Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp: Triệu chứng, giai đoạn bệnh và hướng điều trị

Khô khớp gối: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh

Khớp gối kêu lục cục và đau là bệnh gì? Cách khắc phục

Thoái hoá khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Khô khớp gối nên ăn gì để tăng chất nhờn?

Các loại thuốc bổ sung chất nhờn cho khớp tốt nhất

Quốc dược Phục cốt khang đặc trị thoát hóa khớp

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị thoái hóa khớp từ gốc, phục hồi sụn khớp hoàn chỉnh

Thoái hóa khớp gối: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị

Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối Theo Y Học Cổ Truyền – Đông Y

Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay và hướng điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh thoái hóa khớp bàn tay gây đau nhức khớp, cứng khớp ngón tay khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm kết hợp vật lý trị liệu có thể giúp ngăn chặn quá trình thoái hóa, tăng cường chức năng vận động cho khớp bị bệnh.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp bàn tay

Bệnh thoái hóa khớp bàn tay xảy ra khi lớp sụn trong khớp bị hao mòn dẫn đến sự ma sát giữa các đầu xương, từ đó gây đau đớn, cứng khớp và có thể khiến cho khớp ngón tay bị sưng đỏ.

Các đầu xương ở khớp bàn tay tay đều được bao bọc bằng một lớp sun. Nó có bề mặt nhẵn và hoạt động như một tấm đệm cho phép các khớp ngón tay cử động dễ dàng, linh hoạt. Khi lớp sụn này bị ăn mòn, tổn thương, các đầu xương sẽ cọ sát vào nhau khi vận động và gây ra các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp bàn tay. Sự tiến triển của thoái hóa khớp cũng có thể gây tổn thương cho các mô mềm quanh khớp và tạo ra các tế bào viêm gây đau nhức và làm tăng nặng mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Thoái hóa khớp bàn tay
Thoái hóa khớp bàn tay là bệnh lý về xương khớp thường gặp

Các nguyên nhân gây thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay bao gồm:

– Yếu tố nguyên phát:

Bệnh thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay nguyên phát do tình trạng lão hóa tự nhiên của cơ thể gây ra. Nguyên nhân này thường gặp ở những người trên 55 tuổi

Càng lớn tuổi, chức năng chuyển hóa và trao đổi chất dinh dưỡng trong cơ thể càng giảm khiến cho các mô sụn và tế bào xương mới được sản sinh không đủ để bù đắp cho các mô bị lão hóa. Nó khiến cho xương khớp ngày càng suy yếu và làm cho lớp sụn ở các đốt ngón tay ngày càng mỏng hơn và dễ bị tổn thương, từ đó dẫn đến sự khởi phát của bệnh thoái hóa khớp gối.

Tình trạng lão hóa tại khớp có thể đến nhanh hơn nếu bạn có một lối sống thiếu lành mạnh, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ hoặc lao động quá sức.

– Nguyên nhân thứ phát:

Bệnh thoái hóa khớp bàn tay có thể phát triển thứ phát sau khi gặp các vấn đề như:

  • Chấn thương ở khớp, chẳng hạn như bong gân, rách sụn,…
  • Bị dị dạng bẩm sinh khớp ngón tay
  • Mắc bệnh viêm khớp hay bệnh gút

Những đối tượng dễ bị thoái hóa khớp ngón tay

Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp bàn tay và các ngón tay cao hơn nếu nằm trong nhóm các đối tượng dưới đây:

  • Có cha mẹ hoặc anh chị em cũng bị thoái hóa khớp bàn tay
  • Lớn tuổi
  • Béo phì
  • Giới tính nữ
  • Có nghề nghiệp đòi hỏi hoạt động nhiều ở đôi tay, chẳng hạn như công nhân may, nhân viên đánh máy,…
  • Có tiền sử bị chấn thương ở khớp ngón tay, bàn tay

Khi càng hoạt động đôi tay nhiều thì các khớp ngón tay cũng như lớp mô sụn trong khớp càng nhanh bị mài mòn theo thời gian. Ngoài ra, những người vừa sinh ra đã bị dị dạng hay khiếm khuyết ở sụn hay khớp bàn tay cũng có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp sau này.

Triệu chứng thoái hóa khớp bàn tay

Tình trạng thoái hóa có thể gây tổn thương cho bất kỳ khớp nhỏ nào trên bàn tay. Bệnh thường không gây ra triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu. Bạn nên thận trọng nếu gặp phải một trong các dấu hiệu dưới đây:

  • Khớp bàn tay bị đau nhức: Bệnh thoái hóa khớp bàn tay có thể khiến cho khớp bị đau nhức. Khi bị nhẹ, cơn đau chỉ xuất hiện âm ỉ thoáng qua. Tuy nhiên, nếu bị thoái hóa nặng bạn có thể bị đau nhức khớp dữ dội, cơn đau thậm chí còn kéo dài cả ngày lẫn đêm gây ảnh hưởng đến khả năng lao động cũng như chất lượng giấc ngủ.
dấu hiệu thoái hóa khớp ngón tay
Khi bị thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay có thể bị sưng đau kèm theo tình trạng cứng khớp
  • Sưng đỏ khớp ngón tay: Khi lớp sụn bị ăn mòn, các đầu xương bị ma sát với nhau thường xuyên không chỉ gây đau mà còn kích hoạt phản ứng sưng viêm, nóng đỏ tại khớp bị tổn thương.
  • Cứng khớp: Khớp bàn tay bị thoái hóa không chỉ gây tổn tương cho lớp sụn khớp mà còn làm giảm sản xuất dịch nhầy bôi trơn trong ở khớp. Đây chính là lý do dẫn đến hiện tượng cứng khớp ngón tay, nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Tình trạng này có thể thuyên giảm sau vài phút nghỉ ngơi, xoa bóp nhẹ nhàng.
  • Khớp bàn tay phát ra tiếng kêu lục cục khi cử động: Mặc dù âm thanh này không quá rõ ràng nhưng bạn có thể nghe được tiếng kêu nhỏ phát ra từ trong khớp khi cử động bàn tay và các ngón tay. Đây chính là âm thanh được tạo ra khi các đầu xương ở khớp bị thoái hóa ma sát với nhau.
  • Giới hạn khả năng vận động của bàn tay: Các hoạt động ở bàn tay như cầm nắm đồ vật, mở cửa,… đều có thể trở nên kém linh hoạt khi bạn bị thoái hóa khớp ngón tay.

Bệnh thoái hóa khớp bàn tay có nguy hiểm không?

Ở mức độ nhẹ đến trung bình, bệnh thoái hóa khớp bàn tay chỉ gây ra một số triệu chứng khó chịu chứa không gây tác động tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát tốt, tình trạng tổn thương trong khớp sẽ ngày càng nặng và gây ra một số biến chứng như:

– Gai khớp bàn tay:

Gai khớp bàn tay hay còn gọi là vôi hóa khớp bàn tay. Căn bệnh này chỉ sự xuất hiện của các mẩu xương nhỏ được hình thành tại khớp bị thoái hóa do có sự tích tụ của các tinh thể canxi vốn được cơ thể sử dụng để sửa chữa tổn thương ở sụn và các đầu xương.

– Viêm khớp ngón tay:

Tại khớp ngón tay bị thoái hóa, tổn thương có thể kích hoạt phản ứng sưng viêm tại các phần mềm xung quanh khớp. Nó có thể tiến triển thành bệnh viêm khớp bàn tay mãn tính khiến cho người bệnh phải đối diện với nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn.

– Mất ngủ:

Khớp bàn tay bị đau nhức nhiều vào ban đêm có thể khiến cho người bệnh khó ngủ, mất ngủ. Tình trạng này kéo dài sẽ gây suy giảm sức khỏe, mệt mỏi và mất tập trung khi làm việc.

– Biến dạng bàn tay:

Các khớp bàn tay khi bị hư hại nghiêm trọng sẽ dẫn đến biến dạng khớp.

– Tàn phế: 

Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh thoái hóa khớp bàn tay. Khớp bàn tay bị thoái hóa có thể bị tàn phế và không thể thực hiện được các cử động thông thường.

Chẩn đoán thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay

Việc chẩn đoán thoái hóa khớp ngón tay và bàn tay sẽ được thực hiện dựa trên tiền sử mắc bệnh, thăm khám lâm sàng, xét nghiệm máu và các xét nghiệm hình ảnh.

chẩn đoán thoái hóa khớp ngón tay
Chẩn đoán là bước quan trọng giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân và cách điều trị thoái hóa khớp bàn tay phù hợp
  • Tiền sử mắc bệnh: Tại phòng khám, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về tiền sử mắc bệnh, chấn thương ở khớp bàn tay hay các triệu chứng bạn đang gặp phải. Đây sẽ là căn cứ ban đầu để chẩn đoán thoái hóa khớp bàn tay cũng như nguyên nhân gây bệnh.
  • Kiểm tra bên ngoài khớp: Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số động tác để đánh giá phạm vi hoạt động của các khớp ngón tay và bàn tay. Đồng thời ghi nhận các hoạt đồng nào có thể làm trầm trọng thêm cơn đau ở các khớp.
  • Chụp X-quang: Phương pháp này được chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị thoái hóa ở nhiều khớp ngón tay cùng lúc. Hình ảnh ghi nhận được cho phép đánh giá được mức độ hao mòn, tổn thương trong sụn. Một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định chụp CT, MRI để thay thế.
  • Xét nghiệm công thức máu (CBC): Xét nghiệm này được thực hiện để chẩn đoán phân biệt thoái hóa khớp bàn tay với bệnh viêm khớp hoặc bệnh tự miễn, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp.

Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp bàn tay

Hầu hết các trường hợp bị thoái hóa khớp đều được chỉ định một số thuốc để điều trị triệu chứng bệnh. Các trường hợp bị bệnh nặng, có biến chứng thì cần làm phẫu thuật để sửa chữa tổn thương trong khớp.

1. Chữa thoái hóa khớp bàn tay bằng thuốc tây

Dùng thuốc tây chữa thoái hóa khớp bàn tay là phương pháp điều trị nội khoa đang được áp dụng phổ biến. Ngoài thuốc giảm đau, bệnh nhân còn được kê đơn các thuốc kháng viêm và một số loại thuốc khác để loại bỏ triệu chứng bệnh và ức chế quá trình thoái hóa khớp ngón tay.

Thuốc giảm đau chống viêm non-steroid ( NSAIDs):

  • Chỉ định: Thuốc NSAIDs được chỉ định cho các trường hợp bị đau khớp ngón tay ở mức độ nhẹ đến trung bình. Nếu các cơn đau làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và khả năng vận động thì bạn có thể yêu cầu bác sĩ kê đơn nhóm thuốc này. Thuốc vừa có tác dụng giảm đau, vừa giúp chống sưng viêm khớp.
  • Các loại thuốc thường dùng: Bao gồm các thuốc đường uống như Ibuprofen, Naproxen,… hay thuốc dạng bôi Diclofenac (Voltaren). Các thuốc này cho tác dụng giảm đau nhanh nhưng do có nhiều tác dụng phụ, chúng thường được chỉ định trong một đợt điều trị ngắn hạn.

Thuốc Corticosteroid

  • Chỉ định: Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gây sưng đau khớp nghiêm trọng và đã được điều trị bằng các thuốc kháng viêm khác nhưng không đáp ứng tốt. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc Corticosteroid theo đường tiêm cho tác dụng mạnh hơn.
  • Các thuốc thường dùng: Prednisol acetate, Dipropan, Betamethason,…

Khi sử dụng, thuốc Corticosteroid sẽ được tiêm ngay tại khớp bàn tay bị thoái hóa. Thuốc chống lại phản ứng viêm bằng cách ức chế hệ miễn dịch. Do có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, thuốc Corticosteroid chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết.

thuốc chữa thoái hóa khớp bàn tay
Các thuốc giảm đau, kháng viêm có thể được chỉ định để điều trị thoái hóa khớp bàn tay

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng:

Một số trường hợp bị thoái hóa khớp ngón tay có thể được bác sĩ chỉ định thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Thuốc được sử dụng theo đường uống.

  • Công dụng: Khi được hấp thu, thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoạt động bằng cách ức chế các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ như norepinephrine hay serotonin.
  • Các thuốc được sử dụng phổ biến: Desipramine, Doxepin
  • Tác dụng phụ: Tụt huyết áp, tim đập nhanh, táo bón, bí tiểu…

Thuốc chứa Glucosamine và Chondroitin

  • Chỉ định: Bệnh nhân bị cứng khớp, đau khớp hoặc giảm dịch nhầy trong khớp bàn tay bị thoái hóa.
  • Tác dụng: Các thành phần Glucosamine và Chondroitin tham gia vào quá trình tái tạo lên các mô sụn khỏe mạnh, đồng thời tăng cường sản xuất dịch nhầy bôi trơn khớp, giúp khớp ngón tay bớt khô, cứng.

2. Vật lý trị liệu trị thoái hóa khớp bàn tay

Đôi khi, vật lý trị liệu có thể được thực hiện song song với quá trình điều trị bệnh thoái hóa khớp bàn tay bằng thuốc. Bệnh nhân có thể được áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, bấm huyệt, chiếu hồng ngoài, điện trị liệu… Chúng có tác dụng làm thư giãn cơ, giảm đau nhức khớp, phục hồi chức năng vận động cho khớp bàn tay.

Chuyên gia vật lý trị liệu cũng sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân thực hành một số bài tập đơn giản cho bàn tay để cải thiện tính linh hoạt của khớp. Quá trình vật lý trị liệu chữa thoái hóa khớp bàn tay có thể kéo dài trong vài tháng. Bệnh nhân cần kiên trì phối hợp tốt với bác sĩ để nhanh chóng cải thiện được tình trạng bệnh, giảm sự lệ thuộc vào thuốc tây.

3. Châm cứu

Phương pháp châm cứu cũng có thể được thực hiện để khắc phục các triệu chứng do bệnh thoái hóa khớp bàn tay gây ra. Việc sử dụng kim châm tác động tới một số huyệt đạo trên cơ thể không chỉ giúp giảm đau mà còn có tác dụng cân bằng năng lượng, tăng cường lưu thông máu đến bàn tay và khôi phục chức năng vận động của khớp.

châm cứu chữa thoái hóa khớp bàn tay
Phương pháp châm cứu có tác dụng giảm đau, chống viêm, ức chế quá trình thoái hóa khớp bàn tay

Việc châm cứu đòi hỏi phải được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm chuyên môn. Nếu có ý định điều trị bằng phương pháp này, bệnh nhân nên tìm đến các phòng khám đông y để được các thầy thuốc thăm khám và có kế hoạch trị liệu phù hợp.

4. Điều trị thoái hóa khớp bàn tay bằng phẫu thuật

Việc sử dụng thuốc hay áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn khác không phải lúc nào cũng cho hiệu quả tốt. Nếu bệnh nhân không đáp ứng được với quá trình điều trị trước đó hoặc trường hợp có nguy cơ gặp biến chứng cao thì cần làm phẫu thuật.

Ca mổ có thể được thực hiện nhằm vào các mục đích như làm sạch khớp, tái tạo tổn thương dưới sụn, cấy ghép sụn tự thân hoặc thay khớp nhân tạo. Sau ca phẫu thuật một thời gian, bệnh nhân sẽ được vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động cho các khớp ngón tay.

5. Các phương pháp hỗ trợ chữa thoái hóa khớp bàn tay tại nhà

Bên cạnh các phương pháp ở trên, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên để hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay tại nhà. Bao gồm:

  • Chườm nóng, chườm lạnh 3 – 4 lần trong ngày để giảm sưng đau
  • Dùng nẹp cố định tại khớp bị thoái hóa để ngăn chặn tác động từ bên ngoài tới khớp và giúp tổn thương bên trong nhanh hồi phục.
  • Ngâm tay vào nước ấm mỗi ngày trước khi đi ngủ để giảm thiểu sự xuất hiện của các cơn đau khớp vào ban đêm.
  • Thường xuyên massage các khớp ngón tay, bàn tay để khớp bớt cứng và vận động linh hoạt hơn.
  • Hạn chế các hoạt động ở bàn tay bị thoái hóa nếu đang bị đau nặng. Khi cơn đau đã thuyên giảm, người bệnh chỉ nên vận động nhẹ nhàng để không khiến khớp bị tổn thương nặng hơn.
  • Sử dụng các bài thuốc chữa thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay từ thảo dược tự nhiên như gừng, lá lốt, ngải cứu, thiên niên kiện,.., để đẩy nhanh hiệu quả điều trị và đẩy lùi các triệu chứng thoái hóa khớp bàn tay một cách tự nhiên.
  • Giảm cân nếu đang bị béo phì
  • Thường xuyên ăn các loại cá béo, rau súp lơ, tỏi và các thực phẩm giàu vitamin D, canxi giúp khớp bàn tay bớt viêm và chắc khỏe hơn.
  • Tập thể dục mỗi ngày, ngủ đủ giấc để nâng cao sức khỏe tổng thể, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh xương khớp.

Bạn có thể tham khảo thêm

Tin khác

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp: Triệu chứng, giai đoạn bệnh và hướng điều trị

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây thoái hóa khớp bàn tayNhững đối tượng dễ bị thoái hóa khớp ngón tayTriệu chứng thoái hóa khớp bàn tayBệnh thoái hóa khớp bàn...

Khô khớp gối: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây thoái hóa khớp bàn tayNhững đối tượng dễ bị thoái hóa khớp ngón tayTriệu chứng thoái hóa khớp bàn tayBệnh thoái hóa khớp bàn...

Khớp gối kêu lục cục và đau là bệnh gì? Cách khắc phục

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây thoái hóa khớp bàn tayNhững đối tượng dễ bị thoái hóa khớp ngón tayTriệu chứng thoái hóa khớp bàn tayBệnh thoái hóa khớp bàn...

Thoái hoá khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây thoái hóa khớp bàn tayNhững đối tượng dễ bị thoái hóa khớp ngón tayTriệu chứng thoái hóa khớp bàn tayBệnh thoái hóa khớp bàn...

Khô khớp gối nên ăn gì để tăng chất nhờn?

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây thoái hóa khớp bàn tayNhững đối tượng dễ bị thoái hóa khớp ngón tayTriệu chứng thoái hóa khớp bàn tayBệnh thoái hóa khớp bàn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn