Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không? Bác sĩ nói gì
Nội dung bài viết
Bệnh tổ đỉa không thể tự khỏi nếu không can thiệp các phương pháp điều trị y tế. Hơn nữa bệnh có đặc tính dai dẳng, kéo dài và dễ tái phát nên cần kết hợp với chế độ chăm sóc khoa học và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không?
Bệnh tổ đỉa (chàm tổ đỉa) là một trong những thể chàm eczema thường gặp. Thể bệnh này gây ra các mụn nước sâu, dày cứng, khó vỡ khu trú ở lòng bàn tay và bàn chân. Tổn thương do bệnh tổ đỉa thường gây đau rát, ngứa ngáy dữ dội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Sau khoảng 3 – 4 tuần, mụn nước do tổ đỉa có thể tự tiêu biến, sau đó để lại trên da lớp vảy tiết màu vàng, da dày sừng, khô ráp và nứt nẻ.
Hiện tại nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy cơ chế khởi phát bệnh có sự tham gia của yếu tố cơ địa và các yếu tố thúc đẩy như nhiễm trùng, căng thẳng, thể trạng suy giảm, sử dụng thuốc hoặc tiếp xúc với hóa chất.
Về thắc mắc “Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không?”, Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 cho biết:
“Hiện nay, nguyên nhân gây tổ đỉa chưa được làm rõ nên việc điều trị bệnh chàm nói chung và chàm tổ đỉa còn gặp nhiều bất lợi. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra, căn bệnh này có liên quan đến yếu tố miễn dịch, cơ địa, di truyền,…. Các biện pháp được áp dụng hiện hành như sử dụng thuốc Tây có tác dụng cải thiện thương tổn lâm sàng, giảm triệu chứng cơ năng, hạn chế biến chứng và giảm nguy cơ hình thành tổn thương mới.
Để kiểm soát căn bệnh này hoàn toàn, hạn chế tối đa tỷ lệ tái phát, người bệnh cần áp dụng biện pháp can thiệp y tế, điều trị chuyên sâu.
Nếu không can thiệp điều trị và chăm sóc đúng cách, tổn thương do tổ đỉa có thể tiến triển mãn tính, tăng nguy cơ bội nhiễm, để lại thâm sẹo và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống”.
Kiểm soát bệnh tổ đỉa bằng cách nào?
Để giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh, ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống, cần thực hiện các biện pháp điều trị và xây dựng chế độ chăm sóc khoa học.
1. Điều trị y tế
Điều trị y tế đối với bệnh chàm tổ đỉa chủ yếu là sử dụng thuốc bôi và thuốc uống. Bác sĩ sẽ cân nhắc về giai đoạn phát triển, mức độ tổn thương và độ tuổi của từng cá thể để chỉ định loại thuốc thích hợp.
Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh tổ đỉa:
- Dung dịch sát trùng: Dung dịch sát trùng (bạc nitrat 0.5%, tím methyl 1%) thường được dùng trong giai đoạn tổ đỉa mới phát. Loại thuốc này được sử dụng nhằm làm khô tổn thương da và hạn chế bội nhiễm.
- Thuốc mỡ corticoid: Sau khi mụn nước tiêu biến và tổn thương da khô lại, có thể dùng thuốc mỡ corticoid để giữ ẩm cho da, giảm viêm và ngứa ngáy. Tuy nhiên corticoid chỉ được sử dụng trên phạm vi nhỏ và dùng tối đa trong thời gian 20 ngày.
- Thuốc bôi kháng nấm: Hầu hết các trường hợp bị tổ đỉa đều có hiện tượng nhiễm nấm (do đặc thù của vùng da chân và tay). Vì vậy bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi kháng nấm để ức chế nấm men và làm giảm tổn thương da.
- Thuốc ức chế calcineurin: Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm, kháng dị ứng và được sử dụng xen kẽ với thuốc bôi chứa corticoid. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế các chất trung gian gây viêm và dị ứng, từ đó làm giảm tổn thương thực thể và các triệu chứng cơ năng do chàm tổ đỉa gây ra.
- Thuốc kháng histamine: Chàm tổ đỉa là một trong những dạng chàm có mức độ ngứa dữ dội và dai dẳng. Để làm giảm triệu chứng này, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng histamine H1 tổng hợp như Clorpheniramine, Cetirizine, Loratadin,…
- Thuốc kháng sinh: Kháng sinh được dùng khi tổn thương do tổ đỉa bị nhiễm trùng (tổ đỉa bội nhiễm). Nhóm thuốc này thường được dùng ở đường uống hoặc kết hợp với kháng sinh dạng bôi trong trường hợp cần thiết.
- Các loại thuốc khác: Ngoài ra dựa vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định một số lại thuốc khác như thuốc uống corticoid, thuốc chống nấm,…
2. Chăm sóc & phòng ngừa
Cơ chế khởi phát bệnh tổ đỉa tương đối phức tạp. Bệnh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm tác nhân ngoại giới và nội giới. Vì vậy song song với các biện pháp điều trị, bạn nên kết hợp với chế độ chăm sóc và chủ động phòng ngừa để kiểm soát bệnh hoàn toàn.
Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tổ đỉa tái phát:
- Tuyệt đối không chà xát và gãi cào lên da. Nếu mụn nước có kích thước lớn và gây khó khăn khi hoạt động, nên đến bệnh viện để được trích rạch bọng nước và vô trùng vết thương.
- Dưỡng ẩm da từ 2 – 4 lần/ ngày.
- Lựa chọn giày dép có kích cỡ phù hợp và chất liệu mềm để giảm ma sát lên da. Ngoài yếu tố dị ứng, tác động cơ học cũng có thể là nguyên nhân kích thích chàm tổ đỉa và các bệnh da liễu mãn tính bùng phát.
- Không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, dung môi công nghiệp, kim loại,… Nên mang ủng và đeo găng tay cao su khi rửa chén, giặt quần áo, làm vườn,…
- Hạn chế ăn các thực phẩm lạ và tránh sử dụng đồ uống, thực phẩm có khả năng dị ứng cao như hải sản, sữa, trứng, thịt gà, đậu phộng, đậu nành, lúa mì,…
- Vệ sinh cơ thể thường xuyên – đặc biệt là vùng da chân và da tay thường xuyên.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, tập luyện thường xuyên nhằm nâng cao thể trạng và tăng cường sức đề kháng. Thể trạng suy yếu là điều kiện thuận lợi để bệnh chàm tổ đỉa và các vấn đề da liễu bùng phát mạnh.
Tham khảo thêm:
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!