Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay
Nội dung bài viết
Do mắc bệnh ở khu vực thầm kín và ngại thăm khám nên những cách chữa bệnh trĩ tại nhà luôn là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều bệnh nhân. Hầu hết các mẹo này đều sử dụng nguyên liệu tự nhiên như khoai tây, rau diếp cá, lá trầu không hay hoa thiên lý nên khá dễ kiếm và an toàn cho sức khỏe.
10 cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản
Đi cùng với sự phát triển của nhịp sống hiện đại, tỷ lệ mắc bệnh trĩ cũng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh và gia vị cay. Ngoài ra, lối sống ít vận động, ngồi nhiều, tăng cân mất kiểm soát cũng góp phần thúc đẩy bệnh phát triển.
Bệnh trĩ được chia làm nhiều loại như trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ vòng hay trĩ hỗn hợp… Búi trĩ hình thành khi có sự phình giãn quá mức của các tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng. Kèm theo đó, người bệnh còn bị đi cầu ra máu, đau và vướng víu trong hậu môn mỗi khi đi ngoài, ẩm ướt, ngứa ngày bên ngoài vùng da xung quanh hậu môn.
Hiện có nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh trĩ. Trong đó, các mẹo chữa bệnh tự nhiên được lưu truyền và áp dụng khá rộng rãi trong dân gian. Dưới đây là 10 cách trị bệnh trĩ tại nhà thông dụng:
1. Mẹo trị bệnh trĩ bằng nha đam
Nha đam có nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày như làm thực phẩm, dưỡng da và cả làm thuốc chữa bệnh. Đây là nguyên liệu dễ kiếm và an toàn cho hầu hết mọi đối tượng.
Với đặc tính nhuận tràng tự nhiên, nha đam có khả năng kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón cho người bị trĩ. Nhờ đó, người bệnh sẽ giảm bớt được hiện tượng đau hậu môn, sa búi trĩ và chảy máu khi đi cầu.
Cùng với đó thành phần bradykinase và các hoạt chất kháng viêm, khử khuẩn tự nhiên được tìm thấy trong gel nha đam còn có tác dụng diệt khuẩn, thu nhỏ búi trĩ và giảm tiết dịch, xoa dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn. Bạn có thể dùng nha đam chữa bệnh trĩ tại nhà theo đường miệng hay dùng ngoài đều được.
Cách 1: Thoa gel nha đam
- Lấy 1 miếng nha đam gọt sạch vỏ
- Xay nhuyễn phần ruột rồi thoa lên búi trĩ sau khi đã vệ sinh hậu môn sạch sẽ
- Rửa sạch lại với nước sau khoảng 20 phút
- Áp dụng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối
Cách 2: Uống nước nha đam
- Chuẩn bị 1 lá nha đam, đường phèn đủ dùng
- Gọt vỏ lá nha đam rồi bỏ phần ruột vào ngâm với nước muối loãng 15 phút cho bớt nhớt.
- Cắt nha đam thành khối vuông
- Đun sôi nước, bỏ nha đam cùng với đường phèn vào nồi nấu khoảng 20 phút
- Gạn nước uống 2 – 3 lần trong ngày để ngăn ngừa táo bón và cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ từ bên trong. Bạn nên ăn cả cái để đạt được hiệu quả tốt hơn.
**Lưu ý:
Thận trọng tham khảo ý kiến bác sĩ khi áp dụng mẹo trị bệnh trĩ bằng nha đam cho phụ nữ mang thai, trẻ em và người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của nha đam.
2. Luyện tập chữa bệnh trĩ tại nhà
Người mắc bệnh trĩ thường được khuyến khích tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, cải thiện chức năng tiêu hóa và ngăn chặn không để bệnh trĩ tiếp tục tiến triển nặng hơn. Ngoài ra, tập thể dục còn có tác dụng giảm căng thẳng, chống táo bón, tăng sức bền cho hệ thống các cơ co thắt nằm ở hậu môn trực tràng, đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể.
Bên cạnh các bộ môn luyện tập như yoga, bơi lội, đi bộ, bạn có thể thực hành một số bài tập chữa bệnh trĩ đơn giản dưới đây mỗi ngày để nhanh chóng đẩy lùi được bệnh.
Động tác số 1: Gấp đùi và nâng hậu môn
- Nằm ngửa trên sàn hoặc trên giường phẳng
- Co hai đầu gối về phía trước ngực kết hợp ép gót chân vào sát mông
- Nâng xương chậu lên một cách từ từ và nhíu hậu môn lại
- Đếm khoảng 5 nhịp rồi thả lỏng hậu môn và toàn bộ cơ thể
- Thực hiện động tác trên 20 lần liên tục.
Động tác số 2: Co thắt hậu môn
- Bạn ngồi trên ghế, cơ thể thả lỏng và tập trung suy nghĩ về phần bụng dưới
- Hít sâu rồi nhíu hậu môn vào sao cho 2 bên mông ép chặt hết cỡ. Kết hợp uốn cong lưỡi và áp sát vào phía hàm trên.
- Duy trì động tác trên khoảng 5 nhịp đếm rồi từ từ thở ra, thả lỏng cơ thể
- Thực hiện 20 nhịp liên tục x 2 – 3 lần/ngày
Động tác số 3: Đi bộ
- Đứng thẳng, hai chân khép hờ, hai tay buông lỏng để dọc theo cơ thể
- Hướng suy nghĩ về vùng gần xương mu. Cùng lúc đó, gập các ngón chân lại và bám sát vào mặt đất.
- Thóp hậu môn lại và tiến hành đi bộ với các bước nhỏ chậm rãi, kết hợp hít thở đều đặn trong 5 phút.
- Thả lỏng hậu môn, tiếp tục đi bộ trong 2 phút rồi lại thóp hậu môn vào
- Lặp lại động tác trên 30 phút mỗi ngày
Động tác số 4: Nâng cao chức năng tiêu hóa
- Đứng thẳng và để hai chân dang rộng bằng vai. Tay thả lỏng, nắm hờ bàn tay
- Từ từ nhún đầu gối xuống để ở tư thế đứng tấn. Trong khi đó miệng khép lại, lưỡi cong lên uống quanh vòm miệng. Cột sống lưng luôn giữ thẳng.
- Để nguyên như vậy đến khi miệng tiết ra nhiều nước bọt thì nuốt vào và nhíu hậu môn lại vài giây.
- Thả lỏng toàn bộ cơ thể, nghỉ 5 giây rồi lặp lại động tác tương tự thêm 20 lần.
3. Dùng nghệ chữa bệnh trĩ
Thêm một cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản để bạn tham khảo là dùng nghệ. Đây là loại gia vị khá quen thuộc trong gian bếp và cũng là phương thuốc trị bệnh tự nhiên cho các chứng bỏng, vết thương ngoài da, bệnh viêm da và cả các bệnh lý ở đường tiêu hóa, trong đó có bệnh trĩ.
Củ nghệ vàng đặc biệt chứa nhiều curcumin. Thành phần này được biết đến với khả năng chống oxy hóa, kháng viêm mạnh. Nó giúp giảm sưng búi trĩ, xoa dịu cơn ngứa, đồng thời thúc đẩy quá trình sữa chữa tổn thương ở các mô mềm trong ống hậu môn. Y học cổ truyền cũng ghi nhận, nghệ có tác dụng chỉ thống, tiêu thũng, kích thích lưu thông máu, giảm ứ trệ khí huyết ở khu vực hậu môn trực tràng, ngăn ngừa sa trĩ và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng hậu môn.
Ngoài việc sử dụng nghệ thường xuyên trong chế biến thức ăn, bạn có thể chữa bệnh trĩ bằng nghệ theo những cách sau:
Cách 1: Thoa nước cốt nghệ
- Chuẩn bị 1 – 2 củ nghệ tươi
- Rửa sạch, giã nát nghệ
- Thêm vào một chút nước đun sôi để nguội rồi dùng một miếng vải sạch vắt lấy nước cốt nghệ
- Lấy bông gòn thấm nước nghệ thoa lên búi trĩ và khu vực xung quanh hậu môn. Để khô tự nhiên rồi để ít nhất 20 phút mới rửa lại
- Thực hiện liên tục 2 – 3 lần trong ngày để nhanh thấy được hiệu quả.
Cách 2: Uống bột nghệ với mật ong
- Lấy 1 thìa bột nghệ vàng trộn chung với 2 thìa mật ong
- Thêm vào 200ml nước ấm, quậy cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau
- Uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối
4. Chườm đá lạnh giảm sưng đau trĩ
Một cách đơn giản để nhanh chóng giảm sưng búi trĩ và giảm nhẹ cơn đau mà nhiều người đang áp dụng đó là chườm lạnh. Trường hợp này, đá lạnh hoạt động như một chất gây tê tự nhiên. Nó giúp ức chế thần kinh, ngăn chặn quá trình dẫn truyền tín hiệu đau về não bộ, đồng thời đóng băng các mô bị sưng không để búi trĩ tiếp tục phình giãn to hơn.
Cách thực hiện:
- Làm sạch khu vực hậu môn rồi lau khô
- Tiếp theo bạn lấy một miếng vải mỏng bọc cục đá lại
- Áp lên hậu môn 15 – 20 phút
- Với cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng liệu pháp chườm lạnh, bạn có thể lặp lại mỗi 2 – 3 tiếng một lần để giảm đau, đặc biệt là sau khi đi ngoài.
**Lưu ý: Da ở hậu môn khá mỏng và nhạy cảm. Bạn không nên lấy cục đá áp trực tiếp vào khu vực này để tránh hiện tượng bỏng nhiệt.
5. Điều trị bệnh trĩ bằng cây lá bỏng
Cây lá bỏng là thảo dược dễ kiếm, thường được người dân trồng trong chậu để làm cảnh hoặc dùng trị bỏng, chữa viêm họng, bệnh trĩ và một số vấn đề khác về sức khỏe.
Trong lá bỏng chứa nhiều nước và có tính mát. Khi sử dụng theo đường miệng, nó giúp điều hòa thân nhiệt, giảm nóng trong, táo bón – nguyên nhân chính gây bệnh trĩ. Bên cạnh đó, lá bỏng còn được dùng làm thuốc đắp chữa bệnh trĩ. Thảo dược này cung cấp các hoạt chất kháng viêm, khử khuẩn, giảm đau tự nhiên, giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh trĩ một cách an toàn.
Cách 1: Kết hợp lá bỏng với rau sam
- Chuẩn bị 50 gram lá bỏng và 50 gram rau sam. Tất cả dùng ở dạng tươi
- Cả hai rửa sạch, bỏ vào ấm sắc với 4 bát nước lấy 2 bát
- Chia uống 2 lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng bệnh trĩ chấm dứt hẳn
Cách 2: Đắp lá bỏng
- Hái 3 – 4 cái lá bỏng đem rửa thật sạch
- Bỏ vào cối giã nát cùng với vài hạt muối ăn
- Đắp hỗn hợp này trực tiếp vào hậu môn mỗi khi bị sa trĩ
Cách 3: Dùng lá bỏng và các thảo dược khác trị trĩ nặng kèm đi ngoài ra máu
- Chuẩn bị thang thuốc gồm lá bỏng ( 30 gram), lá cỏ nhọ nồi, ngải cứu, trắc bá ( mỗi vị 10 gram).
- Tất cả sao vàng, sắc kỹ lấy nước đặc uống mỗi ngày 1 thang trong vài tuần liên tục để cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra.
6. Mẹo chữa bệnh trĩ tại nhà bằng tinh dầu
Một số loại tinh dầu thiên nhiên được sử dụng như một loại thuốc bôi ngoài da để điều trị bệnh trĩ nhờ có tác dụng kháng viêm, sát trùng tốt. Chúng giúp giảm ngứa, làm teo búi trĩ, xoa dịu cơn đau và giảm cảm giác ngứa ngáy ở hậu môn. Sử dụng tinh dầu phù hợp, đúng cách còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng hậu môn, rò hậu môn hay áp xe hậu môn – những biến chứng thường gặp khi bị trĩ.
Bạn có thể dùng dầu cây trà, dầu dừa, dầu ô liu, dầu sả hay dầu bạc hà… để chữa bệnh trĩ. Cách thực hiện như sau:
Cách 1: Thoa tinh dầu
- Rửa sạch hậu môn, dùng khăn mềm lau khô
- Dùng bông gòn thấm một ít tinh dầu thoa trực tiếp vào trong hậu môn
- Giữ khoảng 20 phút sau để tinh dầu phát huy hiệu quả mới được tắm rửa
- Sử dụng tinh dầu theo cách này mỗi ngày 1 – 2 lần tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Cách 2: Xông hậu môn bằng tinh dầu
- Bạn đun sôi 1 lít nước rồi nhỏ vào vài giọt tinh dầu, khuấy đều
- Dùng nước này xông hậu môn đến khi thấy hết bốc hơi thì ngưng
- Ngâm hậu môn vào trong nước chứa tinh dầu thêm 5 phút nữa rồi rửa sạch
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần để bệnh trĩ mau chóng thuyên giảm.
7. Lá diếp cá chữa bệnh trĩ
Lá diếp cá dùng theo đường bên ngoài hay bên trong đều tốt cho người bị trĩ. Nó cung cấp nhiều chất xơ và hoạt chất kháng sinh tự nhiên giúp thúc đẩy tiêu hóa, phòng chống táo bón, giảm sưng đau trĩ và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trú ngụ ở hậu môn.
Bên cạnh đó, loại rau này còn có tính mát và cung cấp nhiều rutin. Nó giúp làm bền thành mạch, ngăn chặn sự hình thành của búi trĩ, đồng thời giảm cảm giác ngứa ngáy, nóng rát ở hậu môn do ảnh hưởng của bệnh trĩ.
Cách 1: Dùng nước lá diếp cá xông hậu môn
- Rửa sạch 100 gram rau diếp cá
- Bỏ vào nồi đổ thêm 1 lít nước vào, đun sôi 10 phút là được
- Đổ nước vừa nấu ra một cái bô sạch rồi ngồi lên xông hậu môn cho tiện
- Chờ đến khi nước nguội bạn sử dụng lại để ngâm rửa hậu môn thêm 10 phút nữa cho các hoạt chất trong lá diếp cá tiếp xúc trực tiếp với khu vực bị bệnh.
- Mỗi tuần áp dụng cách này 3 lần
Cách 2: Uống nước rau diếp cá
- Dùng 1 nắm lá và ngọn non của cây diếp cá đem xay nhuyễn cùng với 1 ly nước đun sôi để nguội. Lọc lấy nước uống mỗi ngày 1 ly. Có thể cho thêm ít đường nếu thấy khó uống.
- Hoặc bạn cũng có thể dùng lá diếp cá khô hãm nước sôi uống thay trà hàng ngày.
>> Tham khảo chi tiết: Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá (xay, xông, uống…) tại nhà
8. Trị bệnh trĩ tại nhà bằng hoa thiên lý
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng cây hoa thiên lý cũng đang được nhiều người áp dụng. Lá và hoa của cây là những bộ phận thường được thu hái làm thuốc chữa bệnh.
Hoa thiên lý có tính mát và chứa nhiều chất xơ. Nó giúp hỗ trợ tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình di chuyển của thức ăn trong đường ruột, chống táo bón, qua đó ngăn ngừa và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ.
Thêm vào đó, các thành phần vitamin B, C được tìm thấy trong lá và hoa thiên lý còn có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Cách 1: Dùng lá thiên lý chữa bệnh trĩ
- Chuẩn bị 1 nắm lá thiên lý, vài hạt muối ăn và 1 miếng gạc y tế
- Rửa sạch lá với nước muối pha loãng để khử khuẩn, để ráo nước
- Giã nát lá thiên lý cùng với một ít muối
- Đắp hỗn hợp vào hậu môn rồi dùng băng gạc cố định lại khoảng 20 – 30 phút.
- Áp dụng đều đặn mỗi tuần 3 – 4 lần
Cách 2: Trị bệnh trĩ với món ăn bài thuốc từ hoa thiên lý
- Chuẩn bị 500 gram thoa thiên lý, 1 kg ngao, hành lá và các loại gia vị
- Ngao rửa nhiều lần nước cho sạch cặn bẩn, đem luộc lấy nước dùng, thịt tách riêng. Hoa thiên lý rửa sạch.
- Phi thơm hành, bỏ thịt ngao vào xào cho săn lại
- Tiếp tục đổ nước ngao vào nấu sôi rồi bỏ hoa thiên lý vào
- Nêm nếm các gia vị, thêm hành lá, tiêu vào
- Múc canh ra tô ăn nóng cùng với cơm mỗi tuần khoảng 2 – 3 bữa.
9. Mẹo chữa bệnh trĩ từ khoai tây
Sở hữu đặc tính nhuận tràng tự nhiên, khoai tây có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón, đau và sa búi trĩ khi đi cầu. Ngoài ra, nhựa khoai tây còn có khả năng kháng viêm, làm se và thu nhỏ búi trĩ.
Với những tác dụng tuyệt vời trên, bạn nên thường xuyên thêm khoai tây vào trong chế độ ăn hàng ngày. Ngoài ra, có thể kết hợp dùng khoai tây tươi làm thuốc đắp và bôi để đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh trĩ.
Cách 1: Dùng nước cốt khoai tây
- Lấy 1 củ khoai tây tươi gọt vỏ, rửa sạch
- Bỏ khoai vào máy xay sinh tố xay nhuyễn
- Vắt lấy nước cốt bôi vào hậu môn mỗi ngày 1 lần
Cách 2: Đắp khoai tây và dầu ô liu ( hoặc dầu dừa)
- Khoai tây sau khi gọt vỏ bạn đem xay nhuyễn với 1 thìa dầu ô liu
- Đắp hỗn hợp này vào hậu môn và băng cố định lại bằng gạc y tế
- Để từ 25 – 30 phút sau hãy tháo ra
- Mỗi tuần áp dụng 3 lần.
10. Mẹo chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không
Lá trầu không được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh trĩ và nhiều bệnh lý khác. Nhờ chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên, thảo dược này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng đau trĩ, ngăn ngừa hiện tượng viêm đỏ, nhiễm trùng hậu môn.
Cách 1: Xông hậu môn bằng nước lá trầu
- Lấy vài lá trầu rửa sạch, vò nát
- Bỏ lá vào nồi nấu chung với 1 lít nước
- Đun sôi, vặn nhỏ lửa để nồi nước trên bếp thêm 10 phút nữa
- Khi nước lá trầu còn nóng lấy xông hậu môn đến khi nguội
- Cuối cùng dùng lại nước này rửa bên ngoài hậu môn để sát trùng, giảm ngứa tại chỗ.
Cách 2: Kết hợp lá trầu với các nguyên liệu khác
- Chuẩn bị 7 cái lá trầu ( rửa sạch, vò nát ), 7 hạt gấc ( tách bỏ vỏ, lấy nhân), 7 quả bồ kết khô, 1 quả cau ( bổ miếng nhỏ ), một ít muối
- Tất cả đem giã nát, đun nóng
- Dùng xông hậu môn mỗi ngày 2 lần
- Sau khi các triệu chứng bệnh trĩ đã thuyên giảm thì duy trì thực hiện cách trên mỗi ngày 1 lần.
Bị bệnh trĩ khi nào nên dùng thuốc điều trị?
Những cách chữa bệnh trĩ tại nhà có ưu điểm chung là khá an toàn, dễ thực hiện. Mặc dù vậy, bạn chỉ nên thực hiện các mẹo tự nhiên khi bệnh trĩ còn nhẹ. Hơn nữa, không phải ai tự trị trĩ tại nhà cũng cho hiệu quả như mong đợi. Một số trường hợp cần dùng đến thuốc tây mới kiểm soát được bệnh.
Bạn nên tới bệnh viện thăm khám và dùng thuốc bác sĩ kê đơn để điều trị bệnh trĩ trong các trường hợp sau:
- Đã áp dụng những cách chữa bệnh trĩ tại nhà nhưng không có tác dụng, các triệu chứng bệnh vẫn tiếp tục tăng nặng.
- Bị bệnh trĩ nặng, trĩ nội hoặc trĩ ngoại độ 3, độ 4
- Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và công việc hàng ngày.
Tùy theo triệu chứng gặp phải, loại trĩ và mức độ trĩ mà bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn các loại thuốc điều trị phù hợp, bao gồm các thuốc dạng bôi hoặc dạng uống. Điều quan trọng là bạn cần có sự kiên trì khi áp dụng bất cứ cách chữa bệnh trĩ nào, đồng thời có kế hoạch ăn uống, tập luyện khoa học để có thể khống chế tốt bệnh.
Bạn không nên bỏ qua
Tin xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!