Khô khớp gối nên uống thuốc gì

Khô khớp gối nên uống thuốc gì khắc phục? [Tư vấn]

Đau Đầu Gối Khi Ngồi Xổm Là Bị Gì? Có Cần Chữa?

Mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi

Mỏi Khớp Gối Ở Người Trẻ Tuổi – Dấu Hiệu Bệnh Xương Khớp?

Cứng khớp gối: Nguyên nhân và hướng xử lý

Đau Đầu Gối Nhưng Không Sưng Có Phải Bị Viêm Khớp?

Viêm Khớp Kiêng Ăn Gì? 9 Thực Phẩm Nên Tránh Xa

7 Bài Tập Thể Dục Cho Người Đau Khớp Gối Đơn Giản Tại Nhà

Mỏi khớp gối

Mỏi Khớp Gối Là Bệnh Gì? Phương Pháp Xử Lý

Viêm Khớp Ngón Tay Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Viêm Khớp Nhiễm Khuẩn Là Gì? Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm khớp cổ chân là bệnh lý gây sưng đau và làm giới hạn khả năng vận động của một hoặc cả hai bên khớp cổ chân. Bệnh có thể phát triển sau một chấn thương hoặc do nhiều nguyên nhân khác như nhiễm trùng, béo phì, di truyền.

Nguyên nhân gây viêm khớp cổ chân

Các nguyên nhân dẫn đến viêm khớp cổ chân bao gồm:

– Chấn thương:

Một chất thương ở khớp cổ chân có thể tiến triển thành viêm khớp nếu không được điều trị triệt để. Ở những người có chấn thương, sụn khớp hay các phần mềm xung quanh cổ chân như gân, cơ có thể bị hư hỏng, sưng nề và kích hoạt phản ứng viêm bùng phát.

viêm khớp cổ chân
Bệnh viêm khớp cổ chân có thể phát triển sau khi bị chấn thương

– Nhiễm trùng:

Bệnh viêm khớp cổ chân có thể xảy ra do nhiễm khuẩn. Vi khuẩn khi tấn công vào trong khớp sẽ gây tổn thương cho các mô sụn và khiến cho khớp bị sưng đỏ, phù nề.

– Di truyền:

Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa di truyền với bệnh viêm khớp cổ chân. Căn bệnh này có nguy cơ xảy ra cao hơn ở những người trong gia đình có đối tượng cũng mắc viêm khớp cổ chân.

Béo phì:

Dư thừa trọng lượng cơ thể là một yếu tố thuận lợi để bệnh viêm khớp cổ chân phát triển. Khi bị béo phì, khớp cổ chân phải chịu đựng một áp lực lớn hơn từ phần cân nặng dư thừa khiến cho lớp sụn bị mài mòn, thoái hóa nhanh và dễ bị chấn thương dẫn đến viêm khớp.

– Do ảnh hưởng của quá trình lão hóa tự nhiên trong cơ thể

Cùng với sự tăng dần của tuổi tác, lớp sụn trong khớp cổ chân cũng ngày càng bị ăn mòn và tái tạo kém do ảnh hưởng của quá trình lão hóa. Điều này dẫn đến tình trạng cọ sát giữa các đầu xương mỗi khi di chuyển khiến cho khớp cổ chân bị đau và sưng viêm.

– Căng thẳng:

Stress kéo dài có thể làm thay đổi hormone và khiến hệ miễn dịch bị rối loạn tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh ở khớp mắt cá chân. Thêm vào đó, tình trạng lo âu, căng thẳng cũng có thể khiến cho sức đề kháng bị suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào cơ thể gây viêm khớp cổ chân.

Viêm khớp cổ chân do bệnh lý:

Các bệnh lý như hoại tử xương, u xương hay phong thấp đều có thể thúc đẩy sự phát triển của bệnh viêm khớp cổ chân.

Các loại viêm khớp ảnh hưởng đến cổ chân

Bệnh viêm khớp cổ chân được chia thành các loại sau:

– Viêm xương khớp cổ chân ( thoái hóa khớp cổ chân):

Dạng bệnh này xảy ra khi lớp sụn đệm trong khớp cổ chân bị ăn mòn. Bệnh viêm xương khớp cổ chân phản ánh tình trạng hao mòn điển hình của khớp thường gắn liền với sự gia tăng của tuổi tác.

Tuy nhiên, một số trường hợp có thể phát triển viêm xương khớp cổ chân sau một chấn thương xảy ra trước đó do tai nạn hoặc do vận động thể thao quá độ… Chấn thương có thể trực tiếp làm hỏng lớp sụn, làm thay đổi cấu trúc khớp cổ chân và khiến sụn ngày càng bị hư hỏng nặng theo thời gian.

– Viêm khớp dạng thấp (RA):

Bệnh viêm khớp dạng thấp cũng có thể ảnh hưởng đến khớp cổ chân. Đây là một dạng viêm khớp mãn tính xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tự tấn công vào khớp.

Khi bị viêm khớp dạng thấp, bạn có thể bị sưng, đau khớp cổ chân có đối xứng. Điều này có nghĩa là cả hai khớp cổ chân bị ảnh hưởng cùng lúc. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây viêm cho nhiều khớp khác trên cơ thể, đặc biệt là các khớp nhỏ.

– Bệnh gout:

Bệnh gout có thể tấn công gây viêm khớp cổ chân. Triệu chứng đầu tiên của bệnh là tình trạng sưng đau khớp một cách đột ngột, thường là vào buổi sáng khi ngủ dậy.

nguyên nhân gây viêm khớp cổ chân
Bệnh gout có thể gây viêm khớp cổ chân

Dạng viêm khớp này tiến triển khi hàm lượng axit uric trong máu tăng cao trong thời gian dài và tạo thành các tinh thể muối urat lắng đọng tại khớp cổ chân hay bất kỳ khớp nào trên cơ thể. Nó gây đau nhức dữ dội và khiến người bệnh không thể đi lại. Các cục tophi có hình dáng tương tự như cục u nhỏ có thể xuất hiện xung quanh khớp cổ chân ở những bệnh nhân bị gout lâu năm gây biến dạng khớp.

– Viêm khớp phản ứng:

Viêm khớp phản ứng có thể xảy ra sau một đợt nhiễm trùng ở đường tiết niệu, cơ quan sinh dục hay đường ruột. Khu vực khớp cổ chân hay các khớp nhỏ ở bàn chân thường là những vị trí đầu tiên bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.

Triệu chứng viêm khớp cổ chân

Sưng đau cổ chân, cứng khớp hay có tiếng kêu lục cục phát ra từ khớp bị bệnh chính là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm khớp cổ chân. Những triệu chứng này có thể ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm.

– Đau cổ chân:

Những cơn đau âm ỉ, đau buốt hoặc đau nhức dữ dội có thể xuất hiện khi bạn bị viêm khớp cổ chân. Ở giai đoạn đầu của viêm khớp, một số trường hợp chỉ cảm thấy cơn đau xuất hiện sau một số hoạt động gây áp lực mạnh lên cổ chân, chẳng hạn như chạy bộ, ngồi xổm.

Tuy nhiên khi tình trạng viêm ở khớp cổ chân tiến triển mạnh, cơn đau xuất hiện rõ ràng hơn với tần suất ngày càng nhiều. Bạn có thể bị đau bất cứ lúc nào, ngay cả khi đang nằm ngủ.

– Sưng khớp cổ chân:

Tình trạng viêm ảnh hưởng đến các phần mềm quanh khớp cổ chân khiến cho khớp có biểu hiện sưng đỏ, phù nề. Chạm tay ấn vào thấy đau nhiều hơn và còn có cảm giác nóng ấm. Càng sưng to, cổ chân càng đau nhức dữ dội hơn.

triệu chứng viêm khớp cổ chân
Bệnh viêm khớp cổ chân gây sưng đau khớp

– Khớp cổ chân cứng, khó cử động

Hiện tượng sưng khớp cùng với tổn thương ở lớp sụn khiến cho khớp vận động kém linh hoạt. Bạn có thể thường xuyên cảm thấy bị cứng khớp, đặc biệt là sau một giấc ngủ dài vào ban đêm.

Triệu chứng này khiến cho phạm vi chuyển động của khớp cổ chân cũng trở nên hạn chế. Các hoạt động như xoay cổ chân, đứng kiễng chân hay thậm chí việc đi lại cũng có thể gặp khó khăn.

– Cổ chân phát ra tiếng “lạo xạo” khi cử động

Nếu bạn nghe thấy âm thanh “lạo xạo” hay “lục cục” phát ra từ cổ chân khi di chuyển hoặc cử động kèm theo tình trạng sưng đau khớp thì khả năng bị viêm khớp cổ chân rất cao. Đây là dấu hiệu cho thấy lớp sụn khớp đang bị tổn thương nặng, không thể bảo vệ đầu xương trước lực ma sát. Quá trình cọ sát giữa các đầu xương trong khớp cổ chân với nhau chính là nguồn gốc của những âm thanh lạ phát ra từ cổ chân.

– Biến dạng khớp:

Bệnh viêm khớp mắt cá chân ở giai đoạn nặng có thể gây hủy hoại khớp và khiến các dây chằng trở nên lỏng lẻo. Điều này có thể khiến cho các đầu xương dễ dàng bị lệch ra khỏi ổ khớp gây biến dạng khớp.

– Đi lại khập khiễng

Tình trạng viêm đau ở khớp cổ chân cũng có thể khiến cho dáng đi của bạn bị ảnh hưởng. Việc cố gắng đi lại có thể khiến cho cổ chân của bạn bị đau và không thể đứng thẳng đi lại bình thường mà phải bước đi khập khiễng. Một số người còn phải nhờ đến nạng hỗ trợ.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng của bệnh viêm khớp mắt cá chân sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian chứ không tự biến mất. Thậm chí nếu không được chữa trị, căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại, vận động.

Việc điều trị bệnh viêm khớp cổ chân ngay từ giai đoạn mới phát có thể giúp ức chế phản ứng viêm tiến triển, đồng thời nhanh chóng dập tắt các triệu chứng bệnh. Do đó, nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc căn bệnh này, bạn nên tiến hành thăm khám và chữa bệnh ngay nhằm bảo tổn chức năng vận động bình thường cho khớp cổ chân, đồng thời ngăn chặn được nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tác hại của bệnh viêm khớp cổ chân

Bệnh viêm khớp cổ chân gây sưng đau khớp và khiến bạn gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt cũng như lao động hàng ngày. Bệnh kéo dài không chỉ khiến cho bạn lo lắng, mệt mỏi mà còn tiến triển thành mãn tính với mức độ tái phát thường xuyên và khó điều trị hơn.

Ngoài ra, bệnh viêm khớp cổ chân khi tiến triển nặng còn có thể mang đến nhiều biến chứng khác như:

  • Rối loạn giấc ngủ
  • Teo cơ, yếu chi
  • Tàn phế

Chẩn đoán viêm khớp cổ chân

Quá trình chẩn đoán viêm khớp mắt cá chân sẽ được bắt đầu bằng việc bác sĩ hỏi thăm về các triệu chứng của bạn cũng như tiền sử mắc bệnh. Hãy nói cho bác sĩ biết về tất cả các dấu hiệu bạn đang gặp phải, mức độ nghiêm trọng cũng như thời điểm chúng bắt đầu xuất hiện.

Bác sĩ cũng tiến hành kiểm tra bên ngoài khớp để tìm kiếm điểm đau cũng như các dấu hiệu bất thường, chẳng hạn như sưng, viêm khớp cổ chân. Trong quá trình thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số động tác ở khớp cổ chân để đánh giá phạm vi chuyển động của khớp và mức độ ảnh hưởng của bệnh tới khớp cổ chân.

Một số xét nghiệm khác có thể được thực hiện nhằm chẩn đoán nguyên nhân cũng như loại viêm khớp ảnh hưởng đến cổ chân. Bao gồm:

  • Xét nghiệm máu tìm kháng thể
  • Xét nghiệm dịch khớp tìm vi khuẩn hay tinh thể axit uric
  • Chụp X-quang, MRI, CT đánh giá mức độ tổn thương tại khớp bị bệnh.

Cách điều trị bệnh viêm khớp cổ chân

Việc điều trị bệnh viêm khớp cổ chân nên được tiến hành càng sớm càng tốt để bảo vệ cấu trúc toàn vẹn của khớp cũng như duy trì chức năng vận động bình thường của khớp cổ chân trong nhiều năm. Các phương pháp chữa bệnh được lựa chọn chủ yếu là dùng thuốc, vật lý trị liệu kết hợp với các mẹo giảm đau tại nhà. Nếu không đáp ứng được với các phương pháp điều trị bảo tồn thì mới cân nhắc đến phẫu thuật.

Thuốc chữa viêm khớp cổ chân

Sử dụng thuốc là phương pháp được chỉ định cho hầu hết các trường hợp bị viêm khớp cổ chân. Các loại thuốc được bác sĩ kê đơn nhằm mục đích chống sưng viêm, giảm đau và làm chậm quá trình mất xương. Chúng có thể được bào chế dưới dạng kem bôi, thuốc uống hay thuốc tiêm.

thuốc chữa viêm khớp cổ chân
Một số loại thuốc được chỉ định để điều trị triệu chứng bệnh viêm khớp cổ chân

Dưới đây là những loại thuốc điều trị viêm khớp cổ chân đang được sử dụng phổ biến:

– Thuốc kháng viêm không steroid ( NSAID) 

Bao gồm các thuốc được bán sẵn tại các cửa hàng thuốc tây mà không cần bác sĩ kê đơn như Buprofen (Advil), Naproxen (Alleve) và các thuốc NSAID) theo toa. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh, đồng thời làm giảm tình trạng sưng viêm tại khớp.

Mặc dù một số loại NSAID không cần kê đơn nhưng bạn cũng không nên lạm dụng quá mức. Chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, suy thận, rối loạn chức năng gan…. Tránh sử dụng trong thời gian dài hoặc uống thuốc NSAID với liều cao.

– Thuốc Corticosteroid đường uống:

Loại thuốc này có tác dụng giảm viêm nhanh nên thường được chỉ định trong các đợt bùng phát của bệnh viêm khớp cổ chân có liên quan đến gout hay viêm khớp dạng thấp. Thuốc thường được chỉ định với liều lượng thấp trong thời gian ngắn. Tránh tự ý dùng Corticosteroid kéo dài bởi thuốc có thể gây ra hàng loạt các tác dụng phụ nguy hiểm, chẳng hạn như loãng xương, tăng đường huyết.

– Thuốc giảm đau:

Một số loại thuốc giảm đau, chẳng hạn như Acetaminophen (Tylenol) có thể được chỉ định cho các trường hợp không thể dùng thuốc NSAID do bị dị ứng hoặc mắc bệnh về dạ dày. Nhóm thuốc này cũng có tác dụng hạ sốt cho người bị sốt do viêm khớp cổ chân do nhiễm khuẩn.

– Thuốc bôi ngoài da: 

Các thuốc bôi ngoài da, chẳng hạn như kem Capsaicin, Pennsaid, Voltaren, … cũng được chỉ định để điều trị cho các trường hợp bị viêm khớp cổ chân. Chúng có tác dụng giảm đau, kháng viêm tại chỗ nên ít gây tác dụng phụ hơn so với các thuốc được sử dụng theo đường uống.

– Thuốc giảm axit uric: 

Một số người bị viêm khớp cổ chân do gout có thể được chỉ định các loại thuốc giảm axit uric kèm theo thuốc giảm đau, kháng viêm. Thường được sử dụng là Allopurinol hay Colchicin.

– Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs)

Bao gồm các loại thuốc có tác dụng điều chỉnh miễn dịch thông thường (Methotrexate)  và thuốc sinh học (Humira và Enbrel). Thuốc có tác dụng giảm viêm, làm chậm tiến trình phá hủy sụn và xương cho bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp gây tổn thương cho khớp cổ chân.

– Thuốc tiêm:

Một số loại thuốc tiêm có tác dụng giảm nhanh cơn đau nhức ở khớp cổ chân bị viêm, đồng thời kháng viêm, kích thích tái tạo mô sụn và tăng khả năng vận động của khớp. Bao gồm:

  • Thuốc tiêm steroid giảm sưng viêm
  • Tiêm axit hyaluronic (hyaluronate) trực tiếp vào trong khớp cổ chân để làm tăng dịch nhầy bôi trơn khớp, giảm đau.
  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu hoặc tế bào gốc nhằm kích thích sự phát triển của các mô sụn mới, sửa chữa tổn thương ở sụn do viêm khớp gây ra.

Vật lý trị liệu điều trị viêm khớp cổ chân

Một số bài tập vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện phạm vi chuyển động cũng như độ linh hoạt của khớp cổ chân, đồng thời củng cố sức mạnh cho các cơ quanh khớp. Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn cho bạn cách thức luyện tập phù hợp tại nhà để sớm đẩy lùi được các triệu chứng bệnh.

vật lý trị liệu chữa viêm khớp cổ chân
Vật lý trị liệu có tác dụng giảm sưng đau khớp cổ chân, phục hồi chức năng vận động của khớp

Ngoài ra, các phương pháp vật lý trị liệu khác như nhiệt trị liệu, siêu âm khớp hay đắp parafin cũng được thực hiện nhằm mục đích giảm đau, tiêu viêm, giải phóng áp lực cho khớp cổ chân và khôi phục chức năng vận động của khớp.

Cách trị viêm khớp cổ chân bằng phẫu thuật

Phẫu thuật có thể được đề nghị để điều trị viêm khớp cổ chân nếu các phương pháp nội khoa không giúp bệnh tình thuyên giảm hoặc bạn có nguy cơ bị tàn tật, biến dạng khớp.

Tùy theo mức độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp phẫu thuật như:

  • Phẫu thuật nội soi làm sạch khớp và chỉnh sửa các tổ chức lỏng lẻo trong khớp
  • Phẫu thuật hợp nhất xương trong khớp cổ chân
  • Mổ thay thế khớp cổ chân nhân tạo bằng nhựa hoặc kim loại

Lối sống và các biện pháp khắc phục viêm khớp cổ chân tại nhà

Thay đổi lối sống là một trong những mục tiêu quan trọng của quá trình điều trị bệnh viêm khớp cổ chân. Người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh để nhanh chóng chữa lành tổn thương trong khớp cổ chân.

Dưới đây là một số giải pháp khắc phục viêm khớp cổ chân tự nhiên đang được nhiều người áp dụng tại nhà:

– Giảm đau bằng nhiệt hoặc đá lạnh:

Liệu pháp nhiệt (chườm nóng) có tác dụng thư giãn cơ, giảm sưng cứng, làm dịu cơn đau ở khớp cổ chân. Trong khi đó, chườm đá lạnh lại giúp làm tê vùng bị ảnh hưởng, giảm hiện tượng sưng viêm ở các mô mềm và giảm đau khớp tạm thời.

Chườm lạnh thích hợp cho người có biểu hiện sưng đỏ khớp trong các đợt viêm khớp cổ chân cấp tính. Bạn chỉ nên áp dụng liệu pháp nhiệt cho cơn đau mãn tính.

Tập thể dục nhẹ nhàng:

Khi tình trạng sưng viêm khớp cổ chân đã thuyên giảm, bạn nên lập kế hoạch luyện tập thể dục hàng ngày để không bị teo cơ, cứng khớp và góp phần kiểm soát tốt cân nặng. Lực chọn các bộ môn vận động nhẹ nhàng, thân thiện với cổ chân như aerobic, bơi lội, yoga.

Tránh các hình thức luyện tập gây tác động mạnh lên khớp cổ chân như chạy, quần vợt hay đá bóng.

Lựa chọn giày dép phù hợp:

Mang giày dép chật hay có gót quá cao đều có thể mang đến nguy cơ bị chấn thương khớp cổ chân cao và làm tăng nặng cơn đau do viêm khớp gây ra. Chính vì vậy, nếu đang bị viêm khớp cổ chân, bạn nên chú ý lựa chọn lại giày dép cho phù hợp. Lựa chọn đôi có kích thước vừa phải, tránh mang giày cao gót ít nhất là cho đến khi bệnh được chữa lành.

Ngoài ra, sử dụng một miếng đệm lót vào trong đế giày cũng có thể giảm bớt áp lực tác động lên cổ chân và giúp khớp bớt sưng đau.

– Nẹp cổ chân:

Cơn đau do viêm khớp cổ chân gây ra có thể tăng mạnh khi vận động. Để hạn chế những tác động lên khớp bị bệnh, bạn có thể sử dụng nẹp để giữ cố định khớp cổ chân. Dụng cụ này giúp hỗ trợ khớp, giảm áp lực lên cổ chân.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng nạng để hỗ trợ cho quá trình đi lại được dễ dàng mà ít gây đau đớn.

– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý:

Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương trong khớp. Khi bị viêm khớp cổ chân, bạn nên tránh sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn hay thức ăn cay nóng.

Thay vào đó, hãy sử dụng các thực phẩm có khả năng kháng viêm, giảm đau tự nhiên. Chẳng hạn như rau xanh, nho đỏ, nam việt quất, súp lơ, gừng, tỏi, nghệ, cá hồi, dầu gan cá tuyết, hạt lanh…

Bạn có thể tham khảo thêm

Tin khác

Khô khớp gối nên uống thuốc gì

Khô khớp gối nên uống thuốc gì khắc phục? [Tư vấn]

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây viêm khớp cổ chânCác loại viêm khớp ảnh hưởng đến cổ chânTriệu chứng viêm khớp cổ chânTác hại của bệnh viêm khớp cổ chânChẩn...

Mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi

Mỏi Khớp Gối Ở Người Trẻ Tuổi – Dấu Hiệu Bệnh Xương Khớp?

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây viêm khớp cổ chânCác loại viêm khớp ảnh hưởng đến cổ chânTriệu chứng viêm khớp cổ chânTác hại của bệnh viêm khớp cổ chânChẩn...

Đau Đầu Gối Khi Ngồi Xổm Là Bị Gì? Có Cần Chữa?

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây viêm khớp cổ chânCác loại viêm khớp ảnh hưởng đến cổ chânTriệu chứng viêm khớp cổ chânTác hại của bệnh viêm khớp cổ chânChẩn...

Cứng khớp gối: Nguyên nhân và hướng xử lý

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây viêm khớp cổ chânCác loại viêm khớp ảnh hưởng đến cổ chânTriệu chứng viêm khớp cổ chânTác hại của bệnh viêm khớp cổ chânChẩn...

Đau Đầu Gối Nhưng Không Sưng Có Phải Bị Viêm Khớp?

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây viêm khớp cổ chânCác loại viêm khớp ảnh hưởng đến cổ chânTriệu chứng viêm khớp cổ chânTác hại của bệnh viêm khớp cổ chânChẩn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn