Viêm Da Mủ Ở Trẻ Sơ Sinh Và Các Phương Pháp Điều Trị
Nội dung bài viết
Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh nếu không điều trị đúng cách có thể gây lở loét da trên diện rộng, bé ngứa ngáy khó chịu và dễ gặp các tình trạng nhiễm trùng khác nặng hơn. Bệnh thường có xu hướng xuất hiện nhiều hơn vào mùa nóng, có nguy cơ tái phát cao nên phụ huynh cần sớm có biện pháp phòng tránh phù hợp để hạn chế tối đa các ảnh hưởng cho con.
Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh do đâu?
Làn da của trẻ sơ sinh mỏng manh gấp 5 lần bình thường với người lớn, do đó nó vô cùng nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi các dị nguyên khác. Đặc biệt trẻ rất dễ bị dị ứng hay mắc các bệnh ngoài da, tiêu biểu như viêm da có mủ. Bệnh lý này thường có xu hướng xuất hiện nhiều vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm khó chịu, da bé đổ nhiều mồ hôi tại điều kiện cho các vi khuẩn tấn công và phát triển trên da.
Tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn là là hai nhóm vi khuẩn chính gây bệnh ở trẻ nhỏ. Những yếu tố thuận lợi để các nhóm vi khuẩn này phát triển bao gồm
- Bé có hệ miễn dịch suy yếu, dễ bị các vi khuẩn, dị nguyên tấn công gây bệnh
- Bé vệ sinh kém sạch sẽ, da bẩn, đồ nhiều dầu cùng các bụi bẩn tích tụ ở lỗ chân lông tạo điều kiện cho vi nấm phát triển
- Làn da của trẻ sơ sinh đang dần vào trong giau đoạn hoàn thiện nên còn nhạy cảm và dễ bị các vi khuẩn, bụi bẩn trú ngụ
- Trẻ sơ sinh được cha mẹ đóng bỉm, tã. Qúa trình vệ sinh là thời tiết nắng nóng khiến vùng da bẹn, mông dễ bị hăm, ngứa, đổ nhiều mô hôi tạo điều kiện cho các vi khuẩn, vi nấm phát triển và gây bệnh
- Bé sinh sống trong môi trường sống bụi bẩn ô nhiễm, ẩm ướt, ô nhiễm, nhiều khói bụi..Đây chính là yếu tố quan trọng hàng đầu khiến các vi nấm và vi khuẩn phát triển
Đặc biệt do có liên quan đến các vi khuẩn nên bệnh còn có thể xuất hiện trên da trẻ nhỏ do yếu tố lây nhiễm. Bé có thể mắc bệnh do dùng chung đồ đạc với những người mắc bệnh xung quanh hay do nằm chung chăn màn, giường nềm với người thân bị bệnh trước đó. Mặt khác cha mẹ hay những người thân xung quanh cũng có thể bị lây nhiễm ngược do tiếp xúc với bé thường xuyên.
Dấu hiệu trẻ bị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh
Các triệu chứng bệnh ngoài da rất dễ nhân biết, phụ huynh cần nhanh chóng tiến hàng điều trị từ những giai đoạn đầu của bệnh để có hướng kiểm soát phù hợp. Tùy nguyên nhân và sức khỏe, các dấu hiệu bệnh được chia làm hai dạng chính như sau
Triệu chứng viêm da mủ ở trẻ sơ sinh do liên cầu khuẩn
Các triệu chứng bệnh do liên cầu khuẩn gây ra trên làn da của trẻ nhỏ bao gồm
- Chốc lở: có thể xuất hiện do cả liên cầu và tụ cầu khuẩn. Lúc này trên da xuất hiện các bọng nước rồi dần chuyển biến thành bọng mủ và mủ đục. Sau khi vỡ ra, mụn sau bị chảy mủ, đóng vảy đồng thời tiết dịch vàng. Nếu mụn khô và cạy mẹ sẽ thấy vùng da phía dưới của trẻ có màu đỏ và ướt. Trong khi đó nếu chốc lở xảy ra trên da đầu sẽ thấy tình trạng tóc bết dính có dấu hiệu lây nhiễm cao.
- Chốc mép: các bọc mụn xuất hiện quanh miệng khiến kẽ mép bị nứt nẻ, đau rát và có thể dễ chảy máu và chảy dịch vàng. Bệnh có thể dễ dàng lây nhiễm nếu ăn chung chén, bát, khăn mặt. Với những trẻ có sức đề kháng suy yếu, có thể kèm theo tình trạng sưng đau hạch dưới hàm.
- Chốc loét: tình trạng nặng hơn do chốc lở với các tổn thương lan sâu đến trung bì. Bệnh có dấu hiệu tương đương phỏng nước hoặc phỏng mủ. Đồng thời vùng da bị nhiễm khuẩn cũng có dạng tím tái, có xu hướng tiến triển dai dẳng và để lại sẹo lâu trên da.
- Hăm kẽ: Tình trạng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh nhất. Tình trạng đóng bỉm lâu ngày khiến vùng da nơi đây dễ bị đổ nhiều mồ hôi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Những vùng da có nhiều nếp nhăn như cổ, kẽ bẹn, mông, sau tai, rốn càng dễ tích tụ mồ hôi nhiều hơn. Dấu hiệu của bệnh hăm kẽ trên trẻ sơ sinh thường là đám đỏ, trợt, rớm dịch. Đồng thời phía viền của vùng da bị hăm cũng thường có viền róc da mỏng, đau rát.
Triệu chứng viêm da mủ ở trẻ sơ sinh do tụ cầu khuẩn
Hầu hết nhóm khuẩn này thường có xu hướng gây tổn thương nhiều hơn ở nang lông. Các triệu chứng cụ thể như
- Viêm nang lông dạng nông: Đầu tiên lỗ chân lông có dấu hiệu hơi sung đỏ và đau nhẹ, lâu dần chuyển thành các cục mụn mủ nhỏ, có cảm giác ngứa ngáy nhẹ. Một thời gian sau mụn khô thành vảy, có thể bong dễ dàng nhưng không gây sẹo.
- Viêm nang lông sâu: đây cũng là một triệu chứng thường gặp khiến lỗ chân lông bị sưng tấy, xung quanh cũng xuất hiện các mụn mủ. Các tổn thương trên da có thể xuất hiện rải rác hay tập trung thành các đám nhỏ, khi sờ có cảm giác cứng và nổi rõ lên bề mặt của bé.. Nếu mẹ dùng tay nặn sẽ thấy có mủ chảy ra từ đây. Tình trạng lây nhiễm của dạng này khá cao.
- Mụn nhọt: viêm da mủ ở trẻ sơ sinh nếu liên quan đến mụn nhọt thường kèm theo tình trạng đau nhức, trên bề mặt da có nhiều mụn nhọt với nhiều mủ bên trong. Mủ này thường chứa độc tính, nếu vỡ ra có thể thấy bên nhiều ngòi như tổ ong rất đau.
Một số triệu chứng khác
Các triệu chứng cũng thường kèm theo các tình trạng trên bao gồm
- Ngứa ngáy khó chiu
- Sốt
- Đổ mồ hôi nhiều
- Biếng ăn
- Quấy khóc nhiều không ngủ
- Lạnh run, đau khớp
Tuy nhiên hầu hết ở trẻ sơ sinh, do bé chưa nói được nên rất khó để thể hiện các cảm xúc. Hầu hết khi gặp tình trạng này bé thường khóc kèm theo gãi ngứa nhiều khiến tình trạng trầy xước và tổn thương trên da trầm trọng hơn.
Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Viêm da mủ có thể đánh giá là tình trạng trầm trọng hơn so với viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh thông thường, vì thế phụ huynh đặc biệt không nên chủ quan. Các tổn thương trên da nếu không nhanh chóng có biện pháp điều trị phù hợp có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn nặng đồng thời dễ để lại sẹo và theo bé suốt đời gây mất thẩm mỹ. Đặc biệt sau điều trị nếu phụ huynh vẫn không có hướng chăm sóc và phòng tránh phù hợp thì nguy cơ bệnh tái phát là rất cao.
Những biến chứng có thể xuất hiện do viêm da mủ ở trẻ sơ sinh như
- Sẹo vĩnh viễn trên da: Vị trí sẹo hoàn toàn có thể xuất hiện ở những vị trí tay tay, chân, cổ với hình dạng thâm, rỗ khó mờ. Sẹo có thể theo bé đến khi trưởng thành hay suốt cuộc đời khiến bé dễ có tâm lý tự ti, ngại ngùng khi giao tiếp.
- Viêm da bội nhiễm vi khuẩn: Do việc bé cào, ma sát vào các nốt mủ khiến nó vỡ ra, tổn thương lan rộng với diện tích lớn trên da. Các vi khuẩn gây bệnh có thể nhanh chóng tấn công vào sâu bên trong biểu bì dẫn tới tăng nguy cơ hoại tử da. tình trạng này cũng dễ để lại sẹo và rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn.
- Viêm não: Khi bị các vi khuẩn, tạp khuẩn tấn công vào những vùng da trầy xước tạo điều kiện cho chúng ăn sâu vào máu, đi tới các cơ quan bao gồm cả não. Trẻ có thể gặp rất nhiều vấn đề khác về sự phát triển trong cả thể chất và tinh thần nếu phụ huynh không nhanh chóng phát hiện và điều trị nhanh chóng.
Các biến chứng có thể xuất hiện liên quan đến viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là vô cùng nguy hiểm và phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan. Tuy nhiên hầu hết việc điều trị này không hề khó, có thể kiểm soát ngay từ những giai đoạn đầu nên cũng không có quá nhiều trường hợp có xuất hiện biến chứng.
Hướng điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh
Với tình trạng viêm da mủ, phụ huynh tốt nhất nên đưa bé đến bệnh viện da liễu để được kiểm tra chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp, tránh nguy cơ nhầm lẫn với các bệnh lý liên quan. Kèm theo đó phụ huynh cũng cần kết hợp với chế độ chăm sóc tại nhà để cải thiện bệnh nhanh chóng và phòng tránh tối đa nguy cơ tái phát trở lại.
Xử lý tại chỗ
Ngay khi thấy các triệu chứng bất thường trên da trẻ, phụ huynh cần nhanh chóng xử lý tại nhà bằng những biện pháo đơn giản để hạn chế tối đa những tổn thương nặng hơn xuất hiện. Áp dụng đúng cách ngay từ khi bệnh mới xuất hiện, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh mà không cần đến bệnh viện.
Một số điều cần làm ngay khi phát hiện bệnh cho bé bao gồm
- Tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm. Tắm sẽ giúp người bé dễ chịu thư giãn hơn, giảm nhẹ cảm giác khó chịu. Đồng thời tắm cũng loại bỏ được các tác nhân gây bệnh có dính trên quần áo để ngăn ngừa nguy cơ lây lan trên cơ thể.
- Thay đồ mới sạch sẽ, nên cho bé mặc đồ rộng rãi thoáng mát, tránh những bộ đồ chật hay có vải khô cứng dễ xà xát vào những vùng da bị tổn thương
- Giặt giũ ga giường, gối nằm hay các đồ vật dễ tiếp xúc với bé thường xuyên để loại bỏ các vi khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ tấn công thêm trên các vị trí khác hay lây lan cho người xung quanh. Chú ý khi giặt quần áo cho bé trong thời điểm này không nên xài nước xả vải và cần đảm bảo giặt sạch xà bông nhất có thể
- Tuyệt đối không được chích mủ có thể khiến các dịch bị vỡ và lây lan cho các khu vực xung quanh
- Cố gắng hướng bé qua nơi khác để không gãi ngứa
- Nếu bé bị hăm kẽ, nên hạn chế đóng bỉm, cuốn tã cho bé vì sẽ khiến bé khó chịu hơn
- Nếu trẻ bị sốt cần nhanh chóng hạ thân nhiệt và cho bé bú nhiều hơn, nếu bé trên 6 tháng tuổi có thể cho bé uống nước nhiều hơn
- Tuyệt đối không tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ, kể cả thuốc bôi hay thuốc uống nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.
Thay đổi nước tắm cho trẻ
Với tình trạng da bị tổn thương trầy xước, nếu sử dụng các loại sữa tắm tạo bọt thông thường với độ PH có thể làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, bé dễ bị xót tại vị trí gãi ngứa. Thay vào đó phụ huynh có thể tham khảo tắm cho trẻ bằng những nguyên liệu tự nhiên trong suốt thời gian điều trị. Đây cũng là biện pháp được dân gian sử dụng từ rất lâu đời trong điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
Phụ huynh có thể đun nước nóng rồi cho vài giọt tinh dầu như dầu dừa, dầu tràm, tinh dầu bạc hà vào cùng để làm nước tắm cho trẻ vừa không gây kích ứng ngược lại còn có tính kháng khuẩn chống viêm cao. Nếu không có tinh dầu phụ huynh có thể tận dụng những thảo dược sau
- Tắm nước lá trầu không: Trầu không có tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh giúp ngăn ngừa viêm nhiễm trên những tổn thương ngoài da. Mẹ chỉ cần dùng 1 nắm trầu không rửa sạch, ngâm nước muối cho sạch rồi nấu cùng 2 lít nước. Pha loãng nước dược liệu vừa làm để tắm cho bé. Với phần bã lá mẹ có thể vò nát để thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm mủ.
- Tắm lá trà xanh: Trà xanh không chỉ có tính kháng viêm mà còn chứa rất nhiều vitamin cần thiết giúp làm đẹp da, kích thích khả năng phục hồi tổn thương nhanh chóng. Hàm lượng chống oxy cao cũng giúp chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả. Cách thực hiện tương tự như dùng lá trầu không.
- Tắm lá tía tô: Dược liệu này không chủ giúp hạ thân nhiệt mà còn có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm rất mạnh. Bởi thế dân gian thường dùng nước tắm này cho những người bị các bệnh ngoài da. Cách thực hiện tương tự như hai cách trên.
Phụ huynh chú ý nên tắm cho bé thật nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh khiến mủ có thể vỡ ra. Chú ý dùng nước ấm với nhiệt độ phù hợp, không quá nóng khiến bé dễ bị khô rát da trong khi nước lạnh có thể dễ khiến bé bị ốm.
Điều trị bằng thuốc Tây
Trong trường hợp việc điều trị tại nhà không còn đem lại tác dụng tốt, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc Tây để kiểm soát bệnh nhanh chóng. Dù không được khuyến khích nhưng dùng thuốc sẽ giúp hạn chế tối đa các biến chứng có thể xuất hiện, đồng thời hạn chế các triệu chứng để bé cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên chú ý phụ huynh cần đảm bảo tuyệt đối liều dùng được bác sĩ chỉ định.
Một số loại thuốc thường được chỉ định như
- Sát khuẩn các vết mủ, chốc bằng các dung dịch yarish, million hay thuốc màu
- Với viên nang lông có thể chỉ định dùng thuốc mỡ chlorocid 1%, mỡ Bactroban, mỡ Fucidin, hoặc kem Silver để bôi ngoài các tổn thương giúp làm mềm da và dịu các triệu chứng
- Với dạng viêm da nông sâu, có thể chỉ định kháng sinh bôi, Eosine, Milian, Bactroban, Fucidin…hay các loại mỡ kháng sinh Penixilin để ức chế các vi khuẩn nhanh chóng, ngăn ngừa tổn thương lan rộng
- Kháng sinh đường uống thường được chỉ định trong trường hợp viêm nhiễm nặng hay có xuất hiện nổi hạch cổ, hạch hàm. Tuy nhiên thường rất hạn chế chỉ định cho trẻ sơ sinh do có nhiều phản ứng phụ nguy hiểm
- Với tình trạng hăm kẽ, có thể chỉ định talc boric 3% hay bôi hồ nước để giảm tình trạng ngứa rát khó chịu
- Với tình trạng chốc mép có thể dùng kháng viêm jarish, Nitrat bạc 0, 25% thuốc màu, các loại thuốc mỡ kháng sinh như mỡ bactroban, thuốc mỡ Neomycin, mỡ Neomycin 3%, mỡ chlorocid 1% hay mỡ fucidin để hạn chế các tổn thương nặng hơn.
- Bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại kem dưỡng ẩm cho bé bị viêm da cơ địa
- Sử dụng các loại sữa tắm dành riêng cho trẻ nhỏ với độ pH chuẩn và có thể diệt khuẩn mạnh như Cetaphil, Safarelle, A Derina…
- Bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm các vitamin bổ sung để tăng cường sức đề kháng giúp chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn.
Hầu hết bác sĩ thường ưu tiên dùng các loại thuốc bôi hơn là thuốc uống để hạn chế các tác dụng phụ trên toàn cơ thể. Tuy nhiên dù là lọai thuốc nào người bệnh cũng không nên sử dụng nếu không có hướng dẫn từ bác sĩ. Mẹ tuyệt đối không lạm dụng bất cứ loại thuốc nào, cũng không dừng thuốc sớm có thể làm giảm hiệu quả mong muốn của bác sĩ.
Phòng tránh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh
Để phòng tránh bệnh hiệu quả, cần chú ý đến những vấn đề sau
- Vệ sinh thân thể cho bé sạch sẽ, tắm rửa thay đồ mới hằng ngày
- Đổi các loại dầu gội, sữa tắm có độ PH nhẹ
- Giữ gìn vệ sinh nơi ở, thường xuyên giặt giũ chăn màn, ga nệm cho bé
- Tránh mặc bỉm của bé suốt trong ngày, nên chọn loại bỉm chất lượng có đột thấm hút tốt. Nếu đóng bỉm nhiều thì chú ý thay bỉm thường xuyên
- Mặc quần áo có chất liệu mềm mịn, thấm hút tốt
- Không cho bé tiếp xúc với những người bệnh
- Bổ sung sức đề kháng cho trẻ thông qua các thực phẩm khi bé đã bắt đầu ăn dặm hoặc thông qua nguồn sữa mẹ
- Đưa bé đi khám ngay khi phát hiện các triệu chứng sức khỏe bất thường.
Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh nếu không nhanh chóng điều trị có thể gây ra những ảnh hưởng trực tiếp về cả thể chất và tinh thần bé. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã đem đến cho bé nhiều thông tin hữu ích giúp điều trị và phòng tránh bệnh lý nguy hiểm này, từ đó hỗ trợ bé phát triển toàn diện nhất.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!