung hoặc ngủ gần bé để dễ dàng kiểm soát các triệu chứng. Chú ý kiểm soát thân nhiệt để phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Phòng tránh nguy cơ viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh dù không phải vấn đề quá nghiêm trọng nếu có thể điều trị sớm, tuy nhiên nó cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và tinh thần nên cần có hướng phòng tránh sớm. Cụ thể, phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau

  • Giữ gìn vệ sinh phòng ngủ cho bé, giặt giũ chăn màn, nệm gối thường xuyên
  • Không nên để động vật như chó mèo lên chỗ bé nằm, không nên trồng các cây có hoa trong phòng nơi bé ngủ
  • Nếu phòng ngủ của bé có cửa sổ và có cây hoa, nên đóng cửa sổ vào mùa hoa để tránh phấn hoa bay vào gây dị ứng
  • Sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ các dị nguyên có thể kích ứng niêm mạc mũi
  • Sử dụng máy làm ẩm không khí, đặc biệt vào các thời điểm trời trở lạnh. Mẹ nên cho thêm một ít tinh dầu vào máy để giúp không khí sạch hơn, nhất là khi không dùng máy lọc
  • Không nên dùng điều hòa trong phòng của trẻ sơ sinh hoặc nếu dùng không nên để nhiệt độ quá thấp hay chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ thường bên ngoài
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh tai – mũi – họng hằng ngày
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học theo từng độ tuổi cho con. Nếu bé còn đang bú mẹ bạn có cần tăng cường bổ sung dưỡng chất để đưa đến cho con thông qua sữa mẹ
  • Chuẩn bị một chai tinh dầu tràm rất có ích cho trẻ sơ sinh trong việc giữ ấm có thể và phòng tránh các nguy cơ nhiễm trùng hay bị động vật cắn
  • Cho bé tắm nắng đúng cách sẽ giúp ích rất nhiều để tăng sức đề kháng
  • Đảm bảo cho bé được tiêm phòng đầy đủ theo yêu cầu của Bộ y tế
  • Tránh cho bé tiếp xúc với các hóa chất. Trong gia đình trên tránh dùng các loại thuốc xịt có mùi quá nồng.
  • Dùng xà bông và nước xả vải dành riêng cho trẻ sơ sinh
  • Đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài, nhất là khi đến những nơi đông người để tránh tiếp xúc với các dị nguyên cũng như một số bệnh lý có thể gây truyền nhiễm
  • Mặc đồ ấm, đi tất, đội mũi, đeo khăn quàng cổ trước khi ra ngoài
  • Kiểm soát tốt sức khỏe của bé để nhanh chóng phát hiện và điều trị các dấu hiệu bất thường.

Rất nhiều dị nguyên trong môi trường có thể gây viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh, vì thế phụ huynh cần sớm có biện pháp phòng tránh đúng cách. Thay đổi chế độ sinh hoạt dinh dưỡng khoa học, tránh xa các tác nhân gây bệnh cũng giúp ích rất nhiều trong quá trình phát triển toàn diện về cả thể chất và trí não cho trẻ sơ sinh.

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

viêm mũi dị ứng mãn tính

Biểu hiện của viêm mũi dị ứng mãn tính, chữa khỏi được không?

Nội dung bài viếtViêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh do đâu?Dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinhHướng chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm mũi...

Cấy chỉ điều trị viêm mũi dị ứng: Những thông tin cần biết

Nội dung bài viếtViêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh do đâu?Dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinhHướng chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm mũi...

thuốc trị viêm mũi dị ứng

8+ thuốc trị viêm mũi dị ứng được sử dụng phổ biến nhất

Nội dung bài viếtViêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh do đâu?Dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinhHướng chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm mũi...

Xông mũi trị viêm mũi dị ứng tại nhà với 8 thảo dược cực hay

Nội dung bài viếtViêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh do đâu?Dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinhHướng chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm mũi...

Các thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng và những lưu ý khi sử dụng

Nội dung bài viếtViêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh do đâu?Dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinhHướng chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm mũi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn