Khô khớp gối nên uống thuốc gì

Khô khớp gối nên uống thuốc gì khắc phục? [Tư vấn]

Đau Đầu Gối Khi Ngồi Xổm Là Bị Gì? Có Cần Chữa?

Mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi

Mỏi Khớp Gối Ở Người Trẻ Tuổi – Dấu Hiệu Bệnh Xương Khớp?

Cứng khớp gối: Nguyên nhân và hướng xử lý

Đau Đầu Gối Nhưng Không Sưng Có Phải Bị Viêm Khớp?

Viêm Khớp Kiêng Ăn Gì? 9 Thực Phẩm Nên Tránh Xa

7 Bài Tập Thể Dục Cho Người Đau Khớp Gối Đơn Giản Tại Nhà

Mỏi khớp gối

Mỏi Khớp Gối Là Bệnh Gì? Phương Pháp Xử Lý

Viêm Khớp Ngón Tay Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Viêm Khớp Nhiễm Khuẩn Là Gì? Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Cứng khớp gối: Nguyên nhân và hướng xử lý

5/5 - (1 bình chọn)

Cứng khớp gối là vấn đề về xương khớp thường gặp làm suy giảm khả năng vận động của người bệnh. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý, nếu bạn chủ quan không tiến hành điều trị kịp thời, tổn thương khớp gối sẽ tiến triển nặng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, thậm chí là tàn phế. Bài viết dưới đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh cứng khớp gối bạn có thể tham khảo.

Cứng khớp gối là hiện tượng thường gặp, bệnh khiến chức năng vận động của khớp gối suy giảm
Cứng khớp gối là hiện tượng thường gặp và khiến chức năng vận động của khớp gối suy giảm

Cứng khớp gối là gì? Có nguy hiểm không?

Khớp gối là một trong những khớp có vai trò rất quan trọng. Chức năng chính của khớp gối là vận động và chống đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Đây là lớp sụn bao bọc và chêm thêm ở đầu dưới của xương đùi và đầu trên của xương chày. Phần khớp này được cố định bằng dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng trong và dây chằng ngoài. Nếu một bộ phận trong cấu trúc này bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp gối và dẫn đến hiện tượng cứng khớp.

Cứng khớp gối là hiện tượng khớp gối bị tổn thương, chúng xơ dính lại với nhau và gây co cứng. Lúc này, người bệnh không thể co duỗi khớp gối như bình thường. Đây là một trong những dấu hiệu ban đầu của các bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm khớp, hư tổn sụn khớp,… Cứng khớp gối có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả những người trẻ tuổi. Nếu không có các biện pháp xử lý đúng cách ngay từ sớm, để bệnh chuyển biến nặng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và làm suy giảm chức năng khớp gối.

Cứng khớp gối là bệnh lý không quá nguy hiểm, bạn chỉ cần nghỉ ngơi và chữa trị kịp thời thì tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Nhưng nếu bạn chủ quan để bệnh tiến triển nặng sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến ổ khớp. Lúc này khả năng vận động của người bệnh sẽ suy giảm đáng kể, nghiêm trọng hơn là tàn phế. Ở những trường hợp cứng khớp do nhiễm trùng hoặc mắc bệnh tự miễn, nếu không điều trị sẽ gây tổn thương đến làn da và các cơ quan nội tạng bên trong.

Nguyên nhân gây ra bệnh cứng khớp gối

Hiện tượng cứng khớp gối có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Nhưng đa số đều là di chứng sau khi vận động quá mức hoặc chấn thương khớp gối. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý và tác dụng phụ của thuốc Tây y.

Cứng khớp gối có thể xảy ra sau khi chấn thương hoặc vận động quá sức
Cứng khớp gối có thể xảy ra sau khi chấn thương hoặc vận động quá sức
  • Chấn thương: Chấn thương khi lao động hoặc chơi thể thao sẽ gây tổn thương đến cấu trúc cơ bản của khớp gối và gây ra triệu chứng tê cứng. Nếu bị cứng khớp gối do chấn thương sẽ kèm theo một số triệu chứng khác tại khớp như đau nhức, bầm tím, bong gân,… Ở trường hợp này, người bệnh chỉ cần chăm sóc và điều trị đúng cách thì tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Ngược lại, nếu không xử lý đúng cách, khớp gối sẽ bị thoái hóa và phát sinh bệnh lý.
  • Vận động quá mức: Thói quen vận động quá mức sẽ gây tổn thương đến lớp mô sụn, lúc này dây chằng sẽ bị kéo dãn quá mức và gây kích thích đến lớp mô mềm bao xung quanh khớp gối. Điều này đã khiến cho hoạt động của ổ khớp bị mất cân bằng và gây ra các triệu chứng như đau nhức, tê cứng, ê mỏi,… Tình trạng cứng khớp do vận động quá mức thường gặp ở những người chơi thể thao cường độ mạnh, và lao động nặng.
  • Dấu hiệu của bệnh xương khớp: Cứng khớp gối cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về khớp gối như gout, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp gối, khô khớp.,… Ở những trường hợp này, bạn cần tiến hành thăm khám và điều trị ngay từ sớm để tránh gây ảnh hưởng đến chức năng vốn có của khớp gối.
  • Nguyên nhân khác: Bên cạnh các nguyên nhân thường gặp ở trên thì cứng khớp gối cũng có thể là biến chứng sau phẫu thuật và bó bột. Ở những trường hợp này, bạn chỉ cần tiến hành vật lý trị liệu theo hướng dẫn của chuyên gia giúp cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra, thói quen lạm dụng thuốc corticoid cũng là nguyên nhân gây cứng khớp gối.

Dấu hiệu nhận biết cứng khớp gối

Cứng khớp gối là bệnh lý xương khớp rất dễ nhận biết thông qua các triệu chứng lâm sàng. Dưới đây là tổng hợp các triệu chứng có thể gặp khi bị cứng khớp gối bạn có thể tham khảo:

Khả năng vận động của người bệnh suy giảm và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
Khả năng vận động của người bệnh suy giảm và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
  • Người bệnh gặp khó khăn trong việc co duỗi khớp gối, phải xoa bóp làm nóng khớp mới có thể di chuyển bình thường.
  • Tình trạng cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy hoặc đầu giờ chiều. Thói quen ngồi lâu hoặc ít vận động cũng là cơ hội khởi phát triệu chứng cứng khớp gối.
  • Cơn đau thường xuất hiện kéo dài từ 15 – 30 phút, ban đầu chỉ là cơn đau nhẹ sau đó chúng lan rộng ra khắp vùng khớp.
  • Cứng khớp gối còn gây ra các cơn đau nhức ở mức độ vừa phải kèm theo sưng và nóng đỏ. Ở một số trường hợp bệnh còn có triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi.

Những trường hợp cần tiến hành thăm khám và điều trị chuyên khoa:

  • Hiện tượng cứng khớp diễn ra kéo dài hơn 5 ngày và không đáp ứng điều trị tốt với thuốc không kê toa.
  • Cứng khớp kèm theo triệu chứng đau nhức, bầm tím và sưng viêm.
  • Đau nhức ở mức độ nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến khả năng vận động.
  • Có các triệu chứng toàn thân đi kèm như sốt cao, mệt mỏi, ăn uống kém,…

Các cách điều trị bệnh cứng khớp gối

Thống kê y khoa cho thấy, có đến 64% số ca bệnh cứng khớp gối phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng do không được phát hiện và điều trị ngay từ sớm. Vì thế, ngay khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Dưới đây là các biện pháp xử lý khi bị cứng khớp gối bạn có thể tham khảo:

Thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý đúng cách
Thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý đúng cách khi bị cứng khớp gối

Biện pháp giảm cứng khớp gối tại nhà

Ở những trường hợp bị cứng khớp gối với mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm cứng khớp tại nhà giúp cải thiện khả năng vận động của cơ thể. Dưới đây là các biện pháp giảm cứng khớp gối tại nhà và cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

+ Chườm lạnh và chườm nóng

Khi bị cứng khớp gối, người bệnh sẽ phải đối mặt với triệu chứng đau nhức rất khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng vận động. Lúc này bạn chỉ cần thực hiện chườm nóng hoặc chườm lạnh giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. Ở những trường hợp xuất hiện tình trạng bầm tím ở khớp gối, bạn nên thực hiện chườm nóng để làm tan máu bầm.

Cách thực hiện:

  • Cho đá lạnh hoặc nước ấm vào trong túi chườm, sử dụng chườm nhẹ nhàng lên vùng da bị đau nhức.
  • Thực hiện liên tục trong vòng 15 phút là được, chú ý không để túi chườm cố định tại một chỗ để tránh gây bỏng da.
  • Người bệnh có thể áp dụng cách này nhiều lần trong ngày mỗi khi cơn đau nhức xuất hiện.

+ Xoa bóp, massage

Thực hiện xoa bóp giúp đẩy lùi tình trạng cứng khớp gối
Thực hiện xoa bóp giúp đẩy lùi các triệu chứng do bệnh cứng khớp gối gây ra

Một cách giảm đau cũng khá đơn giản nữa là thực hiện massage và xoa bóp. Cách này có tác dụng làm giãn nở mao mạch và kích thích tuần hoàn máu. Từ đó ổ khớp sẽ kích thích sản sinh dịch nhầy, hạn chế gây áp lực lên dây chằng. Để nâng cao hiệu quả mang lại bạn nên thực hiện xoa bóp với một số loại tinh dầu tự nhiên như dầu nóng, dầu khuynh diệp,…

Cách thực hiện:

  • Xoa một lớp dầu mỏng lên vùng khớp gối bị đau.
  • Dùng hai tay xoa vào nhau cho ấm lên rồi thực hiện xoa bóp vùng khớp gối bị đau.
  • Nên dùng lực vừa phải khi xoa bóp để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

+ Dùng đai hỗ trợ

Ở những trường hợp cứng khớp gối do bong gân gây đau nhức nhiều, người bệnh nên dùng đai hỗ trợ để tránh gây áp lực lên vùng bị tổn thương. Cách này có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, tê bì và cứng khớp do bệnh gây ra. Từ đó khả năng phục hồi tổn thương tại khớp gối sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

Sử dụng thuốc điều trị không kê toa

Ở những trường hợp cứng khớp gối không đáp ứng điều trị tốt với các phương pháp trên, bạn có thể sử dụng thuốc Tây y không kê đơn để cải thiện triệu chứng của bệnh. Dùng thuốc Tây mang lại hiệu quả giảm đau nhức rất nhanh chóng, nhưng bạn không được quá lạm dụng để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một số loại thuốc trị cứng khớp gối không cần đơn kê là:

Dùng thuốc Tây giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra
Dùng thuốc Tây trị bệnh giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra
  • Miếng dán salonpas
  • Thuốc bôi ngoài da Voltaren gel
  • Thuốc bôi Capsaicin gel
  • Thuốc uống paracetamol
  • Thuốc chống viêm không steroid
  • Thuốc giãn cơ

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị cứng khớp gối được ưu tiên áp dụng trong y khoa. Các bài tập trong vật lý trị liệu có tác dụng cải thiện sức mạnh của hệ thống xương khớp, giúp chúng trở nên dẻo dai hơn. Từ đó, khả năng vận động của người bệnh cũng tăng lên đáng kể, giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Một số bài tập vật lý trị liệu điều trị cứng khớp gối là:

– Bài tập số 1:

  • Nằm thẳng người trên sàn nhà rồi thả lỏng toàn thân.
  • Tiến hành co đùi phải vào trong bụng rồi duỗi thẳng ra về với tư thế ban đầu.
  • Thực hiện lặp lại từ 15 – 20 lần, sau đó làm tương tự với bên chân còn lại.

– Bài tập số 2:

  • Đứng thẳng người, đưa chân dang rộng bằng vai và đưa lưng vào tường.
  • Từ từ hạ gối xuống sao cho chân và đùi vuông góc với nhau, còn lưng thì dựa vào trong mặt tường.
  • Giữ yên tư thế này khoảng 10 giây rồi trở về trạng thái ban đầu và thả lỏng.
  • Thực hiện lặp lại động tác này nhiều lần để nhanh chóng mang lại hiệu quả trị bệnh.
Tiến hành vật lý trị liệu cải thiện khả năng vận động của khớp gối
Tiến hành vật lý trị liệu cải thiện khả năng vận động của khớp gối, tránh ảnh hưởng đời sống hàng ngày

Những điều cần lưu ý khi bị cứng khớp gối

Điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt hàng ngày theo hướng tích cực cũng là một trong những cách giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương tại khớp gối và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại. Dưới đây là những điều mà người bệnh cần phải lưu ý sinh hoạt hàng ngày:

  • Nâng cao chất lượng giấc ngủ giúp quá trình phục hồi diễn ra tốt hơn. Ngủ đúng giờ và đủ giấc, phòng ngủ phải ấm áp và sạch sẽ. Vào những ngày trời lạnh cần có các biện pháp giữ ấm cơ thể.
  • Sau khi ngủ dậy, bạn có thể tắm nước ấm giúp thư giãn và làm ấm cơ thể. Từ đó, các vận động tại khớp gối sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Tắm nước ấm còn có tác dụng kích thích tuần hoàn máu và giảm co thắt cơ bắp.
  • Khi bị cứng khớp gối, người bệnh không nên vận động nhiều mà hãy dành thời gian để nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi để tránh gây áp lực lên hệ thống khớp gối, ngăn ngừa tổn thương chuyển biến sang giai đoạn nặng.
  • Trong chế độ ăn uống hàng ngày cần hạn chế sử dụng thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế, thực phẩm chứa hương vị và chất tạo ngọt nhân tạo. Nên bổ sung cho cơ thể từ 6 – 8 ly nước mỗi ngày.

Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng cứng khớp gối mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Cứng khớp gối là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ ai và gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài thì bạn cần thăm khám và điều trị chuyên khoa đúng cách, tránh để bệnh chuyển biến nặng phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm:

Tin khác

Khô khớp gối nên uống thuốc gì

Khô khớp gối nên uống thuốc gì khắc phục? [Tư vấn]

Nội dung bài viếtCứng khớp gối là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây ra bệnh cứng khớp gốiDấu hiệu nhận biết cứng khớp gốiCác cách điều trị bệnh cứng...

Mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi

Mỏi Khớp Gối Ở Người Trẻ Tuổi – Dấu Hiệu Bệnh Xương Khớp?

Nội dung bài viếtCứng khớp gối là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây ra bệnh cứng khớp gốiDấu hiệu nhận biết cứng khớp gốiCác cách điều trị bệnh cứng...

Đau Đầu Gối Khi Ngồi Xổm Là Bị Gì? Có Cần Chữa?

Nội dung bài viếtCứng khớp gối là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây ra bệnh cứng khớp gốiDấu hiệu nhận biết cứng khớp gốiCác cách điều trị bệnh cứng...

Đau Đầu Gối Nhưng Không Sưng Có Phải Bị Viêm Khớp?

Nội dung bài viếtCứng khớp gối là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây ra bệnh cứng khớp gốiDấu hiệu nhận biết cứng khớp gốiCác cách điều trị bệnh cứng...

Viêm Khớp Kiêng Ăn Gì? 9 Thực Phẩm Nên Tránh Xa

Nội dung bài viếtCứng khớp gối là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây ra bệnh cứng khớp gốiDấu hiệu nhận biết cứng khớp gốiCác cách điều trị bệnh cứng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn