Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp: Triệu chứng, giai đoạn bệnh và hướng điều trị

Khô khớp gối: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh

Khớp gối kêu lục cục và đau là bệnh gì? Cách khắc phục

Thoái hoá khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Khô khớp gối nên ăn gì để tăng chất nhờn?

Các loại thuốc bổ sung chất nhờn cho khớp tốt nhất

Quốc dược Phục cốt khang đặc trị thoát hóa khớp

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị thoái hóa khớp từ gốc, phục hồi sụn khớp hoàn chỉnh

Thoái hóa khớp gối: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị

Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối Theo Y Học Cổ Truyền – Đông Y

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh thoái hóa khớp vai có liên quan đến tình trạng tổn thương trong các mô sụn gây đau và cứng khớp. Nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến tình trạng chấn thương tuổi tác hoặc các cử động được lặp đi lặp lại quá nhiều ở khớp vai. Việc sớm nhận biết các biểu hiện bệnh và điều trị thoái hóa khớp vai đúng cách có thể giúp bạn tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Thoái hóa khớp vai là gì?

Thoái hóa khớp vai là tình trạng hư hỏng sụn cùng các tổ chức trong khớp vai. Nó khiến cho khớp bị đau, cứng khó vận động. Tỉ lệ phụ nữ mắc căn bệnh thoái hóa khớp vai nhiều hơn so với nam giới, trong đó tập trung chủ yếu ở lứa tuổi trung niên và người già.

bệnh thoái hóa khớp vai
Thoái hóa khớp vai gây ra không ít khó khăn trong việc thực hiện các cử động ở cánh tay

Bệnh thoái hóa khớp vai không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng song nó có thể gây ra một số biến chứng nếu không được kiểm soát tốt. Bạn không nên chủ quan trong việc điều trị bệnh.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai

Bệnh thoái hóa khớp vai do nhiều nguyên nhân gây ra. Bạn có thể bị bệnh do một hay nhiều yếu tố kết hợp tác động cùng lúc. Dưới đây là các nguyên nhân gây viêm khớp vai phổ biến:

1. Lớn tuổi

Nguy cơ bị thoái hóa khớp tăng dần theo tuổi tác. Càng lớn tuổi thì sụn khớp cũng dần bị ăn mòn và các cơ quanh khớp vai cũng trở nên yếu hơn do ảnh hưởng của quá trình lão hóa trong cơ thể người. Đây chính là lý do giải thích tại sao, số lượng bệnh nhân bị thoái hóa khớp vai trong độ tuổi từ 50 trở lên chiếm tỷ lệ khá cao.

2. Lao động nặng nhọc

Người lao động chân tay nhiều, thường xuyên phải bưng bê, khuôn vác vật nặng khiến khớp vai thường xuyên trong tình trạng quá tải, phải gánh chịu áp lực lớn gây tổn thương cho sụn khớp và các phần mềm xung quanh. Tình trạng này kéo dài tất yếu sẽ dẫn đến bệnh thoái hóa khớp vai.

3. Hoạt động sai tư thế

Ngồi sai tư thế, bàn làm việc quá cao hay tập luyện thể thao không đúng cách gây tổn thương cho khớp vai, từ đó khiến khớp dễ bị thoái hóa.

4. Vận động khớp vai nhiều

Ở một số người làm việc đặc thù, chẳng hạn như công nhân đóng gói, nông dân hay các vận động viên bóng rổ, các cử động tại khớp vai được lặp đi lặp lại liên tục khiến cho dây chằng chịu nhiều áp lực, sụn khớp cũng nhanh bị ăn mòn hơn. Điều này làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp vai cao gấp nhiều lần so với người khác

5. Chấn thương ở khớp vai

Bạn có thể bị chấn thương ở khớp vai do bị tai nạn hoặc tham gia các bộ môn thể thao có hoạt động cao. Những chấn thương này nếu không được điều trị triệt để có thể tiến triển thành bệnh thoái hóa khớp vai.

6. Béo phì

Cân nặng của một cá nhân cũng có mối liên hệ nhất định tới sự phát triển của bệnh thoái hóa khớp vai. Khi bị béo phì, khớp vai cũng như toàn bộ xương khớp trong cơ thể phải gánh chịu nhiều áp lực hơn. Lâu ngày, lớp sụn trong khớp vai cũng như các phần mềm xung quanh dễ bị tổn thương, gây sưng, đau và dẫn đến thoái hóa.

7. Di truyền

Một số người có thể bị thoái hóa khớp vai ngay từ khi còn trẻ do có gen di truyền trong gia đình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, nếu trong gia đình bạn có người từng mắc thoái hóa khớp thì bạn cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với người khác.

8. Chế độ ăn uống không đầy đủ

Ăn uống không đầy đủ khiến cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp như canxi, vitamin C, D hay phốt pho. Điều này khiến xương trở nên yếu, dễ bị chấn thương và có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về xương khớp như loãng xương, thoái hóa khớp vai,…

9. Thoái hóa khớp vai do bệnh lý

Bệnh thoái hóa khớp vai có thể tiến triển sau khi bạn mắc một số bệnh lý như đái tháo đường hay loãng xương…

Biểu hiện nhận biết thoái hóa khớp vai

Thoái hóa khớp vai là một quá trình tiến triển trong thời gian dài. Bệnh khởi phát một cách âm thầm và thường không gây ra bất kỳ triệu chứng khó chịu nào trong giai đoạn đầu. Qua đến giai đoạn tiến triển, bạn có thể gặp một số dấu hiệu rõ ràng hơn như:

1. Đau khớp vai

Đau là triệu chứng phổ biến của bệnh thoái hóa khớp vai. Khi mới bị bệnh, các cơn đau thường chỉ có cường độ nhẹ, xuất hiện thoáng qua. Tuy nhiên, khi lớp mô sụn bị ăn mòn ngày càng nhiều thì cơn đau cũng tăng nặng hơn, đặc biệt là khi bạn chuyển động cánh tay.

biểu hiện thoái hóa khớp vai
Đau và cứng khớp là triệu chứng thường gặp ở người bị thoái hóa khớp vai

Ở giai đoạn thoái hóa nặng, khớp vai xuất hiện các cơn đau nhức âm ỉ kéo dài hoặc gây đau dữ dội. Cơn đau có thể kéo dài và xuất hiện cả vào ban đêm làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Tình trạng này kéo dài gây mất ngủ, suy giảm sức khỏe và ảnh hưởng lớn đến hiệu suất lao động hàng ngày.

2. Có tiếng kêu lục cục ở khớp vai

Mỗi khi xoay vai hoặc đưa cánh tay lên xuống, một số bệnh nhân bị thoái hóa khớp vai có thể nghe rõ có tiếng kêu lục cục phát ra từ trong khớp. Âm thanh này được tạo ra bởi sự ma sát giữa các đầu xương trong khớp vai do lớp sụn bên trong bị ăn mòn nhiều.

3. Cứng khớp vai, khó khăn khi vận động

Cứng khớp là triệu chứng đến sớm của bệnh thoái hóa khớp vai. Tình trạng cứng khớp vai là hệ quả tất yếu xảy ra khi sụn khớp bị ăn mòn kèm theo sự giảm sút của dịch nhầy bôi trơn trong ổ khớp, từ đó khiến cho khớp vai mất đi sự linh hoạt cần thiết.

Triệu chứng cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng khi ngủ dậy hoặc khi không thực hiện các cử động tại khớp trong một vài tiếng liên tục. Bạn cũng sẽ cảm thấy khó khăn và bị đau nhiều hơn khi thực hiện một số cử động thông thường như giơ cánh tay lên cao, vòng tay ra phía sau, cột tóc…

4. Sưng tại khớp là dấu hiệu thoái hóa khớp vai

Tình trạng sưng tại khớp vai có thể xảy ra ở một số đối tượng bị thoái hóa nặng. Triệu chứng này xảy ra khi các mô mềm quanh khớp bị tổn thương, hư hại. Nó khiến cho khớp vai bị sưng đỏ và đau nhức dữ dội.

5. Tê bì cánh tay

Tê bì cánh tay cũng là một trong những dấu hiệu đặc trưng của thoái hóa khớp vai. Cảm giác tê bì thoáng qua có thể xuất hiện ngay từ giai đoạn nhẹ và tăng nặng hơn theo mức độ tiến triển của bệnh. Cảm giác tê bì xuất hiện nhiều hơn khi nằm ngủ sai tư thế. Sau vài phút xoa bóp vùng bị ảnh hưởng sẽ giúp bạn cảm thấy khá hơn.

6. Teo cơ, yếu vai

Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh thoái hóa khớp vai đã bước vào giai đoạn nặng. Lúc này, các cơ trợ lực quanh khớp vai bị yếu và teo nhỏ do ít cử động. Hậu quả là ngay cả các hoạt động đơn giản như nâng cánh tay hay xách đồ vật cũng khó thực hiện.

Việc phát hiện và điều trị bệnh từ sớm có thể giúp ức chế được quá trình thoái hóa khớp vai và duy trì chức năng vận động chi khớp của bạn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng các dấu hiệu trên cũng có thể được bắt gặp trong nhiều bệnh lý khác về xương khớp, chẳng hạn như viêm khớp vai, vôi hóa khớp vai. Nếu có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế có chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng điều trị đúng.

Bệnh thoái hóa khớp vai có nguy hiểm không?

Người bị thoái hóa khớp vai sẽ ít nhiều gặp phải một số hạn chế nhất định trong các hoạt động hàng ngày. Bệnh cũng gây ra những cơn đau làm ảnh hưởng đến khả năng lao động cũng như sinh hoạt của người bệnh. Ở mức độ nghiêm trọng, bệnh có thể gây ra một số biến chứng như:

– Rối loạn giấc ngủ:

Những cơn đau nhức khớp vai thường xuyên diễn ra vào ban đêm khiến người bệnh bị khó ngủ, mất ngủ hoặc thức giấc giữa đêm mà không thể ngủ trở lại. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến bệnh mất ngủ mãn tính.

– Vôi hóa khớp vai:

Khi khớp bị tổn thương, cơ thể sẽ bù đắp canxi vào để sửa chữa. Quá trình này có thể dẫn đến sự tích tụ của các tinh thể canxi tạo thành các mẩu gai xương nhỏ trong khớp vai khiến cho khớp thường xuyên bị đau nhức.

– Lo âu, trầm cảm 

Bệnh thoái hóa khớp vai kéo dài và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu có thể khiến người bệnh hoang mang, lo lắng quá độ gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý, thậm chí còn có thể dẫn đến trầm cảm.

– Yếu liệt cánh tay

Cảm giác đau nhức khiến người bệnh ngại thực hiện các cử động bên tay bị bệnh bởi nó có thể khiến cơn đau tăng nặng hơn. Tuy nhiên, việc hạn chế vận động có thể khiến các cơ bị teo lại. Điều này khiến lực cánh tay trở nên yếu hơn, thậm chí người bệnh còn bị liệt, tàn phế suốt đời.

Các biến chứng khác có thể gặp:

  • Hoại tử xương
  • Viêm khớp vai
  • Tổn thương dây thần kinh, gân hay dây chằng quanh khớp vai

Chẩn đoán thoái hóa khớp vai

Để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp vai, ngoài việc trao đổi với bệnh nhân về các triệu chứng đang gặp phải, tiền sử mắc bệnh và kiểm tra bên ngoài khớp, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số xét nghiệm dưới đây:

  • Chụp X-quang: Hình ảnh trên phim chụp X-quang có thể cho thấy khoảng trống giữa các đầu xương trong khớp. Điều này có thể giúp đánh giá về tình trạng mất sụn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thấy được gai xương hay bất kỳ dị tật nào khác xảy ra ở khớp vai.
chẩn đoán thoái hóa khớp vai
Chụp X-quang có thể giúp đánh giá được tổn thương trong sụn ở khớp vai bị thoái hóa
  • Chụp MRI: Chụp cộng hưởng từ cung cấp hình ảnh chi tiết ở các mô mềm như dây chằng, gân, cơ và cả xương trong khớp vai. Nó giúp phát hiện ra được bất kỳ tổn thương nào xảy ra ở khớp. Mặc dù tốn kém nhiều chi phí hơn chụp X-quang nhưng kết quả chụp MRI mang lại giá trị cao trong chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp vai.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp CT không chỉ giúp bác sĩ phát hiện ra các bất thường trong cấu trúc của khớp vai mà còn quan sát được bề mặt cắt ngang của xương. Điều này cho phép phát hiện ra các khuyết tật trong xương.
  • Siêu âm khớp vai: Hình ảnh do siêu âm tạo ra có thể cho thấy được tổn thương trong các mô mềm quanh khớp. Trong quá trình siêu âm, bệnh nhân có thể được yêu cầu xoay vai để xem mức độ ảnh hưởng của chuyển động đến các mô quanh vai.
  • Xét nghiệm máu hoặc dịch khớp: Bệnh nhân được lấy máu hoặc chọc hút dịch ở khớp vai mang vào phòng thí nghiệm kiểm tra. Nó giúp chẩn đoán phân biệt thoái hóa khớp vai với các nguyên nhân gây đau khớp vai khác như bệnh viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp, bệnh gút.

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp vai sẽ được xây dựng sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác về tình trạng thoái hóa, mức độ tổn thương trong khớp vai cùng các triệu chứng người bệnh đang gặp phải.

Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp vai

Quá trình thoái hóa khớp vai và các triệu chứng bệnh có thể được kiểm soát tốt nếu bệnh nhân đáp ứng được với các phương pháp điều trị tự nhiên tại nhà, thuốc kê đơn hay vật lý trị liệu. Phương pháp phẫu thuật là sự lựa chọn sau cùng cho những người mắc căn bệnh này.

1. Chữa thoái hóa khớp vai tại nhà bằng mẹo tự nhiên

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Sử dụng một chai nước nóng hoặc một túi đệm ấm chườm vào khớp vai bị thoái hóa có thể giúp làm giảm cứng khớp, xoa dịu cơn đau. Trong khi đó, chườm lạnh từ 15 – 20 phút cũng có tác dụng tích cực trong việc giảm sưng đau khớp vai một cách tạm thời.
  • Mang đai cố định khớp vai: Nếu khớp bị sưng đau nhiều, bạn nên mang đai cố định khớp để hạn chế tác động đến vùng bị đau, giúp tổn thương trong khớp vai nhanh lành.
  • Sử dụng gừng: Gừng có tác dụng giảm đau, kháng viêm, kích thích lưu thông máu và giữ ấm khớp bị bệnh. Mỗi ngày bạn có thể uống 2 – 3 tách trà gừng hoặc dùng rượu gừng thoa bóp, chườm gừng rang muối nóng để giảm đau và cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp vai.
  • Bài thuốc từ cây cỏ xước: Lấy 30 gram cây cỏ xước khô đem sắc kỹ với 500ml nước chia 3 lần uống trong ngày. Thảo dược này có đặc tính giảm đau tự nhiên, giúp chống sưng viêm khớp vai.
  • Dùng lá ngải cứu: Giã nát 1 nắm ngải cứu lấy nước cốt đem pha với 2 muỗng mật ong. Chia đều uống vào buổi sáng và buổi chiều. Hoặc rang ngải cứu với muối hột chườm vào vai để giảm đau nhức.

Những mẹo trị thoái hóa khớp vai tại nhà nếu kiên trì thực hiện có thể giúp xoa dịu cơn đau, giảm nhẹ các triệu chứng bệnh và hạn chế được thời gian sử dụng thuốc tây. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và không thể thay thế hoàn toàn cho phương pháp chữa bệnh do bác sĩ chỉ định.

2. Vật lý trị liệu trị thoái hóa khớp vai

Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau, kéo căng và tăng cường sức mạnh cho các cơ hỗ trợ xung quanh khớp vai, đồng thời giảm cứng khớp, cải thiện phạm vi chuyển động của cánh tay.

vật lý trị liệu điều trị thoái hóa khớp vai
Vật lý trị liệu có thể giúp giảm đau, tăng cường khả năng vận động cho người bị thoái hóa khớp vai

Bên cạnh các phương pháp như siêu âm, điện trị liệu, mát xa, bấm huyệt, châm cứu, thủy trị liệu… thì chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn cho bạn một số bài tập phù hợp để cải thiện triệu chứng bệnh và phục hồi khả năng vận động bên khớp vai bị thoái hóa.

3. Thuốc điều trị thoái hóa khớp vai

Một số loại thuốc tân dược được sử dụng để điều trị triệu chứng do bệnh thoái hóa khớp vai gây ra.

– Thuốc giảm đau không kê đơn: 

Thường dùng là Acetaminophen và một số loại thuốc kháng viêm không steroid như Aspirin hay Ibuprofen. Chúng có tác dụng giảm đau nhanh nhưng không được lạm dụng kéo dài.

– Thuốc giảm đau theo đơn:

Nếu các loại thuốc mua tự do không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc giảm đau có tác dụng mạnh hơn, chẳng hạn như Naproxen, thuốc ức chế COX-2 hay thuốc chứa codein.

Thuốc điều trị tại chỗ:

Bao gồm các loại kem hay gel chứa hoạt chất giảm đau, kháng viêm được sử dụng để bôi trực tiếp ngoài da. Chúng có tác dụng tại chỗ nên ít gây tác dụng phụ và thường không cho hiệu quả tốt đối với các cơn đau nặng.

– Thuốc tiêm:

Trường hợp thoái hóa khớp vai gây đau nặng, các loại thuốc tiêm dưới đây có thể được chỉ định:

  • Thuốc Cortisone: Thuốc được tiêm trực tiếp vào trong khớp vai. Nó có tác dụng giảm sưng đau, cứng khớp, chống viêm khớp vai.
  • Tiêm axit hyaluronic: Loại thuốc này cung cấp chất bôi trơn, giúp khớp vai vận động trơn tru và ít bị đau.
  • Các loại thuốc tiêm khác: Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP), tiêm tế bào gốc…

4. Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp vai

Nếu các phương pháp chữa thoái hóa khớp vai ở trên không giúp kiểm soát tốt bệnh, phẫu thuật có thể được đề nghị. Bạn có thể được phẫu thuật mổ hở hay nội soi nhằm mục đích cắt bỏ các mỏm gai xương, làm phẳng hoặc tái tạo bề mặt sụn để giảm ma sát khi vận động, giúp bạn bớt đau.

cách chữa thoái hóa khớp vai bằng phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định cho người bị thoái hóa khớp vai nặng

Phẫu thuật thay thế khớp vai được chỉ định trong trường hợp khớp bị hư hỏng nặng. Khớp nhân tạo thường được làm bằng chất liệu kim loại hoặc nhựa. Nó giúp bảo tồn được chức năng vận động cho khớp vai.

Ca phẫu thuật có thể đem lại một số rủi ro nhất định như mất nhiều máu, nhiễm trùng vết mổ… Khớp nhân tạo cũng không có tuổi thọ vĩnh viễn mà có thể bị ăn mòn, hư hỏng sau một thời gian và cần phải phẫu thuật lại để thay mới. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để nắm rõ rủi ro và lợi ích mà bản thân có thể nhận được sau khi phẫu thuật.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp vai

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp vai cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh, ức chế quá trình thoái hóa khớp.

– Trong ăn uống hàng ngày:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu axit béo omega 3, chẳng hạn như cá thu, hạt óc chó, đậu nành, hạt lanh… Chúng giúp hỗ trợ kháng viêm, giảm sưng đau khớp vai.
  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh, đặc biệt là các loại quả mọng cũng như các loại rau có lá màu xanh đậm. Nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp vai, ngăn ngừa sưng viêm và bảo vệ các mô sụn.
  • Các thực phẩm như ngũ cốc, thịt gia cầm giúp bổ sung nhiều axit folic. Chất này có tác dụng hỗ trợ giảm đau, chống lại phản ứng viêm tại khớp
  • Trong bữa ăn hàng ngày của người bị thoái hóa khớp vai cũng không thể thiếu các thực phẩm giàu vitamin C, D, canxi. Chẳng hạn như cam, quýt, trứng, các loại đậu, sữa và các sản phẩm từ sữa…
  • Uống nhiều nước giúp tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho xương khớp và đào thải độc tố trong cơ thể. Người trưởng thành cần uống ít nhất là 2 lít/ngày.
  • Kiêng uống bia rượu
  • Không ăn nhiều thịt đỏ
  • Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, đồ béo, đường, muối, thịt đỏ, đồ hộp

– Chế độ sinh hoạt hàng ngày:

  • Trong những ngày bị đau nặng, người bệnh nên hạn chế các hoạt động ở khớp vai. Việc vận động mạnh có thể khiến khớp vai bị tổn thương và đau nặng hơn.
  • Thực hiện các cử động ở khớp vai một cách nhẹ nhàng
  • Tránh các hoạt động gây tác động mạnh đến khớp bị bệnh như xách vật nặng, khuôn vác đồ hay xoay vai một cách đột ngột.
  • Tắm với nước ấm kết hợp mát xa cho vùng cánh tay có thể giúp cải thiện được đáng kể cơn đau ở khớp bị bệnh.
  • Kiêng hút thuốc lá. Các chất độc trong khói thuốc lá có thể làm giảm lưu thông máu và khiến cho tình trạng thoái hóa khớp vai thêm nghiêm trọng.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày tứ 20- 30 phút để kích thích lưu thông máu đến nuôi dưỡng khớp vai, đồng thời giảm căng thẳng và kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể.

Bạn có thể tham khảo thêm

Tin khác

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp: Triệu chứng, giai đoạn bệnh và hướng điều trị

Nội dung bài viếtThoái hóa khớp vai là gì?Nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai1. Lớn tuổi2. Lao động nặng nhọc3. Hoạt động sai tư thế4. Vận động khớp vai...

Khô khớp gối: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh

Nội dung bài viếtThoái hóa khớp vai là gì?Nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai1. Lớn tuổi2. Lao động nặng nhọc3. Hoạt động sai tư thế4. Vận động khớp vai...

Khớp gối kêu lục cục và đau là bệnh gì? Cách khắc phục

Nội dung bài viếtThoái hóa khớp vai là gì?Nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai1. Lớn tuổi2. Lao động nặng nhọc3. Hoạt động sai tư thế4. Vận động khớp vai...

Thoái hoá khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Nội dung bài viếtThoái hóa khớp vai là gì?Nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai1. Lớn tuổi2. Lao động nặng nhọc3. Hoạt động sai tư thế4. Vận động khớp vai...

Khô khớp gối nên ăn gì để tăng chất nhờn?

Nội dung bài viếtThoái hóa khớp vai là gì?Nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai1. Lớn tuổi2. Lao động nặng nhọc3. Hoạt động sai tư thế4. Vận động khớp vai...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn