Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Phương Pháp Bấm Huyệt, Xoa Bóp
Nội dung bài viết
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bấm huyệt xoa bóp là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh có nguồn gốc từ Y học cổ truyền, không xâm lấn, không phẫu thuật và hiệu quả lâu dài. Phương pháp này hoàn toàn không sử dụng thuốc mà chỉ sử dụng các kỹ thuật dây và ấn lên các huyệt vị hoặc các mô sâu trong cơ thể để giảm bớt cơn đau nhức, triệu chứng khó chịu, từ đó giúp người bệnh có được sự thoải mái.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt có thực sự hiệu quả không?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy trong đĩa đệm bị tổn thương và dịch chuyển lệch khỏi vị trí ban đầu làm vỡ bao xơ và chèn ép lên dây thần kinh, từ đó gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Dù không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được chữa trị dứt điểm có khả năng bệnh tác động tiêu cực đến đời sống và công việc thường ngày, nghiêm trọng hơn có thể mất khả năng vận động vĩnh viễn.
Để loại bỏ các triệu chứng do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra cũng như phòng bệnh trở nặng, bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y, Đông y hay bài thuốc dân gian, nhiều người bệnh còn kết hợp với phương pháp xoa bóp bấm huyệt. Đây là một trong những phương pháp bảo tồn, được áp dụng khá phổ biến hiện nay, nhất là bệnh liên quan đến xương khớp.
Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh có nguồn gốc từ y học cổ truyền. Đây là thủ thuật điều trị không dùng thuốc, không phẫu thuật, không gây chảy máu nên hoàn toàn an toàn. Nguyên tắc hoạt động của thủ thuật xoa bóp bấm huyệt dựa trên cơ chế dùng lực của ngón tay, mu bàn tay và cổ tay để tác động lên vị trí đau nhức nhằm đả thông kinh mạch, cải thiện quá trình lưu thông máu. Không những vậy, kỹ thuật day ấn trong xoa bóp bấm huyệt còn có tác dụng thư giãn cơ, thư giãn cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu, từ đó giúp tăng cường hàm lượng dưỡng chất nuôi đĩa đệm.
Ngoài ra, xoa bóp bấm huyệt trị thoát vị đĩa đệm còn tạo kích thích vật lý lên các dây thần kinh, các mô, dây thần kinh, mạch máu và cơ quan thụ cảm. Nhờ có sự kích thích này mà các triệu chứng đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra dần được loại bỏ. Đồng thời, thủ thuật điều trị này còn hỗ trợ phục hồi chức năng vận động bị suy giảm, ngăn chặn bệnh trở nặng và phòng xương khớp bị thoái hóa.
Tuy nhiên, xoa bóp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm thường được áp dụng cho các trường hợp nhẹ, bệnh tình ở giai đoạn chớm nở, đĩa đệm chưa bị phồng, lồi và các triệu chứng không nghiêm trọng. Hoặc các trường hợp mất ngủ do đau nhức nhiều, khả năng vận động bị ảnh hưởng. Do đó, nếu trường hợp thoát vị đĩa đệm ở mức nghiêm trọng hoặc có chỉ định phẫu thuật từ bác sĩ chuyên môn, người bệnh nên tiến hành điều trị từ sớm để phòng tránh một số rủi ro không may xảy ra.
Cách thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bấm huyệt, xoa bóp
Mặc dù phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt xoa bóp đơn giản, dễ thực hiện nhưng thực hiện không đúng kỹ thuật có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm gây bất lợi cho sức khỏe. Tốt hơn hết, người bệnh nên trao đổi vấn đề này với bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ hơn cách thực hiện hoặc có thể tham khảo các kỹ thuật được chia sẻ dưới đây:
Cách xoa bóp chữa thoát vị đĩa đệm
Trước khi tiến hành bấm huyệt, người bệnh nên dành khoảng 15 – 20 phút để xoa bóp một số vị trí vị tổn thương và những vùng xung quanh như cơ lưng, vùng lưng, cổ, vai gáy, hông,… Điều này sẽ tác động lên cơ bắp giúp chúng thư giãn, thúc đẩy quá trình lưu thông máu và hạn chế những cơn đau nhức. Không những vậy, xoa bóp còn giúp hạn chế những cơn đau khi thực hiện day ấn huyệt vị.
Một số kỹ thuật xoa bóp hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm như:
- Day: Là thủ thuật sử dụng gốc bàn tay, mu bàn tay cái và mô ngón tay út ấn mạnh xuống da, sau đó di chuyển theo hình xoắn ốc. Tiếp đến, tiến hành day dọc hai bên cột sống (từ cột sống lưng D7) đến vùng mông. Lặp lại động tác khoảng 3 – 5 lần;
- Bóp: Thủ thuật sử dụng ngón tay cái ôm chặt vùng lưng, các ngón tay còn lại ôm bụng. Sau đó, tiến hành bóp vào da và hơi kéo thịt lên theo hướng thẳng đứng từ cột sống D7 đến vùng hông. Thực hiện thao tác này khoảng 3 lần;
- Lăn: Là thủ thuật sử dụng các khớp giữa bàn tay và ngón tay hoặc mu bàn tay và mô ngón ít lên trên da thịt với lực vừa đủ. Tiến hành thực hiện từ vị trí cột sống D7 đến vùng hông. Lặp lại động tác từ 3 – 4 lần;
- Miết: Dùng gốc bàn tay miết mạnh và từ từ theo chiều từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới theo kinh Bàng quang (là khoảng giữa cột sống và bờ trong xương bả vai). Động tác này sẽ giúp tăng quá trình lưu thông máu, đưa máu đến nuôi dưỡng cơ và xương bị tổn thương do bị chèn ép nhiều.
Có thể kết hợp cả 4 thao tác để tăng cường quá trình lưu thông khí huyết, đả thông các kinh mạch, làm giãn cơ và giảm đau hiệu quả. Cuối cùng là hoàn chỉnh quá trình thực hiện rồi chuyển sang kỹ thuật bấm huyệt. Lưu ý, khi xoa bóp, bạn nên điều chỉnh lực tay ở cường độ vừa phải, tránh những động tác quá mạnh. Bên cạnh đó, nhằm gia tăng hiệu quả, bạn có thể kết hợp thêm một số loại dầu nóng được chiết xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên như: khuynh diệp, sả, bạc hà,…
Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Sau khi kết thúc thao tác xoa bóp, người bệnh có thể chuyển sang liệu pháp bấm huyệt để tác động sâu hơn và trực tiếp vào những vị trí bị ứ trệ. Thực hiện đúng kỹ thuật sẽ giúp giảm đau nhanh chóng, đồng thời hỗ trợ thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Nhưng trước hết, người thực hiện cần xác định đúng vị trí huyệt vị cần tác động đến, bao gồm:
- Huyệt Thận du: Được xác định bằng cách đo ngang đốt sống thắt lưng thứ hai khoảng 1.5 thốn. Huyệt Thận du có tác dụng tráng hỏa, cường kiện gân cốt và lợi thủy;
- Huyệt Đại trường du: Là huyệt vị có tác dụng giúp hóa trệ, lý khí và điều hòa Trường vị. Vị trí của huyệt Đại trường du nằm ở gai đốt sống thắt lưng số 4 đo ngang khoảng 1.5 thốn. Huyệt này thường nằm ngang với huyệt Yêu dương quan;
- Huyệt Giáp tích: Vị trí của huyệt Giáp tích nằm ở mỏm gai mỗi đốt sống đo ngang khoảng 0.5 thốn. Khi tác động lên huyệt này sẽ giúp hỗ trợ chữa các bệnh mãn tính, hen suyễn, lao,…;
- Huyệt A thị huyệt: Đây là một trong những huyệt vị khá đặc biệt và thường không có vị trí cố định. Tuy nhiên, cũng có thể xác định huyệt A thị huyệt bằng cách ấn vào vùng da thịt của đốt sống bị đau nhức. Vị trí đau nhức nhiều nhất là huyệt A thị huyệt;
- Huyệt Cách du: Khi tác động lên huyệt Cách du sẽ có tác dụng thư giãn, bổ hư lao, thanh huyết nhiệt, lý khí và hóa ứ. Vị trí của huyệt vị này nằm tại đốt sống thắt lưng số 7 đo ngang khoảng 1.5 thốn.
Khi xác định được vị trí của huyệt vị, người thực hiện tiến hành bấm huyệt với các kỹ thuật hỗ trợ sau:
- Ấn – day – xoay: Là thao tác sử dụng mô ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt Giáp tích, huyệt Thận du và huyệt Đại trường du ở khu vực L5 S1. Sau đó, tiến hành day và xoay theo chiều đồng hồ trong khoảng 3 – 5 phút. Mục đích của động tác này là giúp làm mềm các cơ và hỗ trợ cải thiện khả năng căng cứng;
- Bấm huyệt: Kết thúc động tác ấn – day – xoay, người thực hiện chuyển qua động tác bấm huyệt. Một số vị trí huyệt vị cần tác động như huyệt A thị huyệt, huyệt Đại trường du và huyệt Cách du. Sử dụng ngón tay cái ấn vào huyệt tạo thành một góc 90 độ với lực ấn vừa phải, sau đó tăng dần và dừng lại khi có cảm giác tê cứng hoặc đau nhức nhiều;
- Nắn chỉnh đĩa đệm: Đây là thủ thuật được thực hiện bởi bác sĩ hoặc kỹ thuật có chuyên môn. Trước khi tiến hành thủ thuật, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân chụp CT hoặc MRI cột sống để xác định chính xác vị trí đĩa đệm bị thoái hóa. Sau đó, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ tiến hành tác động lực bằng tay để ấn nắn và điều chỉnh đĩa đệm. Thời gian thực hiện thường kéo dài khoảng 3 – 5 phút hoặc phụ thuộc vào sức chịu đựng của người bệnh.
Xoa bóp bấm huyệt trị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý những gì?
Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Mặc dù là phương pháp điều trị an toàn và ít gây ra tác dụng phụ, người thực hiện cần thực hiện đúng kỹ thuật và xác định đúng vị trí cần tác động. Bởi bấm sai huyệt vị có thể dẫn đến nguy cơ phát sinh các tác dụng không mong muốn. Tốt hơn hết, người bệnh nên tìm đến những địa chỉ xoa bóp bấm huyệt uy tín, có đội ngũ kỹ thuật viên giỏi để tiến hành điều trị thoái hóa đĩa đệm bằng phương pháp bấm huyệt xoa bóp;
- Điều chỉnh lực ấn hay day sao cho phù hợp với đối tượng cụ thể. Nếu dùng lực quá yếu sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn, trong khi đó dùng lực mạnh sẽ gây ra những tổn thương không đáng có;
- Chỉ áp dụng cho các trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ, bao xơ chưa bị rách, nhân nhầy chưa lệch hẳn ra khỏi vị trí bình thường. Nếu không, thủ thuật xoa bóp bấm, huyệt có thể khiến bệnh tình trở nặng hơn;
- Không áp dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt trị thoát vị đĩa đệm cho phụ nữ đang mang thai, người mắc các bệnh lý liên quan đến phổi, người bị gãy xương, người có tâm lý không ổn định,…;
- Tuyệt đối không tác động lực mạnh lên những vùng da bị nhiễm khuẩn, viêm loét,…;
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và điều chỉnh chế độ sinh hoạt lành mạnh. Song, hạn chế thức khuya, lao động nặng nhọc hay ngồi làm việc sai tư thế;
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao bằng các bài tập vừa sức như yoga, hành thiền, đi bộ, chạy bộ,… Lưu ý, chỉ luyện tập với cường độ vừa đủ, nhất là trong những lần tập đầu tiên để tránh những tổn thương đáng tiếc;
- Thăm khám sức khỏe xương khớp định kỳ để theo dõi sức khỏe tiện tại cũng như phát hiện sớm các biểu hiện bất thường.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn bởi bản chất lành tính, an toàn, hiệu quả và tác dụng dài lâu. Phương pháp điều trị này không chỉ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do bệnh thoát bị đĩa đệm gây ra mà còn giúp tăng cường sức khỏe cột sống, nâng cao sức khỏe và thư giãn cơ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi bấm huyệt xoa bóp, bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc kỹ thuật viên để được trao đổi và hướng dẫn cụ thể các bước thực hiện.
Thông tin chia sẻ trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thay thế lời khuyên hay ý kiến của chuyên gia y tế.
Có thể bạn đọc chưa biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!