viêm mũi dị ứng mãn tính

Biểu hiện của viêm mũi dị ứng mãn tính, chữa khỏi được không?

Cấy chỉ điều trị viêm mũi dị ứng: Những thông tin cần biết

thuốc trị viêm mũi dị ứng

8+ thuốc trị viêm mũi dị ứng được sử dụng phổ biến nhất

Xông mũi trị viêm mũi dị ứng tại nhà với 8 thảo dược cực hay

Các thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng và những lưu ý khi sử dụng

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông Y và những ưu nhược điểm

Mang thai bị viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi?

10 cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng thông dụng dễ tìm

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc và phòng ngừa

Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Telfast: Cách Dùng Và Lưu Ý Cần Biết

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối đúng cách tại nhà

5/5 - (4 bình chọn)

Không thể phụ nhận được rằng nước muối có công dụng rất tốt trong việc ức chế và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Riêng với bệnh viêm mũi dị ứng, ngoài công dụng kháng khuẩn, sát trùng, nước muối còn giúp làm loãng chất nhầy và loại bỏ bụi bẩn bám trong khoang mũi. Tuy nhiên, chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối có thực sự hiệu quả không còn là vấn đề khác mà nhiều người bệnh quan tâm. Bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc có câu trả lời chính xác nhất.

Chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng nước muối là mẹo vặt dân gian rất dễ thực hiện, không tốn nhiều chi phí
Chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng nước muối là mẹo vặt dân gian rất dễ thực hiện, không tốn nhiều chi phí

Tìm hiểu công dụng của nước muối trong việc trị bệnh viêm mũi dị ứng

Môi trường sống ngày càng trở nên bị ô nhiễm nghiêm trọng, bầu không khí chứa nhiều vi khuẩn và khói bụi đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh đường hô hấp khởi phát, bao gồm cả bệnh viêm mũi dị ứng. Đây là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, xuất hiện ở cả trẻ nhỏ, người trưởng thành và người già.

Về bản chất, viêm mũi dị ứng là căn bệnh có xu hướng dễ tái phát và chuyển biến nặng nếu không được khắc phục hay có phương pháp điều trị triệt để. Các triệu chứng của bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra không ít sự khó chịu. Chúng không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm và điều trị sẽ giúp giảm thiểu tối đa các bất lực cho sức khỏe.

Viêm mũi dị ứng tuy không phải là bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng gây ra không ít sự khó chịu làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần
Viêm mũi dị ứng tuy không phải là bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng gây ra không ít sự khó chịu làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần

Đối với các trường hợp bệnh viêm mũi dị ứng vừa mới chớm phát hoặc ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chữa bệnh dân gian để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Chẳng hạn như mẹo vặt chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng nước muối.

Muối là loại gia vị không thể không có trong đời sống thường ngày của con người. Đây là loại nguyên liệu cung cấp hàm lượng cao i-ốt cần thiết cho cơ thể giúp đảm bảo duy trì sự sống và phòng một số bệnh tật. Bên cạnh đó, muối còn đảm nhận nhiều vai trò hữu ích trong việc loại bỏ các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp. Cụ thể hơn là bệnh viêm mũi dị ứng.

Sở dĩ muối có vai trò như vậy là do trong chúng có chứa lượng lớn các thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng và hỗ trợ tiêu viêm. Chính vì vậy mà nước muối được khá nhiều người sử dụng để cải thiện các bệnh viêm nhiễm ngoài da, vệ sinh các vết thương hở, vết thương bị nhiễm trùng.

Về căn bản, viêm mũi dị ứng là căn bệnh không chỉ gây ra bởi các tác nhân dị nguyên từ môi trường mà còn có sự xâm nhập và gây viêm bởi các chủng khuẩn gây ra. Với thành phần kháng khuẩn cao của muối sẽ giúp ức chế và loại trừ mầm bệnh. Đồng thời, hỗ trợ làm loãng chất dịch nhầy và cải thiện tình trạng nghẹt mũi, tắc mũi.

Nước muối vừa có tác dụng kháng khuẩn vừa giúp làm loãng chất nhầy trong khoang mũi, từ đó giúp cải thiện triệu chứng do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra
Nước muối vừa có tác dụng kháng khuẩn vừa giúp làm loãng chất nhầy trong khoang mũi, từ đó giúp cải thiện triệu chứng do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra

Với những công dụng của muối mang lại, người bị viêm mũi dị ứng có thể sử dụng nước muối để vệ sinh mũi mỗi ngày. Dùng đúng cách và thực hiện đều đặn sẽ giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi, ngứa nháy. Đồng thời, các tổn thương ở lớp niêm mạc mũi dần được chữa lành và se lại. Từ đó giúp bệnh nhanh chóng được đẩy lùi.

Nên dùng nước muối tự pha hay nước muối sinh lý để chữa viêm mũi dị ứng?

Dân gian thường quan niệm rằng, nước muối tự pha sẽ có công dụng trị viêm mũi dị ứng tốt hơn. Nhiều người còn cho rằng, pha càng nhiều muối càng gia tăng công dụng. Xét về phía khoa học thì quan niệm dân gian không thực sự đúng cũng không hoàn toàn sai. Cả muối sinh lý và muối tự pha đều có tác dụng tốt. Tuy nhiên, nước muối tự pha nếu pha không đúng tỷ lệ sẽ làm giảm đi tác dụng vốn có. Không những làm giảm hiệu quả mà còn làm ảnh hưởng đến vết thương ở khoang mũi.

Tốt nhất, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0.9% để vệ sinh khoang mũi thay vì dùng với muối tự pha. Giá cả phải chăng cùng với sự tiện lợi là sự lựa chọn hàng đầu mà bạn không nên bỏ qua.

Hướng dẫn cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối đơn giản tại nhà

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh rất đơn giản, ít tốn kém và hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Chỉ cần chuẩn bị bình nước muối sinh lý cùng với dụng cụ rửa mũi chuyên dụng là có thể vệ sinh mũi bị viêm. Nước muối sinh lý cần mua loại 0.9% được bày bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc với mức giá dao động từ 8.000 – 10.500 chai. Cũng có thể nước muối tự pha nhưng bạn cần biết chính xác nhiều lượng pha. Cách tốt nhất, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý y tế có sẵn.

Khi mọi nguyên vật liệu đã được chuẩn bị đầy đủ, bạn có thể bắt tay vào thực hiện nay theo các bước sau:

  • Vệ sinh tay và vật dụng đựng nước muối sinh lý. Nếu sử dụng loại nước muối đóng chai nhỏ, bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ bàn tay để đảm bảo độ vệ sinh;
  • Đổ một lượng nước muối sinh lý vừa đủ vào trong bình rửa mũi chuyên dụng. Lựa chọn vị trí phù hợp để tiến hành rửa mũi, có thể chọn bồn rửa mặt hoặc sử dụng tô/ ca để hứng nước chảy xuống;
  • Nghiêng đầu một góc 45 độ về bên trái hoặc bên phải (tùy vào chiều thuận của từng đối tượng). Há miệng to để nước muối không thể di chuyển vào tai và họng;
  • Đưa vòi bình đến gần lỗ mũi và từ từ đưa nước muỗi vào sao cho chúng di chuyển từ lỗ mũi bên này sang bên kia để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn trong khoang mũi ra ngoài;
  • Lặp lại khoảng 2 – 3 lần và thực hiện ngược lại cho phía còn lại;
  • Xì nhẹ mũi để loại bỏ hết nước muối còn sót lại. Có thể sử dụng khăn mềm để chấm nhẹ. Tuyệt đối không được hỉ mũi quá mạnh, bởi điều này sẽ dễ làm chất dịch nhầy tràn qua khoang khác;
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Hướng dẫn rửa mũi bằng nước muối sinh lý tại nhà đúng cách
Hướng dẫn rửa mũi bằng nước muối sinh lý tại nhà đúng cách

Bên cạnh việc sử dụng trực tiếp nước muối để vệ sinh mũi mỗi ngày, người bệnh cũng có thể kết hợp với ép tỏi để gia tăng công dụng. Về bản chất, tỏi cũng chính là vị thuốc được ông bà ta tận dụng để trị bệnh viêm mũi dị ứng. Trong tỏi có chứa hàm lượng lớn các thành phần hoạt chất có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh viêm mũi dị ứng. Không những vậy, một số dưỡng chất khác có tác dụng thông mũi, cải thiện tình trạng nghẹt mũi thông qua việc làm loãng chất nhầy.

Do đó, việc kết hợp tỏi và nước muối sinh lý sẽ giúp gia tăng công dụng và đẩy nhanh thời gian chữa lành tổn thương ở lớp niêm mạc ở khoang mũi. Người bệnh có thể tham khảo ngay công thức sau:

– Chuẩn bị: 3 – 5 tép tỏi tươi, nước muối sinh lý và dụng cụ xi lanh để bơm dung dịch.

– Hướng dẫn thực hiện:

  • Bóc toàn bộ vỏ tỏi rồi đem rửa qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất;
  • Cho hết phần tỏi đã được làm sạch vào trong cối, tiến hành giã nát hoặc cho vào máy xay sinh tố để tiến hành xay nhuyễn. Sau đó vắt lấy nước cốt;
  • Hòa nước ép tỏi với nước muối sinh lý theo tỷ lệ 1:2;
  • Dùng xi lanh để hút dung dịch muối tỏi đã được chuẩn bị;
  • Nghiêng nhẹ đầu, hơi đưa mặt về phía trước rồi nhẹ nhàng bơm dung dịch vào bên trong mũi;
  • Sau đó xì nhẹ nhàng để loại bỏ dịch bên trong mũi rồi dùng khăn bông khô chấm nhẹ;
  • Thực hiện mỗi ngày khoảng 1 – 2 lần. Kiên trì thực hiện sẽ thấy triệu chứng viêm mũi dị ứng cải thiện rõ ràng.
Sự kết hợp giữa nước muối sinh lý và nước ép tỏi sẽ giúp gia tăng công dụng cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng
Sự kết hợp giữa nước muối sinh lý và nước ép tỏi sẽ giúp gia tăng công dụng cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng

Rửa mũi bằng nước muối chữa viêm mũi dị ứng có thực sự hiệu quả không?

Ưu điểm nổi bật của phương pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối sinh lý và có thể áp dụng cho mọi đối tượng từ trẻ em dưới 12 tuổi đến người cao tuổi. Nhờ mang đặc điểm nồng độ thấp mà nước muối sinh lý không khiến người bệnh có cảm giác đau rát nào. Việc sử dụng kiên trì và đúng cách sẽ mang lại hiệu quả đáng kể sau một khoảng thời gian.

Tuy nhiên, phương pháp dùng nước muối chữa viêm mũi dị ứng chỉ có thể phát huy công dụng cho các trường hợp mắc bệnh nhẹ hoặc các trường hợp vừa mới khởi phát. Đối với các trường hợp bị viêm nhiễm nặng, liệu pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ hoặc làm sạch khoang mũi. Đặc biệt, người bệnh tuyệt đối không được xem việc dùng nước muối vệ sinh mũi như việc điều trị bằng thuốc. Một số trường hợp ngoài việc vệ sinh khoang mũi bằng nước muối còn phải sử dụng thêm thuốc để loại bỏ căn nguyên bệnh.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc đặc trị
Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc đặc trị

Ngoài ra, khi sử dụng nước muối sinh lý chữa viêm mũi dị ứng bạn cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề khác để đảm bảo sự an toàn và giúp tình trạng viêm nhiễm cải thiện một cách nhanh chóng. Cụ thể:

  • Xuyên suốt quá trình rửa mũi bạn nên mở to miệng để tránh nước di chuyển vào mũi và họng;
  • Cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ rửa mũi và tay trước khi tiến hành thao tác rửa mũi;
  • Khi thực hiện thao tác xịt nước muối vào mũi, tránh để ống xi lanh vào sâu lỗ mũi. Bởi điều này có thể vô tình làm tổn thương niêm mạc;
  • Đối với các đối tượng mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp không nên áp dụng phương pháp điều trị này nếu không mong muốn tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn;
  • Bảo vệ cơ thể bằng các vật dụng cá nhân khi đi ra ngoài phòng tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây hại. Đồng thời, thường xuyên giặt sạch mềm gối, khăn mặt, khăn tắm nhằm cản trở sự hình thành của các vi khuẩn gây bệnh;
  • Chủ động thăm khám sức khỏe tai mũi họng định kỳ để biết chính xác tình trạng sức khỏe cũng như có phác đồ điều trị phù hợp.

Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc biết cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối tại nhà và một số lưu ý khi áp dụng. Dùng đúng cách và kiên trì thực hiện tại nhà sẽ giúp loại bỏ nhanh các triệu chứng và hỗ trợ cải thiện đường thở. Tuy nhiên, liệu pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không có tác dụng điều trị tận gốc. Do đó, người bệnh tuyệt đối không được nhầm lẫn với công dụng.

Tham khảo thêm:

Tin khác

viêm mũi dị ứng mãn tính

Biểu hiện của viêm mũi dị ứng mãn tính, chữa khỏi được không?

Nội dung bài viếtTìm hiểu công dụng của nước muối trong việc trị bệnh viêm mũi dị ứngNên dùng nước muối tự pha hay nước muối sinh lý để chữa...

Cấy chỉ điều trị viêm mũi dị ứng: Những thông tin cần biết

Nội dung bài viếtTìm hiểu công dụng của nước muối trong việc trị bệnh viêm mũi dị ứngNên dùng nước muối tự pha hay nước muối sinh lý để chữa...

thuốc trị viêm mũi dị ứng

8+ thuốc trị viêm mũi dị ứng được sử dụng phổ biến nhất

Nội dung bài viếtTìm hiểu công dụng của nước muối trong việc trị bệnh viêm mũi dị ứngNên dùng nước muối tự pha hay nước muối sinh lý để chữa...

Các thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng và những lưu ý khi sử dụng

Nội dung bài viếtTìm hiểu công dụng của nước muối trong việc trị bệnh viêm mũi dị ứngNên dùng nước muối tự pha hay nước muối sinh lý để chữa...

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông Y và những ưu nhược điểm

Nội dung bài viếtTìm hiểu công dụng của nước muối trong việc trị bệnh viêm mũi dị ứngNên dùng nước muối tự pha hay nước muối sinh lý để chữa...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn