Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Lá bàng chữa bệnh trĩ được không? Cách thực hiện?

Tiêm xơ búi trĩ là gì? Có đau không? Tiêm ở đâu?

Thuốc trĩ cho bà bầu loại nào tốt và an toàn cho mẹ & bé?

Trĩ Ngoại Tắc Mạch Là Gì? Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Cách dùng lá mơ lông chữa bệnh trĩ giúp làm giảm triệu chứng

Bệnh trĩ Nên Ăn Gì, Kiêng Gì? Những Thực Phẩm Tốt Cho Bệnh Trĩ

5/5 - (3 bình chọn)

Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh không chỉ góp phần mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng bệnh trĩ một cách tự nhiên. Chính vì vậy, việc nắm rõ bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình điều trị bệnh.

Người bị bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào?

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, lạm dụng đồ cay nóng, chất kích thích và các thức ăn nhiều dầu mỡ chính là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh trĩ. Do đó, một khi đã được chẩn đoán mắc căn bệnh này, bạn nên bỏ ra một chút thời gian để tìm hiểu về danh sách các thực phẩm nên và không nên sử dụng để chủ động xây dựng được một thực đơn ăn uống có lợi nhất, giúp hỗ trợ chữa trị bệnh trĩ nhanh khỏi.

Trong bữa ăn hàng ngày, người bệnh nên ưu tiên sử dụng các thực phẩm có tính nhuận tràng, giúp thúc đẩy tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Tránh sử dụng các loại đồ ăn, thức uống gây khó khăn cho việc tiêu hóa và thúc đẩy các triệu chứng bệnh trĩ bùng phát dữ dội hơn.

Người bị trĩ nên ăn gì?

Người mắc bệnh trĩ được khuyến cáo nên thường xuyên sử dụng các thực phẩm dưới đây trong thực đơn để cải thiện các triệu chứng bệnh một cách tự nhiên.

1. Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch hay lúa mạch, ngô… chính là những sự lựa chọn tuyệt vời cho thực đơn của người bị trĩ. Chúng chưa trải qua quá trình xử lý, tinh chế nên còn giữ nguyên vẹn được mầm, cám và nội nhũ với hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú tốt cho sức khỏe.

Trào ngược sau sinh sẽ được dập tắt vĩnh viễn sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc của Vua Tự Đức, TUYỆT ĐỐI không gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé. XEM NGAY
Bị trĩ nên ăn gì?
Người mắc bệnh trĩ nên thường xuyên sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt

Đặc biệt, ngũ cốc còn cung cấp nhiều chất xơ không hòa tan có lợi cho đường ruột. Chất này thúc đẩy tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, qua đó giảm đau hậu môn, giúp phân được đào thải ra ngoài một cách dễ dàng mà không phải rặn mạnh khiến búi trĩ bị sa ra ngoài.

Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt cũng cung cấp một loại chất xơ hòa tan có tên gọi là beta-glucan. Chất này hoạt động tương tự như prebiotic, giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh vật có lợi, nâng cao sức khỏe đường ruột.

2. Bông atiso – thực phẩm tốt cho bệnh trĩ

Trong đời sống hàng ngày, bông atiso thường được người dân sử dụng để nấu canh ăn hoặc phơi khô làm trà uống. Thực phẩm này cung cấp nhiều chất xơ. Với một bông có kích cỡ trung bình khoảng 128 gram có thể chứa đến 7 gram chất xơ.

Tương tự như nguồn chất xơ được tìm thấy trong các loại thực phẩm khác, nguồn chất xơ mà atiso cung cấp cũng tạo ra môi trường sống lý tưởng cho các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, nhất là Bifidobacteria và Lactobacilli.

Y học cổ truyền cũng ghi nhận, atiso có tính mát, giúp thanh nhiệt, tiêu độc, trị nóng trong, táo bón. Thường xuyên sử dụng thực phẩm này là cách đơn giản để giữ cho đường ruột của bạn luôn khỏe mạnh, đồng thời cải thiện được đáng kể các triệu chứng của bệnh trĩ mà không cần dùng đến các loại thuốc tây có hại.

3. Ớt chuông

Các loại ớt có vị cay được xem là khắc tinh của bệnh trĩ nhưng ớt chuông thì ngược lại. Đây là một loại rau tuyệt vời cho người bị trĩ có liên quan đến tình trạng táo bón kéo dài.

Trong 92 gram ớt chuông cắt lát có thể chứa gần 2 gram chất xơ. Cùng với đó, sở hữu 93% là nước, ớt chuông có khả năng làm mềm phân, giúp bạn đi cầu dễ dàng hơn, tránh gây đau hậu môn và không làm gia tăng áp lực quá mức lên các tĩnh mạch nằm trong ống hậu môn trực tràng. Điều này sẽ giúp ngăn chặn không cho bệnh trĩ có cơ hội tiến triển nặng hơn.

4. Rau quả có màu sắc sặc sỡ

Các loại rau củ quả có màu sắc sặc sỡ cũng là những thức ăn tốt cho người bệnh trĩ. Bao gồm cà chua, dâu tây, rau cải xoăn, nho và các loại rau có lá màu xanh thẫm. Chúng cung cấp hàm lượng cao flavonoid – một chất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Nó giúp kháng viêm, giảm đau, thu nhỏ búi trĩ và bảo vệ thành mạch trước các yếu tố gây hại bên trong lẫn bên ngoài môi trường.

Lượng flavonoid có nhiều nhất trong rau quả khi chúng ở trạng thái tươi. Vì vậy, bạn nên sử dụng chúng ngay từ khi còn tươi ngon. Đối với các loại rau củ thì chỉ nên nấu vừa chín tới, không nên đun kỹ tới mức đổi màu làm thất thoát một lượng đáng kể các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

5. Ăn chuối tốt cho người bị trĩ

Quả chuối chính là một gợi ý tiếp theo cho thắc mắc bị trĩ nên ăn gì. Sở hữu hàm lượng cao chất xơ hòa tan cùng với tinh bột kháng, chuối là thực phẩm lý tưởng nên được thường xuyên sử dụng trong thực đơn của người bị trĩ, giúp cải thiện các triệu chứng bệnh một cách tự nhiên.

bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào
Chuối giàu chất xơ hòa tan pectin giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón cho người bị trĩ

Trung bình, cứ ăn một quả chuối dài khoảng 18 – 20cm, bạn đã cung cấp cho cơ thể khoảng 3 gram chất xơ. Khi được hấp thu, thành phần pectin sẽ tạo thành một loại gel giúp bôi trơn đường ruột và bảo vệ niêm mạc ruột. Trong khi đó, tinh bột kháng lại giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi.

Duy trì ăn 2 – 3 quả chuối mỗi ngày sẽ giúp đảm bảo cho quá trình tiêu hóa của người bị trĩ luôn diễn ra thông suốt, giảm thiểu được nguy cơ bị sa trĩ, đau và chảy máu khi đi ngoài.

6. Rau cần tây

Rau cần tây không chỉ cung cấp nhiều nước và còn bổ sung nguồn chất xơ, các vitamin và khoáng chất phong phú cho cơ thể. Nó giúp phân của bạn mềm hơn và tránh gia tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng khi đi cầu.

Mỗi cây cần tây lớn sẽ cung cấp cho cơ thể 1 gram chất xơ. Loại rau này thường được sử dụng trong các món salad, súp, canh hay xào cùng với thịt để làm tăng hương vị thơm ngon cho món ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể ép cần tây chung với các loại rau củ khác lấy nước uống hàng ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ.

7. Quả lê, táo

Trong danh sách các thực phẩm tốt cho bệnh trĩ còn có lê, táo. Mỗi quả lê có kích cỡ trung bình cung cấp tới gần 6 gram chất xơ ( chiếm khoảng 22% tổng lượng nhu cầu chất xơ hàng ngày của cơ thể. Đây là một món ăn nhẹ tuyệt vời cho bạn khi đang bị trĩ. Nó cũng được sử dụng trong các món hầm, salad hoặc ép nước uống.

Táo cũng giàu chất xơ không thua kém so với lê. Mỗi quả táo có thể cung cấp cho bạn gần 5 gram chất xơ hòa tan pectin. Chất này khi vào trong ruột sẽ tạo ra một loại gel giúp giữ nước cho phân, làm phân to và mềm hơn, đồng thời giảm bớt áp lực lên khu vực hậu môn trực tràng khi đi ngoài, chống sa búi trĩ.

8. Bị trĩ nên ăn rau diếp cá

Diếp cá là thực phẩm có tính mát. Nó cũng bổ sung nhiều chất xơ, vitamin C và rutin giúp thúc đẩy tiêu hóa và tăng sức bền cho thành mạch, ngăn ngừa sa trĩ. Nghiên cứu cho thấy, cơ thể được bổ sung đầy đủ vitamin C cũng có thể giúp cải thiện được đáng kể tình trạng táo bón cho một số trường hợp bị trĩ.

Hơn nữa, trong rau diếp cá còn chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên. Bạn có thể tận dụng đặc tính tuyệt vời này để tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại, nâng cao sức khỏe đường ruột và ngăn ngừa nhiễm trùng hậu môn.

Rau diếp cá được dùng theo nhiều hình thức khác nhau như:

  • Ăn sống
  • Nấu chín cùng với thịt, cá
  • Xay nước uống
  • Phơi khô làm trà hoặc tán bột pha chế nước uống…

9. Rau mồng tơi

Với những bệnh nhân bị trĩ thường xuyên có triệu chứng táo bón hoặc đi cầu ra máu, rau mồng tơi chính là một sự lựa chọn tuyệt vời. Hàm lượng chất xơ phong phú cùng chất nhớt trong rau mồng tơi hoạt động như một chất bôi trơn đường ruột, đồng thời làm mềm phân và giúp đi ngoài dễ dàng hơn.

Trên thực tế, rau mồng tơi còn được sử dụng như một loại thuốc tự nhiên để điều trị bệnh trĩ tại nhà. Cách chữa bệnh trĩ bằng rau mồng tơi khá đơn giản. Ngoài việc thường xuyên dùng các món ăn được chế biến từ loại rau này, bạn có thể lấy lá giã nát cùng với một ít muối và đắp trực tiếp vào hậu môn mỗi ngày 1 – 2 lần. Kết hợp dùng rau mồng tơi theo đường bên trong lẫn bên ngoài để đẩy lùi bệnh trĩ nhanh hơn.

10. Lá mơ lông tốt cho người bị trĩ

Lá mơ lông không chỉ là thực phẩm mà còn là phương thuốc tự nhiên lâu đời cho bệnh nhân bị trĩ. Loại rau này có thể dùng chiên trứng, ăn sống, xay nước uống hoặc giã nát đắp vào hậu môn để cải thiện các dấu hiệu khó chịu do bệnh trĩ gây ra.

lá mơ lông là thực phẩm tốt cho bệnh trĩ
Lá mơ lông là một trong những thực phẩm tốt nhất cho người bị trĩ

Đông y ghi nhận, lá mơ lông có tính mát. Nó giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, giải nhiệt, tiêu độc cho cơ thể, kích thích tiêu hóa và thu nhỏ búi trĩ nhờ chứa nhiều hoạt chất quý như tanin, alkaloid và các loại axit amin. Ngoài ra, lá mơ lông còn có tác dụng tốt trong việc cầm máu, giúp nhanh chóng khắc phục được tình trạng đi ngoài ra máu do bệnh trĩ.

11. Nha đam

Nha đam được xếp vào danh sách các thức ăn tốt cho người bệnh trĩ nhờ có đặc tính nhuận tràng tự nhiên. Gel nha đam chứa các chất có khả năng kích thích nhu động ruột, bôi trơn đường tiêu hóa và đẩy nhanh quá trình di chuyển của thức ăn trong ruột. Nhờ vậy bệnh nhân có thể giảm được nguy cơ bị táo bón và cải thiện đáng kể các triệu chứng liên quan đến bệnh trĩ như đi cầu ra máu, đau ngứa hậu môn, sa búi trĩ.

Bên cạnh đó nha đam còn chứa chất kháng khuẩn và nhiều loại khoáng tố có lợi cho sức khỏe. Khi sử dụng, bạn chỉ cần gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài lá nha đam, cắt nhỏ ruột đem xay nhuyễn lấy nước uống hoặc đem nấu với đậu xanh đường phèn ăn để giải nhiệt, giảm đau rát hậu môn khi đi cầu.

12. Bị trĩ nên ăn gì? – Dưa chuột

Dưa chuột (hay dưa leo) cũng là một sự lựa chọn tốt cho thực đơn của người bị trĩ. Thực phẩm này không chỉ thanh mát, ngon miệng mà còn bổ sung nhiều nước và chất xơ giúp duy trì hoạt động ổn định của cơ quan tiêu hóa.

Dưa chuột chủ yếu được sử dụng ở dạng tươi theo hình thức ăn sống. Khi dùng, bạn nên để cả vỏ nhằm thu được nhiều chất xơ nhất. Tuy nhiên hãy chú ý rửa dưa chuột qua nhiều lần nước và đừng quên ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ dư lượng chất bảo vệ thực vật, đồng thời đảm bảo tiêu diệt sạch ký sinh trùng cũng như vi khuẩn.

13. Mận khô

Quả mận sấy khô được khuyến khích sử dụng cho người mắc bệnh trĩ . Nó được xem như một phương thuốc nhuận tràng tự nhiên của cơ thể, giúp chống lại tình trạng táo bón, khó đi cầu ở bệnh nhân bị trĩ một cách an toàn.

Một số nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra, việc duy trì ăn mận khô mỗi ngày với một lượng vừa phải có thể giúp cải thiện được tình trạng khô cứng của phân, đồng thời tăng cường hoạt động co bóp của nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài. Tác dụng này có được không chỉ nhờ chất xơ mà còn do hàm lượng sorbitol – một loại rượu đường tốt cho tiêu hóa được tìm thấy trong quả mận khô.

Bạn có thể ăn trực tiếp 8 – 10 quả mận khô mỗi ngày như một món ăn vặt. Nếu cần thiết, hãy đun sôi quả mận với nước khoảng 10 phút sẽ giúp mận mềm và dễ ăn hơn.

14. Các loại bí

Bí đao, bí ngô hay bí vàng… đều tốt cho người bị trĩ. Nhóm thực phẩm này cung cấp cho cơ thể một lượng lớn chất xơ, đáng kể nhất phải đề cập đến bí đỏ. Mỗi 205 gram bí đỏ có chứa đến 9 gram chất xơ. Thường xuyên sử dụng các loại bí trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp người bị trĩ tiêu hóa tốt, đi cầu đều đặn hơn mà không phải lo ngại về tình trạng chảy máu, sa trĩ khi đi ngoài.

Bạn có thể thưởng thức bí dưới các dạng luộc, nấu canh, xào hay hầm nhừ. Một số loại bí, chẳng hạn như bí xanh còn được dùng ép nước uống để thanh nhiệt, tiêu độc và đẩy lùi các triệu chứng bệnh trĩ từ bên trong.

15. Các loại rau họ cải

Nhóm các loại rau họ cải bao gồm nhiều loại khác nhau như súp lơ xanh, bông cải trắng, rau bắp cải, củ cải, rau cải xoan, cải xanh hay cải ngọt… Chúng chứa nhiều chất xơ không hòa tan được biết đến với tác dụng làm tăng trọng lượng phân, duy trì tần suất đi ngoài đều đặn trong tuần.

thức ăn tốt cho người bệnh trĩ
Người mắc bệnh trĩ nên thường xuyên sử dụng các loại rau họ cải để giảm nhẹ triệu chứng khó chịu

Thêm vào đó, các loại rau kể trên còn cung cấp nhiều glucosinolate. Chất này giúp đa dạng hóa hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột, qua đó tăng cường chức năng tiêu hóa. Đây chính là phương thuốc tự nhiên hữu hiệu để chống lại chứng táo bón và các triệu chứng khó chịu khác do bệnh trĩ mang lại.

16. Các loại đậu

Nếu đang thắc mắc bị trĩ nên ăn gì thì bạn không nên bỏ qua các loại đậu, bao gồm đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu lăng, đậu Hà Lan… Sử dụng chúng thường xuyên trong bữa ăn sẽ đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu chất xơ cho cơ thể, giúp phòng chống táo bón và ngăn chặn tình trạng bùng phát của bệnh trĩ.

Khi sử dụng nhóm thực phẩm này, bạn có thể được cung cấp cả hai loại chất xơ ở dạng hòa tan và không hòa tan. Trong đó, chất zơ hòa tan sẽ biến thành gel bôi trơn đường tiêu hóa, nuôi dưỡng các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Chất xơ không hòa tan lại có tác dụng tạo khối, làm tăng trọng lượng phân, thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

17. Quả mâm xôi

Đây là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời cho cơ thể. Bạn sẽ được cung cấp khoảng 8 gram chất xơ khi ăn 123 gram mâm xôi. Dưỡng chất này sẽ giúp bạn đi cầu dễ dàng hơn mà không phải cố gắng rặn mạnh – nguyên nhân khiến búi trĩ bị sa ra ngoài.

Ngoài ra, hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào được tìm thấy trong quả mâm xôi còn giúp kháng viêm, diệt khuẩn, bảo vệ thành mạch cũng như các tế bào khỏe mạnh trong ống hậu môn khỏi tác hại của gốc tự do cũng như vi khuẩn.

18. Chất lỏng

Ngoài việc sử dụng các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, bạn cũng cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất lỏng cho cơ thể để giúp cho phân được mềm mại và dễ dàng đi ngoài mà không gây đau cũng như chảy máu ở hậu môn.

Việc uống bao nhiêu nước trong ngày còn phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, cường độ vận động trong ngày của bạn. Thông thường, người trưởng thành cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, bao gồm cả nước lọc, nước trái cây hay nước rau củ. Hãy chắc chắn cơ thể bạn được nạp nước đều đặn nhiều lần trong ngày mà không phải đợi đến khi thấy khát mới uống.

Bị bệnh trĩ kiêng ăn gì?

Thường xuyên sử dụng các thực phẩm có tính nóng, chứa nhiều chất béo không lành mạnh hoặc ít chất xơ có thể dẫn đến táo bón, qua đó làm tăng nặng tình trạng đi ngoài ra máu, thúc đẩy búi trĩ sưng to hơn và sa ra ngoài. Dưới đây là những thứ bạn nên hạn chế dùng khi bị trĩ:

  • Thức ăn cay: Các thức ăn chứa nhiều tiêu, ớt và các loại gia vị cay gây mất nước, làm tăng thân nhiệt dẫn đến táo bón. Chính vì vậy, thói quen ăn cay có thể làm tăng nặng cơn đau và các triệu chứng khó chịu liên quan đến bệnh trĩ.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa chưa tách béo: Sử dụng nhóm thực phẩm này thường xuyên không chỉ gây trướng bụng, đầy hơi mà còn khiến bạn bị tăng cân. Từ đó làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn, thúc đẩy sự hình thành của búi trĩ.
  • Thịt đỏ: Chẳng hạn như thịt bò, thịt trâu, thịt dê… Chúng chứa nhiều chất đạm khó tiêu nên dễ gây táo bón khi ăn nhiều. Điều này có thể gây ra các triệu chứng bất lợi cho bệnh trĩ.
bị bệnh trĩ kiêng ăn gì
Thịt đỏ gây khó tiêu, táo bón nên không tốt cho người mắc bệnh trĩ
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Bao gồm thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích, hamburger,… Nhóm thức ăn này có ít chất xơ nhưng lại chứa nhiều natri và các chất bảo quản. Lạm dụng quá mức không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ bị táo bón cũng như bệnh trĩ.
  • Bánh mì trắng: Được làm từ bột mì đã qua tinh chế đã bị thất thoát phần lớn chất xơ, bánh mì trắng có thể gây táo bón nếu được ăn thường xuyên. Ngoài ra, các sản phẩm được làm từ bột mò trắng như mì ống cũng không được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người mắc bệnh trĩ.
  • Thức ăn mặn: Ăn nhiều muối và đồ mặn gây đầy hơi, mất nước, táo bón và tăng nặng cảm giác nóng rát, khó chịu ở hậu môn khi bị trĩ.
  • Thức ăn chiên rán: Chúng khiến đường ruột gặp khó khăn trong việc tiêu hóa và có thể khiến cho bệnh trĩ bùng phát mạnh hơn.
  • Rau xào: Nếu bạn chưa biết bị bệnh trĩ kiêng ăn rau gì thì hãy thêm ngay rau xào vào danh sách các thực phẩm cần hạn chế sử dụng khi bị trĩ. Được chế biến với nhiều dầu mỡ, ăn rau xào có thể gây khó tiêu, đầy bụng, tăng cân và ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh trĩ.
  • Đồ uống có cồn và caffein: Lạm dụng các thức uống này khiến đường tiêu hóa bị kích thích, gây thất thoát nước và làm phân bị khô cứng, phải rặn mạnh khi đi ngoài.

Những thông tin trên đây chính là lời giải đáp cho thắc mắc bị trĩ nên ăn gì và kiêng gì. Việc duy trì một chế độ lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe đường ruột mà còn hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị bệnh trĩ, giúp bạn đẩy lùi bệnh nhanh hơn mà không bị lệ thuộc quá mức vào các loại thuốc tân dược ẩn chứa nhiều tác dụng phụ.

Có thể bạn chưa biết

Tin xem thêm

Tin khác

Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nội dung bài viếtNgười bị bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào?Người bị trĩ nên ăn gì?1. Ngũ cốc nguyên hạt2. Bông atiso – thực phẩm tốt cho bệnh...

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Nội dung bài viếtNgười bị bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào?Người bị trĩ nên ăn gì?1. Ngũ cốc nguyên hạt2. Bông atiso – thực phẩm tốt cho bệnh...

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

Nội dung bài viếtNgười bị bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào?Người bị trĩ nên ăn gì?1. Ngũ cốc nguyên hạt2. Bông atiso – thực phẩm tốt cho bệnh...

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

Nội dung bài viếtNgười bị bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào?Người bị trĩ nên ăn gì?1. Ngũ cốc nguyên hạt2. Bông atiso – thực phẩm tốt cho bệnh...

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Nội dung bài viếtNgười bị bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào?Người bị trĩ nên ăn gì?1. Ngũ cốc nguyên hạt2. Bông atiso – thực phẩm tốt cho bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn