Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp: Triệu chứng, giai đoạn bệnh và hướng điều trị

Khô khớp gối: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh

Khớp gối kêu lục cục và đau là bệnh gì? Cách khắc phục

Thoái hoá khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Khô khớp gối nên ăn gì để tăng chất nhờn?

Các loại thuốc bổ sung chất nhờn cho khớp tốt nhất

Quốc dược Phục cốt khang đặc trị thoát hóa khớp

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị thoái hóa khớp từ gốc, phục hồi sụn khớp hoàn chỉnh

Thoái hóa khớp gối: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị

Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối Theo Y Học Cổ Truyền – Đông Y

Cách chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp nhanh hồi phục

5/5 - (4 bình chọn)

Thoái hóa khớp là bệnh xương khớp thường gặp nhiều ở người già, người cao tuổi và cả người trẻ tuổi do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Xuyên suốt thời gian mắc xương khớp bị tổn thương, người bệnh thường chịu phải nhiều cơn đau nhức khó chịu, thậm chí khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng theo. Ngoài việc điều trị chuyên khoa, việc chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp đúng cách cũng góp phần khôi phục sức khỏe xương khớp và sức khỏe tổng thể.

Chia sẻ những biện pháp chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp nhanh khôi phục khả năng vận động tại nhà
Chia sẻ những biện pháp chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp nhanh khôi phục khả năng vận động tại nhà

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp nhanh khôi phục tại nhà

Thoái hóa khớp là tình trạng xương khớp bị tổn thương loét ở sụn và hình thành các đốt gai ở bờ khớp. Hiểu một cách đơn giản là tình trạng xương khớp xuất hiện quá trình lão hóa, bào mòn tại khớp. Bệnh thường hay đi kèm với một số phản ứng viêm khiến chất dịch bôi trơn tiết ra ít hơn, điều này khiến khớp kém linh hoạt và gây đau khi vận động. Thoái hóa khớp có thể xuất hiện một hoặc đồng thời nhiều vị trí khác như như khớp gối, khớp ngón chân, khớp gót chân, khớp cổ tay, khớp háng,…

Phần đông đối tượng mắc bệnh thoái hóa khớp là người già, người cao tuổi, người lao động nặng nhọc. Nhưng hiện nay, căn bệnh dần có xu hướng trẻ hóa do số lượng người trẻ tuổi mắc bệnh ngày càng gia tăng. Và đây cũng chính là nhóm đối tượng lao động chính nên khi mắc bệnh thì chúng làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến năng suất công việc cũng như chất lượng đời sống.

Phần đông đối tượng mắc bệnh thoái hóa khớp là người già, người cao tuổi, người lao động nặng nhọc và cả người trẻ do lối sống kém khoa học
Phần đông đối tượng mắc bệnh thoái hóa khớp là người già, người cao tuổi, người lao động nặng nhọc và cả người trẻ do lối sống kém khoa học

Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân bị thoái hóa khớp cũng được chăm sóc sức khỏe đúng cách. Bởi vì mặt hạn chế lớn nhất của căn bệnh này là giảm khả năng vận động, người bệnh sẽ gặp không ít khó khăn trong việc di chuyển hay thực hiện hành vi nào. Không những vậy, chăm sóc bệnh đúng cách tại nhà cũng có thể được xem là một biện pháp điều trị bệnh và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Chăm sóc bệnh nhân bị thoái hóa khớp không phải là điều dễ dàng và dễ thực hiện. Đặc biệt là người già thì không phải là việc làm đơn giản mà cần phải có cả một quá trình chăm sóc cẩn thận, ân cần và luôn niềm nở. Song song, khi lập ra kế hoạch chăm sóc người bệnh, bạn cần phải xem xét mọi mặt từ tình trạng sức khỏe, phác đồ điều trị của bác sĩ đến cả nhu cầu cá nhân của bệnh nhân. Ưu tiên hàng đầu vẫn là một kế hoạch chăm sóc người bệnh khoa học nhất.

Chăm sóc bệnh tại nhà cũng được xem là phương pháp điều trị nhằm hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau nhức và hạn chế xuất hiện biến chứng nguy hiểm do thoái hóa khớp gây ra
Chăm sóc bệnh tại nhà cũng được xem là phương pháp điều trị nhằm hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau nhức và hạn chế xuất hiện biến chứng nguy hiểm do thoái hóa khớp gây ra

Dưới đây là một số cách vấn đề cần được quan tâm khi chăm sóc người bệnh bị thoái hóa khớp:

1. Để người bệnh nghỉ ngơi nhiều khi bị đau nặng

Không phải lúc nào cơn đau khớp cũng ổn định ở mức bình thường mà có thể tăng giảm tùy vào trường hợp. Đặc biệt, cơn đau thường tăng nhiều khi về đêm, những ngày thời tiết thay đổi đột ngột, ngày trời lạnh. Lúc này, bệnh nhân cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi để giảm thiểu tối đa những tác động lặp lại tại khớp. Điều này sẽ giúp khu vực bị tổn thương có thể nhanh chóng được chữa lành và hạn chế sự xuất hiện của biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh có thể nằm nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái nhất, đồng thời tránh cử động mạnh hay trở mình nhanh. Khi cơn đau nhức khớp có phần thuyên giảm, người bệnh có thể đi lại nhẹ nhàng và thực hiện một số công việc không đòi hỏi quá nhiều sức.

Người bị thoái hóa khớp nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi khi xuất hiện các cơn đau nhức khó chịu
Người bị thoái hóa khớp nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi khi xuất hiện các cơn đau nhức khó chịu

2. Trao đổi về tình trạng sức khỏe với bệnh nhân

Để người bệnh ý thức hơn trong việc tự chăm sóc sức khỏe của bản thân, bạn cần trao đổi thẳng thắn với họ về tình trạng sức khỏe xương khớp cũng như sức khỏe tổng thể hiện tại. Bên cạnh đó, cũng có thể cho người bệnh được biết thêm một vài thông tin về phương pháp điều trị, những điều nên và không nên làm trong khoảng thời gian điều trị bệnh.

Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa cũng cần thông báo những biến chứng tiềm ẩn mà khả năng cao người bệnh có thể gặp phải nếu như bệnh tình không được kiểm soát tốt. Bạn cần nhớ rằng, việc thông báo trước không mang tính chất hù dọa mà giúp người bệnh ý thức hơn trong việc điều trị và chăm sóc sức khỏe.

Trao đổi với bệnh nhân về tình trạng sức khỏe xương khớp để họ ý thức hơn trong việc tự chăm sóc bản thân trong khoảng thời gian mắc bệnh
Trao đổi với bệnh nhân về tình trạng sức khỏe xương khớp để họ ý thức hơn trong việc tự chăm sóc bản thân trong khoảng thời gian mắc bệnh

3. Chỉ dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ

Một số trường hợp có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng thuốc Tây y để hỗ trợ giảm đau do bệnh thoái hóa khớp gây ra. Bạn có thể nhắc nhở bệnh nhân dùng thuốc khi đúng giờ và chỉ rõ những loại cần uống.

Việc sử dụng thuốc Tây y được khá nhiều người e ngại do chúng được ví như con dao hai lưỡi. Nếu dùng đúng cách sẽ giúp cải thiện triệu chứng đau nhức khớp nhanh chóng, ngược lại sẽ khiến cơ thể bị lờn thuốc và phát sinh nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn. Cách tốt nhất, người bệnh nên dùng thuốc đúng cách, đúng giờ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh tình nhanh có sự tiến triển tốt.

Dùng thuốc giảm đau đúng giờ, đúng liều theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Dùng thuốc giảm đau đúng giờ, đúng liều theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Nếu trong quá trình sử dụng thuốc không may cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường không rõ nguyên nhân và nghi ngờ đó là tác dụng phụ, người bệnh cần tạm ngưng việc sử dụng. Đồng thời, trao đổi vấn đề này cùng với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ khắc phục.

4. Hỗ trợ bệnh nhân giảm đau bằng mẹo vặt

Bên cạnh việc sử dụng thuốc giảm đau tại nhà, người chăm bệnh cũng có thể hỗ trợ bệnh nhân trong việc giảm đau bằng mẹo vặt. Đó có thể là massage, xoa bóp, chườm nóng hoặc chườm lạnh, tắm nước ấm hoặc sử dụng một số bài thuốc dân gian. Cụ thể hơn:

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Liệu pháp này sẽ giúp khu vực bị tổn thương và ảnh hưởng dịu nhẹ cơn đau tức thì cho người bệnh. Trong trường hợp đau nhiều, người bệnh có thể áp dụng cách làm này khoảng 3 – 4 lần/ ngày;
  • Massage, xoa bóp: Xoa bóp kết hợp với việc massage nhẹ nhàng tại vùng bị đau sẽ giúp bệnh nhân thư giãn gân cốt, cải thiện triệu chứng đau nhức và giúp máu lưu thông được tốt hơn. Không những vậy, liệu pháp này còn hạn chế được tình trạng teo cơ, cứng cơ;
  • Ngâm mình trong bồn nước ấm: Hỗ trợ người bệnh chuẩn bị bồn nước ấm để ngâm mình giảm đau. Tác dụng của liệu pháp này sẽ phát huy tác dụng nhiều nếu pha một chút tinh dầu thảo dược. Điều này sẽ giúp tăng cường quá trình lưu thông máu, thư giãn gân cốt, giảm đau và ổn định tinh thần giúp ngủ ngon hơn;
  • Sử dụng bài thuốc dân gian: Trong dân gian có khá nhiều bài thuốc hỗ trợ giảm đau vùng xương khớp bị thoái hóa được lưu truyền cho đến ngày hôm nay. Một số bài thuốc nổi bật như: gừng, lá lốt, ngải cứu,… Trong thành phần của dược liệu này có chứa phần lớn các thành phần hoạt chất có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Bạn có thể hỗ trợ bệnh nhân trong khâu chuẩn bị và bào chế vị thuốc.
Hỗ trợ bệnh nhân massage, xoa bóp vị trí xương khớp bị đau nhức khi cơn đau bùng phát
Hỗ trợ bệnh nhân massage, xoa bóp vị trí xương khớp bị đau nhức khi cơn đau bùng phát

5. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ ăn uống hằng ngày có tác động ít nhiều đến tốc độ thoái hóa của xương khớp. Do đó, để làm chậm tiến hành này, cả người bệnh và người chăm sóc cần hết sức chú ý đến khẩu phần ăn uống hằng ngày. Ăn uống khoa học và đảm bảo các chất dinh dưỡng thiết yếu không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh mà còn duy trì sức khỏe tổng thể ở mức tốt nhất, cải thiện hệ miễn và nâng cao sức khỏe. Đồng thời, tránh tình trạng tăng cân quá mức để phòng áp lực đột ngột lên các khớp.

Một số thực phẩm dưới đây được chuyên gia khuyến khích người bệnh nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày:

  • Rau xanh, củ quả tươi: Súp lơ, cải xoăn, cải xanh, rau bina, rau ngót, củ dền, củ cà rốt, cà chua,…;
  • Chất béo lành mạnh: Dầu dừa, dầu ô liu, dầu mè, các loại hạt,…;
  • Các loại quả mọng: Dâu tây, việt quất, mâm xôi,…;
  • Thực phẩm giàu canxi: Đậu nành, ngũ cốc nguyên chất, sữa, phô mai,…;
  • Các loại cá giàu omega-3: Cá hồi, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá cơm,…;
  • Gia vị có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm: Gừng, tỏi, nghệ, hành,…;
  • Thực phẩm giàu vitamin A, vitamin B12, vitamin C, vitamin D: Trứng, sữa chua, cá, trái cây có múi,…

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần loại bỏ hoàn toàn hoặc hạn chế sử dụng các thực phẩm sau nếu không mong muốn bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn:

  • Thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu, thịt dê, thịt chó,…;
  • Nội tạng động vật;
  • Món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn;
  • Thức ăn cay, nóng, mặn;
  • Rượu, bia, cà phê, thuốc lá và chất kích thích khác.
Chế độ dinh dưỡng cũng tác động ít nhiều đến tốc độ thoái hóa của xương khớp, người bệnh nên xây dựng thiết lập khẩu phần ăn mỗi ngày sao cho khoa học
Chế độ dinh dưỡng cũng tác động ít nhiều đến tốc độ thoái hóa của xương khớp, người bệnh nên xây dựng thiết lập khẩu phần ăn mỗi ngày sao cho khoa học

6. Khuyến khích bệnh nhân vận động, luyện tập thể dục đều đặn

Vì triệu chứng đau nhức do bệnh thoái hóa khớp gây ra đã khiến không ít người khó vận động. Điều này khiến không ít bệnh nhân không thoải mái dẫn đến lười vận động. Nếu tình trạng này bị kéo dài trong khoảng thời gian dài có thể khiến cơ khớp bị cứng lại, từ đó gây ra nhiều khó khăn hơn trong việc di chuyển.

Hiểu được vấn đề, bạn nên khuyến khích bệnh nhân tăng cường vận động cơ thể và luyện tập thể dục mỗi ngày. Người bệnh nên lựa chọn những bộ môn vừa sức, không tham gia các bộ môn cần vận động mạnh để tránh làm tổn thương lên xương khớp. Một số bộ môn thích hợp cho người bị thoái hóa khớp như: đi bộ, chạy bộ, bơi lội, tập yoga, dưỡng sinh, hành thiền,…

Người bị thoái hóa khớp nên chủ động hơn trong việc vận động hay tập thể dục để tránh tình trạng khớp bị co cứng
Người bị thoái hóa khớp nên chủ động hơn trong việc vận động hay tập thể dục để tránh tình trạng khớp bị co cứng

7.  Quan tâm, động viên và chia sẻ với bệnh nhân

Nhiều bệnh nhân do lo lắng nhiều về tình trạng bệnh tình của bản thân mà dẫn đến việc bản thân bị căng thẳng quá mức gây mất ngủ, thiếu tập trung và chán ăn. Điều này có thể gây tác động xấu đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí khiến cơn đau nhức xương khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, bạn nên dành nhiều thời gian hơn để quan tâm, chia sẻ và động viên bệnh nhân. Điều này sẽ giúp bệnh nhân có suy nghĩ lạc quan và tích cực điều trị bệnh hơn.

Quan tâm, động viên và chia sẻ với bệnh nhân bị thoái hóa khớp là điều không nên bỏ qua để họ có suy nghĩ tích cực hơn trong việc điều trị bệnh
Quan tâm, động viên và chia sẻ với bệnh nhân bị thoái hóa khớp là điều không nên bỏ qua để họ có suy nghĩ tích cực hơn trong việc điều trị bệnh

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp khi nào cần gặp bác sĩ chuyên khoa?

Trong quá trình điều trị bệnh và nghỉ ngơi tại nhà, đôi lúc người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng bất thường không rõ nguyên nhân hoặc cơn đau gia tăng nghiêm trọng nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm. Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và hỗ trợ giảm đau cấp tốc. Đồng thời, tìm rõ nguyên nhân khiến cơn đau trở nặng trong cách chăm sóc bệnh nhân tại nhà.

Khi nắm rõ tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân bị thoái hóa khớp, người nhà sẽ có những điều chỉnh cụ thể trong cách chăm sóc tại nhà song song với việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, người bệnh cũng cần hiểu đúng bản chất của bệnh và chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh để không làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe xương khớp.

Tìm gặp và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nếu người bệnh xuất hiện triệu chứng bất thường hoặc cơn đau trở nặng và không có dấu hiệu thuyên giảm
Tìm gặp và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nếu người bệnh xuất hiện triệu chứng bất thường hoặc cơn đau trở nặng và không có dấu hiệu thuyên giảm

Trên đây là những cách chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp nhanh khôi phục được chuyên gia khuyến cáo. Các đối tượng có người thân mắc phải căn bệnh này có thể tham khảo và áp dụng để hỗ trợ người bệnh trong việc cải thiện sức khỏe cũng như đẩy lùi bệnh tình. Nếu chưa rõ ở những thông tin nào, bạn có thể trao đổi trực tiếp với chuyên viên y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.

Thông tin hữu ích cho bạn đọc:

Tin khác

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp: Triệu chứng, giai đoạn bệnh và hướng điều trị

Nội dung bài viếtKế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp nhanh khôi phục tại nhà1. Để người bệnh nghỉ ngơi nhiều khi bị đau nặng2. Trao đổi về...

Khô khớp gối: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh

Nội dung bài viếtKế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp nhanh khôi phục tại nhà1. Để người bệnh nghỉ ngơi nhiều khi bị đau nặng2. Trao đổi về...

Khớp gối kêu lục cục và đau là bệnh gì? Cách khắc phục

Nội dung bài viếtKế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp nhanh khôi phục tại nhà1. Để người bệnh nghỉ ngơi nhiều khi bị đau nặng2. Trao đổi về...

Thoái hoá khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Nội dung bài viếtKế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp nhanh khôi phục tại nhà1. Để người bệnh nghỉ ngơi nhiều khi bị đau nặng2. Trao đổi về...

Khô khớp gối nên ăn gì để tăng chất nhờn?

Nội dung bài viếtKế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp nhanh khôi phục tại nhà1. Để người bệnh nghỉ ngơi nhiều khi bị đau nặng2. Trao đổi về...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn