Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Lá bàng chữa bệnh trĩ được không? Cách thực hiện?

Tiêm xơ búi trĩ là gì? Có đau không? Tiêm ở đâu?

Thuốc trĩ cho bà bầu loại nào tốt và an toàn cho mẹ & bé?

Trĩ Ngoại Tắc Mạch Là Gì? Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Cách dùng lá mơ lông chữa bệnh trĩ giúp làm giảm triệu chứng

Phân Biệt Trĩ Nội Và Trĩ Ngoại – Bệnh Nào Nặng & Nguy Hiểm Hơn?

5/5 - (2 bình chọn)

Trĩ nội và trĩ ngoại đều là 2 loại phổ biến của bệnh trĩ. Về bản chất, cả hai đều có đặc điểm, triệu chứng và những biến chứng tương đối giống nhau. Tuy nhiên, việc nhận biết và phân biệt không đúng có thể dẫn đến tình trạng lựa chọn sai phương pháp điều trị, từ đó khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu chưa biết vấn đề này, hãy tham khảo bài chia sẻ dưới đây để biết cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại cũng như nhận biết loại nào nguy hiểm hơn.

Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào? - Giải đáp thắc mắc
Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào? – Giải đáp thắc mắc

Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại như thế nào?

Trĩ là một trong những căn bệnh tuy không trực tiếp đe dọa đến tính mạng con người nhưng triệu chứng của bệnh gây ra không ít sự khó chịu làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và chất lượng đời sống thường ngày. Căn bệnh này được hình thành do tĩnh mạch hậu môn – trực tràng bị phình giãn quá mức, lâu ngày máu ứ đọng nhiều và tạo thành cấu trúc dạng túi (được gọi là búi trĩ).

Dựa vào vị trí của búi trĩ mà bệnh trĩ được chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó có 2 dạng chính là trĩ nộitrĩ ngoại. Mặc dù cả hai loại trĩ này đều xảy ra ở vùng hậu môn – trực tràng nhưng chúng lại có nhiều điểm khác nhau. Điều này dẫn đến việc lựa chọn phương pháp điều trị cũng có điểm khác biệt. Dưới đây là một số điểm cụ thể để phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại:

1. Vị trí và cấu tạo

Là một trong những tiêu chí hàng đầu để phân biệt và xác định giữa bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Bệnh càng trở nặng càng dễ dàng nhận biết. Cụ thể hơn:

Nhất Nam Y Viện đơn vị điều trị yếu sinh lý số 1 hiện nay
Nhất Nam Y Viện hiện đang là địa chỉ chữa trào ngược dạ dày uy tín hàng đầu nhờ ghi dấu ấn với phương pháp chữa bệnh độc đáo. XEM NGAY
  • Đối với bệnh trĩ nội: Cấu trúc dạng túi được hình thành trên lớp niêm mạc nằm trong ống hậu môn. Trường hợp bệnh nhẹ, búi trĩ lòi ra hoàn toàn có thể dùng tay đẩy vào trong nhưng khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng thì điều này là không thể. Bên cạnh đó, bề mặt búi trĩ là lớp niêm mạc hậu môn nên chúng không có dây thần kinh cảm giác, lớp biểu mô bao quanh búi trĩ nội là mô chuyển tiếp;
  • Đối với bệnh trĩ ngoại: Ngược lại với bệnh trĩ nội, khối búi trĩ xuất hiện ở dưới đường lược (ngoài cửa hậu môn). Vì xuất hiện ở vị trí này nên dù bệnh ở mức độ nặng hay nhẹ đều không thể đẩy chúng vào bên trong. Song, do búi trĩ nằm bên ngoài cửa hậu môn nên sẽ có nhiều dây thần kinh cảm giác và lớp biểu mô bao quanh búi trĩ ngoại là mô vảy.
Trĩ nội có khối búi trĩ được hình thành trên lớp niêm mạc trong ống hậu môn trong khi đó trĩ ngoại có búi trĩ xuất hiện ở đường lược (ngoài ống hậu môn)
Trĩ nội có khối búi trĩ được hình thành trên lớp niêm mạc trong ống hậu môn trong khi đó trĩ ngoại có búi trĩ xuất hiện ở đường lược (ngoài ống hậu môn)

2. Triệu chứng của bệnh

Cả bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại đều có triệu chứng chảy máu mỗi lần đại tiện và lượng máu thất thoát còn phụ thuộc vào từng cấp độ của bệnh. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội có xuất hiện triệu chứng chảy máu nhưng không có cảm giác ngứa ngáy, trong khi đó người mắc bệnh trĩ ngoại phải nhiều cơn đau rát khó chịu ngay từ khi bệnh ở mức độ nhẹ.

Một số trường hợp khác, người bệnh còn cảm nhận thêm một số triệu chứng kèm theo khác hoặc có triệu chứng của cả bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Lúc này, người bệnh không thể loại trừ một số loại bệnh trĩ khác như trĩ vòng, trĩ hỗn hợp,…

3. Cấp độ hay thời kỳ của bệnh

Mỗi bệnh đều có những giai đoạn phát triển bệnh cụ thể, từ nhẹ đến nặng, từ giai đoạn hình thành đến giai đoạn cuối. Nếu bệnh trĩ nội phân giai đoạn bệnh theo cấp độ sa búi trĩ thì bệnh trĩ ngoại dựa theo thời kỳ tiến triển của bệnh. Cụ thể hơn:

– Các cấp độ của bệnh trĩ nội:

Dựa vào tình trạng sa búi trĩ, bệnh trĩ nội được chia thành 4 cấp độ sau:

  • Trĩ nội độ 1: Do khối búi trĩ vừa mới hình thành nên khá khó để nhận biết. Triệu chứng đặc trưng của trĩ nội độ 1 là tình trạng chảy máu khi đi đại tiện và ít có cảm giác ngứa ngáy;
  • Trĩ nội độ 2: Búi trĩ đã bắt đầu hình thành và sưng lên nên có cảm giác đau nhiều hơn và gặp khó khăn trong việc đại tiện. Khi rặn mạnh, búi trĩ sẽ lùi ra ngoài và sau đó tự động co lại vào bên trong;
  • Trĩ nội độ 3: Khi đại tiện, búi trĩ sa ra ngoài nghiêm trọng và cần dùng tay tác động mới có thể giúp chúng thu vào bên trong. Bên cạnh đó, người bệnh còn chịu nhiều cơn đau rát, ngứa ngáy khó chịu;
  • Trĩ nội độ 4: Vì búi trĩ bị sưng phồng quá mức nên mất đi tính đàn hồi. Lúc này, chúng bị sa ra ngoài hoàn toàn và không thể dùng tay đẩy vào bên trong. Bên cạnh đó, khi đại tiện, máu có thể bắn thành tia hoặc chảy nhỏ giọt, xuất hiện nhiều dịch nhầy và có nguy cơ nhiễm trùng cũng như đối mặt với biến chứng cao.

– Các thời kỳ của bệnh trĩ ngoại:

4 thời kỳ của bệnh trĩ tương ứng với từng giai đoạn tiến triển của bệnh:

  • Hình thành: Búi trĩ vừa được hình thành nên có kích thước tương đối nhỏ;
  • Bắt đầu phát triển: Búi trĩ gia tăng kích thước và có sự xuất hiện của các tĩnh mạch ngoằn ngoèo;
  • Phát triển: Búi trĩ có kích thước to, gây nghẹt hậu môn, mất máu nhiều và cơn ngứa ngáy tăng cao;
  • Giai đoạn cuối: Kích thước của búi trĩ quá to nên dễ làm nghẹt hậu môn, kèm theo đó là triệu chứng mất máu nhiều, viêm nhiễm, sưng viêm, đau rát và ngứa ngáy khó chịu.

Trên thực tế, việc phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại dựa vào cấp độ hay thời kỳ khá khó để nhận biết bằng mắt thường mà cần phải thăm khám và dựa vào đặc điểm của búi trĩ. 

4. Phương pháp điều trị

Thêm một phương diện khác cũng được chỉ ra nhằm phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại là phương pháp điều trị. Cụ thể hơn:

  • Bệnh trĩ nội: Trường hợp trĩ nội ở cấp độ 1 hoặc 2 thường được bác sĩ chỉ định điều trị bảo tồn nhằm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ và cố định búi trĩ về trạng thái ban đầu. Những trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng thì sẽ được chỉ định phẫu thuật nằm loại bỏ hoàn toàn cấu trúc dạng túi;
  • Bệnh trĩ ngoại: Với những trường hợp bị trĩ ngoại thường được bác sĩ khuyến cáo loại bỏ búi trĩ càng sớm càng sớm. Bởi nếu càng để lâu thì kích thước búi trĩ càng phát triển to và khiến người bệnh có nguy cơ cao bị tắc nghẽn cũng như viêm nhiễm hậu môn.

Trĩ nội và trĩ ngoại – Bệnh nào nặng hơn và nguy hiểm hơn?

Giữa trĩ nội và trĩ ngoại bệnh nào nặng hơn và nguy hiểm hơn là thắc mắc chung của không ít người đang đi tìm câu trả lời. Về cơ bản, cả hai loại bệnh trĩ đều có những mức độ từ nhẹ đến nguy hiểm và sự ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Nhiều ý kiến cho rằng, bệnh trĩ nội sẽ nguy hiểm hơn bệnh trĩ ngoại. Nguyên nhân chính là vì họ cho rằng bệnh trĩ nội có cấu trúc búi trĩ ở bên trong ống hậu môn trực tràng nên việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Không những vậy, trĩ nội ít có khả năng phát hiện bệnh từ giai đoạn đầu và chỉ phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Trong khi đó, bệnh trĩ ngoại có khối búi trĩ hình thành bên ngoài đường lược nên dễ dàng phát hiện bệnh ngay từ khi chúng xuất hiện.

Không những vậy, nhiều đối tượng còn đưa ra thêm dẫn chứng khác để khẳng định bệnh trĩ nội nguy hiểm liên quan đến phương pháp điều trị. Khi bệnh chuyển biến đến giai đoạn nặng, việc điều trị bệnh trĩ nội bằng thuốc thường không lại kết quả khả quan nên buộc phải nhờ đến sự can thiệp của một số thủ thuật, trong khi đó, bệnh trĩ vẫn có thể điều trị bằng thuốc bôi ngoài.

Nhiều người cho rằng bệnh trĩ nội nguy hiểm hơn bệnh trĩ ngoại do khối búi trĩ hình thành trong ống hậu môn nên khó nhận biết từ giai đoạn đầu và việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn
Nhiều người cho rằng bệnh trĩ nội nguy hiểm hơn bệnh trĩ ngoại do khối búi trĩ hình thành trong ống hậu môn nên khó nhận biết từ giai đoạn đầu và việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn

Những ý kiến trên chỉ là ý kiến của một khía cạnh nào đó, không hẳn là không đúng cũng như không hẳn sai hoàn toàn. Vì chuyên gia y tế hàng đầu cho biết, cả hai loại bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại đều nguy hiểm nên rất khó có thể khẳng định loại nào nguy hiểm hay nặng hơn loại nào. Mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh đã tiến triển ở giai đoạn nào và sự chú trọng từ phía người bệnh (điều trị bệnh có kịp thời không). Bởi cả hai trường hợp bệnh đều có khả năng gây ra những mặt nguy hiểm sau:

  • Tác động nhiều đến tâm sinh lý của người bệnh: Khi mắc bệnh trĩ, đa phần bệnh nhân đều có chung tâm lý lo lắng, lo sợ và bồn chồn. Điều này khiến họ kém tự tin khi tiếp xúc với đám đông cũng như không thể tập trung cho công việc và lối sinh hoạt hằng ngày;
  • Gây thiếu máu: Tình trạng mất máu nhiều khi mỗi lần đi vệ sinh có khả năng khiến người bệnh bị thiếu máu, hoang mang, chóng mặt, da xanh xao, kém tập trung,…;
  • Viêm nhiễm hậu môn: Khi búi trĩ bị sa ra ngoài ống hậu môn do kích thước quá to thì đồng nghĩa chất dịch nhầy do búi trĩ tiết ra càng nhiều. Điều này sẽ khiến cho hậu môn bị ẩm ướt, từ đó tạo điều kiện cho các vi khuẩn, vi nấm có cơ hội xâm nhập và gây viêm nhiễm;
  • Rối loạn chức năng co thắt hậu môn: Bệnh trĩ kéo dài trong thời gian dài có khả năng khiến người bệnh mất tự chủ trong việc đi đại tiện. Mặc dù có cảm giác buồn đại tiện nhiều nhưng lượng phân ra rất ít;
  • Khởi phát bệnh viêm nhiễm phụ khoa: Hiện tượng này gặp nhiều ở chị em phụ nữ. Vì cấu trúc của bộ phận sinh dục nữ là cấu trúc mở và có vị trí khá gần với cửa hậu môn. Do đó, vi khuẩn gây viêm nhiễm ở hậu môn rất dễ lan sang bộ phận sinh dục, từ đó sinh ra bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai;
  • Gây ung thư đại trực tràng: Ung thư đại trực tràng là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ. Nếu không sớm điều trị triệt để bệnh trĩ thì hậu môn bị viêm sẽ tạo điều kiện cho tế bào ung thư có cơ hội hình thành và phát triển.
Tình trạng mất máu nhiều khiến người bệnh dễ hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể, da xanh xao, dễ mất sức,...
Tình trạng mất máu nhiều khiến người bệnh dễ hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể, da xanh xao, dễ mất sức,…

Như vậy, không thể khẳng định bệnh trĩ nội hay bệnh trĩ ngoại cái nào nặng hơn, nguy hiểm hơn. Các chuyên gia hàng đầu khuyến cáo người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị bệnh từ sớm nhằm giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm do bệnh trĩ gây ra.

Cần làm gì khi mắc bệnh trĩ? – Lời khuyên từ chuyên gia y tế

Như vừa được đề cập, bệnh trĩ tuy không trực tiếp đe dọa đến tính mạng con người nhưng triệu chứng của bệnh gây ra không ít sự khó chịu làm ảnh hưởng cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Thậm chí, chúng còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì thế, nếu không mong muốn đối mặt với những trường hợp xấu nhất của bệnh trĩ, bạn cần ghi nhớ một số vấn đề sau:

  • Chủ động thăm khám sức khỏe: Là một trong những yêu cầu hàng đầu mà người bệnh nên thực hiện. Thông qua việc thăm khám sẽ giúp người bệnh nắm rõ tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh lý cũng như phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường. Dựa vào kết quả thăm khám, người bệnh sẽ tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhằm kiểm soát triệu chứng lâm sàng cũng như làm giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng;
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất: Chế độ ăn uống hằng ngày cũng chính là nguyên nhân khởi phát bệnh trĩ. Do đó, người bệnh nên có sự điều chỉnh và xây dựng chế độ ăn uống hằng ngày sao cho đảm bảo các dưỡng chất thiếu yếu. Đồng thời, hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa như: thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, thức ăn đóng hộp, thuốc lá, rượu, bia, đồ ăn chứa lượng đường nhân tạo,…;
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao: Mỗi ngày, người mắc bệnh trĩ nên dành ít nhất 30 – 45 phút để vận động cơ thể bằng các bài tập vừa sức như đi bộ, yoga, hành thiền, bơi lội,… để làm giảm sức ép lên tĩnh mạch hậu môn – trực tràng cũng như phòng ngừa bệnh trở nặng. Lưu ý, người bệnh chỉ nên tập luyện với cường độ thấp trong những lần tập đầu và có thể tăng dần trong những lần tập kế tiếp;
  • Hình thành thói quen đi đại tiện khoa học: Tập thói quen đi vệ sinh vào khung giờ nhất định trong ngày ngay cả khi không có cảm giác buồn vệ sinh. Thói quen này sẽ giúp ổn định hoạt động nhu động ruột, từ đó hỗ trợ điều trị trĩ. Đồng thời, người bệnh nên sử dụng giấy vệ sinh loại mềm, không màu, không mùi nồng, tránh dùng loại giấy có chất liệu khô cứng, bẩn.
Người mắc bệnh trĩ nên dành thói quen đại tiện khoa học thông qua việc đi vệ sinh vào khung giờ cố định, không rặn mạnh và dùng giấy vệ sinh loại mềm
Người mắc bệnh trĩ nên dành thói quen đại tiện khoa học thông qua việc đi vệ sinh vào khung giờ cố định, không rặn mạnh và dùng giấy vệ sinh loại mềm

Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc phân biệt và nhận biết của từng loại bệnh trĩ. Về mức độ nguy hiểm giữa bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại thì cho đến hiện nay chưa có báo cáo chính xác nào để khẳng định loại nào nguy hiểm hơn. Các chuyên gia y tế hàng đầu khuyến cáo người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị bệnh từ sớm dù mắc phải loại bệnh trĩ nào. Điều này sẽ giúp giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm lành hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Các bài viết quan tâm:

Tin xem thêm

Tin khác

Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nội dung bài viếtPhân biệt trĩ nội và trĩ ngoại như thế nào?1. Vị trí và cấu tạo2. Triệu chứng của bệnh3. Cấp độ hay thời kỳ của bệnh4. Phương...

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Nội dung bài viếtPhân biệt trĩ nội và trĩ ngoại như thế nào?1. Vị trí và cấu tạo2. Triệu chứng của bệnh3. Cấp độ hay thời kỳ của bệnh4. Phương...

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

Nội dung bài viếtPhân biệt trĩ nội và trĩ ngoại như thế nào?1. Vị trí và cấu tạo2. Triệu chứng của bệnh3. Cấp độ hay thời kỳ của bệnh4. Phương...

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

Nội dung bài viếtPhân biệt trĩ nội và trĩ ngoại như thế nào?1. Vị trí và cấu tạo2. Triệu chứng của bệnh3. Cấp độ hay thời kỳ của bệnh4. Phương...

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Nội dung bài viếtPhân biệt trĩ nội và trĩ ngoại như thế nào?1. Vị trí và cấu tạo2. Triệu chứng của bệnh3. Cấp độ hay thời kỳ của bệnh4. Phương...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn