Nổi mẩn đỏ ở tay chân không ngứa là do đâu? Có nguy hiểm?
Nội dung bài viết
Thông thường, nổi mẩn đỏ ở tay chân không ngứa là triệu chứng điển hình của bệnh mề đay mẩn ngứa và viêm da kích ứng. Tuy nhiên ở một số trường hợp, triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm như sốt phát ban và tay chân miệng.
Nổi mẩn đỏ ở tay chân không ngứa – Do đâu?
Nổi mẩn đỏ là tình trạng da xuất hiện các nốt đỏ có kích thước và hình dáng khác nhau. Mẩn đỏ có thể gây ngứa hoặc ngứa và đôi khi có đi kèm với triệu chứng đau rát. Trong trường hợp nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay chân, nguyên nhân có thể do các bệnh lý sau:
1. Nổi mề đay
Nổi mề đay mẩn ngứa là một dạng tổn thương da cấp – mãn tính rất phổ biến. Tổn thương điển hình do bệnh lý này là tình trạng da nổi sẩn ngứa có màu hồng nhạt, đỏ hoặc cùng màu với màu da thông thường. Triệu chứng do mề đay có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể – trong đó có cả tay và chân.
Thông thường, mề đay mẩn ngứa thường gây nóng rát và ngứa ngáy. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, tổn thương da có thể bùng phát đột ngột, không gây ngứa và biến mất chỉ sau vài phút.
2. Sốt phát ban
Sốt phát ban (Roseola) là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh khởi phát khi nhiễm virus Rubella, virus sởi, virus herpes 6, 7 và một số nhóm virus khác. Ban đầu bệnh thường gây sốt cao, sổ mũi, ho và viêm họng.
Tuy nhiên sau khoảng 3 – 5 ngày, các triệu chứng toàn thân có thể thuyên giảm dần. Tại thời điểm này, tổn thương da dạng phát ban có thể xuất hiện ở tay, chân, mặt và thân mình. Tổn thương da do sốt phát ban là tình trạng xuất hiện các đốm đỏ bằng phẳng hoặc nổi cộm so với vùng da xung quanh, không đau, ngứa ngáy và có thể tự thuyên giảm sau vài ngày.
3. Bệnh tay chân miệng
Tương tự sốt phát ban, tay chân miệng là một trong những bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra do nhiễm các nhóm virus đường ruột Enterovirus như Enterovirus type 17 và Coxsackie A16. Sau khoảng 3 – 6 ngày ủ bệnh, trẻ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu như đau họng, sốt, mệt mỏi, biếng ăn, tiêu chảy,…
Sau đó khoảng 1 – 2 ngày, bệnh gây ra tổn thương da dạng mẩn đỏ và phát ban ở lòng bàn tay, miệng, lòng bàn chân, đầu gối và mông. Đặc điểm của tổn thương da do tay chân miệng là không gây ngứa và đau rát.
4. Viêm da kích ứng
Ngoài ra tình trạng nổi mẩn đỏ ở tay chân không ngứa còn có thể xảy ra do bệnh viêm da kích ứng. Bệnh lý này thường khởi phát sau khi tiếp xúc với côn trùng, mủ thực vật hoặc hóa chất.
Ở một số trường hợp, tổn thương do viêm da kích ứng có thể không gây ngứa nhưng thường đi kèm với triệu chứng nóng rát. Ngoài triệu chứng nổi mẩn đỏ, bệnh lý này còn đặc trưng bởi tình trạng da xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ và phát ban.
Tay chân nổi mẩn đỏ không ngứa có nguy hiểm không?
Tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay chân có thể bùng phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phần lớn các bệnh lý này đều tương đối lành tính và dễ dàng thuyên giảm khi can thiệp điều trị.
Tuy nhiên nếu xảy ra do sốt phát ban và tay chân miệng, trẻ có thể gặp phải một số biến chứng như đi ngoài ra máu, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do virus, viêm não, bại liệt,… Vì vậy nếu nhận thấy tay chân nổi mẩn đỏ không ngứa kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt cao, mệt mỏi, đau nhức, viêm họng, ho,… bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị và xử lý kịp thời.
Khắc phục nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay chân
Nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay chân thường có mức độ nhẹ và hiếm khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên tình trạng chủ quan và lơ là có thể khiến tổn thương da lan rộng và gây ra một số biến chứng nặng nề.
Vì vậy khi nhận thấy tay chân nổi mẩn đỏ, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp khắc phục như:
1. Tìm gặp bác sĩ
Hầu hết các bệnh lý gây nổi mẩn đỏ ở tay chân không ngứa đều có mức độ nhẹ và có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ như sốt phát ban và tay chân miệng có thể gây ra biến chứng nếu không xử lý kịp thời và đúng cách.
Do đó bạn nên chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đề xuất các biện pháp điều trị phù hợp. Khắc phục sớm có thể giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh, ngăn ngừa biến chứng và dự phòng các tình huống rủi ro.
2. Thuốc tây y điều trị nổi mẩn đỏ ở tay và chân
Trong trường hợp người bệnh bị nổi mẩn đỏ ở tay chân do các bệnh lý về da như mề đay hoặc viêm da, người bệnh thường được điều trị bằng các loại thuốc sau: thuốc corticoid, thuốc kháng histamin chống dị ứng, thuốc kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng… Tuy nhiên, các loại thuốc này đều tiềm ẩn tác dụng phụ nhất định, người bệnh tuyệt đối tuân thủ về liều dùng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bác sĩ chuyên khoa.
Với người bệnh sốt phan ban thì người bệnh chỉ cần điều trị bằng thuốc hạ sốt, thuốc bù nước điện giải. Nếu mắc bệnh tay chân miệng, người bệnh thường được bác sĩ hướng dẫn giảm triệu chứng bệnh bằng thuốc hạ sốt, uống dung dịch điện giải. Trong trường hợp bị loét miệng có thể dùng thêm dung dịch glycerin borat để sát khuẩn.
Bên cạnh các loại thuốc điều trị, người bệnh cần bổ sung thêm các thực phẩm chức năng giúp tăng cường hệ miễn dịch để phòng tránh bệnh tái phát trở lại. Bởi các bệnh lý phần nhiều liên quan đến sự suy yếu của hệ thống miễn dịch. Nếu chỉ sử dụng các loại thuốc trị triệu chứng trên thì bệnh rất dễ tái phát.
3. Điều trị dứt điểm nổi mẩn đỏ ở tay và chân bằng liệu trình nam dược Tiêu ban hoàn bì thang kết hợp YHHĐ
Với bệnh lý viêm da và mề đay, sử dụng thảo dược tự nhiên để đặc trị bệnh là phương pháp được khá nhiều người ưa chuộng trong thời gian gần đây. Ngoài xử lý gốc của bệnh, đông y bao giờ cũng chú trọng đến yếu tố dưỡng sinh, cân bằng chỉnh thể, nâng cao sức đề kháng để hình thành nội lực cho cơ thể, phòng ngừa bệnh quay trở lại. Người bệnh có thể kiểm soát bệnh viêm da, mề đay hoàn toàn và không gặp tình trạng tái phát nếu áp dụng các bài thuốc điều trị tích cực ngay từ đầu.
Hiện nay, TIÊU BAN HOÀN BÌ THANG đặc trị mề đay mẩn ngứa và bài thuốc chữa viêm da Quân dân 102 thuộc sở hữu độc quyền của Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 đang nhận được đánh giá tích cực từ giới chuyên môn và được rất nhiều người bệnh đánh giá cao. Cả hai bài thuốc này đều có tính đặc trị cao, xử lý bệnh triệt để và phòng ngừa tái phát tốt.
Lý giải về hiệu quả của thuốc, bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Quân dân 102 cho biết: “Bên cạnh tiêu độc tiêu viêm, thải trừ độc tố để loại bỏ các triệu chứng ngoài da, bài thuốc đặc trị mề đay và bài thuốc chữa viêm da đều có tác dụng ôn bổ tạng phủ, điều dưỡng cơ thể từ sâu bên trong, nâng cao hệ miễn dịch.
Khi nghiên cứu các bài thuốc da liễu, chúng tôi luôn đặt vấn đề: một là cơ chế điều trị phải tác động toàn diện, hai là phải điều trị an toàn với người cả người có sức đề kháng yếu. Vì vậy thuốc phải vừa có đặc tính “tấn công” vừa “bồi bổ” tốt để cơ thể hình thành nội lực, phòng ngừa tác nhân gây bệnh tốt”.
Trong điều trị mề đay mẩn ngứa, Tiêu ban hoàn bì thang đem lại hiệu quả:
Còn đối với bài thuốc chữa viêm da Quân dân 102 với sự kết hợp trong uống – ngoài bôi sẽ cho công dụng:
Ngoài khả năng đặc trị cao, lý do giúp Tiêu ban hoàn bì thang và bài thuốc chữa viêm da Quân dân 102 được nhiều người bệnh lựa chọn còn nhờ các ưu điểm:
– Phác đồ 2 giai đoạn 3 tác động xử lý bệnh nhanh: Cả hai bài thuốc đều được ứng dụng dưới dạng phác đồ điều trị bao gồm giai đoạn điều trị triệu chứng và giai đoạn điều trị căn nguyên, nâng cao hệ miễn dịch. Thành phần thảo dược cũng được phân hóa theo mục tiêu của từng giai đoạn, nhờ đó mà cơ thể hấp thụ thuốc dễ dàng, loại bỏ triệu chứng nhanh nhưng vẫn xử lý gốc bệnh, điều trị dự phòng hiệu quả.
– Đáp ứng tốt với mọi cơ địa: Dựa trên kết quả của khâu chẩn bệnh kết hợp Đông – Tây y (tức vừa xét nghiệm, soi da vừa chẩn mạch), bác sĩ sẽ đánh giá chi tiết mức độ bệnh, xác định rõ ràng nguyên nhân dẫn đến bệnh cũng như đo lường được khả năng hấp thụ thuốc của người bệnh. Liệu trình cá nhân sẽ được tùy chỉnh theo cơ địa người bệnh, đảm bảo thuốc đặc trị bệnh hiệu quả nhưng không gây hại cho sức khỏe. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể gia giảm thảo dược để cải thiện cả các vấn đề sức khỏe khác. Trẻ em, phụ nữ có thai, mẹ sau sinh,… đều có thể an tâm sử dụng thuốc.
– Thuốc không gây tác dụng phụ: Nhờ liệu trình kê cắt theo từng cơ địa và sử dụng thảo dược sạch, các bài thuốc chữa da liễu của Quân dân 102 hoàn toàn không gây tác dụng phụ cho người bệnh. Toàn bộ thảo dược bào chế thuốc được cung ứng từ chính vườn thuốc ứng dụng công nghệ cao đạt chuẩn GACP-WHO của Quân dân 102. Thuốc cũng đã trải qua kiểm nghiệm độc tính trước khi đưa vào ứng dụng tại Học viện Quân y.
Trong trường hợp nổi mẩn đỏ do viêm da hoặc mề đay, người bệnh có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia Quân dân 102 theo thông tin:
- Hà Nội: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, HN. Hotline 0888.598.102
- Hồ Chí Minh: Số 3, đường 34, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, TP.HCM. Hotline 0888.598.102
- Fanpage: Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102
- Website: benhvienquandan102.org
ĐÁNH BẠI MẨN NGỨA VĨNH VIỄN CÙNG CHUYÊN GIA – LIÊN HỆ NGAY
XEM CHI TIẾT:
4. Chăm sóc tại nhà
Sau khi thăm khám, bạn có thể kết hợp các biện pháp y tế với một số cách chăm sóc tại nhà như:
- Tắm nước mát với sản phẩm làm sạch dịu nhẹ và không chứa xà phòng. Biện pháp này giúp làm giảm thân nhiệt, hạn chế đổ nhiều mồ hôi và làm dịu hiện tượng viêm sưng ở tay, chân.
- Có thể chườm đắp khăn mát lên vùng cổ, nách và bẹn để hạ sốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể chườm khăn lên vùng da nổi mẩn đỏ để giảm viêm và cải thiện hiện tượng sưng nóng.
- Nên uống nhiều nước và mặc quần áo rộng rãi để giảm ma sát lên da, hỗ trợ điều hòa nhiệt độ cơ thể và hạn chế tình trạng da bài tiết nhiều mồ hôi.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm và máy làm mát không khí để giữ thân nhiệt ổn định và đảm bảo da luôn trong trạng thái khô thoáng.
- Tuyệt đối không cào và gãi lên vùng da tổn thương. Đối với trẻ nhỏ, nên cắt ngắn móng và mang bao tay để hạn chế tình trạng này.
- Đối với trường hợp nổi mề đay và viêm da kích ứng, nên sử dụng kem dưỡng ẩm để làm dịu da, giảm viêm và cải thiện tình trạng nóng rát.
- Nếu nổi mẩn đỏ ở tay chân không ngứa do các bệnh truyền nhiễm, nên cho trẻ ăn uống điều độ, tập trung bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất nhằm nâng cao thể trạng và tăng cường sức đề kháng.
Phòng ngừa nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay chân tái phát
Nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay và chân có thể tái phát nếu có điều kiện thuận lợi. Do đó sau quá trình điều trị, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:
- Tránh tiếp xúc với hóa chất, côn trùng, mủ thực vật, động vật, thực phẩm dễ gây dị ứng và một số yếu tố kích thích khác.
- Giữ vệ sinh cơ thể, mặc quần áo và mang giày dép có chất liệu mềm, thấm hút và rộng rãi.
- Rửa tay thường xuyên – đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Thường xuyên làm sạch đồ chơi và vật dụng của trẻ với dung dịch diệt khuẩn để giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với người mắc các bệnh viêm nhiễm có khả năng lây lan cao.
- Hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát mạnh.
- Hướng dẫn trẻ cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng.
Nổi mẩn đỏ ở tay chân không ngứa là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Ở một số ít trường hợp, triệu chứng này có thể là biểu hiện tiềm ẩn của các bệnh lý hiếm gặp. Do đó nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên thăm khám để được chẩn đoán và xác định nguyên nhân cụ thể.
Tham khảo thêm:
CÓ THỂ BẠN CẦN
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!