Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Phương Pháp Bấm Huyệt, Xoa Bóp

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Laser Và Những Điều Cần Biết

10+ bài tập thể dục cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc và điều cần biết

Các Thuốc Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Phổ Biến Và Lưu Ý Khi Dùng

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Vật Lý Trị Liệu Và Thông Tin Cần Biết

Thuốc, TPCN Hỗ Trợ Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Tốt Của Mỹ, Nhật, Úc Tốt Nhất

Phồng Đĩa Đệm (Phình, Lồi) Là Gì? Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần và thông tin cần biết

TOP 10 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tại Nhà Giúp Giảm Đau Nhanh

Phẫu Thuật Thoát Vị Đĩa Đệm Được Chỉ Định Khi Nào? Chi Phí Thực Hiện

Đánh giá

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị chèn ép vào rễ thần kinh hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa. Chi phí mổ có thể dao động từ 15 – 40 triệu tùy theo loại hình phẫu thuật. Dưới đây là một số thông tin về mổ thoát vị đĩa đệm bệnh nhân nên tìm hiểu để chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý và điều kiện tài chính trước khi tiến hành phẫu thuật.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là gì?

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ngoại khoa được áp dụng cho một số trường hợp bị thoát vị đĩa đệm. Bệnh nhân có thể được mổ theo nhiều cách khác nhau nhưng tất cả đều nhằm mục đích loại bỏ nhân nhầy đĩa đệm bị thoát vị, đồng thời giải phóng áp lực chèn ép lên tủy sống và dây thần kinh, giúp khôi phục chức năng vận động của cột sống.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là phương pháp ngoại khoa được chỉ định cho các trường hợp bị nặng

Khi nào phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được chỉ định?

Mặc dù đem lại nhiều lợi ích cho người bị thoát vị đĩa đệm nhưng phẫu thuật cũng tiềm ẩn không ít biến chứng nguy hiểm và có chi phí điều trị cao nên không phải trường hợp nào cũng được chỉ định mổ.

Bệnh nhân thường được đề nghị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm trong những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân không đáp ứng được với các phương pháp nội khoa trong thời gian điều trị khoảng 6 tuần
  • Địa đệm thoát vị chèn ép bào tủy sống gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng và làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
  • Bệnh gây đau thần kinh tọa nặng
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm gây biến chứng, mất kiểm soát trong hoạt động tiểu tiện.

Ngoài ra, bác sĩ có thể xem xét thêm các yếu tố khác như tuổi tác, sức khỏe tổng thể hay nguyện vọng của người bệnh trước khi quyết định có nên làm phẫu thuật hay không, đồng thời lựa chọn phương pháp mổ phù hợp nhất cho người bệnh.

Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Hiện này, có nhiều phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm đang được áp dụng. Tùy theo tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định cách phẫu thuật phù hợp.

1. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm ít xâm lấn

Phương pháp này ít gây tổn thương cho phần mềm và các cơ quan lân cận, đồng thời có chi phí phẫu thuật hợp lý, phù hợp với túi tiền của nhiều bệnh nhân.

Cách thực hiện:

  • Sau khi thuốc gây mê phát huy tác dụng, bác sĩ tiến hành rạch một đường nhỏ lối sau có chiều dài khoảng 3cm.
  • Một bên dây chằng vàng hay một phần nhỏ bản sống được cắt ra
  • Tiếp theo, bác sĩ sử dụng dụng cụ y tế để lấy khối thoát vị ra khỏi cột sống, giúp giải phóng áp lực chèn ép lên dây thần kinh.
  • Tiến hành thay miếng ghép đĩa đệm nhân tạo vào trong khoang gian đốt.

Phẫu thuật thoát vị địa đệm ít xâm lấn nên không gây đau và mất máu nhiều. Thời gian hồi phục sức khỏe cũng khá nhanh chóng, sau khoảng 3 – 4 tuần là có thể quay trở về với các sinh hoạt nhẹ nhàng. Khi phẫu thuật, một số trường hợp có thể được định hình lại cột sống bằng kim loại.

2. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm vi phẫu

Mổ thoát vị đĩa đệm vi phẫu được thực hiện qua ống banh nội soi. Phương pháp này được đánh giá là có nhiều ưu điểm như ít xâm lấn, có đường mổ nhỏ chỉ khoảng 0,5 cm nên hạn chế được tình trạng để lại sẹo và có thời gian hồi phục nhanh sau mổ.

các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm vi phẫu là một trong những phương pháp mổ được áp dụng phổ biến hiện nay

Thông qua vết rạch nhỏ, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi cùng các dụng cụ cần thiết vào bên trong tiếp xúc trực tiếp với đốt sống bị tổn thương. Sau đó mới tiến hành loại bỏ và đưa nhân nhầy đĩa đệm bị tổn thương ra ngoài.

3. Phẫu thuật nội soi cắt đĩa đệm qua lỗ liên hợp

Phương pháp phẫu thuật này được áp dụng lần đầu tiên tại Đức. Bệnh nhân ít gặp tai biến và không bị đau nhiều sau mổ, có thể xuất viện ra về sau 1 – 2 ngày theo dõi tại bệnh viện.

Chi phí phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, chi phí cho ca mổ còn tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật được thực hiện và cơ sở y tế thực hiện.

Trung bình, một ca mổ hở chữa thoát vị đĩa đệm có chi phí dao động từ 15 – 20 triệu VNĐ. Trường hợp mổ nội soi giá phẫu thuật có thể lên đến 30 – 40 triệu đồng một ca.

Rủi ro có thể gặp khi mổ thoát vị đĩa đệm

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể gặp phải biến chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm như:

  • Nhiễm trùng vết mổ: Đây là biến chứng thường gặp nhất sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Hiện tượng nhiễm trùng vết mổ xảy ra do khu vực này không được chăm sóc, khử trùng đúng cách. Lúc này, vết mổ làm mủ, lở loét và có thể để lại sẹo to sau khi hồi phục.
  • Mất nhiều máu: Bệnh nhân có thể bị mất nhiều máu trong trường hợp mổ hở.
  • Đau nhức kéo dài: Cơn đau đến từ cột sống và vết mổ có thể kéo dài trong một vài tháng. Đây là di chứng thường gặp sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này sẽ thuyên giảm cùng với quá trình phục hồi của cột sống.
  • Tổn thương dây thần kinh: Hệ thống dây thần kinh ở cột sống có thể bị tổn thương do tác động từ ca mổ. Biến chứng này có thể dẫn đến những cơn đau âm ỉ dọc theo đường đi của dây thần kinh.
  • Tổn thương tủy sống: Đây là biến chứng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh sau này.
biến chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể đem lại một số biến chứng nhất định cho người bệnh

Sau mổ thoát vị đĩa đệm có tái phát không?

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể tái phát trở lại sau một thời gian thực hiện phẫu thuật. Nhiều bệnh nhân cứ nghĩ phẫu thuật xong cột sống đã hoàn toàn trở lại bình thường nên vẫn tiếp tục hoạt động mạnh và sai cách hoặc tham gia các công việc nặng nhọc khiến cho nhân nhầy đĩa đệm bị thoát ra ngoài.

Tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cũng còn tùy thuộc vào phương pháp mổ. Thống kê cho thấy có khoảng 4 – 15% trường hợp mổ nội soi có nguy cơ tái phát bệnh.

Chăm sóc cho bệnh nhân sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Việc chăm sóc đúng cách có thể giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe, đồng thời giảm nguy cơ gặp biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm. Thông thường, sau khi mổ bệnh nhân sẽ được yêu cầu nằm lại bệnh viện theo dõi từ 3 – 7 ngày tùy theo phương pháp phẫu thuật và sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc cho bệnh nhân mới làm phẫu thuật thoát vị đĩa đệm:

– Tại bệnh viện:

  • Bệnh nhân cần nằm nghỉ trên giường phẳng trong vòng 24 – 48 tiếng đầu tiên sau mổ. Một số trường hợp được lắp ống dẫn lưu vết mổ sẽ được rút ống ra sau khoảng 48 tiếng khi đã đảm bảo chắc chắn không còn dịch chảy ra ngoài. Trường hợp có hiện tượng rò rỉ dịch kéo dài thì cần được theo dõi chặt chẽ để phát hiện sớm hiện tượng rò dịch tủy.
  • Vệ sinh vết mổ đúng cách: Trong vài ngày đầu, bệnh nhân cần được thay băng mỗi ngày 2 lần để vết mổ luôn khô ráo và tránh bị nhiễm trùng. Khi thực hiện, nhẹ nhàng tháo băng cũ ra, sát trùng bằng cồn y tế trước khi băng gạc mới vào. Cần quan sát vết mổ để phát hiện sớm các dấu hiệu của nhiễm trùng, chẳng hạn như chảy nhiều dịch thấm ướt băng gạc, sưng tấy, phù nề, tụ máu hoặc làm mủ tại chỗ, bệnh nhân bị sốt, rét run.
  • Một số bệnh nhân có thể bị chướng bụng sau mổ do khí còn sót lại trong khoang bụng. Để giảm bớt cảm giác khó chịu, người nhà có thể mát xa bụng cho người bệnh theo vòng tròn chiều kim đồng hồ. Tránh ăn uống khi chưa được bác sĩ cho phép.
  • Tình trạng đau vết mổ là không thể tránh khỏi, đặc biệt là trong thời gian từ 24 – 48 tiếng kể từ khi làm phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê toa thuốc giảm đau với liều lượng giảm dần theo từng ngày khi cường độ đau đã thuyên giảm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng loại thuốc này ẩn chứa nhiều tác dụng phụ nên tránh lạm dụng quá mức.
  •  Người bệnh có thể ăn uống trở lại khi được bác sĩ cho phép. Thông thường, người bệnh chỉ được uống nước cho đến khi trung tiện được. Trong 3 ngày đầu, các thức ăn chủ yếu dưới dạng lỏng. Nếu bệnh nhân không ăn được thì cho yếu sữa.
  • Khoảng 48 tiếng sau mổ, bệnh nhân nên tập ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng để tránh bị dính vết mổ. Việc vận động cũng giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu để cột sống cũng như vết mổ nhanh lành hơn. Hầu hết người bệnh có thể đi lại bình thường sau khoảng 2 tuần.
chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần được chăm sóc đúng cách để nhanh chóng phục hồi sức khỏe

– Cách chăm sóc tại nhà sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Sau vài ngày được theo dõi, chăm sóc tại bệnh viện, nếu tình hình sức khỏe tiến triển tốt, người bệnh sẽ được cho phép xuất viện về nhà. Trong thời gian chăm sóc tại nhà cần lưu ý:

  • Tránh vận động mạnh hoặc lao động nặng nhọc. Tuyệt đối không được mang vác vật nặng quá mức.
  • Không ngồi xe máy, cúi khom lưng hoặc làm những công việc có tính dằn xóc gây tác động mạnh lên cột sống.
  • Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 1 tháng sau mổ thoát vị đĩa đệm.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày với các thực phẩm dễ tiêu hóa. Tăng cường bổ sung chất đạm để vết thương nhanh hồi phục. Ngoài ra, các thực phẩm giàu canxi, omega 3, vitamin C, D, E cũng rất cần thiết cho người bệnh. Tránh ăn nhiều thịt đỏ, đồ ngọt, các thức ăn cay nóng hoặc thực phẩm gây sẹo lồi như rau muống, hải sản…
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể để tránh bị táo bón và loại bỏ độc tố cho cơ thể. Ngoài nước lọc, có thể uống nước ép trái cây hay sữa để bổ sung thêm dưỡng chất, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng cột sống sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, bác sĩ.
  • Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tiến triển hồi phục của tổn thương và kịp thời phát hiện nếu có biến chứng xấu xảy ra.

Trên đây là những vấn đề bệnh nhân cần biết trước khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Không phải ai cũng được chỉ định mổ bởi phương pháp này còn tiềm ẩn những rủi ro nhất định và nếu không điều chỉnh lại lối sống, bệnh hoàn toàn có khả năng tái phát lại. Sau khi làm phẫu thuật, bệnh nhân cũng cần được chăm sóc đúng cách và tích cực tập luyện theo hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu để mau chóng phục hồi sức khỏe.

Bạn nên tham khảo thêm

Tin khác

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Laser Và Những Điều Cần Biết

Nội dung bài viếtPhẫu thuật thoát vị đĩa đệm là gì?Khi nào phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được chỉ định?Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm1. Phẫu...

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Phương Pháp Bấm Huyệt, Xoa Bóp

Nội dung bài viếtPhẫu thuật thoát vị đĩa đệm là gì?Khi nào phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được chỉ định?Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm1. Phẫu...

10+ bài tập thể dục cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau

Nội dung bài viếtPhẫu thuật thoát vị đĩa đệm là gì?Khi nào phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được chỉ định?Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm1. Phẫu...

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc và điều cần biết

Nội dung bài viếtPhẫu thuật thoát vị đĩa đệm là gì?Khi nào phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được chỉ định?Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm1. Phẫu...

Các Thuốc Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Phổ Biến Và Lưu Ý Khi Dùng

Nội dung bài viếtPhẫu thuật thoát vị đĩa đệm là gì?Khi nào phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được chỉ định?Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm1. Phẫu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn