Trĩ Tắc Mạch: Triệu Chứng, Nguyên Nhân và Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Trĩ Chảy Máu: Nguyên Nhân, Biểu Hiện và Phương Pháp Điều Trị

Cách chữa trĩ sau sinh tại nhà hiệu quả và an toàn cho mẹ

Chữa Trĩ Nội Độ 2 Tại Nhà: Các Phương Pháp Hiệu Quả và An Toàn

Lá vông chữa bệnh trĩ: Công dụng và cách dùng hiệu quả

Quả sung chữa bệnh trĩ: Công dụng và cách sử dụng hiệu quả

Rau Diếp Cá Trị Bệnh Trĩ: Tác Dụng Và Các Cách Sử Dụng Hiệu Quả

Top 6 thuốc trĩ Nhật giúp điều trị hiệu quả và an toàn

Top thuốc bôi trĩ của Mỹ hiệu quả, giảm nhanh triệu chứng

Top 6 Thuốc Bôi Trĩ Trung Quốc Hiệu Quả Nhất Năm 2025

Sa Búi Trĩ Là Gì? Làm Thế Nào Để Búi Trĩ Co Lên?

5/5 - (1 bình chọn)

Sa búi trĩ là hiện tượng búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn gây đau nhức, vướng víu,… Nếu không xử lý đúng cách để bệnh chuyển biến nặng sẽ phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng sa búi trĩ và các cách làm búi trĩ có lên.

Búi trĩ bên trong lòng hậu môn bị sa ra bên ngoài trực tràng
Hình ảnh búi trĩ bên trong lòng hậu môn bị sa ra bên ngoài trực tràng

Sa búi trĩ là gì? Nguy hiểm không?

Khi hệ thống tĩnh mạch xung quanh hậu môn bị căng giãn quá mức, chúng sẽ phình to lên và hình thành nên búi trĩ. Khi mới hình thành, các búi trĩ có kích thước rất nhỏ, theo thời gian bệnh sẽ dần chuyển biến nặng và kích thước cũng tăng dần lên. Sa búi trĩ là hiện tượng búi trĩ bên trong lòng ống hậu môn bị sa ra khỏi đường lược khi đi đại tiện hoặc vận động mạnh. Khi búi trĩ bị sa ra ngoài sau một thời gian bạn sẽ có triệu chứng chảy máu hậu môn, đi đại tiện khó khăn,… Có thể nói, sa búi trĩ là một trong những biến chứng của bệnh trĩ khi đã bước sang giai đoạn nặng.

– Sa búi trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ sau khi biến chứng sang sa búi trĩ sẽ nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn nặng. Nếu người bệnh không có các biện pháp xử lý đúng cách, bệnh có thể phát sinh biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể là:

  • Gây thiếu máu: Trường hợp sa búi trĩ kèm theo chảy máu nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với tình trạng thiếu máu nghiêm trọng. Lúc này, bạn sẽ có các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể, da xanh xao,…
  • Hoại tử búi trĩ: Búi trĩ bị sa ra bên ngoài sẽ chèn ép lên tĩnh mạch và khiến quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng. Nếu các tế bào ở hậu môn không được cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất trong thời gian dài sẽ bị hoại tử và biến chứng sang ung thư.
  • Nhiễm trùng máu: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh sa búi trĩ. Khi búi trĩ bị sa ra ngoài sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết và hình thành các ổ áp-xe. Điều này đã tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong máu gây nhiễm trùng huyết nguy hiểm đến tính mạng.
Thiếu máu nghiêm trọng có thể xảy ra nếu bị sau búi trĩ kèm theo chảy máu nhiều
Thiếu máu nghiêm trọng có thể xảy ra nếu bị sa búi trĩ kèm theo chảy máu nhiều

Bên cạnh đó, việc búi trĩ sa ra bên ngoài còn gây nghẹt hậu môn và khiến người bệnh cảm thấy đau nhức rất khó chịu. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đời sống vợ chồng cũng như các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Trào ngược sau sinh sẽ được dập tắt vĩnh viễn sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc của Vua Tự Đức, TUYỆT ĐỐI không gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé. XEM NGAY

Dấu hiệu nhận biết sa búi trĩ

Sa búi trĩ cũng được chia thành nhiều cấp độ khác nhau, dựa vào mức độ bệnh trạng mà biểu hiện ra bên ngoài cũng có sự khác nhau. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết sa búi trĩ mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

+ Trường hợp trĩ nội:

  • Cấp độ 1: Búi trĩ mới bắt đầu hình thành nên chưa có các triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh sẽ có dấu hiệu chảy máu hậu môn.
  • Cấp độ 2: Búi trĩ có sự gia tăng về kích thước gây ngứa ngáy và chảy máu. Lúc này, búi trĩ sẽ có hiện tượng sa ra bên ngoài mỗi khi đi đại tiện nhưng sau đó vẫn có thể tự thụt vào được.
  • Cấp độ 3: Ở cấp độ này búi trĩ đã phình to và gia tăng về trọng lượng. Khi người bệnh đi vệ sinh, chúng sẽ sa ra bên ngoài và không thể tự co vào được. Lúc này, người bệnh cần phải dùng lực để đẩy chúng vào.
  • Cấp độ 4: Đây là cấp độ nặng của bệnh và có nguy cơ phát sinh biến chứng. Lúc này búi trĩ đã bị sa ra ngoài, không thể đẩy vào trong và gây đau nhức khó chịu.
Sa búi trĩ ra bên ngoài trực tràng gây đau nhức và gây ra phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày
Sa búi trĩ ra bên ngoài trực tràng gây đau nhức và gây ra phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày

+ Trường hợp trĩ ngoại:

  • Cấp độ nhẹ: Búi trĩ chỉ mới hình thành nên có kích thước rất nhỏ, người bệnh chỉ cần dùng tay ấn vào là có thể làm xẹp chúng.
  • Cấp độ nặng: Búi trĩ bị phình to và sa hẳn ra bên ngoài khiến nếp nhăn tự nhiên xung quanh hậu môn bị mất đi. Lúc này, vùng hậu môn sẽ bị sưng tấy và gây đau rát rất khó chịu. Ở những trường hợp bệnh nặng có thể gây tắc lỗ hậu môn.

Các cách điều trị làm co búi trĩ lên

Sa búi trĩ được chia thành nhiều cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào từng trường hợp mà phương pháp điều trị cũng sẽ có sự khác nhau. Ở những trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn điều trị bằng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài. Nếu bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng thì bắt buộc phải điều trị bằng phương pháp can thiệp ngoại khoa.

Dùng thuốc Tây y

Thường được sử dụng để điều trị cho những trường hợp sa búi trĩ cấp độ 1 và 2. Công dụng chính của các loại thuốc Tây y này là làm co búi trĩ, giảm viêm nhiễm và ngăn ngừa bệnh tiếp tục chuyển biến nặng. Thường được kê đơn là:

  • Thuốc kháng sinh: Neomycin, Framycetin,…
  • Thuốc giảm ngứa: phenylephrin HCl,…
  • Thuốc chống viêm: NSAIDs, Alpha chymotripsin, glucocorticoid,…
  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin,…
  • Thuốc làm bền mạch: Diosmin, OPCs, Daflon,…
Dùng thuốc Tây y chữa bệnh trĩ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa
Dùng thuốc Tây y chữa bệnh trĩ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa

Các loại thuốc trị bệnh trong Tây y mang lại hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 1 – 2 lần sử dụng. Tuy nhiên, bạn không được quá lạm dụng để tránh phát sinh tác dụng phụ không mong muốn. Trong suốt quá trình sử dụng thuốc chữa bệnh, bạn cần phải tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Không được tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có chỉ định của những người có chuyên môn.

Can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật cắt búi trĩ thường được chỉ định thực hiện đối với những trường hợp sa búi trĩ cấp độ 4 hoặc không đáp ứng điều trị nội khoa. Các phương pháp can thiệp ngoại khoa thường được sử dụng để chữa sa búi trĩ là thắt dây cao su, HCPT, PPH, LONGO,…

Tuy nhiên, phương pháp trị bệnh này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng không mong muốn trong và sau phẫu thuật. Vì thế, bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa thật kỹ trước khi áp dụng. Sau phẫu thuật, cần chú ý sử dụng kháng sinh theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa và chăm sóc vết thương đúng cách để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Chữa bằng mẹo dân gian

Ở những trường hợp sa búi trĩ nhẹ cấp độ 1, bạn cũng có thể sử dụng các mẹo dân gian để làm giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của bệnh. Đây là phương pháp chữa trị có độ an toàn cao, ít tốn kém và dễ thực hiện nên được nhiều người ưu tiên áp dụng.

Bạn có thể sử dụng các loại thảo dược tự nhiên có đặc tính kháng viêm, đun sôi với nước rồi sử dụng để ngâm rửa hậu môn. Thành phần dược tính trong thảo dược sẽ giúp làm dịu triệu chứng ngứa ngáy và đau rát do sa búi trĩ gây ra. Thường được sử dụng là cây lá lông, rau diếp cá, hoa thiên lý,…

Chữa sa búi trị tại nhà bằng các loại thảo dược lành tính có sẵn trong tự nhiên
Chữa sa búi trị tại nhà bằng các loại thảo dược lành tính có sẵn trong tự nhiên

Những điều cần lưu ý khi bị sa búi trĩ

Bên cạnh việc thực hiện điều trị bệnh bằng các phương pháp ở trên, người bệnh cũng nên có các biện pháp chăm sóc cơ thể hợp lý giúp quá trình điều trị bệnh nhanh chóng mang lại hiệu quả. Dưới đây tổng hợp những điều cần lưu ý khi bị sa búi trĩ bạn có thể tham khảo:

  • Sau khi đi vệ sinh, nên dùng vòi xịt để làm sạch hậu môn và búi trĩ, sau đó rửa lại với nước muối loãng. Việc dùng giấy vệ sinh sẽ khiến vùng hậu môn bị cọ xát và gây chảy máu.
  • Cần vệ sinh búi trĩ thật sạch sẽ bằng nước muối loãng trước khi sử dụng mẹo dân gian để trị bệnh. Cách này có tác dụng sát trùng và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
  • Người bệnh có thể dùng túi nước đá chườm xung quanh hậu môn giúp hoặc tắm nước nóng giúp đẩy lùi triệu chứng viêm sưng và đau nhức do bệnh gây ra.
  • Trong quá trình điều trị bệnh bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh lao động nặng nhọc khiến búi trĩ bị sa ra bên ngoài gây đau nhức.
  • Chế độ ăn uống của người bệnh nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ. Uống nhiều nước để hỗ trợ tiêu hóa, làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón.
  • Đồng thời, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ chiên xào và thực phẩm khó tiêu. Nói không với chất kích thích, rượu bia, nước ngọt có gas,…
  • Nên dành thời gian để tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp cỉa thiện sức khỏe và hoạt động của hệ tuần hoàn máu. Ưu tiên các bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,…
Nên duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày giúp phòng ngừa bệnh trĩ nói chung và sa búi trĩ nói riêng
Nên duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày giúp phòng ngừa bệnh trĩ nói chung và sa búi trĩ nói riêng

Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về tình trạng sa búi trĩ và các cách làm co búi trĩ lên bạn có thể tham khảo. Khi bị sa búi trĩ người bệnh tuyệt đối không được chủ quan trong việc điều trị, cần tiến hành xử lý đúng cách ngay từ sớm để hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh biến chứng. Đồng thời, bạn cũng nên duy trì thói quen sinh hoạt và ăn uống tích cực trong suốt khoảng thời gian điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Tin xem thêm

Tin khác

Trĩ Tắc Mạch: Triệu Chứng, Nguyên Nhân và Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Nội dung bài viếtSa búi trĩ là gì? Nguy hiểm không?Dấu hiệu nhận biết sa búi trĩCác cách điều trị làm co búi trĩ lênDùng thuốc Tây yCan thiệp ngoại...

Trĩ Chảy Máu: Nguyên Nhân, Biểu Hiện và Phương Pháp Điều Trị

Nội dung bài viếtSa búi trĩ là gì? Nguy hiểm không?Dấu hiệu nhận biết sa búi trĩCác cách điều trị làm co búi trĩ lênDùng thuốc Tây yCan thiệp ngoại...

Cách chữa trĩ sau sinh tại nhà hiệu quả và an toàn cho mẹ

Nội dung bài viếtSa búi trĩ là gì? Nguy hiểm không?Dấu hiệu nhận biết sa búi trĩCác cách điều trị làm co búi trĩ lênDùng thuốc Tây yCan thiệp ngoại...

Chữa Trĩ Nội Độ 2 Tại Nhà: Các Phương Pháp Hiệu Quả và An Toàn

Nội dung bài viếtSa búi trĩ là gì? Nguy hiểm không?Dấu hiệu nhận biết sa búi trĩCác cách điều trị làm co búi trĩ lênDùng thuốc Tây yCan thiệp ngoại...

Lá vông chữa bệnh trĩ: Công dụng và cách dùng hiệu quả

Nội dung bài viếtSa búi trĩ là gì? Nguy hiểm không?Dấu hiệu nhận biết sa búi trĩCác cách điều trị làm co búi trĩ lênDùng thuốc Tây yCan thiệp ngoại...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn