Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp: Triệu chứng, giai đoạn bệnh và hướng điều trị

Khô khớp gối: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh

Khớp gối kêu lục cục và đau là bệnh gì? Cách khắc phục

Thoái hoá khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Khô khớp gối nên ăn gì để tăng chất nhờn?

Các loại thuốc bổ sung chất nhờn cho khớp tốt nhất

Quốc dược Phục cốt khang đặc trị thoát hóa khớp

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị thoái hóa khớp từ gốc, phục hồi sụn khớp hoàn chỉnh

Thoái hóa khớp gối: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị

Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối Theo Y Học Cổ Truyền – Đông Y

Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ không? Giải đáp

5/5 - (6 bình chọn)

Thoái hóa khớp gối là bệnh xương khớp điển hình thường gặp nhiều ở người già. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa vì số lượng người trẻ mắc phải cũng không ít do chấn thương hoặc lối sinh hoạt không lành mạnh. Những cơn đau nhức khó chịu tác động không về nhỏ đến việc vận động và làm việc. Vậy, bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ không? Thắc mắc này sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây.

Bị thoái hóa khớp gối có đi bộ hay chạy bộ được không là thắc mắc của không ít người bệnh đang đi tìm câu trả lời
Bị thoái hóa khớp gối có đi bộ hay chạy bộ được không là thắc mắc của không ít người bệnh đang đi tìm câu trả lời

Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? – Giải đáp thắc mắc

Vận động cơ thể mỗi ngày luôn được chuyên gia khuyến cáo mọi đối tượng nên thực hiện. Thường xuyên vận động cơ thể không chỉ giúp cải thiện hệ miễn dịch mà còn giúp nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Tuy nhiên, các đối tượng mắc bệnh xương khớp vẫn còn e ngại trong việc vận động bởi họ đều lo sợ việc vận động sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình khôi phục sức khỏe xương khớp.

Tính đến thời điểm hiện tại, có không ít các đối tượng về già mắc bệnh thoái hóa khớp gối. Song song đó, bệnh tình có dấu hiệu trẻ hóa bởi số lượng người trẻ mắc bệnh ngày càng gia tăng do thói quen lười vận động và chế độ sinh hoạt kém. Vì số lượng gia tăng không ngừng nên căn bệnh này được xếp vào danh sách bệnh lý đáng cảnh báo.

Đặc trưng của bệnh thoái hóa khớp gối là sự kích hoạt những tổn thương ở lớp sụn đầu gối. Lâu ngày, lớp sụn bị bào mòn dần, hoạt động tiết chất bôi trơn khớp bị ức chế, giảm độ đàn hồi và mất đi khả năng bảo vệ đầu xương. Điều này có khả năng cao dẫn đến tình trạng lắng đọng canxi và có thể xuất hiện gai xương. Khi vận động có thể gây nên những cơn đau khó chịu. Chính vì vậy mà nhiều người bệnh lo sợ đến việc đi bộ hay chạy bộ sẽ có thể gia tăng cơn đau và khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Thoái hóa khớp gối có thể tác động một phần đến việc vận động và di chuyển
Thoái hóa khớp gối có thể tác động một phần đến việc vận động và di chuyển

Vậy, bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Theo nhận định từ chuyên gia lĩnh vực xương khớp cho biết, người bị thoái hóa khớp nên đi bộ mỗi ngày. Bởi việc này sẽ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh cũng như phòng bệnh trở nặng. Các chuyên gia đã chỉ ra các lợi ích của việc đi bộ mỗi ngày ở các đối tượng bị thoái hóa khớp gối, cụ thể hơn:

1. Người bị thoái hóa khớp gối đi bộ giúp xây dựng lại khớp xương

Về bản chất, khi khớp gối bị thoái hóa sẽ khiến cho phần mô sụn bị bào mòn và có xu hướng hư hỏng nhanh chóng. Song song, chức năng giảm sốc của mô sụn bị suy yếu và rất dễ gây ra tình trạng co cứng và đau nhức. Điều này khiến cho việc vận chuyển và vận động kém linh hoạt.

Lúc này, nếu đi bộ nhẹ nhàng và đúng cách sẽ giúp tăng khả năng kích thích quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của sụn khớp. Từ đó hỗ trợ phục hồi dần chức năng vận động của khớp gối đang bị thoái hóa. Vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng lại khớp xương.

Đi bộ đều đặn mỗi ngày không chỉ hỗ trợ chức năng của khớp gối mà còn giúp xây dựng lại khớp xương ở mức ổn định
Đi bộ đều đặn mỗi ngày không chỉ hỗ trợ chức năng của khớp gối mà còn giúp xây dựng lại khớp xương ở mức ổn định

2. Tăng cường quá trình lưu thông máu

Đi bộ đúng cách và nhịp nhàng không chỉ hỗ trợ xây dựng lại khớp xương mà còn giúp tăng cường quá trình lưu thông máu. Đi bộ sẽ giúp hệ thống cơ bắp được làm nóng và giãn ra cũng như tránh được sự chèn ép nhiều lên mạch máu.

Khi quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi, tình trạng đau nhức ở quanh khớp gối dần được cải thiện. Đồng thời, máu mang oxy và những dưỡng chất thiết yếu nuôi dưỡng các mô và thúc đẩy quá trình chữa lành các tổn thương ở sụn khớp.

3. Chăm đi bộ giúp củng cố đôi chân vững chắc

Ngoài việc hỗ trợ xây dựng hệ thống xương khớp thì việc chăm đi bộ mỗi ngày còn giúp củng cố đôi chân thêm vững chắc. Tập đúng và tập đủ sẽ có tác động tích cực đến các bộ phận cơ bắp ngay xung quanh khớp gối.

Không những vậy, đi bộ mỗi ngày còn giúp cơ bắp thêm khỏe mạnh, gánh bớt được trọng lượng của cơ thể. Điều này giúp làm giảm áp lực cho khớp gối. Nhờ đó góp phần tăng sức mạnh cho đôi chân, giúp chúng thêm vững vàng hơn ngay khi di chuyển và làm việc ở cường độ nhiều.

4. Kiểm soát và duy trì cân nặng của cơ thể

Cân nặng của cơ thể cũng chính là yếu tố có quan hệ mật thiết với sức khỏe của xương khớp. Chuyên gia cho biết, các đối tượng thừa cân, béo phì dễ mắc bệnh thoái hóa khớp gối hơn người có cân nặng tương đối. Do đó, việc kiểm soát trọng lượng cơ thể cũng chính là việc mà người bệnh không nên bỏ qua. Đi bộ đều đặn mỗi ngày là giải pháp rất tốt để duy trì cân nặng của bản thân trong thời gian mắc bệnh và điều trị.

Đối với các đối tượng đang sống chung với tình trạng thừa cân béo phì thì cần cân nhắc việc tập luyện với chế độ ăn uống lành mạnh. Cân nặng của cơ thể ở mức ổn định sẽ làm giảm áp lực đè lên khớp gối. Nhất là khi vận động hay di chuyển nhiều.

Đi độ mỗi ngày là giải pháp hoàn hảo giúp kiểm soát và duy trì trọng lượng của cơ thể
Đi độ mỗi ngày là giải pháp hoàn hảo giúp kiểm soát và duy trì trọng lượng của cơ thể

Như vậy có thể thấy việc đi bộ đều đặn mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho việc hỗ trợ giảm đau và cải thiện tổn thương ở sụn khớp khi bị thoái hóa. Các đối tượng bị thoái hóa khớp cần lên kế hoạch cho việc đi bộ mỗi ngày để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, cần đi bộ đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất cũng như phòng tránh một số rủi ro có thể xảy ra.

Thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ không? Chuyên gia nói gì

Thêm một thắc mắc khác cũng được khá nhiều người bệnh quan tâm là bị thoái hóa khớp có nên chạy bộ không. Các chuyên gia hàng đầu cho biết, người bị thoái hóa khớp gối có thể chạy bộ được. Việc chạy bộ đều đặn và đúng cách mỗi ngày sẽ giúp cải thiện cơn đau cứng khớp và hạn chế được những nguy cơ tàn phế.

Tuy nhiên, người bệnh cần trao đổi vấn đề này cùng với chuyên gia. Bởi không phải trường hợp nào cũng có thể chạy bộ được. Chạy bộ khi bệnh tình đang ở giai đoạn nghiêm trọng có thể làm ảnh hưởng khá lớn đến khả năng đi và vận động. Nguy hiểm hơn có thể khiến cho sụn khớp gối bị vỡ và điều này khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Tốt hơn hết, người bệnh nên gặp trực tiếp bác sĩ để được trao đổi và có kế hoạch tập luyện phù hợp và tốt nhất.

Người bị thoái hóa khớp gối có thể chạy bộ được những tùy vào trường hợp bệnh ở mức độ nặng nhẹ
Người bị thoái hóa khớp gối có thể chạy bộ được những tùy vào trường hợp bệnh ở mức độ nặng nhẹ

Người bị thoái hóa khớp gối nên đi bộ và chạy bộ như thế nào là tốt?

Đi bộ và chạy bộ đều là những bộ môn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, để việc luyện tập phát huy tối đa công hiệu và phòng tránh một số rủi ro đến sức khỏe xương khớp, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Chuẩn bị những gì trước khi đi bộ hay chạy bộ?

Chuẩn bị là bước đầu khá quan trọng và có khả năng chi phối đến kết quả luyện tập. Khi bước này được chú trọng sẽ khiến buổi tập luyện xuyên suốt được thoải mái và hiệu quả. Hiện nay nhiều người vẫn bỏ qua bước này và xem chúng không mấy cần thiết và quan trọng. Điều này có thể phù hợp với người bình thường nhưng cần hết sức cẩn trọng nếu bạn đang sống chung với bệnh thoái hóa khớp gối.

Một số vấn đề mà người bị thoái hóa khớp gối chuẩn bị:

  • Hãy lựa chọn cho mình một đôi giày thể thao có kích cỡ vừa vặn với đôi chân của mình. Tuyệt đối không lựa giày quá chật hoặc quá cỡ nếu không mong muốn xương khớp ở chân bị ảnh hưởng. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn đôi giày chuyên dụng phục vụ cho mục đích đi bộ và chạy bộ;
  • Lựa chọn quần áo được làm từ cotton hút ẩm, thấm mồ hôi để giúp cơ thể thoải mái hơn. Hạn chế mặc áo quá chật, áo bó sát khiến cơ thể khó cử động linh hoạt cũng như khó thoát mồ hôi;
  • Nên chạy bộ hoặc đi bộ ở những địa điểm thông thoáng, mát mẻ và bằng phẳng. Đó có thể là công viên, đường mê tông vắng xe cộ hay bãi biển trải dài;
  • Trước khi tập luyện 45 phút nên ăn nhẹ để nạp năng lượng cho cơ thể. Đồng thời, nên mang theo nước để uống khi cơ thể cảm thấy khát.
Nên lựa chọn giày đi bộ hay chạy bộ có kích thước vừa chân để phòng tránh tình trạng đau chân hay ảnh hưởng đến khớp gối
Nên lựa chọn giày đi bộ hay chạy bộ có kích thước vừa chân để phòng tránh tình trạng đau chân hay ảnh hưởng đến khớp gối

2. Không nên bỏ qua bước khởi động ban đầu

Khởi động là nước quan trọng nhất trước khi đi bộ, chạy bộ hay tham gia bất kỳ môn thể thao nào. Đặc biệt các đối tượng bị thoái hóa khớp gối không nên bỏ qua bước quan trọng này. Việc khởi động không chỉ làm nóng cơ thể mà còn góp phần hạn chế tối đa nguy cơ gặp chấn thương có thể xảy ra trong suốt quá trình thực hiện bài tập.

Với bài tập đi bộ hay chạy bộ, bạn nên dành thời gian khoảng 10 phút để khởi động làm nóng cơ thể bằng các bài vận động cơ bản như xoay cổ tay, cổ chân, xoay đầu gối, ép dọc, ép ngang, vươn vai, vặn mình,… Thời gian dành để khởi động ít nhất là 10 phút. Riêng người có vấn đề về đầu gối cần hết sức chú ý đến động tác xoay đầu gối và xoay cổ chân,…

3. Chú ý đến cường độ và kỹ thuật thực hiện

Vì khớp đầu gối đang bị chấn thương nên người bệnh cần hết sức chú ý đến cường độ và kỹ thuật chạy bộ. Thực hiện đúng tiêu chí này sẽ giúp mang lại hiệu quả tốt và phòng tránh một số vấn đề phát sinh khác. Người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau;

  • Cường độ thực hiện: Người bị thoái hóa khớp gối nên duy trì việc đi bộ khoảng 50 – 60 bước trong một phút di chuyển. Khi chức năng khớp ở mức ổn định dần, người bệnh có thể từ từ tăng cường độ sao cho phù hợp;
  • Kỹ thuật thực hiện: Cần chú ý khoảng cách giữa các bước chân sao cho ở mức vừa đủ. Nên bước thật đều trong suốt chặng đường đi chuyển. Hạn chế tình trạng bước ngắn bước dài hoặc di chuyển với tốc độ quá nhanh;
  • Tư thế thực hiện: Xuyên suốt quá trình đi bộ hay chạy bộ, bạn luôn giữ lưng thẳng để xương cột sống lưng được thẳng, đầu luôn hướng về phát trước. Đồng thời, hai cánh tay cần đánh nhịp nhàng hai bên hông.

4. Chạy bộ hay đi bộ bao lâu là đủ?

Đối với những người có sức khỏe và thể trạng bình thường thì có thể đi bộ liên tục trong khoảng 2 giờ đồng hồ hoặc hơn. Tuy nhiên, đối với người bị thoái hóa khớp gối thì cần chú ý đến thời gian luyện tập sao cho phù hợp với tình trạng hiện tại, cụ thể hơn:

  • Thời gian đi bộ thích hợp là 20 – 30 phút/ lần/ ngày. Tùy vào thể trạng cụ thể mà bạn có thể chủ động điều chỉnh thời gian luyện tập sao cho phù hợp;
  • Duy trì thực hiện đều đặn khoảng 4 – 5 lần/ tuần;
  • Thời điểm thích hợp để đi bộ là buổi sáng sớm sau khi thức dậy hoặc buổi xế chiều;
  • Trong quá trình thực hiện, bạn có thể dừng lại để nghỉ ngơi trước khi tiếp tục quãng đường còn lại;
  • Tạm ngưng việc đi bộ nếu cơn đau gối kích hoạt với mức độ nặng trong quá trình luyện tập;
Dừng lại để cơ thể nghỉ ngơi nếu trong quá trình luyện tập gặp vấn đề hay thấm mệt
Dừng lại để cơ thể nghỉ ngơi nếu trong quá trình luyện tập gặp vấn đề hay thấm mệt

Nếu có suy nghĩ đi bộ hay chạy bộ càng lâu thì hiệu quả sẽ gia tăng. Mặc dù đi bộ là bài tập đơn giản nhưng nếu không thận trọng có thể khiến bản thân dễ gặp phải một số vấn đề ngoài ý muốn. Nhất là khi đầu gối đang gặp vấn đề.

Bệnh pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối chuyển nặng

Ngoài việc biết cách đi bộ và chạy bộ đúng cách, người bị thoái hóa khớp gối cũng cần có những thói quen lành mạnh để giảm thiểu nguy cơ bệnh trở nặng hoặc phòng ngừa xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Một số biện pháp mà người bệnh cần lưu ý như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học thông qua việc bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày các thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin, nhất là thực phẩm có nhiều acid omega – 3. Bởi đây thành phần có khả năng giảm viêm trong cơ thể cũng như hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể;
  • Vì đầu gối phải chống đỡ sức nặng của cơ thể nên bạn cần biết cách kiểm soát cân nặng của bạn thân. Bởi thừa cân, béo phì cũng chính là yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị viêm khớp và thoái hóa khớp gối;
  • Chăm luyện tập thể dục mỗi ngày để kiểm soát trọng lượng cơ thể cũng như giảm căng thẳng lên các khớp. Không những vậy, việc luyện tập thường xuyên còn giúp nâng cao thể lực và phòng chống bệnh tật;
  • Tránh các chấn thương lên đầu gối khi chơi thể thao hay làm việc. Vì khi đầu gối bị tổn thương rất dễ khiến tình trạng thoái hóa bùng phát. Do đó, bạn nên trang bị một số vật dụng cá nhân bảo vệ đầu gối khi tham gia giao thông hay chơi thể thao;
  • Cần chú ý nhiều hơn đến tư thế ngồi làm việc hay tư thế đứng khi sinh hoạt hằng ngày. Không nên kiêng vác nặng để tránh tác động lớn đầu gối và hệ xương khớp;
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ kiểm tra tình trạng đầu gối bị thoái hóa. Việc thăm khám còn giúp bác sĩ phát hiện sớm các tổn thương khác và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Thăm khám sức khỏe xương khớp đầu gối định kỳ để bác sĩ đánh giá tình trạng hiện tại và phát hiện sớm các trường hợp rủi ro có khả năng xảy ra
Thăm khám sức khỏe xương khớp đầu gối định kỳ để bác sĩ đánh giá tình trạng hiện tại và phát hiện sớm các trường hợp rủi ro có khả năng xảy ra

Qua những thông tin được trao đổi trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có câu trả lời cho thắc mắc bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ hay chạy bộ không. Người bệnh vẫn có thể đi bộ và chạy bộ hằng ngày nhưng cần lưu ý một số vấn đề để tránh tổn thương thêm nghiêm trọng. Tuy nhiên, trước khi tiến hành luyện tập, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng xương khớp của bản thân hiện tại.

Có thể bạn đọc chưa biết:

Tin khác

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp: Triệu chứng, giai đoạn bệnh và hướng điều trị

Nội dung bài viếtBị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? – Giải đáp thắc mắc1. Người bị thoái hóa khớp gối đi bộ giúp xây dựng lại...

Khô khớp gối: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh

Nội dung bài viếtBị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? – Giải đáp thắc mắc1. Người bị thoái hóa khớp gối đi bộ giúp xây dựng lại...

Khớp gối kêu lục cục và đau là bệnh gì? Cách khắc phục

Nội dung bài viếtBị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? – Giải đáp thắc mắc1. Người bị thoái hóa khớp gối đi bộ giúp xây dựng lại...

Thoái hoá khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Nội dung bài viếtBị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? – Giải đáp thắc mắc1. Người bị thoái hóa khớp gối đi bộ giúp xây dựng lại...

Khô khớp gối nên ăn gì để tăng chất nhờn?

Nội dung bài viếtBị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? – Giải đáp thắc mắc1. Người bị thoái hóa khớp gối đi bộ giúp xây dựng lại...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn