Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Lá bàng chữa bệnh trĩ được không? Cách thực hiện?

Tiêm xơ búi trĩ là gì? Có đau không? Tiêm ở đâu?

Thuốc trĩ cho bà bầu loại nào tốt và an toàn cho mẹ & bé?

Trĩ Ngoại Tắc Mạch Là Gì? Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Cách dùng lá mơ lông chữa bệnh trĩ giúp làm giảm triệu chứng

Mẹo Chữa Bệnh Trĩ Bằng Lá Lốt Đơn Giản, Dễ Thực Hiện

5/5 - (3 bình chọn)

Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt là mẹo vặt dân gian được khá nhiều người biết đến và áp dụng để cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh. Sở dĩ lại lá cây này được dùng để chữa bệnh là do trong chúng có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau. Không những vậy, lá lốt còn có tác dụng bảo vệ thành hậu môn – trực tràng khỏi các tác nhân gây hại.

Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt có thực sự hiệu quả không? Dùng như thế nào là đúng cách
Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt có thực sự hiệu quả không? Dùng như thế nào là đúng cách

Tìm hiểu công dụng của lá lốt trong việc chữa bệnh trĩ

Không chỉ được biết đến là loại gia vị giàu chất dinh dưỡng, lá lốt còn được dân gian tận dụng để bào chế thành thuốc chữa bệnh. Với vị cay nồng, mùi thơm, tính mát, có tính kháng khuẩn, tiêu viêm và giảm biểu, loại thảo dược này thường được ông bà ta dùng để trị bệnh ngoài ra, đau nhức xương khớp và cả bệnh trĩ – một trong những căn bệnh khó nói mà hiện không ít người đang gặp phải cảnh “sống chung với lũ”.

Trong một số tài liệu nghiên cứu khoa học chỉ ra công dụng của lá lốt trong việc chữa bệnh trĩ cụ thể như sau:

  • Thành phần hoạt chất piperine có trong lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống tình trạng viêm sưng, nhiễm trùng búi trí. Ngoài ra, thành phần này còn giúp phục hồi lớp niêm mạc bị tổn thương, hỗ trợ tăng sức bền thành mạch sau khoảng thời gian bị áp lực, co giãn quá mức do kích thước của búi trĩ;
  • Thành phần hoạt chất flavonoid có trong lá lốt có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng sưng huyết, tiêu huyết, đồng thời làm giảm kích thước của búi trĩ. Từ đó giúp giảm áp lực lên vùng hậu môn và trực tràng;
  • Ngoài ra, một số dưỡng chất khác trong lá lốt như chất xơ, sắt, vitamin C,… cũng đều được đánh giá tốt cho người bị táo bón, thiếu máu, suy nhược cơ thể,…
Trong lá lốt có chứa lượng lớn tinh dầu và thành phần hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ làm bền thành trực tràng - hậu môn và làm giảm các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra
Trong lá lốt có chứa lượng lớn tinh dầu và thành phần hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ làm bền thành trực tràng – hậu môn và làm giảm các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra

Với những lợi ích mà lá lốt mang lại cho bệnh trĩ, các đối tượng mắc phải căn bệnh này không nên bỏ qua mẹo vặt dân gian này. Sử dụng đúng cách và kiên trì sẽ giúp bệnh tình được kiểm soát tốt hơn, đồng thời, hỗ trợ ngăn chặn một số biến chứng nguy hiểm có khả năng xảy ra.

Trào ngược sau sinh sẽ được dập tắt vĩnh viễn sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc của Vua Tự Đức, TUYỆT ĐỐI không gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé. XEM NGAY

Chia sẻ 4 cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt hiệu quả, đơn giản

Hiện nay, có khá nhiều cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt được lưu truyền trong dân gian. Từ bài thuốc uống, bài thuốc xông hơi đến bài thuốc kết hợp cùng với các loại dược liệu khác. Mỗi bài thuốc đều mang lại những công dụng khác nhau nhưng đều hướng đến mục đích chính là kiểm soát tốt bệnh trĩ. Dưới đây là một số mẹo vặt điển hình đang được áp dụng rộng rãi:

1. Xông hơi lá lốt chữa bệnh trĩ

Xông hơi nước lá lốt là cách chữa bệnh dễ thực hiện và an toàn tuyệt đối, không những vậy còn mang lại nhiều công dụng trong việc chữa bệnh trĩ, đặc biệt là trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại, búi trĩ bị sa ra ngoài. Thành phần hoạt chất và tinh dầu trong thảo dược sẽ theo hơi nước bốc lên thẩm thấu sâu vào bên trong ống hậu môn. Từ đó giúp loại bỏ các chất dịch nhầy, vi khuẩn bám quanh giúp mang lại cảm giác dễ chịu, giảm ngứa ngáy.

Xông hơi bằng lá lốt chữa bệnh trị được thực hiện theo các bước sau:

  • Đem chừng một nắm lá lốt tươi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và vi khuẩn bám quanh rồi vớt ra để ráo. Tốt hơn hết nên rửa thảo dược với lá lốt;
  • Dùng tay vò nhẹ lá lốt rồi cho vào trong nồi cùng với 2 – 3 lít nước. Bắc lên bếp, tiến hành đun sôi khoảng 5 – 10 phút rồi tắt bếp;
  • Đổ nước ra chậu lớn rồi tiến hành ngồi xông hơi. Trong quá trình ngồi xông cần chú ý đến khoảng cách để phòng tránh tình trạng gây bỏng da;
  • Khi nước đã nguội hẳn, người bệnh có thể tận dụng nước lá lốt để rửa hậu môn. Sau đó lau khô bằng khăn bông và mặc quần áo thoáng mát;
  • Thực hiện mỗi ngày khoảng 1 – 2 lần và kiên trì áp dụng trong nhiều ngày liền để thấy hiệu quả rõ rệt.

Lưu ý: Trước khi tiến hành ngồi xông hơi bằng lá lốt chữa bệnh trĩ, người bệnh nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối để loại bỏ bớt vi khuẩn và bụi bẩn.

2. Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt kết hợp với muối biển

Về bản chất, muối biển được đánh giá với công dụng sát trùng, kháng khuẩn và tiêu viêm nhẹ. Nếu kết hợp nguyên liệu này với lá lốt sẽ giúp gia tăng công hiệu giảm ngứa ngáy, đau rát và cải thiện chứng phù nề ở hậu môn. Không những vậy, sự kết hợp này còn giúp bảo vệ thành mạch khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại và hỗ trợ phục hồi các vết xước ở niêm mạc trực tràng – hậu môn.

Muối biến có tính kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm và giúp ức chế loại bỏ các chủng khuẩn gây hại do bệnh trĩ gây ra
Muối biến có tính kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm và giúp ức chế loại bỏ các chủng khuẩn gây hại do bệnh trĩ gây ra

Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt và muối biển được thực hiện như sau:

  • Ngâm chừng một nắm lá lốt tươi trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi rửa sạch và vớt ra để ráo;
  • Dùng tay vò nhẹ lá lốt rồi cho vào trong nồi nước chừng 2 – 3 lít nước. Bắc lên bếp và tiến hành đun sôi trong khoảng 10 phút;
  • Tắt bếp, đổ nước ra chậu lớn, thêm chừng ½ –  thìa muối biển;
  • Đợi nước nguội bớt rồi dùng để ngâm rửa hậu môn (có thể ngâm rửa trước hoặc sau khi đi tiêu);
  • Thực hiện mỗi ngày chừng 1 – 2 lần và áp dụng đều đặn cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

Mẹo vặt này không chỉ có tác dụng chữa bệnh trĩ mà còn giúp cải thiện các triệu chứng do nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn hay viêm quanh hậu môn gây ra.

3. Bí kíp chữa bệnh trĩ bằng lá lốt và ngải cứu

Ngoài việc sử dụng độc vị lá lốt hay kết hợp với muối biển để trị bệnh trĩ, người bệnh cũng có thể kết hợp loại thảo dược này cùng với lá ngải cứu. Đây cũng chính là vị thuốc nam có nhiều công dụng chữa bệnh và nhiều lợi ích khác cho sức khỏe của con người.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, nước sắc từ lá ngải cứu có tác dụng ức chế tụ cầu vàng Staphylococcus aureus và nhiều chủng khuẩn khác gây hại cho sức khỏe con người. Không những vậy, loại thảo dược này còn có khả năng làm giảm tính thẩm thấm mao mạch và hỗ trợ làm bền thành mạch. Do đó, khi kết hợp lá lốt cùng với ngải cứu sẽ giúp gia tăng công dụng điều trị bệnh trĩ thông qua việc cầm máu sau khi đi đại tiện, ngứa ngáy, viêm đỏ, đau rát,…

Chữa bệnh trĩ bằng sự kết hợp giữa lá lốt và lá ngải cứu
Chữa bệnh trĩ bằng sự kết hợp giữa lá lốt và lá ngải cứu

Trị bệnh trĩ bằng lá lốt kết hợp với ngải cứu được thực hiện theo các bước sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá lốt và một nắm lá ngải cứu (tất cả đều dùng ở dạng tươi);
  • Đem hết nguyên liệu vừa chuẩn bị rửa qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo;
  • Cho hết nguyên liệu đã được làm sạch vào trong nồi cùng với 3 lít nước. Bắc lên bếp đun sôi khoảng 10 phút rồi tắt bếp;
  • Đổ nước ra chậu lớn, hòa thêm một ít nước mát và vớt bỏ bã;
  • Sử dụng phần nước vừa được chuẩn bị để ngâm rửa hậu môn;
  • Áp dụng kiên trì mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

4. Dùng lá lốt và lá trầu không chữa bệnh trĩ tại nhà

Phương thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá lốt và lá trầu không thích hợp cho các trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại, vùng hậu môn bị ngứa ngáy, đau rát thường xuyên. Trong một số tài liệu báo cáo khoa học đã chỉ ra, thành phần hoạt chất eugenol có trong lá trầu không có tác dụng làm mát, gây tê và giảm đau tại chỗ. Không những vậy, lượng tinh dầu có trong dược liệu còn giúp ức chế và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, nhất là tụ cầu khuẩn, trực trùng coli, liên cầu khuẩn.

Sự kết hợp giữa lá lốt và lá trầu không sẽ giúp làm giảm tình trạng đau rát, ngứa ngáy do bệnh trĩ gây ra. Đồng thời, hỗ trợ chữa lành các tổn thương ở lớp niêm mạc trực tràng – hậu môn.

Phương thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá lốt và lá trầu không thích hợp cho các trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại, vùng hậu môn bị ngứa ngáy, đau rát thường xuyên
Phương thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá lốt và lá trầu không thích hợp cho các trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại, vùng hậu môn bị ngứa ngáy, đau rát thường xuyên

Trị bệnh trĩ bằng lá lốt kết hợp với lá trầu không được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị chừng một nắm lá lốt và 5 – 7 lá trầu không (tất cả nguyên liệu đều dùng ở dạng tươi);
  • Mang hết nguyên liệu rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ tạp chất và vi khuẩn bám quanh, sau đó vớt ra để ráp và dùng tay vò nhẹ;
  • Cho hết nguyên liệu đã được làm sạch vào trong nồi cùng với 2 – 3 lít nước đang sôi. Tiếp tục đun thêm 5 phút để các thành phần hoạt chất tan hết trong nước;
  • Đổ nước ra chậu lớn, thêm một ít nước mát và sử dụng để vệ sinh hậu môn. Thực hiện mỗi ngày đều đặn chừng 1 – 2 lần sẽ thấy hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Vì cả hai nguyên liệu đều chứa tinh dầu cay nóng nên các đối tượng có cơ địa nhạy cảm cần hết sức lưu ý khi sử dụng.

5. Cải thiện triệu chứng của bệnh trĩ bằng lá lốt và nghệ vàng

Nghệ cũng chính là dược liệu được giới chuyên môn đánh giá cao trong việc chữa bệnh trĩ. Trong dược liệu này có chứa hàm lượng cao hoạt chất chống viêm và chống oxy hóa, từ đó giúp loại bỏ một số tế bào gốc gây hại cho sức khỏe. Không những vậy, nghệ còn có khả năng phục hồi lớp niêm mạc trực tràng – hậu môn bị tổn thương do bệnh trĩ gây ra, gia tăng sức bền thành tĩnh mạch và hỗ trợ co hồi búi trĩ.

Khi kết hợp nghệ cùng với lá lốt sẽ giúp bài thuốc gia tăng công dụng kháng viêm, ức chế vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Với những lợi ích mang lại, các đối tượng mắc bệnh trĩ không nên bỏ qua sự kết hợp này.

Nghệ còn có khả năng phục hồi lớp niêm mạc trực tràng - hậu môn bị tổn thương do bệnh trĩ gây ra
Nghệ còn có khả năng phục hồi lớp niêm mạc trực tràng – hậu môn bị tổn thương do bệnh trĩ gây ra

Hướng dẫn sử dụng lá lốt và nghệ vàng chữa bệnh trĩ tại nhà:

  • Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi và 1 củ nghệ vàng;
  • Đem hai nguyên liệu đã được chuẩn bị rửa qua nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn. Riêng nghệ, cần được thái thành từng lát mỏng;
  • Cho hết nguyên liệu vào trong nồi, thêm chừng 2 lít nước và tiến hành đun sôi;
  • Sử dụng nước đun được để xông hơi rồi dùng để ngâm rửa hậu môn;
  • Thực hiện mỗi ngày khoảng 1 – 2 lần để có hiệu quả cao nhất.

Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt có thực sự hiệu quả?

Bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ nói chung và bài thuốc từ lá lốt nói riêng đều được đánh giá cao về sự an toàn, lành tính bởi nguồn nguyên liệu sử dụng được chiết thu hái và sử dụng hoàn toàn có nguồn gốc từ thiên nhiên. Người bệnh có thể tận dụng để điều trị bệnh trong khoảng thời gian dài mà không qua lo lắng đến tác dụng phụ. Đặc biệt hơn, phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh cũng có thể áp dụng được.

Người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện phương thuốc chữa bệnh ngay tại nhà với chi phí tương đối rẻ, thậm chí một số nguyên liệu có thể có ngay trong vườn nhà bạn. Song, áp dụng đúng cách và thực hiện kiên trì sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt sau khoảng 10 ngày. Tiết kiệm chi phí, dễ thực hiện, hiệu quả đều có ở phương pháp điều trị này.

Tuy nhiên, nếu so với thuốc đặc trị Tây y thì bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá lốt có công dụng khá chậm. Cần nhiều thời gian để các dưỡng chất có trong dược liệu thẩm thấu vào sâu bên trong lớp niêm mạc trực tràng – hậu môn. Do đó, khi lựa chọn liệu pháp này, người bệnh cần có sự kiên trì nhất định.

Mặt khác, phương thuốc chữa bệnh từ lá lốt chỉ phù hợp cho các trường hợp mắc bệnh trĩ ở mức độ nhẹ (trĩ độ 1 và trĩ độ 2) hoặc vừa mới khởi phát. Các trường hợp bị nhiễm trùng nặng, xuất hiện trĩ huyết hay trĩ độ 3 trở lên bài thuốc chỉ có tác dụng bổ trợ, thậm chí không có dấu hiệu chuyển biến tích cực dù sử dụng đúng cách và kiên trì. Vì thế, trước khi quyết định điều trị bằng phương án này, người bệnh cần biết rõ tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh trĩ đang mắc phải thông qua việc thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.

Dùng lá lốt chữa bệnh trĩ cần lưu ý những gì?

Mặc dù phương thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá lốt được đánh giá cao về mức độ an toàn nhưng xuyên suốt quá trình áp dụng người bệnh vẫn nên lưu ý một số vấn đề sau để phòng tránh một số rủi ro không may xảy ra cũng như gia tăng công hiệu:

  • Các đối tượng có tiền sử bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong lá lốt cần cân nhắc trước khi sử dụng;
  • Tìm kiếm và sử dụng nguồn nguyên liệu sạch, không bị phun thuốc trừ sâu hay bón nhiều phân hóa học để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh. Tốt nhất nên tìm kiếm các cây mọc hoang quanh nơi bạn sống;
  • Vì lá lốt có tính cay nóng, dễ kích ứng nên tuyệt đối không được giã nát hoặc đắp trực tiếp lên vùng hậu môn bị tổn thương;
  • Nên tham vấn ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng mẹo vặt chữa bệnh từ lá lốt để hạn chế rủi ro không may xảy ra;
  • Nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường không rõ nguyên do, người bệnh cần tạm ngưng sử dụng kết hợp với việc theo dõi triệu chứng. Trong trường hợp nguy cấp, người bệnh cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ;
  • Luôn giữ cho hậu môn ở trạng thái sạch sẽ, thơm tho thông qua việc vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý mỗi ngày và dùng khăn bông hoặc khăn giấy để lau khô;
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi mỗi ngày. Đồng thời nên loại bỏ một số thói quen không tốt cho sức khỏe.
Nên tham vấn ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng mẹo vặt chữa bệnh từ lá lốt để hạn chế rủi ro không may xảy ra

Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc 5 cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không và một số lưu ý khi sử dụng. Người bệnh có thể lựa chọn phương thuốc phù hợp với cơ địa, tình trạng bệnh lý để khắc phục triệu chứng đau rát và ngứa ngáy khó chịu. Kiên trì áp dụng trong khoảng thời gian dài sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, người bệnh nên chủ động hơn trong việc thăm khám sức khỏe định kỳ để bệnh được kiểm soát tốt hơn cũng như phát hiện các triệu chứng bất thường khác.

Có thể bạn đọc chưa biết:

Tin xem thêm

Tin khác

Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nội dung bài viếtTìm hiểu công dụng của lá lốt trong việc chữa bệnh trĩChia sẻ 4 cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt hiệu quả, đơn giản1. Xông hơi...

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Nội dung bài viếtTìm hiểu công dụng của lá lốt trong việc chữa bệnh trĩChia sẻ 4 cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt hiệu quả, đơn giản1. Xông hơi...

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

Nội dung bài viếtTìm hiểu công dụng của lá lốt trong việc chữa bệnh trĩChia sẻ 4 cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt hiệu quả, đơn giản1. Xông hơi...

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

Nội dung bài viếtTìm hiểu công dụng của lá lốt trong việc chữa bệnh trĩChia sẻ 4 cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt hiệu quả, đơn giản1. Xông hơi...

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Nội dung bài viếtTìm hiểu công dụng của lá lốt trong việc chữa bệnh trĩChia sẻ 4 cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt hiệu quả, đơn giản1. Xông hơi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn