Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? Tác hại đáng chú ý

Thoái hoá cột sống thắt lưng: Vị trí, Biểu hiện, Cách điều trị

9 cách giúp giảm đau lưng do thoái hoá cột sống tại nhà

Thoái hoá cột sống L4 L5 là gì? Vị trí, chẩn đoán, điều trị

Thoái hoá cột sống cổ: Dấu hiệu và các phương pháp điều trị

Thoái hoá cột sống có nên chạy bộ, đi bộ không? Lời khuyên đúng

11+ bài tập thể dục, yoga chữa thoái hoá cột sống đơn giản tại nhà

Phương pháp vật lý trị liệu thoái hoá cột sống cổ hiệu quả không?

Thoái hoá cột sống là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bệnh thoái hoá cột sống có chữa được không? Chuyên gia nhận định

Phương pháp vật lý trị liệu thoái hoá cột sống cổ hiệu quả không?

5/5 - (2 bình chọn)

Với nền y học ngày càng phát triển, đội ngũ nghiên cứu khoa học đã cho ra đời nhiều phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ khác nhau. Mỗi phương pháp điều trị đều mang lại hiệu quả khác nhau. Một trong số đó không thể không nhắc đến cũng như được nhiều bệnh nhân lựa chọn điều trị kết hợp với việc dùng thuốc là vật lý trị liệu. Đây là một trong những phương pháp điều trị bảo tồn, ít gây hại và mang lại hiệu quả nhất định. Tham khảo bài chia sẻ dưới đây để biết thêm những thông tin liên quan đến phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ.

Điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp vật lý trị liệu có thực sự hiệu quả?
Điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp vật lý trị liệu có thực sự hiệu quả?

Những lợi ích của phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ

Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp điều trị khá phổ biến hiện nay, nhất là các bệnh lý về xương khớp. Phương pháp điều trị này chủ yếu sử dụng nhiệt, điện, sóng âm hoặc các bài tập nhằm tác động trực tiếp lên vị trí đau nhức cần khắc phục. Trong việc điều trị thoái hóa cột sống nói chung và thoái hóa đốt sống cổ nói riêng, vật lý trị liệu là phương pháp chữa, phòng, khôi phục chức năng và nâng cao sức khỏe cột sống hiệu quả. Hầu hết phác đồ luyện tập đều nhắm đến mục đích giảm đau và phòng ngừa bệnh tiến triển nặng nề.

Hơn thế nữa, điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp vật lý trị liệu còn có tác dụng cải thiện phạm vi hoạt động của đầu và cổ, phát triển sức mạnh của cổ và giúp cơ bắp hoạt động linh hoạt hơn. Đặc biệt, phương pháp này còn giúp cải thiện tư thế, nâng cao chức năng cổ và hạn chế nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý liên quan khác.

 

Vật lý trị liệu điều trị thoái hóa cột sống cổ là  phương pháp chữa, phòng, khôi phục chức năng và nâng cao sức khỏe cột sống cổ hiệu quả
Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ là phương pháp chữa, phòng, khôi phục chức năng và nâng cao sức khỏe cột sống cổ hiệu quả

Bên cạnh đó, vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ còn là liệu pháp điều trị được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn vì trong phương pháp này ẩn chứa các lợi ích vượt trội sau:

  • Là phương pháp điều trị không dùng thuốc nên hạn chế được các tác dụng phụ có hại cho dạ dày, gan và thận;
  • Giúp giảm đau nhanh chóng;
  • Khắc phục tình trạng cơ cứng vùng cổ;
  • Tăng quá trình lưu thông máu đến vùng vai, cổ và gáy;
  • Các bài tập đều tác động trực tiếp lên vị trí đau, từ đó giúp loại bỏ triệu chứng khó chịu. Đồng thời, giúp cổ, vai và gáy hoạt động linh hoạt hơn;
  • Tránh nguy cơ phẫu thuật tốn kém chi phí và thì giờ;
  • Một số bài tập điều trị hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Điều này mang lại sự tiện lợi tối đa, tiết kiệm tiền bạc, thời gian và công sức;
  • Không chỉ có tác dụng giảm đau trước mắt mà còn mang lại hiệu quả lâu dài và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát trở lại.

Khi nào nên thực hiện vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ?

Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ có thể được khuyến nghị trong các trường hợp sau:

  • Đau mãn tính, cơn đau kéo dài dai dẳng và liên tục trong nhiều ngày liền làm ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống thường ngày;
  • Hỗ trợ các phương pháp điều trị nội khoa nhằm thúc đẩy nhanh khả năng hồi phục của chức năng cột sống;
  • Hỗ trợ phục hồi chức năng của cột sống sau phẫu thuật nhằm hỗ trợ giảm đau, giảm co thắt cơ bắp ở vùng cổ và hạn chế tình trạng cứng khớp;
  • Có thể áp dụng cho các trường hợp bị đau vai gáy, đau cổ mãn tính không rõ nguyên do hoặc phục hồi chức năng của cột sống cổ. 
Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ phù hợp với các trường đau mãn tính, đau kéo dài dai dẳng làm ảnh hưởng đến tinh thần, sinh hoạt và công việc thường ngày
Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ phù hợp với các trường đau mãn tính, đau kéo dài dai dẳng làm ảnh hưởng đến tinh thần, sinh hoạt và công việc thường ngày

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng vật lý trị liệu khi không bị thoái hóa đốt sống cổ nhằm phòng ngừa giảm đau và tăng cường sức mạnh của cột sống cũng như ngăn ngừa các bệnh xương khớp hay bệnh mãn tính khác.

Các phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ

Phần lớn các phác đồ điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp vật lý trị liệu sẽ bao gồm liệu trình giảm đau, kéo giãn cột sống, cải thiện độ linh hoạt và ngăn ngừa các triệu chứng bệnh. Tùy vào trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa sẽ lựa chọn và chỉ định liệu pháp phù hợp. Điển hình nhất là các liệu pháp sau:

1. Bài tập tăng cường giúp giảm đau vùng cổ bị thoái hóa

Mặc dù điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng bài tập là lựa chọn điều trị “cũ kỹ” nhưng chúng vẫn khẳng định được lợi ích trong việc hỗ trợ giảm đau và giảm sự bất ổn vùng cổ. Thực hiện đúng kỹ thuật có thể giúp người tập điều chỉnh được tư thế xấu và duy trì tư thế tốt nhằm góp phần giảm đau hiệu quả. Không những vậy, các bài tập kéo giãn còn giúp tăng tính linh hoạt cho cổ và cải thiện biên độ vận động.

Bài tập tăng cường và ổn định cột sống giúp  người tập điều chỉnh được tư thế xấu và duy trì tư thế tốt nhằm góp phần giảm đau hiệu quả
Bài tập tăng cường và ổn định cột sống giúp người tập điều chỉnh được tư thế xấu và duy trì tư thế tốt nhằm góp phần giảm đau hiệu quả

Tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh lý cụ thể mà người bệnh có thể lựa chọn và áp dụng các bài tập phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số bài tập điển hình:

– Bài tập 1:

  • Chuẩn bị bài tập ở tư thế nằm ngửa;
  • Người tập hít sâu, đồng thời kéo hai đầu gối về phía bụng;
  • Hai tay ôm lấy đầu gối, giữ yên tư thế này trong 10 giây rồi trở về lại tư thế ban đầu;
  • Lặp lại động tác từ 15 – 20 lần trong mỗi lần tập luyện.

Động tác này vừa có tác dụng với cơ lưng trên xuống cơ mông vừa giúp cột sống được kéo giãn.

– Bài tập 2:

  • Chuẩn bị tư thế nằm ngửa với tay chân duỗi thẳng;
  • Hít thở sâu rồi từ từ kéo đầu gối áp sát vùng bụng, đồng thời hai tay ôm đầu gối phải và chân trái duỗi thẳng;
  • Giữ yên tư thế này trong 10 giây rồi trở về vị trí ban đầu;
  • Lặp lại động tác này 10 lần cho mỗi chân.

– Bài tập 3:

  • Chuẩn bị tư thế nằm ngửa với hai tay thả lỏng thoải mái dọc theo chiều dài của cơ thể;
  • Hít thở sâu rồi từ từ kéo đầu gối áp sát vùng bụng. Lúc này, đặt tay trên đỉnh đầu gối;
  • Giữ yên trong 10 giây rồi trở về tư thế chuẩn bị;
  • Duy trì động tác này trong 10 lần tập.

– Bài tập 4:

  • Tương tự như các bài tập, người bệnh chuẩn bị ở tư thế nằm ngửa và thả lỏng cơ thể;
  • Hít thở, từ từ kéo đầu gối phải về phía bụng, dùng tay trái ôm lấy đầu gối phải. Đồng thời, tay phải và chân trái duỗi thẳng;
  • Giữ yên tư thế này trong 10 giây rồi đổi bên;
  • Lặp lại động tác này khoảng 20 lần trong mỗi lần tập.

– Bài tập 5:

  • Chuẩn bị tư thế nằm thẳng, hai tay thả lỏng duỗi ngang hông;
  • Hít thở sâu;
  • Thực hiện động tác co hai đầu gối lên, đồng thời hai bàn chân chống xuống mặt sàn;
  • Dùng hai bàn tay và hai bàn chân làm điểm tựa để nâng phần hông là lưng lên khỏi mặt sàn;
  • Giữ yên tư thế này trong khoảng 5 giây rồi hạ người xuống;
  • Lặp lại trong khoảng 15 – 20 lần cho mỗi lần tập.

 

2. Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm nóng hoặc chườm lạnh là một trong những phương pháp điều trị hữu hiệu giúp xoa dịu các cơn đau nhức vùng cổ bị thoái hóa. Độ nóng từ túi chườm có thể tác động đến mạch máu, giúp chúng lưu thông máu đến vùng bị tổn thương. Đồng thời, hỗ trợ giảm sự chèn ép lên dây thần kinh. Trong khi đó, chườm lạnh có tác dụng cải thiện tình trạng sưng viêm, sưng đỏ và giảm đau nhanh chóng.

Người bệnh có thể sử dụng trực tiếp túi chườm nóng hoặc cho vài miếng đá lạnh vào khăn bông hoặc túi chườm chuyên dụng để phòng tránh làm da bị kích thích hoặc bỏng nhiệt. Đồng thời, không được chườm qua đêm hoặc đặt trực tiếp lên da. Thời gian tối đa trong mỗi lần chườm là 20 phút.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh là một trong những phương pháp điều trị hữu hiệu giúp xoa dịu các cơn đau nhức vùng cổ bị thoái hóa
Chườm nóng hoặc chườm lạnh là một trong những phương pháp điều trị hữu hiệu giúp xoa dịu các cơn đau nhức vùng cổ bị thoái hóa

3. Nắn chỉnh cột sống bằng tay

Nắn chỉnh cột sống bị thoái hóa bằng tay là liệu pháp điều trị sử dụng lựa bóp của tay tác động lên vị trí bị tổn thương nhằm giảm đau nhanh chóng. Thủ thuật này không chỉ ổn định cấu trúc cột sống mà còn cải thiện vị trí của đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh và cải thiện tình trạng rối loạn chức năng khớp cột sống. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được thực hiện bởi bác sĩ hoặc các kỹ thuật viên có chuyên môn, nắm rõ thao tác cụ thể. Người bệnh không được tự ý thực hiện nếu không mong muốn gặp phải những hệ lụy làm ảnh hưởng đến chức năng cột sống.

Bác sĩ chuyên khoa hoặc kỹ thuật viên sẽ sử dụng tay để thực hiện kỹ thuật nắn chỉnh cột sống giúp cải thiện đốt sống cổ. Quá trình thực hiện hoàn toàn sử dụng bằng lực của tay kết hợp với vật lý trị liệu phục hồi chức năng.

Liệu pháp nắn chỉnh cột sống giúp ổn định cấu trúc cột sống, cải thiện vị trí của đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh và tình trạng rối loạn chức năng khớp cột sống
Liệu pháp nắn chỉnh cột sống giúp ổn định cấu trúc cột sống, cải thiện vị trí của đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh và tình trạng rối loạn chức năng khớp cột sống

4. Massage – Xoa bóp

Liệu pháp massage trong việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ bao gồm massage khớp, massage mô mềm, thủy trị liệu và giáo dục về tự massage tại nhà. Những thủ thuật này đều hướng đến công dụng giảm đau, cải thiện phạm vi bị tổn thương và làm chậm quá trình thoái hóa tự nhiên. Không những vậy, massage còn giúp đẩy lùi phong hàn ra khỏi cơ thể, từ đó giúp khí huyết lưu thông hiệu quả hơn. Các bước thao tác massage vùng cổ cơ bản như:

  • Chuẩn bị tư thế nằm sấp hoặc ngồi thẳng lưng. Người thực hiện đứng phía trước đầu người bệnh nếu ở tư thế nằm hoặc đứng phía sau nếu người bệnh ở tư thế ngồi;
  • Cho một ít dầu trơn vào lòng bàn tay rồi xoa đều lên vùng cổ bị đau do thoái hóa;
  • Dùng lực của bàn tay xoa, day và lăn theo đường tròn từ vùng cổ sang hai bên gáy;
  • Thực hiện thao tác trong khoảng 15 – 20 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc xuất hiện cơn đau đột ngột.

Nếu gặp khó khăn trong việc tự massage giảm đau, người bệnh có thể nhờ đến sự trợ giúp của người thân hoặc các kỹ thuật viên.

Massage hay xoa bóp vùng cổ có tác dụng giảm đau, cải thiện phạm vi bị tổn thương và làm chậm quá trình thoái hóa tự nhiên
Massage hay xoa bóp vùng cổ có tác dụng giảm đau, cải thiện phạm vi bị tổn thương và làm chậm quá trình thoái hóa tự nhiên

5. Châm cứu

Châm cứu là một trong những phương pháp điều trị có nguồn gốc từ Đông y cổ truyền. Liệu pháp này sử dụng kim châm tác động vào các huyệt vị nhằm kích thích hệ thống thần kinh trung giảm, kích thích giải phóng giảm đau và giãn cơ. Bên cạnh đó, châm cứu còn có tác dụng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giải phóng kinh lạc bị ứ trệ và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.

Trong quá trình điều trị, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ sử dụng kim nhỏ để châm vào các huyệt vị có tác dụng trị thoái hóa đốt sống cổ. Một số trường hợp bác sĩ có thể sử dụng điện châm để kích thích. Một liệu trình điều trị có thể kéo dài từ 15 – 30 phút (tùy vào từng đối tượng cụ thể).

Châm cứu các huyệt vị ở vùng cổ có tác dụng kích thích hệ thống thần kinh trung giảm, kích thích giải phóng giảm đau, giãn cơ và tăng quá trình lưu thông máu đến cột sống cổ bị tổn thương
Châm cứu các huyệt vị ở vùng cổ có tác dụng kích thích hệ thống thần kinh trung giảm, kích thích giải phóng giảm đau, giãn cơ và tăng quá trình lưu thông máu đến cột sống cổ bị tổn thương

Các trường hợp thoái hóa cột sống cổ nào không được thực hiện phương pháp vật lý trị liệu?

Trên thực tế, không phải trường hợp nào bị thoái hóa cột sống cổ áp dụng phương pháp vật lý trị liệu đều có thể giúp giảm đau. Thậm chí, một số trường hợp có thể gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng hơn. Do đó, vật lý trị liệu không được giới chuyên môn khuyến cáo cho các trường hợp sau:

  • Đốt sống cổ bị tổn thương nghiêm trọng: Khi đốt sống cổ bị tổn thương nghiêm trọng như thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép tủy xương hoặc rễ thần kinh hoặc trường hợp gãy xương đốt sống cổ không nên áp dụng phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu. Nếu thản nhiên áp dụng khi chưa có sự cho phép có thể khiến tổn thương trở nên trầm trọng hơn;
  • Nhiễm trùng hoặc xuất hiện các khối u ở cổ: Đây có thể là những vấn đề nghiêm trọng cần được ưu tiên điều trị trước khi tiến hành điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ.

Bên cạnh đó, còn nhiều đối tượng khác không được liệt kê đầy đủ tại đây. Vì vậy, người bệnh cần trao đổi với chuyên gia y tế kỹ vấn đề này để phòng tránh những rủi ro không may xảy ra.

Những lưu ý khi áp dụng vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ

Vật lý trị liệu điều trị thoái hóa cột sống cổ được xem là một trong những phương pháp điều trị những không an toàn mà còn hiệu quả. Tuy nhiên, việc tập luyện cần thực hiện đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa học kỹ thuật viên nhằm phòng tránh những chấn thương không mong muốn có thể xảy ra. Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định điều trị chuyên môn thông qua việc điều trị đúng cách, đúng liệu trình và không lạm dụng. Nếu thực hiện đúng yêu cầu, bệnh tình sẽ nhanh chóng loại bỏ, khả năng vận động được hồi phục;
  • Thực hiện các bài tập theo sự chỉ dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu hoặc người có nguyên môn trong những lần tập đầu chưa quen để phòng tránh những rủi ro;
  • Nếu xuất hiện cơn đau bất chợt trong lúc tập luyện, người bệnh cần tạm ngưng việc điều trị và tìm gặp bác sĩ để được trao đổi;
  • Không tự ý dừng đột ngột việc điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp vật lý trị liệu nếu không nhận được sự đồng ý của bác sĩ. Bên cạnh đó, không tự ý dùng thuốc điều trị nếu không có chỉ định;
  • Trong quá trình điều trị thoái hóa cột sống bằng phương pháp vật lý trị liệu, người bệnh có những thắc mắc nào cần giải đáp có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để việc điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất;
  • Tái khám bệnh theo đúng lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa để theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe cột sống nói riêng;
  • Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt lành mạnh. Hạn chế tiêu thụ các chất kích thích có hại cho sức khỏe. Đồng thời, loại bỏ những thói quen xấu tác động đến chức năng của cột sống.
Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nếu có ý định điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng phương pháp vật lý trị liệu
Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nếu có ý định điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng phương pháp vật lý trị liệu

Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc các phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ và một số lưu ý khi áp dụng. Phương pháp điều trị này chỉ mang lại những tác dụng nhất định, do đó, người bệnh cần kết hợp với việc điều trị bằng thuốc để đẩy nhanh công dụng giảm đau và phòng ngừa biến chứng. Đồng thời, điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sinh hoạt lành mạnh hằng ngày cũng như có chế độ kiêng cữ phù hợp.

CÓ THỂ BẠN ĐỌC CHƯA BIẾT:

Tin khác

Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? Tác hại đáng chú ý

Nội dung bài viếtNhững lợi ích của phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổKhi nào nên thực hiện vật lý trị liệu thoái hóa cột sống...

Thoái hoá cột sống thắt lưng: Vị trí, Biểu hiện, Cách điều trị

Nội dung bài viếtNhững lợi ích của phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổKhi nào nên thực hiện vật lý trị liệu thoái hóa cột sống...

9 cách giúp giảm đau lưng do thoái hoá cột sống tại nhà

Nội dung bài viếtNhững lợi ích của phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổKhi nào nên thực hiện vật lý trị liệu thoái hóa cột sống...

Thoái hoá cột sống L4 L5 là gì? Vị trí, chẩn đoán, điều trị

Nội dung bài viếtNhững lợi ích của phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổKhi nào nên thực hiện vật lý trị liệu thoái hóa cột sống...

Thoái hoá cột sống cổ: Dấu hiệu và các phương pháp điều trị

Nội dung bài viếtNhững lợi ích của phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổKhi nào nên thực hiện vật lý trị liệu thoái hóa cột sống...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn