Polyp đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Nên kiêng gì, ăn gì sau khi cắt Polyp đại tràng?

Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không? Giải đáp

thuốc Nam chữa Polyp đại tràng

Có nên dùng thuốc Nam chữa Polyp đại tràng?

Hội chứng ruột kích thích nguy hiểm không? Có tự khỏi không?

Polyp đại tràng không cuống là gì? Có nguy hiểm không?

Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm xung huyết trực tràng: Nguyên nhân và cách điều trị

Xoắn đại tràng Sigma: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm trực tràng nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả

Hội chứng ruột kích thích nguy hiểm không? Có tự khỏi không?

5/5 - (1 bình chọn)

Hội chứng ruột kích thích là một dạng rối loạn chức năng đường tiêu hóa mãn tính với triệu chứng đặc trưng là đau bụng, táo bón, tiêu chảy. Bệnh lý này xảy ra khá phổ biến ở nước ta và khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người vẫn luôn thắc mắc “Hội chứng ruột kích thích nguy hiểm không? Có tự khỏi không?” Theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Hội chứng ruột kích thích gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh và làm suy giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày
Hội chứng ruột kích thích gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh và làm suy giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

Thông thường, thức ăn được cơ thể nạp vào sẽ được hấp thụ tại ruột già và hình thành phân để đào thải ra ngoài. Ở những người mắc hội chứng ruột kích thích, thức ăn sau khi di chuyển xuống ruột già sẽ xuất hiện các cơn co thắt bất thường. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng đau thắt bụng, tiêu bón hoặc tiêu chảy.

Hội chứng ruột kích thích thường khởi phát ở những người bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, sử dụng thực phẩm không phù hợp, tâm lý bất ổn, tác dụng phụ của thuốc Tây y,… Ở Việt Nam, đây là bệnh lý về đường ruột xảy ra khá phổ biến. Thống kê cho thấy, có từ 5 – 20% số dân nước ta đang mắc phải căn bệnh này. Vậy hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không? 

Giải đáp thắc mắc này chuyên gia cho biết, hội chứng ruột kích thích là bệnh lý lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Nhưng nếu không có các biện pháp xử lý đúng cách sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý. Một số biến chứng có nguy cơ xảy ra cao là:

  • Ứ phân trong đại tràng: Trường hợp hội chứng ruột kích thích gây táo bón sẽ khiến phân bị ứ đọng bên trong đại tràng. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ gây tổn thương đến ruột kết và khiến độc tố trong phân bị cơ thể hấp thụ ngược trở lại.
  • Không dung nạp một số loại thực phẩm: Khi hội chứng ruột kích thích chuyển biến nặng sẽ khiến cơ thể không thể hấp thu một số thực phẩm như sữa, trứng, lúa mì, thực phẩm lên men,… Nếu bạn sử dụng thực phẩm giàu chất béo hoặc đồ ăn ngọt nhiều đường cũng sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Suy dinh dưỡng: Để cải thiện triệu chứng của bệnh, người bệnh sẽ phải kiêng cữ rất nhiều loại thực phẩm trong việc ăn uống. Nếu ăn kiêng quá mức trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, gây suy dinh dưỡng.
Ăn uống kiêng khem quá mức để giảm nhẹ triệu chứng của bệnh trong thời gian dài sẽ gây suy nhược cơ thể
Ăn uống kiêng khem quá mức để giảm nhẹ triệu chứng của bệnh trong thời gian dài sẽ gây suy nhược cơ thể
  • Bệnh trĩ: Đây cũng là một trong những biến chứng của hội chứng ruột kích thích. Thống kê y khoa cho thấy, có khoảng 18 – 33% trường hợp bệnh có dấu hiệu của bệnh trĩ. Nếu tình trạng táo bón và tiêu chảy vẫn tiếp tục diễn ra sẽ khiến bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Biến chứng khi mang thai: Nếu thai phụ sử dụng thuốc Tây y để điều trị hội chứng ruột kích thích sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Nhưng nếu ngừng thuốc, các triệu chứng của bệnh sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe của cơ thể mẹ.
  • Suy giảm chất lượng cuộc sống: Các triệu chứng do bệnh gây ra khiến bạn cảm thấy rất khó chịu và làm suy giảm năng suất lao động. Nhiều người không thể tập trung vào công việc, dễ căng thẳng và cáu giận.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Căng thẳng và lo âu là tình trạng thường xuyên xảy ra ở những bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích. Nếu để tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng hơn và làm gia tăng nguy cơ trầm cảm.

Hội chứng ruột kích thích có tự khỏi không?

Như đã nhắc đến ở trên, hội chứng ruột kích thích là bệnh lý về đường tiêu hóa mãn tính nên không thể điều trị khỏi hoàn toàn và cũng không thể tự khỏi. Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa xảy ra biến chứng.

Trào ngược sau sinh sẽ được dập tắt vĩnh viễn sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc của Vua Tự Đức, TUYỆT ĐỐI không gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé. XEM NGAY

Khi nghi ngờ bản thân bị bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám để được chẩn đoán bệnh. Sau khi xác định được chính xác bệnh lý, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y giúp cải thiện triệu chứng. Sau đó, hướng dẫn người bệnh điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày sao cho phù hợp để phòng ngừa bệnh khởi phát trở lại.

+ Dùng thuốc Tây y: Thường được sử dụng là thuốc giảm đau, thuốc chống táo bón hoặc tiêu chảy, thuốc chống đầy hơi, thuốc trầm cảm,… Các loại thuốc này có tác dụng giảm đẩy lùi triệu chứng của bệnh nhanh chóng chỉ sau vài lần sử dụng. Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng đơn kê của bác sĩ để tránh phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng thuốc Tây y theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa
Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng thuốc Tây y theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa

+ Điều chỉnh lại thói quen ăn uống và sinh hoạt: Duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học sẽ giúp bạn sống chung với bệnh một cách hòa bình, ngăn ngừa triệu chứng của bệnh khởi phát trở lại gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

  • Dựa vào tình trạng bệnh mà bạn hãy thay đổi lại thực đơn ăn uống sao cho phù hợp. Bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng các loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị hội chứng ruột kích thích.
  • Tập luyện thể dục cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị bệnh. Tập luyện đúng cách và đều đặn sẽ giúp ổn định chức năng của các cơ quan tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Nên giữ cho tinh thần thoải mái và lạc quan trong suốt quá trình điều trị bệnh. Bạn có thể giải tỏa căng thẳng trong công việc bằng cách nghe nhạc, chơi thể thao, nghỉ ngơi hợp lý,… Nếu bị căng thẳng quá độ không thể tự kiểm soát, bạn nên đến gặp chuyên gia tâm lý để được tư vấn trị liệu.

Bài viết trên đây là giải đáp thắc mắc “Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không? Có tự khỏi không?” bạn có thể tham khảo. Đây là bệnh lý lành tính, thường diễn ra với mức độ không quá nặng và dễ dàng kiểm soát bằng thuốc Tây. Chỉ một nhóm nhỏ bệnh nhân xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng và có nguy cơ phát sinh biến chứng.

Có thể bạn quan tâm:

Tin xem thêm

Sử dụng Nhất Nam Bình Vị Khang, tôi đã dứt nhanh cơn đau dạ dày chỉ sau 7 – 10 ngày

Tin khác

Polyp đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Nội dung bài viếtHội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?Hội chứng ruột kích thích có tự khỏi không? 5/5 - (1 bình chọn) Polyp đại tràng là bệnh...

Nên kiêng gì, ăn gì sau khi cắt Polyp đại tràng?

Nội dung bài viếtHội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?Hội chứng ruột kích thích có tự khỏi không? 5/5 - (1 bình chọn) Sau cắt polyp đại tràng...

thuốc Nam chữa Polyp đại tràng

Có nên dùng thuốc Nam chữa Polyp đại tràng?

Nội dung bài viếtHội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?Hội chứng ruột kích thích có tự khỏi không? 3/5 - (2 bình chọn) Sử dụng thuốc Nam chữa...

Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không? Giải đáp

Nội dung bài viếtHội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?Hội chứng ruột kích thích có tự khỏi không? 5/5 - (1 bình chọn) Hội chứng ruột kích thích...

Polyp đại tràng không cuống là gì? Có nguy hiểm không?

Nội dung bài viếtHội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?Hội chứng ruột kích thích có tự khỏi không? 5/5 - (1 bình chọn) Polyp đại tràng không cuống...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn