Khô khớp gối nên uống thuốc gì

Khô khớp gối nên uống thuốc gì khắc phục? [Tư vấn]

Đau Đầu Gối Khi Ngồi Xổm Là Bị Gì? Có Cần Chữa?

Mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi

Mỏi Khớp Gối Ở Người Trẻ Tuổi – Dấu Hiệu Bệnh Xương Khớp?

Cứng khớp gối: Nguyên nhân và hướng xử lý

Đau Đầu Gối Nhưng Không Sưng Có Phải Bị Viêm Khớp?

Viêm Khớp Kiêng Ăn Gì? 9 Thực Phẩm Nên Tránh Xa

7 Bài Tập Thể Dục Cho Người Đau Khớp Gối Đơn Giản Tại Nhà

Mỏi khớp gối

Mỏi Khớp Gối Là Bệnh Gì? Phương Pháp Xử Lý

Viêm Khớp Ngón Tay Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Viêm Khớp Nhiễm Khuẩn Là Gì? Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Đầu gối bị sưng là bị gì? Nguyên nhân và hướng điều trị

4/5 - (1 bình chọn)

Đầu gối bị sưng do nhiều nguyên nhân gây ra, phổ biến nhất là tình trạng chấn thương và các bệnh lý về xương khớp, chẳng hạn như viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh gout, thoái hóa khớp gối hay u xương khớp gối… Tùy theo vấn đề liên quan mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn hướng điều trị phù hợp.

Đầu gối bị sưng là bị gì?

Hiện tượng sưng đầu gối có thể là kết quả của một chấn thương ở khớp, nhiễm trùng, vận động không đúng cách, khối u hoặc các bệnh lý về xương khớp.

Đầu gối bị sưng
Đầu gối bị sưng là triệu chứng thường gặp khi bị chấn thương hoặc mắc các bệnh lý về xương khớp

Dưới là các nguyên nhân phổ biến khiến cho đầu gối của bạn bị sưng:

1. Sưng đầu gối do các bệnh lý nhiễm trùng

Tình trạng nhiễm trùng xảy ra khi khớp gối hoặc các mô mềm xung quanh bị nhiễm vi khuẩn, virus hoặc nấm. Chúng có thể gây ra các bệnh lý như:

  • Áp xe đầu gối
  • Viêm dây chằng đầu gối
  • Viêm gân đầu gối
  • Viêm mô tế bào ( tình trạng nhiễm trùng da hoặc các mô dưới lớp da bao bọc khớp gối)…

Các bệnh lý này đều có thể gây sưng phù đầu gối. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị sốt và nhiều dấu hiệu bất thường khác.

2. Sưng phù đầu gối do các vấn đề về xương khớp

Trong nhiều trường hợp, đầu gối bị sưng phù có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý về xương khớp như:

  • Bệnh viêm cột sống dính khớp: Là tình trạng viêm khớp nằm giữa các đốt sống của cột sống.
  • Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Bệnh ảnh hưởng đến các túi khí đệm khớp
  • Bệnh gout: Căn bệnh này xảy ra do tích tụ nhiều axit uric tại khớp gối
  • Thoái hóa khớp gối
  • Tràn dịch khớp gối
  • Bệnh viêm khớp vảy nến: Tình trạng viêm khớp có liên quan đến bệnh vảy nến trên da
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là một căn bệnh mãn tính có tính chất tự miễn đặc trưng bởi tình trạng viêm khớp đối xứng xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể, bao gồm cả khớp đầu gối.
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống: Một dạng bệnh lý rối loạn xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào các tế bào khỏe mạnh của chính bản thân.

3. Đầu gối bị sưng do chấn thương

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng đầu gối. Bạn có thể gặp chấn thương ở đầu gối khi chơi thể thao hoặc do gặp tai nạn xe cộ, tai nạn lao động. Trường hợp này, đầu gối của bạn có thể bị sưng phù nhanh chóng ngay sau khi gập chấn thương.

Các chấn thương thường gặp gây sưng đầu gối bao gồm:

  • Gãy xương đầu gối
  • Tụ máu
  • Rạch sụn
  • Bong gân
  • Đứt hoặc rách dây chằng
  • Bong gân
  • Vết cắt rách ở đầu gối
  • Vết thương do côn trùng hay động vật cắn

4. Nguyên nhân sưng đầu gối do khối u

Một khối u lành tính hay tác tính hình thành trong khớp gối hay bên ngoài mô mềm đều có thể khiến đầu gối bị sưng. Bao gồm:

  • U xơ: Khối u lành tính chứa nhiều mô sợi hoặc mô liên kết
  • U mỡ (Lipoma): Một dạng khối u nội sinh hình thành khi các tế bào mỡ tăng trưởng quá mức
  • U hắc tố: Đây là căn bệnh ung thư phát sinh trong tế bào hắc tố, hoặc tế bào sản xuất sắc tố, ở da hay các bộ phận khác của cơ thể.
  • U xương ác tính (Osteosarcoma): Ung thư xương tạo xương
  • Sarcoma: Ung thư mô mềm

5. Nguyên nhân sưng đầu gối do các vấn đề ở mạch máu

Các vấn đề ở mạch máu cũng có thể khiến đầu gối bị sưng phù. Bao gồm:

  • Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu: Căn bệnh này xảy ra khi có cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chân. Cục máu có thể vỡ ra gây sưng đau đầu gối, thuyên tắc phổi và nhiều biến chứng khác có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
  • Bệnh động mạch khoeo phình.
sưng đầu gối
Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây sưng đầu gối

6. Các nguyên nhân khác gây sưng phù đầu gối

Bên cạnh các vấn đề về y tế, một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến cho đầu gối bị sưng đau, bao gồm:

  • Khớp gối hoạt động quá mức
  • Làm việc có tính chất thường xuyên phải di chuyển, ngồi lâu, đứng yên một chỗ hoặc bê vác đồ nặng nhiều
  • Béo phì khiến đầu gối phải chịu nhiều áp lực kéo dài dẫn đến sưng đau
  • Xoay đầu gối đột ngột…

Triệu chứng sưng đầu gối

Như đã thông tin ở trên, hiện tượng sưng phù đầu gối xảy ra phổ biến nhất sau chấn thương và các bệnh lý về xương khớp. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bạn có thể bị sưng đau gối kèm theo cảm giác đau nhức, nóng đỏ khớp, cứng khớp gối khó cử động, tê yếu cơ, bầm tím hoặc chảy máu. Trong đó, các chấn thương ở đầu gối ( chẳng hạn như bong gân, rách dây chằng) có thể dẫn đến tình trạng sưng đau lan tỏa một vùng đầu gối.

Một số triệu chứng khác có thể xảy ra khi bạn bị sưng đầu gối như:

  • Sự không ổn định hoặc khó chịu trong khớp gối
  • Khả năng đi lại bị hạn chế hoặc không có khả năng thực hiện các cử động thông thường ở đầu gối. Chẳng hạn như co duỗi chân, đá chân lên cao…
  • Tê yếu hoặc co thắt các cơ quanh đầu gối
  • Đầu gối đau âm ỉ, dữ dội hoặc đau như dao đâm. Cơn đau có thể xảy ra ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi, nằm ngủ. Đau tăng lên khi thực hiện các cử động cụ thể.
  • Sưng phù đầu gối có mủ hoặc rò rỉ dịch tiết. Đầu gối bị sưng có kích thước chênh lệch so với bên không bị bệnh, có thể to hơn rõ ràng khi quan sát bằng mắt thường.
  • Đỏ da, nóng ấm bên ngoài vùng da xung quanh đầu gối
  • Biến dạng khớp gối, đầu xương bị lệch ra khỏi ổ khớp
  • Có thể sốt và ớn lạnh
  • Có hiện tượng nổi cục ở khớp bị tổn thương hoặc các vùng khác trên cơ thể
sưng phù đầu gối
Đầu gối bị sưng thường có hiện tượng phù nề, đau nhức

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Trong một số trường hợp, đầu gối bị sưng có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề y tế nghiêm trọng cần được chăm sóc khẩn cấp bằng y tế. Bạn nên tìm gặp bác sĩ ngay khi gặp bất cứ triệu chứng nào nghiêm trọng dưới đây:

  • Sưng đầu gối kèm đau nhức dữ dội, đau ở bắp chân
  • Bàn chân lạnh, mạch đập yếu hoặc không có
  • Sốt cao trên 39 độ kéo dài hoặc khó hạ
  • Mất cảm giác ở khu vực cẳng chân
  • Xương đầu gối bị gãy hoặc biến dạng rõ ráng
  • Tê liệt, mất khả năng cử động một phần cơ thể
  • Sưng đau đầu gối kéo dài không thể kiểm soát
  • Có hiện tượng xuất huyết hoặc chảy máu nhiều ở đầu gối bị sưng

Đầu gối bị sưng có nguy hiểm không?

Hiện tượng sưng phù đầu gối liên quan đến khối u ác tính có thể gây đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu phát hiện bệnh chậm trễ trong giai đoạn muộn của ung thư.

Trường hợp đầu gối bị sưng do áp xe hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng, tình trạng viêm nhiễm có thể lan rộng khiến khớp gối bị hủy hoại nặng nề, thậm chí là bị tổn thương vĩnh viễn. Bạn cũng có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu triệu chứng sưng đầu gối xảy ra khi mắc các bệnh lý về xương khớp nhưng không được phát hiện và điều trị sớm.

Các ảnh hưởng và biến chứng tiềm ẩn có thể xảy ra khi bạn bị sưng đầu gối bao gồm:

  • Giảm sút hiệu suất lao động, thành tích thể thao
  • Biến dạng, hủy hoại khớp gối
  • Tổn thương dây thần kinh
  • Sưng đau khớp gối mãn tính
  • Di căn ung thư
  • Tàn phế, mất khả năng đi lại

Chẩn đoán sưng đầu gối

Việc xác định nguyên nhân khiến đầu gối bị sưng là một trong những mục tiêu quan trọng của công tác chẩn đoán bệnh. Một số câu hỏi liên quan có thể được bác sĩ đưa ra như:

  • Bạn có bị côn trùng hay động vật cắn gần đây không?
  • Đầu gối của bạn bắt đầu bị sưng từ khi nào? Triệu chứng này xảy ra trong bao lâu rồi.
  • Chỗ sưng có đau không?
  • Gần đây bạn có bị chấn thương, té ngã hay gặp tai nạn không?
  • Ngoài hiện tượng sưng phù đầu gối còn triệu chứng bất thường nào khác xảy ra hay không?
  • Điều trị hay hoạt động nào có thể làm triệu chứng bạn đang gặp phải tăng nặng hoặc giảm nhẹ.
Đầu gối bị sưng được chẩn đoán như thế nào
Bác sĩ khám chẩn đoán sưng đầu gối

Ngoài ra, bác sĩ cũng tiến hành kiểm tra bên ngoài khớp gối và yêu cầu bạn thực hiện một số chuyển động để đánh giá chức năng vận động của khớp gối. Một số kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng có thể được đề nghị để kiểm tra cấu trúc của khớp và các mô mềm, chẳng hạn như chụp X-quang, MRI, CT…

Sau khi có kết luận chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị sưng đầu gối phù hợp với bạn căn cứ vào nguyên nhân cơ bản, mức độ tổn thương trong khớp gối và các mô mềm cũng như các triệu chứng khác đi kèm. Điều quan trọng là bạn cần tích cực điều trị theo kế hoạch của nhân viên y tế để giảm nguy cơ gặp các biến chứng tiềm ẩn và giúp khớp nhanh hồi phục.

Cách điều trị sưng đầu gối

Đầu gối bị sưng phải làm sao? Hầu hết mọi người đều quan tâm đến vấn đề này bởi tình trạng sưng đầu gối có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, đặc biệt là khi triệu chứng này kéo dài.

Dưới đây là một số giải pháp phắc phục hiện tượng sưng đầu gối đang được áp dụng:

1. Nghỉ ngơi

Để khớp nghỉ ngơi là việc đầu tiên bạn nên làm khi đầu gối có dấu hiệu bị sưng. Hạn chế cử động khớp gối, đặc biệt là các hoạt động có tác động mạnh lên khớp như chơi thể thao, ngồi xổm hay bưng bê vật nặng. Điều này sẽ giúp khớp bớt sưng và có khả năng bình phục nhanh hơn.

Tuy nhiên, việc nghỉ ngơi không có nghĩa là ngưng vận động khớp gối hoàn toàn. Hãy duy trì các hoạt động nhẹ nhàng như co duỗi đầu gối nhiều lần trong ngày để duy trì phạm vi chuyển động của đầu gối. Việc bất động quá lâu có thể gây cứng khớp hoặc teo cơ.

2. Chườm nước đá giảm sưng đầu gối

Dùng bọc nước đá chườm trực tiếp lên đầu gối từ 15 – 20 phút có thể giúp đóng băng các mô, giảm sưng đầu gối và xoa dịu cơn đau nhức khó chịu.

Chườm đá vào đầu gối từ 15 đến 20 phút sau mỗi hai đến bốn giờ trong hai đến ba ngày đầu tiên sau khi bị chấn thương đầu gối. Điều này sẽ giúp kiểm soát cơn đau và giảm sưng. Hãy nhớ dùng khăn quấn giữa túi đá và da để tránh làm tổn thương da.

3. Nâng cao chân khi ngồi hoặc nằm

Ngồi hoặc nằm với tư thế nâng cao chân cũng có thể giúp giảm sưng đầu gối bằng cách giảm lưu lượng máu qua vùng tổn thương. Điều này có thể giúp cải thiện tình trạng viêm đau đầu gối.

cách giảm sưng đầu gối
Nâng cao chân khi nằm có thể giúp giảm sưng phù đầu gối

Bạn hãy sử dụng một cái ghế để kê cao chân khi ngồi hoặc chèn một cái gối dưới chân để đảm bảo chân được nâng cao hơn tim khi nằm ngủ.

4. Băng nén đầu gối bị sưng

Băng nén là việc sử dụng một dải băng có tính đàn hồi để quấn quanh khớp gối, giúp khớp bớt sưng. Bạn có thể tìm mua các dải băng ý tế có chiều rộng từ 6 – 10 cm có bán sẵn tại các tiệm thuốc Tây về sử dụng. Tránh sử dụng băng có bề rộng quá nhỏ khiến tuần hoàn máu bị ảnh hưởng.

Khi quấn băng, hãy nới lỏng tay và không quấn quá chặt sẽ khiến cho đầu gối bị sưng phù, đau nhức nghiêm trọng hơn. Việc sử dụng băng nén đúng cách không chỉ giúp hỗ trợ giảm sưng mà còn có tác dụng bảo vệ đầu gối khỏi tác động từ bên ngoài.

5. Chườm nóng cho đầu gối bị sưng

Sau khoảng 72 giờ nghỉ ngơi, chườm lạnh, bạn có thể chuyển qua chườm nóng. Sử dụng một cái khăn nhúng vào nước nóng, vớt cho ráo bớt nước rồi xếp lại và chườm lên đầu gối bị sưng trong 15 – 20 phút sẽ giúp giảm sưng và tạm thời xoa dịu cơn đau nhức khớp. Có thể thay thế khăn bằng một miếng đệm nóng, chai nước nóng hoặc chườm muối rang.

Ngoài ra, hãy kết hợp tắm với nước ấm mỗi ngày để nhanh hết sưng đầu gối. Tác động từ nhiệt có thể giúp làm thư giãn cơ bắp và dây thần kinh, đồng thời kích thích lưu thông tuần hoàn máu giúp khớp bớt sưng đau.

6. Mát xa giảm sưng đầu gối

Xoa bóp, massage đầu gối và khu vực xung quanh có thể giúp đào thải bớt chất lỏng ra khỏi các mô, qua đó giảm sưng phù đầu gối. Đầu gối là vị trí khá dễ tiếp cận nên bạn có thể tự mát xa cho mình, nhờ người thân hoặc tìm đến các trung tâm vật lý trị liệu nhờ chuyên gia mát xa.

massage điều trị sưng đầu gối
Mát xa nhẹ nhàng giúp giảm sưng đầu gối

Khi thực hiện, hãy lấy một ít tinh dầu thầu dầu thoa vào đầu gối bị sưng để bôi trơn. Loại dầu này không chỉ giúp bàn tay của bạn lướt qua lại trên đầu gối dễ dàng mà nó còn chứa các hoạt chất có khả năng giảm đau, kháng viêm. Chú ý thực hiện thao tác mát xa đầu gối một cách nhẹ nhàng để không làm tổn thương bên trong trở nên nghiêm trọng hơn.

7. Thực hành các bài tập giảm sưng đầu gối

Khi khớp gối bớt sưng hoặc tổn thương trong khớp đã thuyên giảm, bạn có thể tiến hành tập luyện một số bài tập đơn giản để tăng cường sức mạnh cho các cơ hỗ trợ khớp gối. Điều này có thể giúp giảm áp lực cho khớp, giúp đầu gối bớt sưng đau.

Ngoài ra, việc tập luyện đúng cách còn có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giảm lượng chất lỏng tích tụ trong đầu gối giúp khớp bớt sưng phù.

Bên cạnh các bài tập có tác động thấp như bơi lội, thể dục nhịp điệu dưới nước, tập thể dục dưỡng sinh, bạn có thể thực hành một số động tác dưới đây để giảm sưng viêm khớp gối, giúp khớp chắc khỏe hơn:

Bài tập số 1: Nâng chân khi đứng

  • Trước tiên, bạn hãy đứng dựa lưng vào tường nhà
  • Đá chân sang ngang và hơi nâng cao lên, phần mũi chân đặt hướng về phía trước. Chú ý giữ cho cơ thể luôn ở tư thế đứng thẳng chứ không nghiêng sang một bên theo chân
  • Để khoảng 10 giây rồi hạ chân xuống, đổi chân
  • Thực hiện động tác này 15 – 20 lần cho mỗi chân.

Bài tập số 2: Đứng và ngồi

  • Ngồi thẳng lưng trên 1 cái ghế, 2 bàn chân chạm đất, hai tay để bắt chéo nhau trước ngực
  • Đẩy đầu gối đứng thẳng dậy một cách từ từ
  • Sau đó nhẹ nhàng ngồi xuống
  • Thực hiện động tác đứng lên ngồi xuống liên tục có tác dụng tăng cường sức bền cho các cơ ở mông và đùi trước, giảm sưng đau, cải thiện phạm vi vận động của khớp đầu gối.

Bài tập số 3: Kéo giãn cơ đùi trước

  • Nằm sấp trên tấm thảm tập yoga
  • Tay phải đưa lên phía trước, úp lòng bàn tay xuống sàn. Trong khi đó, tay trái giữ ở mắt cá chân trái hoặc nắm lấy cẳng chân và kéo chân hướng lên phía đầu
  • Từ từ nâng đầu gối lên khỏi mặt đất đến khi thấy các cơ được kéo giãn căng
  • Giữ chân ở tư thế trên trong vài giây, sau đó thả lỏng
  • Đưa cơ thể trở về tư thế nằm sấp ban đầu, thực hiện tương tự cho bên chân còn lại.
bài tập điều trị sưng đầu gối
Bài tập kéo giãn cơ đùi trước giúp giảm sưng đầu gối

Việc tập luyện thể dục nên được tiến hành chăm chỉ mỗi ngày, ngay cả khi khớp gối đã hết sưng. Nó không chỉ giúp đẩy nhanh tiến độ phục hồi mà còn giúp nâng cao sức khỏe tổng thể của bạn.

8. Uống thuốc trị sưng đầu gối

Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị sưng phù đầu gối. Các thuốc tân dược có tác dụng mạnh nên giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng sưng viêm ở đầu gối. Vậy đầu gối bị sưng uống thuốc gì?

Để giảm sưng đầu gối, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn các thuốc giảm đau chống viêm không steroid như Ibuprofen hay Naproxen (Aleve). Ngoài tác dụng chống sưng đầu gối, giảm viêm, nhóm thuốc này còn giúp giảm đau nhức đầu gối.

Trường hợp đầu gối bị sưng nghiêm trọng kèm theo tình trạng viêm khớp, các thuốc corticosteroid đường uống hoặc đường tiêm có thể được chỉ định. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm viêm mạnh nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên thường chỉ được sử dụng cho người bị nặng.

Ngoài thuốc kháng viêm, một số loại thuốc khác cũng có thể được bác sĩ kê đơn để điều trị các triệu chứng và nguyên nhân liên quan. Chẳng hạn như:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm
  • Thuốc giảm axit uric…

Việc sử dụng thuốc có thể không cho hiệu quả đối với một số trường hợp, nhất là khi bạn có khối u ác tính hoặc mắc bệnh xương khớp ở mức độ nặng. Lúc này, phẫu thuật hay các phương pháp điều trị y khoa chuyên sâu khác có thể được đề nghị.

Cách phòng ngừa sưng đầu gối

Đầu gối bị sưng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù không có giải pháp nào giúp ngăn ngừa tình trạng này tuyệt đối nhưng bạn có thể giảm nguy cơ bị sưng đầu gối bằng những giải pháp sau:

  • Tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức mạnh và khả năng đàn hồi cho các cơ bắp và hệ thống dây chằng quanh đầu gối. Điều này có thể giúp giảm áp lực cho khớp và hạn chế gặp chấn thương đầu gối.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý. Tránh để tăng cân quá mức khiến sụn khớp bị hao mòn và làm gia tăng áp lực lên khớp gối.
  • Chơi thể thao, lao động vừa sức. Mang giày hoặc đồ bảo hộ thích hợp khi chơi thể thao để bảo vệ khớp gối.
  • Không đứng lâu, ngồi nhiều
  • Tăng cường các thực phẩm giàu canxi, vitamin D và protein để duy trì sức khỏe cho xương, giúp hệ thống gân, cơ chắc quanh khớp gối chắc khỏe hơn.

Có thể bạn chưa biết

Tin khác

Khô khớp gối nên uống thuốc gì

Khô khớp gối nên uống thuốc gì khắc phục? [Tư vấn]

Nội dung bài viếtĐầu gối bị sưng là bị gì?1. Sưng đầu gối do các bệnh lý nhiễm trùng2. Sưng phù đầu gối do các vấn đề về xương khớp3....

Mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi

Mỏi Khớp Gối Ở Người Trẻ Tuổi – Dấu Hiệu Bệnh Xương Khớp?

Nội dung bài viếtĐầu gối bị sưng là bị gì?1. Sưng đầu gối do các bệnh lý nhiễm trùng2. Sưng phù đầu gối do các vấn đề về xương khớp3....

Đau Đầu Gối Khi Ngồi Xổm Là Bị Gì? Có Cần Chữa?

Nội dung bài viếtĐầu gối bị sưng là bị gì?1. Sưng đầu gối do các bệnh lý nhiễm trùng2. Sưng phù đầu gối do các vấn đề về xương khớp3....

Cứng khớp gối: Nguyên nhân và hướng xử lý

Nội dung bài viếtĐầu gối bị sưng là bị gì?1. Sưng đầu gối do các bệnh lý nhiễm trùng2. Sưng phù đầu gối do các vấn đề về xương khớp3....

Đau Đầu Gối Nhưng Không Sưng Có Phải Bị Viêm Khớp?

Nội dung bài viếtĐầu gối bị sưng là bị gì?1. Sưng đầu gối do các bệnh lý nhiễm trùng2. Sưng phù đầu gối do các vấn đề về xương khớp3....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn