Bị nổi mề đay ăn thịt gà được không? Lời khuyên từ bác sĩ
Nội dung bài viết
Thịt gà nằm trong nhóm chất đạm chính cần thiết bổ trợ sức khỏe. Tuy nhiên , đây cũng là nhóm thực phẩm có thể gây dị ứng trên một số đối tượng nhạy cảm. Thịt gà được khuyến cáo không nên sử dụng khi bạn có vết thương hở kèm mụn nước. Vậy người nổi mề đay ăn thịt gà được không? Câu hỏi sẽ được giải đáp trong bài viết sau.
Vì sao người bị dị ứng thường được khuyên kiêng ăn thịt gà? Nguyên nhân vì thịt gà có lượng histamine tự nhiên – một chất đề kháng gây ra các triệu chứng da liễu thường gặp. Tương tự ở bệnh nhân bị mề đay mẩn ngứa, ngoài việc tuân thủ điều trị nội khoa cần lưu ý kết hợp chế độ ăn uống đúng cách. Cần hạn chế các loại thực phẩm có tính kích ứng mạnh trước khi tiến triển bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn.
Người bị nổi mề đay ăn thịt gà được không?
Nổi mề đay là triệu chứng da liễu lành tính rất phổ biến tại Việt Nam. Thông thường bệnh xảy ra do những kích ứng tại lớp trung bì với môi trường. Đặc trưng của bệnh là tình trạng da nổi sẩn, phát ban trên da và ngứa ngáy. Những nguyên nhân khởi phát bệnh mề đay chủ yếu là do dị ứng thực phẩm, dị ứng thời tiết hoặc do người bệnh tiếp xúc với hóa chất, phấn hoa, hoặc do di truyền.
Mề đay có thể bùng phát hoặc được khắc phục tốt tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có chế độ ăn uống của người bệnh. Trong nhiều thông tin, có ý kiến cho rằng người bị mề đay không nên ăn thịt gà vì có thể gây dị ứng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên cũng có thông tin khẳng định thịt gà giúp tăng cường đề kháng để phòng dị ứng. Điều này khiến đa số bệnh nhân đang bị mề đay thắc mắc “Bị nổi mề đay có ăn được thịt gà hay không?”.
Theo nhận xét của các chuyên gia tại Viện Dinh dưỡng, thịt gà là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trung bình cứ 100 gram thịt gà cung cấp cho cơ thể 20.3 gram protide, 12 mg canxi, 12 mg vitamin A, 4mg vitamin C, 6.16mg vitamin B2 và1.5mg sắt cùng nhiều dưỡng chất khác.
Chính vì vậy có thể khẳng định tác dụng bổ sung đề kháng, nâng cao thể trạng của thịt gà. Ngoài ra nếu được sử dụng điều độ, thịt gà có thể hỗ trợ làm giảm phản ứng quá mức miễn dịch gây dị ứng và rút ngắn thời gian điều trị.
Khi nào không nên ăn thịt gà?
Tuy nhiên, việc bổ sung thịt gà cũng có thể khiến triệu chứng mề đay tiến triển nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp bệnh nhân vừa dùng thịt bò, thịt lợn hoặc nguồn đạm lớn nào khác mà dùng thêm thịt gà sẽ khiến cơ thể tiếp nhận lượng đạm quá mức. Khi cơ thể không chuyển hóa hết chất đạm, chúng sẽ tích tụ trong máu và tạo ra kháng nguyên IgE để đối kháng. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa trên da.
Ngoài ra việc sử dụng thịt gà cũng không được khuyến khích cho những người đang có vết thương hở. Bệnh nhân mắc bệnh mề đay cấp tính có tổn thương, mụn nước, chảy máu không nên dùng thịt gà, hay bất kỳ nguồn đạm nào khác. Tác dụng của thịt gà sẽ làm tăng sản sinh các chất gây ngứa, khiến vết thương hở tụ mủ và chậm lành.
Bên cạnh đó trong thời gian điều trị, việc chế biến các món ăn từ thịt gà kết hợp với những nguyên liệu sau sẽ làm tình hình dị ứng bùng phát. Bạn nên tránh chế biến theo các cách sau:
– Thịt gà và cá chép: Trong ghi nhận Y học cổ truyền thì thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn. Việc lết hợp cùng nhau sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung. Để khắc phục, bạn có thể nấu nước đỗ đen uống hàng ngày.
– Thịt gà và rau cải: Món ăn được chế biến phổ thông nhưng ít người biết rằng nó không mang đến lợi ích cho sức khỏe. Bởi vì rau cải có tính hàn, thịt gà tính ấm, khi chế biến cùng nhau dễ gây bệnh lỵ và ảnh hưởng đến dạ dày.
– Hà kết hợp với hành sống, rau cải và tỏi: Theo nghiên cứu Đông y, thịt gà vốn mang tính cam (ngọt) ôn (ấm) và tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành sống có tính cam hàn. Nếu cùng kết hợp thành món ăn sẽ sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh gây tổn thương khí huyết.
– Tôm và thịt gà: Việc kết hợp chế biến món ăn từ tôm và thịt gà dễ dẫn đến động phong. Không chỉ gây nghiêm trọng hơn tình trạng mề đay dị ứng mà còn khiến bệnh nhân ngứa ngáy khắp người.
Những thực phẩm nên kiêng khi bị nổi mề đay
Như đã đề cập, chế độ dinh dưỡng có thể quyết định thời gian hồi phục và tái phát bệnh mề đay mẩn ngứa. Một số món ăn sẽ giúp làn da nhanh tái tạo và miễn dịch trước kích ứng, một số món lại gây bùng phát triệu chứng nặng nề hơn. Khi bị nổi mề đay người bệnh nên kiêng các loại thực phẩm sau:
1. Các loại hải sản
Nhóm hải sản bao gồm tôm, cua, hải sản, cá biển đều là những thực phẩm có hàm lượng đạm cao. Nhiều trường hợp dị ứng hải sản được ghi nhận, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm. Bên cạnh đó trong khi mắc bệnh mề đay, hệ miễn dịch của người bệnh đang bị suy giảm nên việc ăn hải sản dễ khiến tình trạng chuyển biến xấu hơn. Nếu vẫn tiếp tục dùng hải sản, cơ thể sẽ khó tiếp nhận và chuyển hóa gây ra nhiều triệu chứng nôn và tụt huyết áp kèm theo.
2. Thức ăn tái sống
Việc ăn đồ ăn tái sống như cá sống, các loại thực phẩm lên men cũng dễ gây dị ứng, mề đay. Ở các loại hải sản, khi không được chế biến chín sẽ không loại bỏ được protein parvalbumin – một chất gây phản ứng mẩn ngứa ở người có cơ địa nhạy cảm. Mặc dù khi được chế biến qua nhiệt độ cao, parvalbumin vẫn tồn tại nhưng những ảnh hưởng mà nó gây ra sẽ không đáng kể. Do đó khi bạn có tiền sử dị ứng mề đay, nên hạn chế ăn các loại thực phẩm tái sống để tránh tình trạng sốc phản vệ.
3. Thực phẩm có nhiều đường và muối
Nhóm thực phẩm có nhiều đường và muối không phải là lựa chọn tốt cho sức khỏe, nhất là đối với những người bị vảy nến. Những thực phẩm quá mặn hoặc quá ngọt có thể kích thích hệ thần kinh ngoại biên, chúng làm triệu chứng mề đay ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đồng thời, khi ăn nhiều đồ ngọt cũng làm hệ miễn dịch suy yếu, tăng tỷ lệ tái phát dị ứng ngoài da.
4. Thực phẩm cay, nóng
Các loại thực phẩm được chế biến cay nóng thường kích thích vị giác rất tốt nhưng chúng không thật sự tốt cho sức khỏe và làn da của chúng ta. Thực phẩm cay, nóng, các món ăn được chiên rán, gia vị… khiến hoạt động chuyển hóa chất bị trì trệ. Lúc này các vận hành trong cơ thể phải hoạt động nhiều hơn mức bình thường.
Nếu dùng quá nhiều thực phẩm cay nóng sẽ tạo nhiệt trong người, bạn có thể cảm nhận cảm giác bứt rứt và khó chịu. Chúng cũng là nguyên nhân gây mất nước dẫn đến khô da, khiến da dễ bong tróc và làm vảy nến lâu hồi phục hơn.
5. Rượu, bia, nước có ga
Chất kích thích nói chung và bia rượu nói riêng là nhóm đồ uống không tốt cho bệnh nhân vảy nến. Chúng có chứa thành phần dễ gây mề đay mẩn ngứa, trong đó các vitamin nhóm B từ bia rượu tạo ra các kích ứng tại tế bào thần kinh. Ở những người có cơ địa nhạy cảm, tình trạng dị ứng bia rượu có thể xảy ra gây ngứa da, nổi mẩn đỏ.
Hi vọng bài viết đã giúp đọc giả làm rõ vấn đề “Bị nổi mề đay ăn thịt gà được không? “. Là một trong những bệnh da liễu phổ biến nên việc điều trị mề đay tương đối dễ dàng. Ở những cơn dị ứng nhẹ, mề đay có thể tự biến mất sau vài giờ mà không cần chăm sóc và can thiệp điều trị y tế. Ở những trường hợp dị ứng cấp tính, triệu chứng sưng ngứa có thể kéo dài đến 24 giờ. Lúc này bệnh nhân bắt buộc phải điều trị để cải thiện bằng thuốc trước khi nguy cơ sốc phản vệ xảy ra.
Để giúp điều trị bệnh, ngoài việc kiêng các nhóm thực phẩm kể trên thì người bệnh cần bổ sung thêm nhiều rau, trái cây. Cơ thể nhận đủ các chất xơ và các vitamin sẽ giúp tăng cường sức đề kháng phòng và trị vảy nến. Tuy nhiên, để điều trị vảy nến tốt nhất, người bệnh nên tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ trong việc lựa chọn thực phẩm hàng ngày.
Bài viết liên quan:
TIN NỔI BẬT
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!