Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Lá bàng chữa bệnh trĩ được không? Cách thực hiện?

Tiêm xơ búi trĩ là gì? Có đau không? Tiêm ở đâu?

Thuốc trĩ cho bà bầu loại nào tốt và an toàn cho mẹ & bé?

Trĩ Ngoại Tắc Mạch Là Gì? Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Cách dùng lá mơ lông chữa bệnh trĩ giúp làm giảm triệu chứng

Búi Trĩ Sưng Đau Và X Cách Làm Giảm Sưng Búi Trĩ Hiệu Quả

5/5 - (1 bình chọn)

Búi trĩ sưng đau là triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân bị trĩ. Điều này đã gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt và tác động tiêu cực đến tâm lý của người bệnh. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý đúng cách. Bài viết dưới đây là tổng hợp 8 cách làm giảm sưng búi trĩ hiệu quả bạn có thể tham khảo.

Búi trĩ bị viêm sung gây đau nhức là triệu chứng thường xuyên gặp phải ở bệnh nhân bị trĩ
Búi trĩ bị viêm sung gây đau nhức là triệu chứng thường xuyên gặp phải ở bệnh nhân bị trĩ

Tại sao búi trĩ bị sưng đau?

Bệnh trĩ hay còn được gọi là lòi dom, đây là bệnh lý xảy ra tại hậu môn – trực tràng thường gặp. Bệnh khởi phát khi hệ thống tĩnh mạch quanh hậu môn bị phình giãn quá mức do chịu nhiều áp lực trong thời gian dài. Lúc này, chúng sẽ dần sưng phồng và hình thành nên các búi trĩ. Các nguyên nhân gây ra bệnh thường gặp là do táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, thói quen lười vận động, thừa cân béo phì,…

Khi búi trĩ đã phát triển với kích thước lớn sẽ gây sưng viêm, đỏ ửng và khiến người bệnh phải đối mặt với triệu chứng đau nhức ở mức độ nghiêm trọng. Điều này đã gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Ở những trường hợp này, bạn cần có các biện pháp xử lý đúng cách để ngăn ngừa bệnh tiếp tục chuyển biến nặng và giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Nếu để tình trạng sưng đau búi trĩ diễn ra kéo dài mà không tiến hành xử lý đúng cách sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như tắc nghẹt bũi trĩ, hoại tử búi trĩ, nhiễm trùng, ung thư,… Vì thế, ngay khi có dấu hiệu của bệnh bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Các cách giảm sưng búi trĩ hiệu quả

Sưng búi trĩ khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, để cải thiện tình trạng này bạn có thể áp dụng các mẹo như chườm lạnh, xông hơi hoặc đáp thảo dược tự nhiên, ngâm hậu môn trong nước ấm, dùng thuốc Tây y không cần đơn kê,… Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

Trào ngược sau sinh sẽ được dập tắt vĩnh viễn sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc của Vua Tự Đức, TUYỆT ĐỐI không gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé. XEM NGAY

1. Chườm lạnh giảm sưng đau búi trĩ

Dùng đá lạnh chườm lên hậu môn giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh và cảm thấy thoải mái hơn
Dùng đá lạnh chườm lên hậu môn giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh và cảm thấy thoải mái hơn

Khi bị sưng đau búi trĩ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, người bệnh có thể sử dụng đá lạnh để chườm lên búi trĩ. Nhiệt độ lạnh từ đá sẽ giúp giảm đau và giảm sưng viêm, đồng thời làm co mạch máu hỗ trợ thu nhỏ búi trĩ. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:

– Cách thực hiện:

  • Cho vài viên đá lạnh vào trong một chiếc khăn mỏng và sạch, bọc lại rồi dùng để ấn nhẹ vào búi trĩ.
  • Sau vài phút thì tháo ra đợi cho da ấm lại rồi tiếp tục chườm cho đến khi triệu chứng đau nhức thuyên giảm hẳn.
  • Thực hiện lặp lại cách trị bệnh này từ 3 – 4 lần/ngày là được.

Lưu ý: Không nên để túi chườm trên da trong thời gian dài để tránh gây bỏng lạnh.

2. Ngâm hậu môn trong nước ấm

Ngâm hậu môn trong nước ấm có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu và mang lại hiệu quả giảm sưng viêm. Để nâng cao hiệu quả mang lại bạn có thể sử dụng kết hợp với thuốc tây y có đặc tính kháng khuẩn, muối hạt, giấm ăn hoặc baking soda. Tuy nhiên, bạn không được sử dụng bất kỳ loại sữa tắm hoặc xà phòng nào khi ngâm hậu môn. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo:

Đẩy lùi triệu chứng sau đau búi trĩ tại nhà bằng cách ngâm hậu môn trong nước ấm
Đẩy lùi triệu chứng sau đau búi trĩ tại nhà bằng cách ngâm hậu môn trong nước ấm

– Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một chậu nước sạch và có nhiệt độ ấm vừa phải. Vệ sinh sạch sẽ hậu môn rồi tiến hành ngâm vào chậu nước đã chuẩn bị.
  • Ngâm trong vòng 15 phút đến khi nước nguội hoàn toàn thì ngừng rồi dùng khăn bông lau khô nước là có thể mặc quần áo.

3. Giảm sưng đau bằng cách xông hơi búi trĩ

Đây là cách giảm đau nhức được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và được rất nhiều người áp dụng tại nhà. Phương pháp trị bệnh này có cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng các loại thảo dược có đặc tính kháng viêm nấu nước rồi dùng để xông hơi hậu môn. Dược tính trong thảo dược sẽ theo hơi nước thẩm thấu vào trong búi trĩ và mang lại hiệu quả giảm sưng viêm. Chú ý khi xông cần chú ý đến khoảng cách giữa hậu môn với mặt nước để tránh bị bỏng.

–  Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị một nắm thảo dược tươi (có thể là lá trầu không, lá diếp cá, lá bạc hà,…) Đem dược liệu đi rửa sạch, ngâm với nước muối 15 phút rồi vớt ra để cho ráo.
  • Cho dược liệu vào ấm cùng với 2 lít nước rồi bắc lên bếp đun sôi trên lửa nhỏ. Sau 15 phút thì tắt bếp, đổ nước ra chậu để cho nguội bớt rồi dùng để xông hơi.
  • Khi xông hơi nên dùng khăn trùm kín để tránh làm thất thoát hơi nước ra bên ngoài. Thực hiện khoảng 15 phút là được, sau đó tận dụng nước để ngâm rửa hậu môn.

4. Nằm nghỉ ngơi tránh gây áp lực lên hậu môn

Tư thế nằm nghĩ ngơi đúng giúp đẩy lùi triệu chứng sưng đau tại búi trĩ do bệnh gây ra
Tư thế nằm nghỉ đúng giúp đẩy lùi triệu chứng sưng đau tại búi trĩ do bệnh gây ra

Để làm giảm cơn đau nhức do búi trĩ gây ra, người bệnh nên hạn chế vận động thay vào đó hãy dành thời gian nằm nghỉ ngơi. Cách này có tác dụng giảm áp lực lên vùng hậu môn, cải thiện lưu thông máu đến lưng và đẩy lùi cơn đau nhức hiệu quả. Người bệnh cần chú ý nằm đúng tư thế mới mang lại hiệu quả giảm đau. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo:

– Cách thực hiện:

  • Nằm thẳng người trên giường hoặc trên một cái ghế dài rồi nghiêng qua một bên.
  • Tiến hành co hai chân lên cao sao cho hai đầu gối nằm ở trước ngực.
  • Để yên như vậy trong khoảng nửa giờ bạn sẽ thấy triệu chứng đau nhức thuyên giảm hẳn.

5. Điều chế dược liệu tự nhiên thành thuốc đắp

Ngoài cách xông hơi, bạn cũng có thể tận dụng các loại thảo dược tự nhiên điều chế thành bài thuốc đắp trị bệnh trĩ. Ở bài thuốc đắp này, bạn cần chú ý vệ sinh dược liệu thật kỹ để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Đồng thời, khi thực hiện bạn cũng nên hết sức cẩn thận để tránh phát sinh rủi ro không mong muốn. Các loại thảo dược thường được sử dụng là rau diếp cá, nghệ tươi,…

– Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị lượng dược liệu vừa đủ đem rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ hoàn toàn đất cát bám quanh, sau đó cho vào nước muối loãng ngâm 15 phút sát khuẩn.
  • Vớt dược liệu ra rửa sạch với nước một lần nữa rồi đem đi giã nát cùng với ít muối hạt. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, dùng khăn bông lau khô rồi đắp trực tiếp hỗn hợp trên vào.
  • Để yên chừng 15 phút cho dược tính trong thảo dược thấm vào hậu môn rồi tháo ra rửa sạch lại với nước. Thực hiện cách trị bệnh này đều đặn mỗi ngày cho đến khi tình trạng sưng đau thuyên giảm.
Tận dụng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên để chữa bệnh tại nhà có độ an toàn cao
Tận dụng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên để chữa bệnh tại nhà có độ an toàn cao

6. Đẩy búi trĩ vào đúng vị trí của chúng

Khi bệnh trĩ tiến triển sang giai đoạn nặng, búi trĩ bên trong hậu môn sẽ bị sa ra ngoài gây sưng đau. Ở những trường hợp này, bạn nên cố gắng đưa búi trĩ trở về vị trí ban đầu sẽ giúp triệu chứng đau nhức thuyên giảm đáng kể.

– Cách thực hiện:

  • Đầu tiên người bệnh cần tiến hành vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn, lau khô nước rồi đeo găng tay y tế vào. Sau đó dùng gel bôi trơn thoa lên các đầu ngón tay.
  • Đưng với tư thế ôm sát ngực vào đầu, sau đó dùng tay đẩy ngược các búi trĩ nhô ra ngoài vào trong hậu môn.

Đẩy búi trĩ vào trong để giảm đau nhức chỉ thích hợp áp dụng đối với  những trường hợp nhẹ. Nếu sa búi trĩ đã bước sang giai đoạn 4 thì không thể đẩy búi trĩ ngược vào trong, vì thế không thể thực hiện giảm đau bằng cách này.

7. Không rặn mạnh khi đi tiêu

Việc rặn mạnh khi đi đại tiện cũng là nguyên nhân khiến cơn đau trĩ diễn ra kéo dài. Vì thế, khi đi đại tiện bạn cần ngồi đúng tư thế và đúng kỹ thuật để việc đẩy phân ra ngoài diễn ra thuận lợi hơn, hạn chế việc rặn mạnh.

Người bệnh nên lựa chọn tư thế đi vệ sinh sao cho đúng để tránh gây áp lực lên tĩnh mạch hậu môn
Người bệnh nên lựa chọn tư thế đi vệ sinh sao cho đúng để tránh gây áp lực lên tĩnh mạch hậu môn

Sau khi đi vệ sinh bạn nên dùng vòi xịt để làm sạch và rửa lại bằng nước muối ấm. Sau đó dùng khăn ướt y tế lau nhẹ giúp làm khô nước. Hạn chế việc sử dụng giấy vệ sinh, khăn lau có cồn hoặc rửa trực tiếp bằng xà phòng để tránh gây kích ứng đến da.

8. Dùng thuốc Tây y không theo đơn kê

Giảm sưng đau búi trĩ bằng thuốc Tây y là phương pháp được bác sĩ ưu tiên áp dụng cho bệnh nhân. Thuốc Tây y trị bệnh mang lại hiệu quả rất nhanh chóng chỉ sau vài lần sử dụng, tuy nhiên chúng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Khi dùng bạn nên tuân thủ theo liều lượng in trên bao bì hoặc hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Các loại thuốc thường được sử dụng là:

  • Kem bôi trĩ (Preparation H)
  • Viên đạn đặt hậu môn (Proctolog)
  • Thuốc phong bế thần kinh (Dibucain)
  • Thuốc giảm đau (Acetaminophen, Aspirin, Ibuprofen)
  • Thuốc làm mềm phân (Docusate)

Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc những người có chuyên môn trước khi dùng thuốc Tây y trị bệnh. Tuyệt đối không được quá lạm dụng thuốc Tây gây hại đến các cơ quan nội tạng khác.

Dùng thuốc Tây y để giảm nhanh triệu chứng sưng đau do bệnh trĩ gây ra
Dùng thuốc Tây y để giảm nhanh triệu chứng sưng đau do bệnh trĩ gây ra

Biện pháp phòng ngừa búi trĩ sưng viêm

Trĩ là bệnh lý hậu môn – trực tràng gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh. Vì thế bạn cần phải có các biện pháp xử lý đúng cách khi bị bệnh để tránh ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh nên duy trì lối sống và chế độ ăn uống khoa học giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tình trạng sưng viêm búi trĩ tái phát trở lại. Cụ thể là:

  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi giúp bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể. Đây là thành phần dưỡng chất có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa, giúp việc tiêu hóa thức ăn diễn ra trơn tru và phòng ngừa táo bón. Bạn cũng nên bổ sung thêm các loại thực phẩm có lợi cho đường ruột khác như sữa chua, nấm,…
  • Uống từ 2 – 2.5 lít nước/ngày giúp bôi trơn ống tiêu hóa và thanh lọc cơ thể. Ngoài nước lọc bạn cũng có thể uống thêm nước ép trái cây hoặc nước ép rau xanh giúp bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Người bị trĩ cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây táo bón như đồ ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên xào khó tiêu hóa,… Nói không với các loại đồ uống có cồn, nước uống có gas, chất kích thích,…
  • Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng tuần hoàn máu và hạn chế ứ huyết tại búi trĩ. Vận động còn có tác dụng kích thích nhu động ruột và giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi hơn.
Dành từ 15 - 30 phút để tập luyện thể dục mỗi ngày có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tại nhà rất tốt
Dành từ 15 – 30 phút để tập luyện thể dục mỗi ngày có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tại nhà rất tốt
  • Tập thói quen đi đại tiện theo một giờ cố định giúp việc đào thải phân diễn ra thuận lợi hơn. Tránh tình trạng ứ đọng phân và làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch. Thời điểm đi đại tiện tốt nhất trong ngày là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
  • Hạn chế các thói quen gây áp lực lên hậu môn như rặn mạnh khi đi đại tiện, ngồi một chỗ trong thời gian dài, ngồi xổm, khuân vác vật nặng, nhịn đi tiêu,…
  • Kiểm soát cân nặng ở mức độ ổn định do thừa cân cũng là nguyên nhân gây áp lực lên trực tràng và tăng nguy cơ khởi phát bệnh. Nếu đang trong tình trạng thừa cân béo phì bạn nên tiến hành giảm cân một cách khoa học.
  • Thăm khám chuyên khoa và điều trị theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Không được chủ quan để bệnh diễn biến kéo dài và làm gia tăng nguy cơ phát sinh biến chứng.

Trên đây là 8 cách giảm sưng viêm búi trĩ mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Đồng thời, bạn cũng nên hình thành cho bản thân chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để quá trình chữa bệnh nhanh chóng mang lại hiệu quả. Nếu thấy tình trạng bệnh có dấu hiệu chuyển biến xấu, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Tin xem thêm

Tin khác

Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nội dung bài viếtTại sao búi trĩ bị sưng đau?Các cách giảm sưng búi trĩ hiệu quả1. Chườm lạnh giảm sưng đau búi trĩ2. Ngâm hậu môn trong nước ấm3....

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Nội dung bài viếtTại sao búi trĩ bị sưng đau?Các cách giảm sưng búi trĩ hiệu quả1. Chườm lạnh giảm sưng đau búi trĩ2. Ngâm hậu môn trong nước ấm3....

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

Nội dung bài viếtTại sao búi trĩ bị sưng đau?Các cách giảm sưng búi trĩ hiệu quả1. Chườm lạnh giảm sưng đau búi trĩ2. Ngâm hậu môn trong nước ấm3....

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

Nội dung bài viếtTại sao búi trĩ bị sưng đau?Các cách giảm sưng búi trĩ hiệu quả1. Chườm lạnh giảm sưng đau búi trĩ2. Ngâm hậu môn trong nước ấm3....

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Nội dung bài viếtTại sao búi trĩ bị sưng đau?Các cách giảm sưng búi trĩ hiệu quả1. Chườm lạnh giảm sưng đau búi trĩ2. Ngâm hậu môn trong nước ấm3....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn