viêm mũi dị ứng mãn tính

Biểu hiện của viêm mũi dị ứng mãn tính, chữa khỏi được không?

Cấy chỉ điều trị viêm mũi dị ứng: Những thông tin cần biết

thuốc trị viêm mũi dị ứng

8+ thuốc trị viêm mũi dị ứng được sử dụng phổ biến nhất

Xông mũi trị viêm mũi dị ứng tại nhà với 8 thảo dược cực hay

Các thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng và những lưu ý khi sử dụng

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông Y và những ưu nhược điểm

Mang thai bị viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi?

10 cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng thông dụng dễ tìm

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc và phòng ngừa

Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Telfast: Cách Dùng Và Lưu Ý Cần Biết

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không? Bác sĩ nói gì?

5/5 - (2 bình chọn)

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không là băn khoăn của rất nhiều người mắc bệnh này và cần tìm lời giải đáp chính xác từ bác sĩ. Thực tế để chữa khỏi hoàn toàn viêm mũi dị ứng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như phương pháp điều trị, cơ địa, cách chăm sóc sức khỏe hay sinh hoạt, dinh dưỡng hằng ngày.

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý ở hệ hô hấp xảy ra khi cơ thể giải phóng ra lượng histamin quá mức để chống lại các tác nhân dị ứng bên trong và bên ngoài. Đây còn được gọi là bệnh “quốc dân” bởi tỷ lệ mắc bệnh đang ngày càng tăng, chiếm đến gần 30% và có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, từ người già cho tới trẻ nhỏ.

Viêm mũi dị ứng có chữa được không
Viêm mũi dị ứng có chữa được không là băn khoăn của rất nhiều người đang mắc bệnh này

Dù viêm mũi dị ứng được đánh giá là bệnh lý lành tính, tuy nhiên lại có xu hướng tái phát thường xuyên và gây ra rất nhiều bất tiện cho đời sống tinh thần của mỗi người bệnh. Tình trạng hắt hơi, sổ mũi, khó thở diễn ra thường xuyên khiến sức khỏe cũng suy giảm nhiều hơn, khả năng tập trung và làm việc cũng dần sa sút. Vậy viêm mũi dị ứng có chữa được không?

Thực tế để điều trị viêm mũi dị ứng cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh cấp hay mãn tính, hướng điều trị thế nào? Ngoài ra chế độ ăn sóc và duy trì sau này cũng đóng vai trò quan trọng để quyết định việc có thể điều trị bệnh dứt điểm hoàn toàn hay không.

Chị Phạm Thị Bích chia sẻ kinh nghiệm ĐÁNH BẠI viêm mũi dị ứng đeo bám suốt 12 năm nhờ TỪ BỎ THUỐC TÂY [Đừng bỏ lỡ].

Tuy nhiên theo các chuyên gia, bệnh viêm mũi dị ứng hoàn toàn có thể chữa được nhưng không thể đảm bảo có thể dứt điểm hoàn toàn bệnh. Bởi như đã nói bệnh có liên quan đến các yếu tố dị ứng có sẵn bên ngoài môi trường như phấn hoa, khó bụi, lông chó mèo.. đây là các yếu tố bạn có thể gặp lại hằng ngày và bạn không thể hoàn toàn loại bỏ chúng để ngăn ngừa bệnh.

Mặt khác yếu tố cơ địa cũng có liên quan mật thiết đến việc bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không. Bệnh thường có xu hướng xuất hiện nhiều ở những người có cơ địa và hệ miễn dịch yếu, trong khi đó sử dụng quá nhiều các loại thuốc chống sưng viêm hay chống dị ứng lại chính là nguyên nhân làm hệ miễn dịch bị suy yếu.

Trong trường hợp nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng có liên quan đến cấu trúc bất thường của mũi thì việc phẫu thuật vách ngăn mũi lại có thể điều trị bệnh tối ưu nhất. Nhưng bệnh vẫn có thể xuất hiện nếu

Với nền khoa học kỹ thuật hiện đại như hiện nay, các bác sĩ cũng đang không ngừng nghiên cứu và đưa ra các phương pháp điều trị dứt điểm bệnh bằng cách đưa các dị nguyên vào cơ thể với liều lượng vừa đủ để cơ thể quen dần và không bị kích ứng nữa. Tuy nhiên tạm thời vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và chưa chính thức được công bố thành công.

Như vậy với băn khoăn ” viêm mũi dị ứng có chữa được không” thì câu trả thời chính xác là có thể chữa được nhưng không đảm bảo dứt điểm. Bạn cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học hơn để hỗ trợ quá trình ngăn chặn bệnh tái phát hiệu quả hơn.

Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả

Với những người mắc bệnh viêm mũi dị ứng có thể tham khảo các phương pháp sau đây để hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh tái phát hiệu quả.

Tránh xa các tác nhân gây dị ứng

Tránh xa các yếu tố kích ứng phản ứng dị ứng như phân hóa, khói bụi, mạt rệp chính là một trong những cách tốt nhất để hạn chế bệnh tái phát. Hầu hết bệnh gây ra do nguyên nhân này nên mỗi người đều cần luôn đề cao tinh thần tránh tiếp xúc với các tác nhân có thể kích ứng bệnh, từ đó hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất.

viêm mũi dị ứng có chữa được không?
Đeo khẩu trang khi ra ngoài là cách tốt nhất để hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng gây bệnh

Theo đó, để tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng bạn nên thực hiện như sau

  • Tạo thói quen đeo khẩu trang trước khi ra ngoài. Với những người bị dị ứng nặng nên đeo từ 2-0 3 lớp khẩu trang để phòng tránh bệnh hiệu quả hơn.
  • Mặc quần áo dài, đi tất khi ra ngoài, đặc biệt vào các ngày trời lạnh cần chú ý giữ ấm cơ thể tốt hơn
  • Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh nơi ở, giặt giũ chăn màn, đệm, rèm cửa hay ghế sofa hằng tuần để loại bỏ nơi trú ngụ cho vi khuẩn, mạt rệp
  • Hạn chế tiếp xúc hay nuôi động vật
  • Hạn chế ăn những thực phẩm có thể gây dị ứng cao như sữa, hải sản, trứng hay các loại đậu
  • Thay đổi công việc hay nơi ở nếu có liên quan đến các yếu tố kích ứng dị ứng, trong trường hợp không đổi công việc được bạn nên có biện pháp bảo vệ cơ thể bằng các trang bị đồ bảo hộ hay đeo khẩu trang đầy đủ.
  • Đặc biệt vào mùa xuân có nhiều phấn hoa hay các thời điểm giao mùa bạn cần chú ý đến các biện pháp phòng tránh nhiều hơn.
  • Sử dụng các loại máy lọc không khí tại nơi ở cũng có thể làm hạn chế nguy cơ tiếp xúc với các tác nhân dị ứng hiệu quả
  • Cẩn trọng hơn khi sử dụng các loại thuốc

Nếu chưa xác định được các yếu tố dị ứng cho cơ thể là gì, bạn có thể tham khảo thực hiện một số xét nghiệm dị ứng Xét nghiệm Panel, Test thử thuốc.. Phương pháp này sẽ giúp bạn xác định chính xác những yếu tố dị ứng với cơ thể, từ đó có phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả hơn.

Dùng thuốc Tây

Cần lưu ý rằng, việc dùng thuốc Tây chỉ nên áp dụng khi bệnh tái phát với mức độ trầm trọng và cần có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dùng các loại thuốc Tây dù có thể ức chế các triệu chứng của bệnh cực kỳ nhanh chóng nhưng cũng kèm theo rất nhiều tác dụng phụ mà người bệnh không nên chủ quan.

viêm mũi dị ứng có chữa được không?
Việc dùng thuốc Tây sẽ là cách phòng tránh tối đa các biến chứng và nguy cơ tái phát nhất, tuy nhiên không nên lạm dụng quá mức

Những loại thuốc được dùng phổ biến trong điều trị  viêm mũi dị ứng bao gồm

  • Thuốc kháng histamin: nhằm ức chế sự sản sinh quá mức của histamin gây ra các phản ứng dị ứng như hắt hơi, sổ mũi. Hiện nay thường được ưu tiên dùng nhóm H1 thế hệ mới để hạn chế những tác dụng phụ như Cetirizin 10mg (Cetirizin), Clarityne 10mg, Fexofenadin 60mg (Fexofenadine)… Tuy nhiên thuốc vẫn có thể gây ra các triệu chứng như khô miệng, buồn ngủ hay choáng váng
  • Thuốc thông mũi: hầu hết những người bị viêm mũi dị ứng đều có thuốc thông mũi để cải thiện tình trạng nghẹt mũi khó chịu. Một số loại thuốc phổ biến hiện nay như  Hadocort, Otrivin 0.1%, Aladka.. Các loại thuốc này tuy lành tính nhưng không nên lạm dụng quá mức sẽ khiến mũi dễ phụ thuộc vào thuốc.
  • Thuốc nhỏ mũi: mục đích của việc dùng thuốc này chủ yếu là để làm loãng dịch mũi, từ đó cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu bên trong. Thường được chỉ định các nhóm thuốc có chứa Steroid hay Corticosteroid tuy nhiên có thể kèm theo nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nếu lạm dụng quá mức nên người bệnh cần hết sức chú ý.

Trong trường hợp người bệnh đã tiến triển trong giai đoạn viêm mũi dị ứng mãn tính với các triệu chứng bệnh xuất hiện hầu như quanh năm mà điều trị bằng các loại thuốc đã không còn đem lại hiệu quả thì có thể tham khảo các liệu pháp sau

  • Tiêm thuốc chống dị ứng: hiện nay đã có loại thuốc tiêm dùng cho những người viêm mũi dị ứng nặng để ức chế các triệu chứng bệnh tạm thời trong khoảng 3- 5 năm. Bạn có thể tham khảo phương pháp này để cải thiện bệnh tạm thời.
  • Liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi: đây cũng là phương pháp có thể giải quyết các triệu chứng của viêm mũi dị ứng cho tác dụng cực kỳ nhanh chóng. Theo đó bác sĩ sẽ đặt dưới lưỡi một viên nén để truyền vào các chất chống dị ứng thông qua mạch máu là không cần đi qua tiêu hóa.

Trong trường hợp có xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, việc phẫu thuật có thể được chỉ định nhưng thường rất ít. Người bệnh cần tuyệt đối thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt kết quả cải thiện bệnh tốt nhất.

Vệ sinh mũi hằng ngày

Như đã nói, việc dùng các phương pháp Tây y để điều trị viêm mũi dị ứng chỉ được chỉ định trong thời gian ngắn vì có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ. Để hạn chế bệnh tái phát thì bạn cần có chế độ chăm sóc và bảo vệ bản thân một cách khoa học. Trong đó, vệ sinh mũi hằng ngày chính là cách tốt nhất để ngăn ngừa dị ứng có thể xảy ra.

viêm mũi dị ứng có chữa được không?
Mỗi người bên duy trì thói quen vệ sinh mũi hằng ngày để mũi luôn được sạch sẽ, thông thoáng, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh

Bạn có thể tham khảo một số phương pháp vệ sinh mũi sau đây

  • Dùng nước muối sinh lý: các bác sĩ đều khuyến khích mỗi người nên vệ sinh mũi với nước muối sinh lý hằng ngày. Nước muối vừa làm loãng dịch mũi ( nếu có), làm sạch khoang mũi đồng thời tăng tính sát trùng sát khuẩn để loại bỏ các vi khuẩn giúp phòng tránh viêm nhiễm. Bạn có thể kết hợp với bình neti pot rửa mũi chuyên dụng để vệ sinh mũi ngày 1-2 lần, nên thực hiện sau khi đi từ ngoài về để giữ mũi luôn được sạch sẽ.
  • Dùng nước ép tỏi: có tính kháng khuẩn cực kỳ cao có thể loại bỏ tối đa các vi khuẩn và dị nguyên bên trong khoang mũi để ngăn chặn bệnh tái phát. Bạn chỉ cần dùng trực tiếp nước ép tỏi, hoặc kết hợp thêm cùng 1 ít mật ong, sau đó dùng tăm bông thấm dung dịch rồi vệ sinh nhẹ nhàng trong khoang mũi mỗi ngày.
  • Xông hơi với thảo dược: Xông hơi cũng là cách làm cho mũi được thư giãn và thông thoáng hơn, đồng thời phương pháp này cũng có thể làm sạch khoang mũi đáng kể. Bạn có thể đun nước xông với bạc hà, lá lốt, gừng, sả, tinh dầu tràm hằng ngày. Phương pháp này cũng cực kỳ tốt an toàn và hiệu nghiệm cho trẻ nhỏ nếu được thực hiện đúng cách.

Thay đổi dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị và phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng tái phát. Người bệnh nên vừa tránh xa những thực phẩm gây dị ứng đồng thời tăng cường hệ miễn dịch để hạn chế tối đa các triệu chứng bệnh xảy ra.

viêm mũi dị ứng có chữa được không?
Thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý chính là cách tăng cường sức đề kháng để hạn chế những tác động của các yếu tố dị ứng bên trong và ngoài

Những thực phẩm mà người bệnh nên tăng cường như

  • Nước: uống nhiều nước sẽ hỗ trợ các cơ quan nội tạng trong cơ thể được hoạt động nhuần nhuyễn đồng thời làm loãng các dịch mũi, ngăn ngừa tình trạng nghẹt mũi khó thở. Bạn nên bổ sung từ 2,5- 3 lít nước lọc hoặc kết hợp thêm các loại nước trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất.
  • Tăng cường omega 3: một số nghiên cứu đã chứng minh nhóm chất này có thể giảm thiểu các triệu chứng dị ứng cực kỳ hiệu quả. Do đó bạn nên tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm như cá ngừ, cá hồi, các loại hạt..
  • Bổ sung vitamin C: nhằm tăng cường hệ miễn dịch, giảm nồng độ histamin trong máu từ đó giảm các triệu chứng dị ứng đáng kể. Nhóm thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, các laoij rau có màu xanh đậm hay rau củ có màu cam..
  • Thực phẩm nhiều kẽm: thịt, cây họ đậu, hạt khô, hàu, cua, vỏ sò.. là những thực phẩm có hàm lượng kẽm dồi dào giúp tăng sinh các tế bào để phòng tránh nhiễm trùng, dị ứng.
  • Các loại gia vị: các gia vị quen thuộc như bạc hà, gừng, nghệ, tỏi hay hành, hẹ có tính chất kháng khuẩn chống viêm cực kỳ cao giúp thông thoáng đường thở và tăng cường miễn dịch đáng kể.

Những người đã và đang mắc viêm mũi dị ứng cũng nên hạn chế sử dụng các thực phẩm sau đây

  • Đồ ăn cay, nóng: nhũng thực phẩm có thể làm cơ thể tích tụ nhiệt độc và sản sinh ra nhiều dịch nhầy làm kích ứng tình trạng nghẹt mũi, khó thở hơn. Do đó người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm nêm nếm qua nhiều ớt hay những món muối chua, ủ chua
  • Hải sản: dù nhóm thực phẩm này chữa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng cũng có thể kích ứng dị ứng ở rất nhiều người.
  • Sữa và một số chế phẩm từ sữa: một số người bị dị ứng với đạm bò hay các loại hạt cần chú ý khi sử dụng các sản phẩm này.
  • Đồ ngọt: y học cổ truyền cho rằng, cơ thể nếu nạp quá nhiều đồ ngọt sẽ gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa chất lỏng và ứ đọng lại, đồng thời làm ảnh hưởng tới quá trình diệt khuẩn của hệ miễn dịch. Ngoài ra những người bị viêm mũi dị ứng nếu nạp quá nhiều đồ ngọt như trà sữa, nước ngọt còn có thể chuyển hóa sang viêm xoang nghiêm trọng.
  • Chất kích thích: bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác không chỉ làm suy giảm sức đề kháng mà còn làm sản sinh quá mức kháng thể IgE gây kích ứng các phản ứng dị ứng trên toàn cơ thể.

Tốt nhất những người bị viêm mũi dị ứng nên ưu tiên việc nấu ăn tại nhà để có hướng bổ sung các dưỡng chất phù hợp. Duy trì chế độ ăn uống khoa học lâu dài cũng giúp sức khỏe tốt hơn, từ đó không chỉ ngăn ngừa viêm mũi dị ứng mà còn rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Chăm sóc tại nhà

Chăm sóc tại nhà chính là biện pháp để ngăn chặn viêm mũi dị ứng tái phát lâu dài và hiệu quả nhất mà người bệnh nên quan tâm. Có chế độ sinh hoạt khoa học ổn định sẽ giúp hỗ trợ quá trình chữa bệnh đạt kết quả tốt nhất đồng thời có thẻ loại bỏ hoàn toàn nguy cơ phát bệnh, đem lại sức khỏe tuyệt vời cho mỗi người.

viêm mũi dị ứng có chữa được không?
Vệ sinh cơ thể hằng ngày chính là cách tốt nhất để ngăn chặn những yếu tố dị ứng có thể xâm nhập và phát bệnh

Theo đó, người bệnh nên chú ý các vấn đề sau

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, nhất là sau khi vừa đi từ ngoài về
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày
  • Giặt giũ quần áo mỗi ngày, nên tránh phơi đồ ở những nơi có quá nhiều cây cối có thể khiến phấn hoa dính vào
  • Sử dụng các loại chăn ga có thể chống bụi
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi
  • Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để nâng cao sức đề kháng
  • Duy trì không gian nơi ở sạch sẽ thoáng khí hằng ngày
  • Dùng các thiết bị lọc không khí hoặc máy xông tinh dầu tại nơi ở để không gian sạch hơn.
  • Không lạm dụng thuốc, kể cả thuốc đường uống hay thuốc xịt mũi khi điều trị tại nhà
  • Massage hay chườm ấm mũi hằng ngày có thể giúp mũi được thư giãn dễ chịu hơn.
  • Tập thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức đề kháng
  • Không thực hiện các thay đổi cấu trúc mũi nếu chưa điều trị viêm mũi dị ứng dứt điểm
  • Thường xuyên thăm khám định kỳ để kiểm tra tình trạng mũi và điều trị kịp thời

Trên đây là những chia sẻ chi tiết hy vọng đã giúp bạn giải đáp băn khoăn “viêm mũi dị ứng có chữa được không”. Mỗi người nên đề cao tinh thần phòng tránh bệnh từ ngay bây giờ để hạn chế những biến chứng bệnh có thể làm suy giảm sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Trong số phát sóng ngày 29/2/2020 chủ đề “Đông y trị bệnh viêm xoang”, chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” do đài PTTH VTV2 thực hiện đã giới thiệu đến khán giả truyền hình một bài thuốc viêm xoang, viêm mũi dị ứng được nghiên cứu và ra đời cách đây 150 năm. Vậy đó là bài thuốc nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của chuyên trang chúng tôi.

Tin khác

viêm mũi dị ứng mãn tính

Biểu hiện của viêm mũi dị ứng mãn tính, chữa khỏi được không?

Nội dung bài viếtBệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không?Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quảTránh xa các tác nhân gây dị ứngDùng thuốc TâyVệ...

Cấy chỉ điều trị viêm mũi dị ứng: Những thông tin cần biết

Nội dung bài viếtBệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không?Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quảTránh xa các tác nhân gây dị ứngDùng thuốc TâyVệ...

thuốc trị viêm mũi dị ứng

8+ thuốc trị viêm mũi dị ứng được sử dụng phổ biến nhất

Nội dung bài viếtBệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không?Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quảTránh xa các tác nhân gây dị ứngDùng thuốc TâyVệ...

Các thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng và những lưu ý khi sử dụng

Nội dung bài viếtBệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không?Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quảTránh xa các tác nhân gây dị ứngDùng thuốc TâyVệ...

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông Y và những ưu nhược điểm

Nội dung bài viếtBệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không?Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quảTránh xa các tác nhân gây dị ứngDùng thuốc TâyVệ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn