Bị đau dạ dày có được ăn chuối không? Ăn bao nhiêu?
Nội dung bài viết
Bị đau dạ dày ăn chuối mang lại rất nhiều lợi ích như giảm đau, bảo vệ dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa,… Vì thế khi gặp các vấn đề về dạ dày bạn nên bổ sung chuối vào trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, bạn nên ăn chuối đúng cách với liều lượng vừa phải để tránh gây phản tác dụng. Để hiểu rõ hơn về công dụng của chuối và cách dùng khi bị đau dạ dày thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Lợi ích của chuối đối với sức khỏe cơ thể
Chuối là loại trái cây rất quen thuộc, chúng được trồng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chuối là loại cây dễ trồng, dễ bảo quản trái và chứa hàm lượng dưỡng chất rất cao. Vì thế chuối được sử dụng khá phổ biến trong đời sống, thông thường mọi người sẽ ăn chuối như một loại trái cây thông thường, ngoài ra bạn còn có thể chế biến chuối thành nhiều món ăn dinh dưỡng khác để sử dụng. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, chuối chín có chứa hàm lượng chất rất dồi dào như vitamin, kali, magie, mangan, chất xơ,… với các công dụng sau đây:
- Thành phần dưỡng chất trong chuối đều là những yếu tố vi lượng cần thiết đối với sức khỏe. Nếu người bệnh tăng cường sử dụng sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể và phòng ngừa các bệnh lý viêm nhiễm.
- Lượng kali và magie dồi dào trong chuối có khả năng ổn định huyết áp cơ thể và làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Thói quen thường xuyên ăn chuối sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não.
- Hàm lượng chất xơ trong chuối rất dễ hấp thụ, khi bổ sung vào cơ thể sẽ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Tinh bột trong chuối sẽ tạo cảm giác no lâu và cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Đây là thực phẩm thích hợp sử dụng cho những người đang có chế độ ăn kiêng giảm cân.
- Chuối còn có tác dụng cung cấp prebiotic cho hệ tiêu hóa, đây là một loại cab có tác dụng nuôi dưỡng hệ thống đường ruột. Nếu bạn thường xuyên sử dụng sẽ giúp tăng lượng men vi sinh và cải thiện các vấn đề dạ dày.
Đau dạ dày có được ăn chuối không?
Đau dạ dày là vấn đề về hệ tiêu hóa thường gặp. Lúc này người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức ở vùng thượng vị với tính chất âm ỉ hoặc dữ dội tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Không những thế, người bệnh còn phải đối mặt với tình trạng ợ nóng, ợ hơi, đầy bụng khó tiêu,… rất khó chịu. Thông thường, bệnh đau dạ dày sẽ khởi phát do ảnh hưởng từ thói quen và chế độ ăn uống thiếu khoa học của mỗi người.
Điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày là một trong những cách giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa cơn đau dạ dày tái phát. Nhiều người cho rằng, ăn chuối sẽ khiến tình trạng đau dạ dày trở nên tồi tệ hơn, vì thế bạn phải kiêng khi bị bệnh. Tuy nhiên ý kiến của chuyên gia lại hoàn toàn ngược lại “Chuối chín có tác động rất tích cực đến sức khỏe dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung, nếu đang gặp vấn đề về cơ quan này thì nên tăng cường bổ sung chuối vào thực đơn ăn uống hàng ngày”. Một số công dụng của chuối đối với sức khỏe dạ dày là:
- Kháng viêm, giảm đau: Hàm lượng pectin trong chuối có tác dụng đặc biệt tốt đối với dạ dày. Nếu cơ thể được bổ sung đầy đủ lượng glucit này sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn, ngăn ngừa sự tấn công gây bệnh của vi khuẩn có hại. Đồng thời, các triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày như ợ hơi, khó tiêu, đầy bụng,… cũng thuyên giảm.
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày: Hàm lượng tinh bột trong chuối khi đi vào dạ dày sẽ có công dụng làm trung hòa nồng độ acid tiêu hóa, tạo ra hàng rào bao bọc giúp bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của acid. Chuối còn có khả năng tăng sinh tế bào ở niêm mạc dạ dày, hỗ trợ làm lành tổn thương tại các vết viêm loét dạ dày.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Chuối là thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ rất cao, chúng có tác dụng tăng nhu động ruột để hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Đồng thời, chuối còn là thực phẩm có tính kiềm và chứa nhiều nước, có tác dụng trung hòa dịch vị dạ dày và hỗ trợ làm lành vết viêm loét.
- Ngừa ung thư dạ dày: Hàm lượng chất chống oxy hóa Delphinidin trong chuối chín khá cao, chúng có khả năng bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của các gốc tự do gây hại và chống lại sự phát triển của khối u. Điều này sẽ giúp bạn phòng tránh được biến chứng ung thư do các bệnh lý về dạ dày gây ra.
- Ổn định tinh thần: Căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau dạ dày. Ăn chuối cũng là một cách giúp giảm căng thẳng và phòng ngừa đau dạ dày. Hàm lượng tryptophan trong chuối có tác dụng rất tốt đối với não bộ. Chúng sẽ kích thích sản sinh ra serotonin giúp người bệnh loại bỏ được cảm giác căng thẳng và stress.
Đau dạ dày nên ăn loại chuối nào? Ăn bao nhiêu?
Chuối mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, ăn chuối cũng là một trong những cách giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày. Tuy nhiên, không phải loại chuối nào cũng thích hợp để sử dụng khi bị đau dạ dày. Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn thì bạn nên ăn các loại chuối sau đây:
- Đau dạ dày chỉ được ăn chuối chín và không sử dụng chuối xanh. Thành phần hoạt chất trong chuối xanh không có khả năng hỗ trợ điều trị mà còn khiến triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Để mang lại hiệu quả tốt nhất bạn nên ưu tiên sử dụng chuối cau chín, chuối ngự chín hoặc chuối tây chín. Chuối tiêu chín cũng chứa nhiều dưỡng chất tốt đối với sức khỏe nhưng khó tiêu và ảnh hưởng không tốt đến dạ dày, vì thế bạn nên hạn chế sử dụng.
– Đau dạ dày ăn chuối bao nhiêu là đủ?
Chuối chín có khả năng chữa đau dạ dày tốt nhưng bạn phải sử dụng đúng liều lượng và đúng cách, tuyệt đối không được quá lạm dụng. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, bệnh nhân bị đau dạ dày chỉ nên ăn từ 2 – 3 quả chuối chín mỗi ngày. Nếu bạn ăn quá nhiều, tính hàn của chuối sẽ gây rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa và mất cân bằng khoáng chất bên trong cơ thể.
Lưu ý khi ăn chuối dành cho người đau dạ dày
Chuối là thực phẩm hoàn toàn có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày của người bị đau dạ dày giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây để tránh gây phản tác dụng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:
- Chuối có thể gây đau dạ dày ở một số đối tượng có cơ địa nhạy cảm. Sau khi sử dụng nếu thấy khó chịu thì bạn nên ngừng lại và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về hướng xử lý.
- Những người bị viêm mũi dị ứng và dị ứng với cao su sẽ rất dễ bị dị ứng với chuối, nếu rơi vào những trường hợp này bạn cần phải hết sức cẩn trọng khi dùng chuối chữa đau dạ dày. Nếu mắc hội chứng ruột kích thích và không dung nạp Fructose bạn cũng không nên ăn chuối.
- Không nên ăn chuối vào buổi sáng hoặc khi bụng đang đói. Thời điểm ăn chuối chữa đau dạ dày tốt nhất và sau bữa ăn trưa khoảng 20 – 30 phút. Bạn có thể chế biến kết hợp chuối với nhiều loại thực phẩm khác để sử dụng giúp làm tăng hương vị và chống ngán.
- Mua chuối để sử dụng ở những cửa hàng thực phẩm uy tín đảm bảo chất lượng. Nếu có thể bạn nên sử dụng chuối chín cây, tránh sử dụng những loại chuối chứa chất bảo quản thực phẩm hoặc chất kích thích làm chín.
- Người bệnh cũng nên loại bỏ các thói quen ăn uống gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày như thường xuyên bỏ bữa, sử dụng đồ chua cay và đồ ăn nhiều dầu mỡ, lạm dụng rượu bia và chất kích thích,… Đồng thời, chú ý bổ sung thêm nhiều loại rau xanh và trái cây tươi vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
- Ngoài việc ăn chuối, người bệnh cũng nên kết hợp dùng thuốc Tây y giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục và điều trị bệnh dứt điểm. Nên dành thời gian để tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện chức năng của dạ dày.
Món ngon từ chuối hỗ trợ điều trị đau dạ dày
Chuối chín có vị ngọt và mùi thơm dễ chịu nên được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc ăn chuối chín trong thời gian dài sẽ khiến nhiều người bị ngấy. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể biến tấu chuối chín thành nhiều món ăn thơm ngon để sử dụng. Dưới đây là cách chế biến một số món ăn từ chuối chín bạn có thể tham khảo và bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày:
Chuối chiên sốt mật ong
– Nguyên liệu:
- 4 quả chuối chín
- 200 gram bột mì
- Mật ong nguyên chất
– Cách thực hiện:
- Chuối bóc bỏ phần vỏ bên ngoài để nguyên quả rồi cho vào đĩa sạch.
- Bột mì cho vào bát, đổ thêm 300ml nước sạch vào rồi trộn đều lên để tạo thành hỗn hợp lỏng.
- Bắc chảo lên bếp rồi cho dầu ăn vào đun nóng. Khi dầu nóng thì nhúng chuối vào trong bột mì rồi cho vào chảo chiên vàng.
- Khi chuối chín vàng thì vớt, dùng giấy thấm bớt dầu ăn xung quanh.
- Đợi cho chuối nguội bớt thì sắp ra đĩa, rưới mật ong lên là có thể sử dụng.
Sữa chua trái cây
– Nguyên liệu:
- 1 quả chuối chín
- Các loại trái cây yêu thích
- 2 hộp sữa chua có đường
- 5ml sữa đặc
– Cách thực hiện:
- Tất cả các loại trái cây đã chuẩn bị đem đi thái thành hạt lựu rồi cho vào cốc.
- Tiếp đó cho sữa chua và sữa đặc vào, dùng thìa trộn đều lên là có thể sử dụng.
- Dựa vào khẩu vị mà bạn có thể cho thêm đá hoặc không.
Bánh chuối hấp
– Nguyên liệu:
- 3 quả chuối tây chín
- 100 gram bột năng
- 50 gram đường cát
- Nước cốt dừa
- Lạc rang
– Cách thực hiện:
- Chuối lột bỏ vỏ, thái thành khoanh tròn cỡ 1cm rồi cho vào nồi. Sau đó đổ khoảng 170 ml nước sạch vào nồi chuối rồi bắc lên bếp luộc khoảng 3 phút thì tắt bếp.
- Sau đó vớt chuối ra cho vào một cái bát sạch. Phần nước chuối đợi cho nguội bớt thì cho đường, bột và một ít nước cốt dừa vào rồi trộn đều lên.
- Chuẩn bị khuôn hấp, bôi một lớp dầu ăn vào khuôn rồi xếp chuối vào. Tiếp đó đổ phần nước bột vào sao cho ngập hết mặt chuối là được.
- Đem khuôn đi hấp cho đến khi chín thì lấy ra để cho nguội bớt. Sau đó dùng dao thái bánh thành miếng hình vuông với cạnh khoảng 2cm.
- Xếp bánh ra đĩa, cho lạc rang đập dập và rồi rưới nước cốt dừa lên trên là có thể sử dụng.
Trên đây là giải đáp thắc mắc “Bị đau dạ dày có được ăn chuối không? Ăn bao nhiêu?” bạn có thể tham khảo. Chuối là thực phẩm có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe và hệ tiêu hóa, người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Hy vọng với thông tin chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!