Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc và điều cần biết
Nội dung bài viết
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc là phương pháp được đánh giá cao trong thời điểm gần đây có thể giải quyết nỗi lo về các bệnh xương khớp cho rất nhiều người. Hiệu quả của phương pháp này thế nào, ưu nhược điểm ra sao, tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Tế bào gốc là gì?
Tế bào gốc là một dạng tế bào đặc biệt tử các các tế bào nguyên bản cố định, có khả năng sản sinh ra các loại tế bào khác trong cơ thể. Ở trong điều kiện môi trường thích hợp, chúng sẽ có thể sản sinh ra nhiều tế bào nhỏ gọi là tế bào con. Mỗi tế bào con này sẽ đảm nhiệm những chức năng riêng biệt trong cơ thể người nhưng đều nhằm mục đích nâng cao sức khỏe.
Sử dụng tế bào gốc vào điều trị các bệnh lý hiện được ứng dụng rất nhiều hiện nay như các bệnh về xương khớp, có ung thư , chữa bệnh parkinson, bệnh bại não, tự kỷ, xơ gan… Đặc biệt tế bào gốc có độ tương thích rất cao với cơ thể nên hầu như rất hiếm gây ra tác dụng phụ. Khả năng sinh sản và làm lành các tế bào hư tổn nhanh chóng sẽ hỗ trở đẩy lùi bệnh lý cực kỳ hiệu quả.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc là gì?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp rất phổ biến hiện nay được đặc trưng bởi tình trạng nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép lên các dây thần kinh gây đau nhức trầm trọng. Nguyên nhân chính gây bệnh thường liên quan đến các yếu tố tuổi tác lão hóa, do chấn thương, do sinh hoạt sai cách hoặc cũng có thể do béo phì thừa cân lâu ngày.
Bệnh nếu không nhanh chóng kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như đau vỏi vai gáy, hội chứng đuôi ngựa, cong vẹo cột sống hay thậm chí là bại liệt vĩnh viễn. Trong trường hợp bệnh mới khởi phát có thể chỉ định nội khoa bằng thuốc, vật lý trị liệu để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên nếu bệnh tiến triển nhanh với chiều hướng xấu có thể phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ hay thay thế đĩa đệm.
Sử dụng tế bào gốc trong điều trị thoát vị đĩa đệm cũng là phương pháp được ứng dụng nhiều hiện nay. Cơ chế hoạt động của phương pháp này chính là đẩy nhanh tốc độ phục hồi những tổn thương ở các đĩa đệm cũ bằng cách thay thế và tái tạo lại bằng các sản xuất ra các tế bào mới tương đương.
Đây là phương pháp được đánh giá vì không cần xâm lấn nhưng vẫn có thể cải thiện tối đa các triệu chứng. Tiêm các tế bào gốc đã được xử lý vào mô xương sụn bị tổn thương sẽ nhanh chóng biệt hóa thành tế bào sụn nhằm tái tạo lại phần bao xơ bị nứt rách, bổ sung phần đĩa đệm bị thoát ra ngoài, từ đó nhanh chóng phục hồi sức năng của đĩa đệm.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc thường được chỉ định cho các đối tượng sau
- Người có những vết nứt rách ở đĩa đệm lâu ngày khiến không thể đứng thẳng, ngồi thoải mái
- Bệnh nhân có các nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài và làm kích thích các dây thần kinh gây đau nhức trầm trọng
- Đĩa đệm bị lồi ra ngoài gây chèn ép lên các dây thần kinh và các cơ quan lân cận nhưng không thể sử dụng dịch thủy phân tiểu cầu (platelet lysate)
Tuy nhiên, một số trường hợp cũng không thể đáp ứng được phương pháp này bao gồm
- Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có dây thần kinh bị xoắn vặn. Với trường hợp này bác sĩ thường chỉ định dùng dịch thủy phân tiểu cầu (platelet lysate – PL) để làm lành các tổn thương
Tuy nhiên để xác định chính xác người bệnh có phù hợp sử dụng phương pháp này không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và phải thông qua các xét nghiệm kiểm tra chính xác mới có thể quyết định.
Ưu – nhược điểm của chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc
Bất cứ phương pháp điều trị nào cũng tồn tại nhiều ưu – nhược điểm khác nhau, không có phương pháp nào có thể hoàn thiện 100%. Tìm hiểu chính xác các thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mục đích, kết quả điều trị từ đó có thể chọn lựa các phương pháp phù hợp hơn.
Ưu điểm
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc được đánh giá cao vì nó thực sự đem lại rất nhiều kết quả khả quan cho những người bệnh. Với những trường hợp thoát vị đĩa đệm chưa quá trầm trọng đây sẽ là phương pháp tuyệt vời để nhanh chóng cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Ưu điểm của phương pháp này bao gồm
- Đem đến hiệu quả cao trong điều trị, các đĩa đệm nhanh chóng phục hồi các tổn thương, giảm các cơn đau nhanh chóng chỉ sau một liệu trình.
- Các tế bào gốc được thu thập từ chính tế bào của người bệnh nên có độ tương thích cực kỳ cao, hầu như không gây ra dị ứng hay tương tác đồng thời khả năng hấp thụ rất nhanh chóng
- Không xâm lấn quá sâu nên hầu như không gây ra cảm giác đau đớn khó chịu cho người bệnh
- Thời gian phục hồi ngắn, người bệnh không cần phải ở lại bệnh viện lâu ngày để chăm sóc như các phương pháp phẫu thuật xâm lấn khác
- Hỗ trợ khôi phụ hoàn toàn chức năng cho đĩa đệm để người bệnh có thể quay trở lại cuộc sống sinh hoạt làm việc như bình thường
- Hỗ trợ giải phóng lượng lớn những protein thiết yếu, bao gồm cả các cytokine, nhờ đó có thể giúp làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm và giảm đau
- Ức chế viêm giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cùng với một số bệnh lý triệu chứng khác.
- Thời gian thực hiện nhanh chóng, thường chỉ sau khoảng 60 phút đã hoàn thành
- Phù hợp cho nhiều đối tượng, kể cả người già
- Có thể dùng để điều trị và phòng ngừa một số bệnh lý khác, đặc biệt là các bệnh lý về xương khớp.
- Hầu như không gây đau và không để lại sẹo
- Hầu như không gây ra quá nhiều biến chứng nếu thực hiện đúng cách
Với những ưu điểm trên, sử dụng tế bào gốc còn được gọi như là “thần dược” cho những người bị bệnh thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này có thể áp dụng cho các trường hợp liên quan đến chấn thương hay thoái hóa đĩa đệm đều đem đến những kết quả khả quan.
Nhược điểm
Tuy đem lại những kết quả tốt trong thời gian ngắn, tuy nhiên chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc cũng tồn tại một số nhược điểm sau
- Chi phí khá cao, thường mỗi liệu trình có thể dao động từ 40 triệu tùy tình trạng, tùy cơ sở thực hiện
- Sử dụng tế bào gốc dù cho hiệu quả nhanh nhưng không thể đảm bảo duy trì kết quả vĩnh viễn. Nếu không có biện pháp chăm sóc phù hợp, bệnh có thể tái phát sau 3- 4 năm với các triệu chứng nặng hơn
- Với những người lớn tiểu, hiệu quả có thể không như mong đợi do các tế bào gốc của cơ thể cũng bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa nên không chất lượng bằng tế bào gốc trong độ tuổi từ 20- 30
- Trong một số trường hợp vẫn có thể xảy ra tình trạng không tương thích với các tế bào gốc ngoại sinh, thường có liên quan đến hệ thống miễn dịch hay cơ địa. Tuy nhiên nếu thực hiện tại bênh viện lớn sẽ được tiến hành thử độ tương thích trước đó để đưa ra những giải pháp phù hợp nhất
- Hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào các yếu tố như tiền sử bệnh lý, số lượng và chất lượng tế bào thu được
- Cần có thời gian để thu thập và nghiên cứu tế bào gốc phù hợp với từng cơ địa trước khi tiêm vào đĩa đệm
- Sau khi tiêm, người bệnh có thể cảm thấy đau dữ dội trong vòng 3 tuần, sau đó cơn đau mới giảm dần và biến mất
- Có thể gây sưng viêm sau khi tiêm
- Có thể gây nhiễm trùng tại vết tiêm nếu không đảm bảo được yếu tố vô trùng, khử trùng phòng mổ hoặc chế độ chăm sóc hậu phẫu sai cách
- Không phải bệnh viện nào cũng đủ điều kiện thực hiện tiêm tế bào gốc.
Cần chú ý rằng với chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc cần phải song song với điều trị và cải thiện trên toàn bộ cột sống chứ không điều trị riêng biệt. Do đĩa đệm bị tổn thương, mất khả năng giữ nước, sẽ có xu hướng bị xẹp xuống, đồng thời hai khớp xương nối tiếp có thể bị viêm, các cơ co rút làm dãn dây chằng và gây biến chứng trên toàn thân.
Vì vậy nếu chỉ điều trị riêng biệt tại một vị trí đĩa đệm sẽ không thể nào khiến bệnh khỏi hoàn toàn. Người bệnh cần kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ để loại bỏ bệnh hoàn toàn, lấy lại sức khỏe ổn định tuyệt vời và phòng tránh nguy cơ tái phát tối đa.
Nói chung, xét về mặt ưu điểm thì chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc là một phương pháp rất đáng để ứng dụng. Tuy nhiên người bệnh cần phải đảm bảo thực hiện tại các bệnh viện uy tín, được thăm khám kiểm tra đầy đủ, có đầy đủ các cơ sở vật chất hỗ trợ điều trị để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho chính bản thân.
Quy trình thực hiện chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc
Người bệnh sau khi trải qua các cuộc kiểm tra để đảm bảo đủ điều kiện tiếp nhận tế bào gốc sẽ được tiến hành điều trị. Bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân để đảm bảo an toàn và hiệu quả tuyệt đối. Quy trình như sau
Bước 1: Lấy tế bào gốc
Bác sĩ sẽ trích xuất tế bào gốc này từ chính cơ thể người bệnh, thường là tế bào gốc trung mô MSC. Bác sĩ sẽ trích xuất các tế bào gốc bằng cách gây tê hông để chèn một kim nhỏ vào xương hông để hút một phần tùy xương nhỏ.
Hầu hết tế bào trung mô MSC này có trong tủy xương nhưng các nghiên cứu mới đâyu cũng tìm thấy nó nằm trong mỡ và cơ. Do đó bác sĩ cũng có thể lấy tế bào gốc với thủ thuật tương tự tại bụng. Thủ thuật này có độ an toàn rất cao, hầu như không gây đau nhức và khó chịu cho người bệnh.
Thời gian tách để nuôi cấy các tế bào phù hợp để tiêm ngược vào đĩa đệm có thể kéo dài trong khoảng 1 tuần, tùy bệnh viện. Các tế bào được lấy lúc này sẽ được tách chiết thành Tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô để tạo thanh các tế bào phù hợp với từng cơ địa. Bác sĩ sẽ đưa ra những hướng dẫn chăm sóc cho người bệnh trong thời gian này để có thể tiếp nhận điều trị sau đó tốt nhất.
Bước 2: Tiêm tế bào gốc
Khi đã tập trung đủ lượng tế bào cần thiết để đưa vào đĩa đệm, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm vào cơ thể người bệnh. Bác sĩ sẽ sử dụng loại kim chuyên dụng để đưa thuốc trực tiếp vào phần đĩa đệm vị tổn thương. Thời gian tiêm chỉ trong vòng 60 phút, người bệnh có thể về nhà sau đó mà không cần ở lại chăm sóc.
Sau tiêm người bệnh có thể chịu những cơn đau dữ dội trong vòng 3 tuần sau đó giảm dần và biến mất trong vòng 3 tháng. Tuy các triệu chứng này không quá trầm trọng nhưng vẫn cần liên hệ với bác sĩ khi phát hiện kèm theo các dấu hiệu bất thường khác.
Bước 3: Kích thích tăng trưởng tế bào gốc
Trong một số trường hợp, để đảm bảo hiệu quả cải thiện tốt nhất, các bác sĩ có thể chỉ định kích thích tăng trưởng tế bào gốc bằng cách dựa vào các yếu tố tăng trưởng khu vực có thể tách chiết lấy các yếu tố tăng trưởng thông qua lấy máu đưa vào máy li tâm để chiết xuất dưới dạng huyết tương PRP để đưa ngược vào cơ thể. Phương pháp này có thể áp dụng trên toàn xuong sống để đảm bảo điều trị bệnh triệt để nhất.
Chăm sóc sau khi tiêm tế bào gốc
Hầu hết người bệnh sau khi tiêm tế bào gốc đều có thể về ngay khi sau khi hoàn thành thủ thuật này, do đó cần chú ý chế độ chăm sóc đảm bảo để ngăn ngừa viêm nhiễm tại đây. Chú ý các vấn đề sau để quá trình phục hồi tốt nhất
- Sau tiêm người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi trong 1-2 ngày để sức khỏe dần ổn định
- Vì phần tiêm dưới lưng nên người bệnh ưu tiên việc nằm nệm hoặc gối mềm để giảm đau
- Tránh bôi bất cứ chất gì lên vết mổ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Trong trường hợp cảm thấy đau nhức, có thể dùng vài viên đá lạnh được gói trong khăn sạch để chườm nhẹ, chú ý chườm tối đa trong vòng 15 phút
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực vết tiêm để tránh viêm nhiễm
- Tránh vận động mạnh, mang vác đồ hay tham gia các hoạt động làm đổ mồ hôi sau khi tiêm
- Theo dõi tình hình vết mổi, nếu thấy các dấu hiệu như sưng viêm, kèm theo sốt cao cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để xử lý kịp thời
- Sử dụng các loại thuốc và tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ
- Kết hợp với chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh sau đó để cơ thể khỏe mạnh và duy trì hiệu quả lâu dài nhất
- Duy tri thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để giúp xương khớp dẻo dai hơn
Như đã nói, sử dụng tế bào gốc không thể đảm bảo kết quả duy trì vĩnh viễn. Tùy chế độ sinh hoạt chăm sóc, người bệnh có thể cảm thấy các cơn đau xuất hiện trở lại sau 2- 3 năm hoặc lâu hơn. Nếu có điều kiện bạn hoàn toàn có thể tiến hành tiêm lại để cải thiện sức khỏe tốt hơn.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc dù đem lại hiệu quả cao nhưng cần phải đảm bảo thực hiện tại các bệnh viện uy tín, có chuyên môn cao, có đầy đủ máy móc thiết bị hỗ trợ. Người bệnh nên tìm hiểu thật kỹ nếu có nhu cầu thực hiện phương pháp này để cải thiện bệnh. Hy vọng bài thuốc này đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!