Thuốc bôi Gentrisone trị viêm da và các tác dụng phụ cần biết

Da nhiễm Corticoid: Dấu hiệu và Cách điều trị phục hồi

lá lốt chữa viêm da cơ địa

Cách dùng lá lốt chữa viêm da cơ địa được nhiều người chia sẻ

Bé bị sốt nổi mẩn đỏ khắp người triệu chứng đặc trưng của bệnh gì?

Bé bị sốt nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không? Những điều cần biết

Viêm da cơ địa không lây qua tiếp xúc trực tiếp, ngay cả khi bạn tiếp xúc với chất dịch hoặc máu của người bệnh bên ngoài da.

Bệnh viêm da cơ địa có lây không? Lây như thế nào?

Bệnh viêm da cơ địa: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Cây thuốc chữa viêm da cơ địa

Top 10 cây thuốc chữa viêm da cơ địa được sử dụng phổ biến

Lá đơn đỏ chữa viêm da cơ địa: 3 cách được áp dụng phổ biến

Bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân – Cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn: Nguyên nhân, cách điều trị

Da nhiễm Corticoid: Dấu hiệu và Cách điều trị phục hồi

5/5 - (1 bình chọn)

Da nhiễm corticoid là hiện tượng da bị tổn thương do lạm dụng sản phẩm chứa corticoid trong thời gian dài. Khi nồng độ corticoid trên da vượt quá mức cho phép sẽ gây ra các triệu chứng như ngứa râm ran, ửng đỏ, giãn mao mạch, khô ráp,… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng da nhiễm corticoid cũng như dấu hiệu nhận biết và cách xử lý đúng cách.

Sử dụng sản phẩm chứa corticoid trong thời gian dài sẽ khiến hành rào bảo vệ da bị phá vỡ và gây nổi mụn ồ ạt
Sử dụng sản phẩm chứa corticoid trong thời gian dài sẽ khiến hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ và gây nổi mụn ồ ạt

Da nhiễm corticoid là bị gì?

Corticoid có tên gọi đầy đủ là glucocorticoid, Đây là một loại hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Ngoài ra, corticoid còn được biết đến là một loại hoạt chất tổng hợp có công dụng chính là kháng viêm, chống dị ứng và ức chế hoạt động của hệ miễn dịch. Hiện nay, hoạt chất này được ứng dụng phổ biến trong y khoa, chúng thường được điều chế thành kem bôi hoặc thuốc mỡ giúp điều trị các bệnh lý về xương khớp, bệnh da liễu,… Thành phần hoạt chất này khi đi vào cơ thể sẽ giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng của bệnh lý. Với đặc tính ức chế miễn dịch, nhiều người còn sử dụng kem bôi chứa corticoid để điều trị bệnh mụn trứng cá, giúp làn da trở nên mịn màng và bóng mượt.

Da nhiễm corticoid là hiện tượng da bị tổn thương do corticoid. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do việc lạm dụng sản phẩm corticoid trong thời gian dài hoặc sử dụng sản phẩm chứa corticoid ở nồng độ cao. Cụ thể là kem trộn tự chế, rượu bôi, thuốc thảo dược làm trắng tức thời,… Nếu bạn sử dụng các sản phẩm này trong thời gian dài sẽ khiến da mất đi khả năng miễn dịch và gây ra các triệu chứng như khô da, bong tróc da, teo da,… Một thời gian sau đó, da sẽ bị giãn mao mạch phá vỡ hàng rào bảo vệ da và dẫn đến tình trạng nổi mụn trứng cá ồ ạt.

Hiện nay, hoạt chất corticoid đã được Bộ y tế xếp vào nhóm độc dược bảng B. Độc tố corticoid tích tụ trên da trong thời gian dài sẽ khiến làn da tổn thương từ sâu bên trong, dần mài mòn và gây viêm nhiễm mãn tính với mức độ nghiêm trọng. Ngoài ra, mức độ tổn thương trên da do nhiễm corticoid gây ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thời gian sử dụng, cơ địa, nồng độ corticoid,…

Dấu hiệu nhận biết da nhiễm corticoid

Khi sử dụng các sản phẩm làm đẹp có nồng độ corticoid nồng độ cao, làn da sẽ sạch mụn, hết nám và trắng sáng chỉ sau thời gian ngắn. Tuy nhiên hiệu quả này sẽ mất đi nhanh chóng, đồng thời tác dụng phụ sẽ phát sinh chỉ sau vài ngày hoặc vài tuần ngưng sử dụng. Bạn có thể dễ dàng nhận biết da nhiễm corticoid thông qua các dấu hiệu sau đây:

+ Dấu hiệu sớm

  • Khi dùng sản phẩm chứa corticoid da trở nên láng mịn nhanh chóng chỉ sau 1 đêm. Các vết mụn cám và mụn li ti cũng được cải thiện rõ rệt.
  • Dùng tay sờ vào sẽ thấy làn da trở nên mềm mịn và mọng nước. Sau vài tuần sử dụng các vết nám, tàn nhang và nếp nhăn cũng biến mất.

+ Dấu hiệu muộn

  • Làn da dần chuyển từ màu hồng sang trắng bệnh, so sánh sẽ thấy vùng da bị nhiễm corticoid nổi bật hơn hẳn so với vùng da không dùng.
  • Da bị mài mòn trở nên mỏng hơn, bạn có thể quan sát thấy mạch máu bên dưới. Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, châm chích và căng tức da.
  • Da bắt đầu có sự xuất hiện trở lại của mụn, nám, tàn nhang. Lâu dần sắc tố da sẽ suy giảm đáng kể và gây sạm màu khi ngừng sử dụng sản phẩm.
  • Theo thời gian, vết nám trên da sẽ dần phát triển lan rộng ra xung quanh và chuyển sang màu xám hoặc nâu. Một số trường hợp da sẽ bị khô ráp, nhăn nheo, sưng phù, ứ nước….

Ảnh hưởng của corticoid đối với da

Corticoid là hoạt chất hóa học thường được sử dụng ngắn ngày để cải thiện các vấn đề thường gặp ở da. Việc lạm dụng corticoid trong thời gian dài sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, điển hình nhất là da bị nhiễm độc corticoid. Lúc này, hoạt chất này sẽ gây ra một số tác hại như:

Da bị bào mòn và giãn nở mao mạch nếu hiện tượng nhiễm corticoid diễn ra với mức độ nặng
Da bị bào mòn và giãn nở mao mạch nếu hiện tượng nhiễm corticoid diễn ra với mức độ nặng

Tác hại khi đang dùng sản phẩm chữa corticoid:

  • Khiến mao mạch da bị giãn nở quá mức gây ửng đỏ
  • Bào mòn lớp biểu bì khiến da mỏng dần, lộ rõ gân máu
  • Da mất đi khả năng chịu nóng khi đi ra đường hoặc khi nấu nướng.

Nếu người bệnh ngưng sử dụng corticoid sau đó sẽ gây ra các tác hại như:

  • Da trở nên sần sùi, nhăn nheo và đen sạm.
  • Nổi mụn nước trên da, khi vỡ ra sẽ tiết dịch vàng gây ngứa ngáy.
  • Da khô ráp, tiết nhiều dầu nhờn và gây khó chịu khi tiếp xúc với bụi bẩn, nắng,…

Nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu có các triệu chứng sau đây:

  • Viêm nhiễm nặng
  • Nóng rát da hoăc dung phù
  • Nổi mụn nước và tiết dịch
  • Da khô ráp và nhăn nheo

Cách điều trị da nhiễm corticoid

Khi da bị nhiễm corticoid, bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám để xác định mức độ bệnh trạng. Dựa vào đó, bác sĩ mới đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Ở những trường hợp nhẹ, bạn chỉ cần ngưng sử dụng mỹ phẩm có chứa corticoid và thực hiện chăm sóc da đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ để da nhanh chóng phục hồi. Còn ở những trường hợp bệnh nặng, bạn có thể tiến hành điều trị theo hướng dẫn bên dưới đây:

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp cẩn đoán chính xác tình trạng da và được hướng dẫn điều trị đúng cách
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng da và được hướng dẫn điều trị đúng cách

+ Cai nghiện corticoid

Khi da bị nhiễm độc corticoid ở mức độ nặng nghĩa là hàng rào bảo vệ da đã không còn nữa và da cũng đã bị suy yếu. Lúc này da đã bị nghiện corticoid, bạn không được ngừng sản phẩm một cách đột ngột mà thay vào đó hãy tiến hành cai nghiện từ từ để tránh các phản ứng mạnh trên da.

Người bệnh sẽ phải giảm tần suất sử dụng các sản phẩm có chứa corticoid từ 3 lần xuống 2 lần/ngày. Khi da đã thích ứng dần thì bạn tiếp tục giảm xuống còn 1 lần rồi dần ngưng sử dụng sản phẩm hoàn toàn.

+ Thanh lọc và đào thải độc tố trên da

Bên cạnh việc thực hiện cai nghiện corticoid, người bệnh cũng phải kết hợp đào thải độc tố cho da giúp quá trình điều trị nhanh chóng mang lại hiệu quả. Dưới đây là hướng dẫn đào thải độc tố cho da bạn có thể tham khảo:

  • Vệ sinh da mặt 2 lần/ngày bằng nước muối sinh lý hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ. Xông hơi thảo dược tự nhiên từ 2 – 3 lần trên tuần giúp làm sạch và thải độc.
  • Dưỡng ẩm cho da bằng các loại kem dưỡng có chứa thành phần vitamin E hoặc Hyaluronic Axit. Tuyệt đối không được dùng kem dưỡng chứa Paraben hoặc các loại kem dưỡng chứa hương liệu công nghiệp.
  • Người bệnh cũng có thể sử dụng một số công thức mặt nạ tự nhiên để đào thải độc tố và bổ sung dưỡng chất cho da. Ví dụ như mặt nạ sữa chua không đường, mặt nạ tinh bột nghệ, mặt nạ nha đam,… Nên thực hiện từ 2 – 3 lần/tuần để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Hỗ trợ đào thải độc tốt bên trong cơ thể bằng cách uống nước nha đam, nước rau diếp cá hoặc trà xanh,… Duy trì thói quen này mỗi ngày còn có khả năng cải thiện sức đề kháng cơ thể khá tốt.
Đắp mặt nạ sữa chua cũng là một trong những cách giúp thải độc và cấp ẩm cho làn da
Đắp mặt nạ sữa chua cũng là một trong những cách giúp thải độc và cấp ẩm cho làn da

+ Dùng thuốc theo đơn kê

Ở những trường hợp da nhiễm corticoid mức độ nặng, người bệnh nên sử dụng thêm thuốc bôi kết hợp thuốc uống theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để giảm nhẹ các triệu chứng trên da. Cụ thể là:

  • Kem bôi: Bioderma Cicabio, Tolerance Cream Avene, A-Derma Exomega Cream, Duo Effaclar la Roche posay,…
  • Thuốc uống: Vitamin tổng hợp, kháng sinh,…

Bạn chỉ nên bôi kem với tần suất từ 2 – 3 lần/ngày và thực hiện đều đặn mỗi ngày. Sau một thời gian áp dụng bạn sẽ thấy tổn thương trên da thuyên giảm đáng kể.

Những điều cần lưu ý khi da nhiễm corticoid

Khi điều trị da nhiễm corticoid, người bệnh cũng nên chú ý chăm sóc da đúng cách để phục hồi tổn thương trên da. Từ đó quá trình điều trị sẽ nhanh chóng mang lại hiệu quả. Dưới đây là các biện pháp phục hồi da nhiễm corticoid tại nhà bạn có thể tham khảo:

  • Chú ý vệ sinh da mặt sạch sẽ bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày. Người bệnh có thể thực hiện chườm đá hoặc chườm mát giúp làm dịu làn da.
  • Cần hạn chế đi ra ngoài trong suốt khoảng thời gian điều trị. Khi đi ra ngoài cần chủ động bảo vệ da bằng các cách như đeo khẩu trang, đội mũ rộng vành,… Tuyệt đối không được để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Chăm sóc và bảo vệ da đúng cách giúp tổn thương trên da do nhiễm corticoid nhanh chóng được đẩy lùi
Chăm sóc và bảo vệ da đúng cách giúp tổn thương trên da do nhiễm corticoid nhanh chóng được đẩy lùi
  • Hỏi ý kiến bác sĩ loại kem chống nắng phù hợp với tình trạng da, nên bôi kem chống nắng trước khi đi ra ngoài khoảng 30 phút. Sử dụng kem dưỡng ẩm theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được sử dụng mỹ phẩm hay trang điểm.
  • Trong suốt quá trình điều trị, người bệnh cần hạn chế dùng tay sờ vào da. Tuyệt đối không được cào gãi da hoặc nặn mụn, thói quen này sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên tồi tệ hơn.
  • Uống từ 1 – 2 lít nước/ngày giúp cấp ẩm cho da, thanh lọc cơ thể và cân bằng hoạt động của tuyến bã nhờn. Nên tăng cường uống nước ép trái cây tươi và nước ép để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đây là những yếu tố vi lượng cần thiết cho việc phục hồi da.
  • Hình thành thói quen ăn uống khoa học giúp hỗ trợ phục hồi da. Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có cồn, chất kích thích,…
  • Duy trì lối sống tích cực giúp quá trình điều trị nhanh chóng mang lại hiệu quả. Cụ thể là không thức khuya, tránh bị căng thẳng đầu óc,…

Da nhiễm corticoid là dấu hiệu cho thấy da đang bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh cần sớm phát hiện để có các biện pháp xử lý đúng cách và kịp thời giúp tăng khả năng phục hồi của da. Nếu chủ quan để tình trạng này diễn ra kéo dài, viêm nhiễm trên da sẽ trở nên nghiêm trọng và có khả năng không phục hồi.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm

Tin khác

Thuốc bôi Gentrisone trị viêm da và các tác dụng phụ cần biết

Nội dung bài viếtDa nhiễm corticoid là bị gì?Dấu hiệu nhận biết da nhiễm corticoidẢnh hưởng của corticoid đối với daCách điều trị da nhiễm corticoidNhững điều cần lưu ý...

lá lốt chữa viêm da cơ địa

Cách dùng lá lốt chữa viêm da cơ địa được nhiều người chia sẻ

Nội dung bài viếtDa nhiễm corticoid là bị gì?Dấu hiệu nhận biết da nhiễm corticoidẢnh hưởng của corticoid đối với daCách điều trị da nhiễm corticoidNhững điều cần lưu ý...

Bé bị sốt nổi mẩn đỏ khắp người triệu chứng đặc trưng của bệnh gì?

Bé bị sốt nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không? Những điều cần biết

Nội dung bài viếtDa nhiễm corticoid là bị gì?Dấu hiệu nhận biết da nhiễm corticoidẢnh hưởng của corticoid đối với daCách điều trị da nhiễm corticoidNhững điều cần lưu ý...

Viêm da cơ địa không lây qua tiếp xúc trực tiếp, ngay cả khi bạn tiếp xúc với chất dịch hoặc máu của người bệnh bên ngoài da.

Bệnh viêm da cơ địa có lây không? Lây như thế nào?

Nội dung bài viếtDa nhiễm corticoid là bị gì?Dấu hiệu nhận biết da nhiễm corticoidẢnh hưởng của corticoid đối với daCách điều trị da nhiễm corticoidNhững điều cần lưu ý...

Bệnh viêm da cơ địa: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Nội dung bài viếtDa nhiễm corticoid là bị gì?Dấu hiệu nhận biết da nhiễm corticoidẢnh hưởng của corticoid đối với daCách điều trị da nhiễm corticoidNhững điều cần lưu ý...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn