Thuốc bôi Gentrisone trị viêm da và các tác dụng phụ cần biết

Da nhiễm Corticoid: Dấu hiệu và Cách điều trị phục hồi

lá lốt chữa viêm da cơ địa

Cách dùng lá lốt chữa viêm da cơ địa được nhiều người chia sẻ

Bé bị sốt nổi mẩn đỏ khắp người triệu chứng đặc trưng của bệnh gì?

Bé bị sốt nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không? Những điều cần biết

Viêm da cơ địa không lây qua tiếp xúc trực tiếp, ngay cả khi bạn tiếp xúc với chất dịch hoặc máu của người bệnh bên ngoài da.

Bệnh viêm da cơ địa có lây không? Lây như thế nào?

Bệnh viêm da cơ địa: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Cây thuốc chữa viêm da cơ địa

Top 10 cây thuốc chữa viêm da cơ địa được sử dụng phổ biến

Lá đơn đỏ chữa viêm da cơ địa: 3 cách được áp dụng phổ biến

Bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân – Cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn: Nguyên nhân, cách điều trị

Bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân – Cách điều trị và phòng ngừa

5/5 - (2 bình chọn)

Tay và chân được đánh giá là những vị trí dễ bị tổn thương bởi các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh viêm da cơ địa. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng, da đỏ, sần sùi và bong tróc. Để quá trình điều trị bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân đạt hiệu quả tối đa, người bệnh cần nắm được những thông tin cần thiết như nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, hướng điều trị và phòng ngừa.

Bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân - Cách điều trị và phòng ngừa
Tìm hiểu bệnh viêm da cơ địa ở tay và chân, triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân

Bệnh viêm da cơ địa hình thành bởi nhiều yếu tố tác động. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh xuất hiện ở tay và chân là do bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với các chất gây dị ứng.

Một số chất gây dị ứng có thể khiển bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân hình thành và tiến triển mạnh gồm:

  • Xà phòng có tính kiềm cao
  • Mỹ phẩm
  • Hóa chất tẩy rửa độc hại
  • Lông động vật
  • Bụi bẩn từ không khí…

Ngoài ra, hệ thống miễn dịch suy yếu cũng được xác định là yếu tố có khả năng kích thích quá trình hình thành bệnh. Bởi khi hệ miễn dịch yếu, vi khuẩn và một số tác nhân gây hại khác có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Một số nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng, di truyền là một trong những yếu tố chính khiến bệnh viêm da cơ địa xuất hiện. Theo kết quả nghiên cứu, những người có ba mẹ bị viêm da sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh (khoảng 80%).

Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân

Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm da cơ địa thường xảy ra ở tay, chân và kèm theo cảm giác khó chịu, ngứa ngáy nghiêm trọng.

Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở chân

Đối với bệnh viêm da cơ địa ở chân. người bệnh sẽ nhận thấy lòng bàn chân, kẽ ngón chân và một số vị trí khác xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Hình thành mụn nước. Mụn nước sau khi vỡ dẫn đến viêm và sưng
  • Da chân nổi mẩn đỏ, khô và bong tróc
  • Mụn nước ở ngón chân và lòng bàn chân tụ thành đám. Xung quanh mụn nước xuất hiện cảm giác nóng ran kèm theo hiện tượng ngứa ngáy khó chịu.

Những triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở chân có thể kéo dài từ vài ngày đến 3 tuần. Vùng da bệnh sau thời gian này có thể trở nên khô ráp, da căng và nứt. Trong trường hợp bệnh nhân không có biện pháp xử lý phù hợp, vùng da bệnh có thể bị nhiễm trùng.

Tình trạng nhiễm trùng khiến da bệnh có cảm giác đau đớn, sưng tấy và rò rỉ dịch mủ. Đối với trường hợp này, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra bệnh lý và nhờ đến sự chăm sóc, chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở chân
Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở chân

Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở tay

Da sần sùi, bong tróc cùng những vết mẩn đỏ xuất hiện ở các kẽ ngón tay, mu bàn tay, lòng bàn tay… là triệu chứng điển hình của bệnh viêm da cơ địa khi xuất hiện ở tay. Lòng bàn tay, ngón tay và mu bàn tay được đánh giá là vị trí dễ phát bệnh và chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Điều này xuất hiện là do tay tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng nhiều hơn những vị trí còn lại.

Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở tay có thể khác nhau ở mỗi giai đoạn. Cụ thể:

Giai đoạn cấp

Ở giai đoạn cấp, trên vùng da bệnh sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ hình tròn, có ranh giới giữa các vết nhưng không rõ ràng. Bên cạnh đó, các mụn nước li ti sẽ hình thành. Chúng có thể mộc riêng lẻ hoặc tụ lại thành từng đám. Triệu chứng này khiến người bệnh có cảm giác da bị sần nhưng không bong vảy.

Những nốt mụn nước trên da nếu không được điều trị sẽ xảy ra dai dẳng, vùng da bệnh bị tổn thương dẫn đến tiết dịch, ngứa ngáy âm ỉ. Trong trường hợp gãy mạnh có thể khiến da bị trầy xước, tổn thương lan rộng, bội nhiễm vi khuẩn.

Giai đoạn bán cấp

Giai đoạn bán cấp là giai đoạn được chuyển tiếp từ thể cấp tính của bệnh viêm da cơ địa. Ở một số trường hợp, bệnh có thể nhanh chóng chuyển từ giai đoạn cấp tính sang giai đoạn mãn tính, bỏ qua giai đoạn bán cấp.

Ở giai đoạn bán cấp, người bệnh vẫn cảm nhận được cảm giác ngứa ngáy, rát bỏng đặc trưng kèm theo hiện tượng đau nhức. Trong thời gian này, da không tiết dịch, không phù nề. Tuy nhiên vùng da bệnh có dấu hiệu dày hơn và hình thành các vết nứt trên bề mặt da.

Giai đoạn mãn tính

Giai đoạn mãn tính của bệnh viêm da cơ địa còn được gọi là hiện tượng lichen hóa trên da. Da trở nên khô, dày hơn và mang cảm giác khó chịu hơn. Ngoài ra vùng da bệnh trở nên sẩm màu và có vết nứt kèm theo hiện tượng bong tróc. Bệnh kéo dài dai dẳng, ngứa ngáy âm ỉ, bệnh phát theo từng đợt.

Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở tay
Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở tay

Phương pháp điều trị viêm da cơ địa ở tay, chân

Bệnh viêm da cơ địa được xếp vào danh sách bệnh viêm da mãn tính nhưng không gây nguy hiểm và không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Tuy vậy, nếu không kịp thời chữa trị bệnh vẫn có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng không mong muốn. Cụ thể như bội nhiễm, hoại tử da, chất lượng cuộc sống suy giảm.

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và những tổn thương, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn áp dụng một trong các cách chữa bệnh sau:

Biện pháp chăm sóc và điều trị viêm da cơ địa ở tay, chân tại nhà

Trong trường hợp các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa xảy ra trên da với kích thước nhỏ, tổn thương không nhiều và không quá nghiêm trọng, bác sĩ chuyên khoa có thể hướng dẫn bạn cách chăm sóc và điều trị viêm da cơ địa ở tay, chân tại nhà. Bao gồm:

Sử dụng nước muối

Người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước ấm pha muối loãng để vệ sinh sạch sẽ những khu vực có da bị tổn thương do bệnh viêm da cơ địa. Các hoạt chất quan trọng có trong nước muối sẽ giúp bạn kháng viêm, chống khuẩn, làm sạch vết thương. Từ đó giúp người bệnh phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng da, bội nhiễm phát sinh.

Chườm lạnh

Bệnh nhân có thể áp túi đá lạnh lên vùng da đang bị tổn thương hoặc ngâm da trong nước mát từ 10 – 15 phút. Biện pháp này có khả năng cải thiện tình trạng đau rát, ngứa ngáy. Đồng thời giúp giảm sưng và giảm viêm.

Để kiểm soát các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân gây ra, người bệnh nên áp dụng biện pháp chườm lạnh từ 2 – 3 lần/ngày.

Thoa kem dưỡng ẩm

Một số loại kem làm mềm và dưỡng ẩm da có thể giúp vùng da đang bị tổn thương cải thiện tình trạng khô ráp, cung cấp độ ẩm, phòng ngừa tiết dịch. Từ đó giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy và đau rát.

Để điều trị viêm da cơ địa, người bệnh chỉ nên thoa một lớp mỏng kem dưỡng ẩm. Bạn cần tránh sử dụng các loại kem có chất tạo màu, chất tạo mùi và một số thành phần hóa học không tốt cho da khác.

Thoa kem dưỡng ẩm
Kem làm mềm và dưỡng ẩm da có thể giúp vùng da đang bị tổn thương cải thiện tình trạng khô ráp, cung cấp độ ẩm, phòng ngừa tiết dịch

Chữa viêm da cơ địa ở tay, chân bằng phương pháp dân gian

Một số loại thảo dược có khả năng kích thích quá trình tái tạo làn da, làm lành tổn thương, cải thiện tình trạng đau rát, ngứa ngáy và một số triệu chứng khó chịu khác do bệnh viêm da cơ địa gây ra.

Tuy nhiên phương pháp chữa bệnh theo dân gian chỉ nên được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ. Ngoài ra người bệnh cần lưu ý vệ sinh các nguyên liệu sạch sẽ trước khi sử dụng để tránh nhiễm khuẩn da, bội nhiễm.

Cách dùng lá trầu không chữa bệnh viêm da cơ địa

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá trầu không.

Cách thực hiện:

  • Mang lá trầu không rửa sạch
  • Dùng tay vò nát lá hoặc cho lá trầu không vào cối và giã nhuyễn
  • Vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ
  • Nhẹ nhàng chà xát lá trầu không lên vùng da bệnh từ 5 – 10 phút
  • Tiếp tục giữ nguyên lá trầu không trên da từ 15 – 20 phút để các hoạt chất bên trong lá trầu không có thể thấm sâu vào da và phát huy tác dụng chữa trị
  • Người bệnh kiên trì sử dụng lá trầu không điều trị bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân 2 lần/ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.

Cách chữa bệnh viêm da cơ địa bằng lá lốt

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá lốt tươi
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt
  • Tiến hành giã nát lá lốt hoặc cho lá lốt vào máy xay và thực hiện xay nhuyễn cùng với một ít muối hạt
  • Vệ sinh và lau khô vùng da bệnh
  • Bôi hỗn hợp muối là lá lốt lên vùng da bệnh
  • Để nguyên nguyên liệu trên da khoảng 20 phút
  • Sử dụng nước ấm vệ sinh lại da
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày
  • Sau 10 ngày áp dụng cách chữa bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân bằng lá lốt, người bệnh sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
Cách chữa bệnh viêm da cơ địa bằng lá lốt
Cách chữa bệnh viêm da cơ địa bằng lá lốt

Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa bằng sài đất

Nguyên liệu:

  • Sài đất với liều lượng vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá và thân cây sài đất, sau đó vò nát
  • Vệ sinh vùng da bị viêm và lau khô da
  • Đắp sài đất lên da mỗi ngày 1 lần
  • Sau 20 phút, rửa sạch da với nước ấm
  • Người bệnh kiên trì áp dụng cách điều trị bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân bằng sài đất từ 10 – 14 ngày.

Cách sử dụng cây vòi voi chữa bệnh viêm da cơ địa

Nguyên liệu:

  • 100 gram thân và lá cây vòi voi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, cắt khúc và giã dập cây vòi voi
  • Đắp thân và lá cây vòi voi lên da sau khi đã vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ
  • Để nguyên vòi voi trên da từ 20 – 30 phút
  • Rửa lại vùng da bệnh với nước ấm
  • Người bệnh thực hiện cách sử dụng cây vòi voi chữa bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân 1 lần/ngày trong 2 tuần.

Cách trị viêm da cơ địa từ lá khế

Nguyên liệu:

  • 100 gram lá khế tươi
  • 1 ít muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, sau đó vò nát lá khế
  • Cho lá khế cùng lượng muối đã chuẩn bị vào nồi chứa 2 lít nước
  • Thực hiện đun sôi nguyên liệu trong 20 phút
  • Đợi nước lá khế nguội
  • Sử dụng nước này để rửa và ngâm tay, chân. Người bệnh có thể tận dụng xác lá khế bằng cách nhẹ nhàng chà xát lá khế lên vùng da bệnh trong thời gian ngâm rửa vết thương
  • Thực hiện mỗi ngày một lần vào mỗi buổi tối
  • Để bệnh lý mau chóng thuyên giảm, người bệnh cần kiên trì áp dụng cách trị viêm da cơ địa từ lá khế mỗi ngày trong 15 ngày.
Cách trị viêm da cơ địa từ lá khế
Cách trị viêm da cơ địa từ lá khế

Sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân

Thông thường bác sĩ chuyên khoa sẽ ưu tiên điều trị bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân bằng các loại thuốc. Bởi phương pháp điều trị này có khả năng kiểm soát tốt các triệu chứng khó chịu, ức chế sự phát triển của bệnh cũng như phòng ngừa rủi ro, biến chứng không mong muốn.

Tuy nhiên việc sử dụng thuốc chữa bệnh cần có sự chỉ định và hướng dẫn cách dùng, liều lượng từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không được sử dụng thuốc bừa bãi để tránh mắc phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Việc điều trị bệnh viêm da cơ địa bằng thuốc sẽ tập trung vào cơ chế làm dịu da, chống khô da, chống viêm và chống nhiễm trùng.

Thuốc mỡ, kem bôi giảm ngứa

Để làm ẩm và làm dịu da, bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho bạn một đơn thuốc chứa kem bôi giảm ngứa hoặc thuốc mỡ. Loại thuốc này sẽ giúp người bệnh cung cấp độ ẩm do da, giảm kích ứng, giảm ngứa và chống viêm.

Thuốc Corticoid

Thuốc Corticoid là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh viêm da cơ địa. Loại thuốc này có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, kích thích quá trình làm lành tổn thương. Đồng thời giúp người bệnh kiểm soát tình trạng đau rát và ngứa ngáy.

Tuy nhiên việc sử dụng thuốc Corticoid dạng viên uống hay thuốc bôi tại chỗ đều kèm theo tác dụng phụ. Đặc biệt là khi người bệnh dùng thuốc lâu dài hoặc dùng với liều cao. Vì thế, bệnh nhân cần sử dụng thuốc đúng với chỉ định của bác sĩ để tránh rủi ro không mong muốn.

Thuốc kháng Histamin

Thuốc kháng Histamin sẽ được bác sĩ chuyên khoa xem xét và chỉ định khi bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân của bạn hình thành do các tác nhân gây dị ứng hay kích ứng. Tương tự như các loại thuốc khác, thuốc kháng Histamin cũng có khả năng mang đến tác dụng phụ không mong muốn khi người bệnh sử dụng thuốc bừa bãi.

Thuốc Steroid

Thuốc Steroid đường uống hay tiêm tĩnh mạch sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định cho những trường hợp viêm da cơ địa ở mức độ nặng hoặc có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.

Tiêm Botox

Việc tiêm Botox sẽ được cân nhắc đối với những bệnh nhân có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, mồ hôi đổ quá nhiều khiến quá trình điều trị bệnh viêm da cơ địa ở tay và chân gặp nhiều khó khăn.

Thuốc kháng sinh

Đối với những bệnh nhân bị nhiễm trùng da do bệnh viêm da cơ địa hoặc có nghi ngờ, thuốc chống nhiễm trùng hoặc thuốc kháng sinh sẽ được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu sử dụng. Loại thuốc này không mang tác dụng điều trị viêm da cơ địa. Tuy nhiên chúng có khả năng kiểm soát tốt những vấn đề, bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng, bội nhiễm.

Thuốc kháng sinh
Đối với những bệnh nhân bị nhiễm trùng da do bệnh viêm da cơ địa hoặc có nghi ngờ, thuốc chống nhiễm trùng hoặc thuốc kháng sinh sẽ được bác sĩ yêu cầu sử dụng

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân

Để phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa ở tay và chân, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc kích ứng như khói bụi, nấm mốc, môi trường ô nhiễm, chất hóa học, nguồn nước ô nhiễm…
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh. Làm mát cơ thể và mắc quần áo thoáng mát, rộng rãi khi thời tiết nóng bức.
  • Vệ sinh da và tắm rửa sạch sẽ. Đặc biệt là khi tham gia vào các hoạt động thể thao ngoài trời khiến cơ thể tiết nhiều mồi hôi.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm và làm mềm da khi thời tiết hanh khô.
  • Không tắm với nước nóng và hạn chế tắm quá lâu.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Bổ sung vitamin C, vitamin E và một số dưỡng chất quan trọng khác để cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe tổng thể va sức khỏe của làn da.
  • Duy trì luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập dẫn đến bệnh viêm da cơ địa.
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân
Duy trì luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập dẫn đến bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân

Bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân không có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên các triệu chứng do bệnh gây ra khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt. Đồng thời làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống khi tổn thương lan rộng. Do đó, bệnh nhân cần nhờ đến sự chăm sóc y tế ngay khi các biểu hiện của bệnh xuất hiện.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm

Tin khác

Thuốc bôi Gentrisone trị viêm da và các tác dụng phụ cần biết

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở tay, chânTriệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở tay, chânTriệu chứng của bệnh viêm da cơ...

Da nhiễm Corticoid: Dấu hiệu và Cách điều trị phục hồi

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở tay, chânTriệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở tay, chânTriệu chứng của bệnh viêm da cơ...

lá lốt chữa viêm da cơ địa

Cách dùng lá lốt chữa viêm da cơ địa được nhiều người chia sẻ

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở tay, chânTriệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở tay, chânTriệu chứng của bệnh viêm da cơ...

Bé bị sốt nổi mẩn đỏ khắp người triệu chứng đặc trưng của bệnh gì?

Bé bị sốt nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không? Những điều cần biết

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở tay, chânTriệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở tay, chânTriệu chứng của bệnh viêm da cơ...

Viêm da cơ địa không lây qua tiếp xúc trực tiếp, ngay cả khi bạn tiếp xúc với chất dịch hoặc máu của người bệnh bên ngoài da.

Bệnh viêm da cơ địa có lây không? Lây như thế nào?

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở tay, chânTriệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở tay, chânTriệu chứng của bệnh viêm da cơ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn