10 Bài Thuốc Dân Gian Chữa Viêm Họng Cho Trẻ Lành Tính Hiệu Quả
Nội dung bài viết
Các bài thuốc dân gian chữa viêm họng cho trẻ từ gừng, lá húng chanh, bạc hà hay lá xương sông tương đối lành tính và cho hiệu quả tích cực trong việc cải thiện triệu chứng khó chịu cho bé. Dưới đây là 10 bài thuốc đơn giản bạn có thể tham khảo và cân nhắc áp dụng khi con bị bệnh.
10 bài thuốc dân gian chữa viêm họng cho trẻ
Bệnh viêm họng khiến trẻ bị đau họng, ho, sốt hoặc gặp khó khăn khi nuốt thức ăn. Các bài thuốc dân gian thường được nhiều người lựa chọn để khắc phục bệnh cho con ngay khi bé có dấu hiệu mắc bệnh. Chúng được bào chế từ các loại thảo dược tự nhiên dễ kiếm trong vườn nhà. Được sử dụng rộng rãi nhất là các bài thuốc sau:
1. Trị viêm họng cho trẻ bằng bài thuốc từ lá xương sông
Lá xương sông được dân gian gọi bằng các tên khác như hoạt lộc thảo hay rau húng ăn gỏi. Đây là một vị thuốc trong Đông y với tính ấm, vị cay. Nó có tác dụng bổ phế, long đờm, đồng thời ức chế vi khuẩn, giảm ho. Chính vì vậy mà y học cổ truyền thường sử dụng thảo dược này để bào chế thuốc trị ho, viêm phế quản hay viêm họng cho cả trẻ em và người lớn.
Theo Đông Y, lá xương sông có vị cay, tính ấm. Nhờ tác dụng tiêu đàm, bổ phế, kháng khuẩn, lá xương sông được dùng trị bệnh đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản
Theo phân tích từ y học hiện đại, trong lá xương sống chứa thành phần chính là tinh dầu, bao gồm nhiều hoạt chất sinh học như limonen, limonen hay p-cymen. Những chất này đều có tác dụng tích cực trong việc kháng khuẩn. Chúng có tác dụng ức chế rõ rệt đối với nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như Streptococcus hay Diplococcus pneumoniae. Ngoài ra, sử dụng lá xương sống đúng cách còn giúp giảm sưng viêm niêm mạc họng, ức chế co thắt cơ, giảm ho, xoa dịu cơn đau họng cho bé.
Nguyên liệu:
- Lá xương sông tươi: 5 – 10 lá
- Giấm ăn: 20 – 30ml
Cách sử dụng:
- Lá xương sông rửa sạch với nước muối rồi để ráo nước. Vò nát để tinh dầu trong lá dễ dàng giải phóng ra ngoài.
- Nhúng lá vào trong chén giấm
- Sau đó cho bé ngậm từng lá trong miệng khoảng 5 phút sau khi ăn
- Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày trong 6 – 7 ngày liên tục để xoa dịu cơn đau rát khó chịu trong cổ họng
Bài thuốc này thích hợp cho trẻ đã lớn. Để giảm ho cho bé, bạn cũng có thể lấy lá xương sông đem hấp cách thủy chung với lá hẹ, lá húng chanh ( mỗi thứ 10g) và một ít đường phèn. Lấy nước uống vài lần trong ngày.
2. Thuốc chữa viêm họng cho trẻ từ tỏi
Bài thuốc dân gian chữa viêm họng bằng tỏi cũng đang được nhiều mẹ áp dụng cho . Sở hữu hàm lượng allicin phong phú, tỏi có khả năng ức chế vi khuẩn, virus gây bệnh một cách tự nhiên. Hoạt chất này có tác dụng tương tự như kháng sinh nhưng an toàn hơn cho sức khỏe của bé.
Bên cạnh đó, thành phần chất chống oxy hóa trong tỏi còn giúp kháng viêm, nâng cao khả năng miễn dịch cho trẻ. Điều này có thể giúp thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe và giảm nguy cơ tái phát viêm họng.
Cách 1: Dùng tỏi ngâm mật ong
- Chuẩn bị tỏi tươi, mật ong nguyên chất, hũ thủy tinh
- Tỏi lột vỏ, rửa sạch, đập dập
- Bỏ tỏi vào trong hũ thủy tinh rồi đổ ngập mật ong vào ngâm chung trong khoảng 3 ngày
- Khi trẻ bị viêm họng, mẹ hãy lấy nước ngâm từ mật ong và tỏi cho bé uống. Trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên thì uống khoảng 3ml, các bé lớn hơn có thể uống khoảng 5ml mỗi lần.
Cách 2: Kết hợp tỏi với sữa tươi
- Lấy 2 tép tỏi bóc vỏ, rửa sạch
- Giã nát tỏi rồi bỏ vào nồi nấu cùng sữa tươi. Đun sôi khoảng 5 phút trên lửa nhỏ
- Lọc qua rây để bỏ xác tỏi. Phần sữa cho bé uống từ từ mỗi ngày 1 – 2 lần
- Mặc dù cách này khá đơn giản nhưng việc nấu cùng tỏi có thể khiến sữa có mùi lạ nên nhiều bé sẽ không chịu hợp tác uống sữa. Vì vậy, bạn nên cân nhắc khi áp dụng mẹo này.
3. Dùng lá hẹ làm thuốc trị viêm họng cho bé
Lá hẹ vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc trị viêm họng cho bé được nhiều mẹ tin dùng. Tương tự như tỏi, hẹ cũng có đặc tính kháng sinh tự nhiên. Nó giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, cải thiện tình trạng sưng viêm, phù nề ở niêm mạc họng.
Y học cổ truyền cũng ghi nhận, tỏi có tác dụng tiêu độc, giảm nóng sốt, long đờm, giảm ho, kháng viêm, đồng thời kích thích lưu thông máu đến vùng cổ họng, giúp nhanh chóng chữa lành các mô bị viêm. Đây chính là lý do vì sao mà lá hẹ được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa viêm họng cho trẻ em.
Cách 1: Chữa viêm họng cho bé bằng lá hẹ hấp đường phèn
- Chuẩn bị: 200g lá hẹ, 50g đường phèn
- Lá hẹ đem rửa cho sạch sẽ, ngâm với nước muối rồi cắt thành các đoạn ngắn cỡ 2cm
- Bỏ lá hẹ vào trong tô thủy tinh, rải đường phèn đã được giã nát lên trên
- Đun sôi nước, bỏ tô lá hẹ vào nồi hấp cách thủy đến khi lá chín mềm và đường phèn tan hoàn toàn.
- Chắt nước cho bé uống mỗi lần 1 muỗng x 3 – 4 lần/ngày để trị viêm họng. Khuyến khích trẻ ăn cả cái để đạt được hiệu quả tốt hơn.
Cách 2: Kết hợp lá hẹ với gừng
- Chuẩn bị: 200g lá hẹ, 1 nhánh gừng và đường phèn
- Hẹ và gừng rửa sạch, cắt nhỏ. Đường phèn sử dụng lượng vừa đủ, giã nát
- Bỏ cả 3 nguyên liệu vào trong chén đem chưng cách thủy khoảng 20 phút
- Chắt nước cho bé uống mỗi lần 5 – 10ml x 2 – 3 lần/ngày
- Với bài thuốc dân gian chữa viêm họng cho trẻ từ lá hẹ, bạn nên áp dụng liên tục trong vài ngày để thấy được hiệu quả rõ ràng.
4. Lá húng chanh chữa viêm họng cho trẻ
Lá húng chanh là thảo dược có mùi thơm, vị chua nhẹ. Trong lá chứa thành phần carvacrol khá dồi dào. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, chất này có khả năng ức chế mạnh mẽ đối với nhiều chủng vi khuẩn gây viêm họng cấp cho trẻ.
Theo y học cổ truyền, lá húng chanh có tính ấm. Vị thuốc này giúp làm dịu cổ họng, đánh tan đờm nhầy, đồng thời trừ ho, giảm sốt, chống đau đầu. Bạn có thể dùng lá húng chanh để trị ho cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên.
Cách 1: Chữa viêm họng, ho có đờm
- Dùng 15 lá húng chanh đem rửa sạch, cắt nhỏ kết hợp với 4 quả quất xanh ( cắt làm đôi)
- Bỏ cả hai nguyên liệu này vào máy xay sinh tố xay nhuyễn
- Đổ hỗn hợp ra chén, thêm vào một ít đường phèn đem hấp cách thủy
- Hạn nước cho bé uống 2 – 3 lần trong ngày
Cách 2: Trị viêm họng gây ho, khàn tiếng
- Lấy 20g lá húng chanh đem rửa cho sạch sẽ
- Bỏ lá vào cối giã nát chung với 20g đường phèn
- Thêm vào 10 ml nước sôi, quậy đều cho đường tan hết
- Chắt nước cho bé uống 2 lần trong ngày
5. Bài thuốc dân gian chữa viêm họng cho trẻ từ gừng
Gừng lá một vị thuốc dân gian nổi tiếng với tác dụng trị viêm họng và nhiều tác dụng chữa bệnh khác. Nguyên liệu này có tính ấm, giúp giảm đau họng, kháng viêm, kích thích tiêu hóa, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể, qua đó giúp bé nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu khoa học cũng ghi nhận, các thành phần vitamin C, riboflabine, gingerols, shogaols được tìm thấy trong gừng cũng hoạt động tích cực trong việc giảm ho, cải thiện tình trạng nhiễm trùng, đau rát cổ họng khi bé bị viêm họng.
Cách 1: Kết hợp gừng tươi với mật ong
- Bạn lấy 1 củ gừng đem rửa sạch đất cát, cạo vỏ, giã nát
- Hòa thêm vào 3 muỗng nước ấm rồi vắt lấy nước cốt
- Cuối cùng pha nước gừng chung với 2 thìa mật ong, quậy đều lên
- Chia làm 2 phần cho bé uống trong ngày
Cách 2: Kết hợp gừng với muối
- Củ gừng sau khi rửa sạch đem thái thành những lát mỏng
- Bỏ gừng vào chén và trộn chung với một ít muối, để khoảng 10 phút
- Khi bé có biểu hiện ho, viêm họng, đau họng, bạn hãy lấy gừng ngâm muối để bé ngậm trong miệng khoảng 3 phút và nuốt nước.
- Cuối cùng có thể lấy nước ấm súc miệng lại cho hết vị mặn
Ngoài 2 cách trên, dân gian còn lấy gừng nấu nước cho bé ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ để làm ấm cơ thể, giảm ho vào ban đêm. Khi ngâm chân cho bé, bạn có thể mát xa huyệt dũng tuyền nằm dưới gan bàn chân của bé để đả thông kinh mạch, giúp đạt được hiệu quả trị bệnh tốt hơn.
6. Chữa viêm họng cho trẻ bằng quả phật phủ
Quả phật phủ là một loại trái cây được nhiều nhà dùng để thờ cúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết loại quả này còn là một loại dược liệu quý trong đông y với tác dụng trị viêm họng và nhiều căn bệnh khác.
Theo quan niệm của y học cổ truyền, phật phủ là dược liệu có vị canh, đắng và hơi chua. Tính ấm của loại quả này sẽ giúp giữ ấm cổ họng, giảm ho, chỉ thống, tiêu đờm. Ngoài ra, trong vỏ quả còn chứa nhiều tinh dầu, vitamin C và nhiều hợp chất hữu cơ khác có thể giúp giảm đau, nhuận tràng, ức chế co thắt cơ trơn trong cổ họng, giảm ho khan, ho có đờm, giúp ngực của bé dễ chịu hơn.
Cách 1: Phật phủ hấp đường phèn ( hoặc mạch nha)
- Bạn lấy 1 quả phật phủ đem rửa sạch
- Giữ cả vỏ, thái quả thành những lát mỏng
- Trộn thêm đường phèn vào rồi đem hấp cách thủy trong 30 – 45 phút
- Cho bé uống mỗi ngày 3 lần vào buổi sáng, trưa và tối trước khi đi ngủ, mỗi lần dùng 3 thìa cà phê
Cách 2: Phật phủ kết hợp với mật ong
- Phật phủ sau khi rửa sạch, thái lát mỏng thì cho vào nồi chưng cùng với mật ong
- Đun trên lửa nhỏ cho đến khi phật phủ nhuyễn ra
- Cho bé uống 2 thìa cà phê mỗi lần x 3 lần/ngày. Không dùng cách này để trị viêm họng cho trẻ dưới 1 tuổi.
7. Chanh đào ngâm mật ong trị viêm họng cho trẻ
Đây là một trong các bài thuốc dân gian chữa viêm họng cho trẻ đã được áp dụng từ lâu đời. Giàu vitamin C và khoáng chất, chanh đào có khả năng sát trùng, tiêu viêm, làm nhanh lành tổn thương trong cổ họng của bé. Trong khi đó, mật ong lại cung cấp nhiều axit amin giúp xoa dịu kích ứng và cảm giác đau trong cổ họng của bé, đồng thời giảm ho, làm tan đờm nhầy và giúp bé bớt mệt mỏi.
Chuẩn bị:
- 1 kg quả chanh đào chín già, vỏ ngoài mỏng, căng mọng và có màu vàng hơi hồng
- 1,5 lít mật ong
- 0,5 kg đường phèn
Cách ngâm
- Đem chanh rửa sạch, sau đó ngâm với nước muối trong 30 phút
- Tiếp theo, bạn thái chanh thành những lát mỏng, giữ nguyên cả hạt
- Xếp chanh vào trong bình ngâm lần lượt cứ một lớp chanh thì phủ lên trên 1 lớp đường phèn
- Cuối cùng mới đổ mật ong vào sao cho ngập mặt
- Đậy vỉ tre lên, đóng chặt nắp
- Để nơi thoáng mát sau khoảng 3 tháng có thể dùng được
- Để trị viêm họng, ho ở trẻ em, bạn chỉ cần cho bé uống 1 thìa nước ngâm x 3 – 4 lần/ngày. Kết hợp cho bé ngậm lát chanh đào trong miệng và nuốt nước tiết ra để sát trùng, làm dịu cổ họng và bổ sung thêm vitamin C cho bé.
8. Bài thuốc trị viêm họng cho trẻ bằng lá tía tô
Lá tía tô giàu protein, canxi, magie, tinh dầu và nhiều chất khác. Chúng có tác dụng ức chế vi khuẩn, virus cảm cúm, cảm lạnh, đồng thời làm giảm hiện tượng sưng viêm, đau rát trong cổ họng của bé.
Thảo dược này tương đối lành tính. Bạn có thể dùng trị viêm họng tại nhà cho con khi bé có dấu hiệu bị bệnh. Bạn có thể nấu cháo lá tía tô cho bé ăn hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác làm thuốc trị bệnh cho bé theo hướng dẫn dưới đây:
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị lá tía tô, hoa đu đủ đực và hoa khế mỗi loại 1 ít
- Cả ba đem rửa sạch, thái nhỏ
- Bỏ vào tô sành, thêm đường phèn vào, trộn đều lên và đem hấp cách thủy 20 phút
- Gạn nước cho bé uống 2 lần mỗi ngày trong 5 ngày liên tục
9. Quả sung chữa viêm họng cho trẻ
Thêm một bài thuốc dân gian chữa viêm họng cho trẻ đang được lưu truyền rộng rãi trong dân gian đó là dùng quả sung. Loại quả này có tác dụng nhuận phế, tiêu viêm, giải độc. Ngoài ra, nó còn bổ sung nhiều vitamin C, B1 và nhiều khoáng chất giúp chống viêm, kích thích tiêu hóa, giảm đau cổ họng cho bé.
Chuẩn bị:
- 10 quả sung
- 20g đường phèn
Cách sử dụng:
- Quả sung sau khi rửa sạch bạn đem gọt vỏ, thái nhỏ
- Bỏ sung vào ấm sắc với 500ml nước lấy 300ml
- Sau đó thêm đường phèn vào nấu tan rồi tắt bếp
- Cho bé uống nước sắc từ quả sung vài lần trong ngày để chữa viêm họng, khàn tiếng.
10. Bài thuốc chữa viêm họng cho trẻ từ lá bạc hà
Lá bạc hà có tác dụng giảm ho do viêm họng hiệu quả. Thảo dược này cũng giúp xoa dịu cơn đau họng, chống viêm, diệt khuẩn và tiêu đờm nhờ chứa một lượng lớn methol.
Cách 1: Kết hợp lá bạc hà với gừng
- Chuẩn bị: 1 nắm lá bạc hà, 1 nhánh gừng tươi và 15g đường phèn
- Rửa sạch lá bạc hà và gừng, thái nhỏ
- Bỏ hai nguyên liệu đã sơ chế vào chén rồi trộn chung với đường phèn
- Hấp cách thủy hỗn hợp 20 phút
- Lấy nước cho bé uống vào lần trong ngày, mỗi lần 2 – 3 thìa
Cách 2: Dùng lá bạc hà và mật ong
- Lấy 1 nắm lá bạc hà rửa sạch, bỏ vào chén chung với mật ong nguyên chất
- Hấp cách thủy khoảng 15 phút là được
- Gạn nước cho bé uống trong vài ngày liên tục để các triệu chứng bệnh chấm dứt hẳn.
Trẻ bị viêm họng khi nào nên dùng thuốc điều trị?
Các bài thuốc dân gian trị viêm họng cho bé đều sử dụng thảo dược tự nhiên. Mặc dù chúng khá an toàn cho sức khỏe của bé nhưng tác dụng tương đối chậm, chỉ cho hiệu quả tốt đối với các bé bị viêm họng nhẹ. Mẹ nên đưa bé đi khám để dùng thuốc điều trị trong các trường hợp sau:
- Bé bị đau họng và ho nhiều
- Trẻ sốt cao kéo dài
- Có biểu hiện biếng ăn, bỏ bú
- Đã dùng thuốc dân gian quá 3 ngày mà bệnh không thuyên giảm hoặc vẫn tiếp tục tăng nặng.
Những trường hợp này thường được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm hay các loại thuốc khác để điều trị triệu chứng viêm họng cho bé.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!