Viêm Amidan Có Lây Không? Phòng Ngừa Như Thế Nào?
Nội dung bài viết
Viêm amidan là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay, gặp nhiều ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Căn bệnh này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm cả vi khuẩn, virus và nấm. Chính vì nguyên nhân này mà nhiều người cho rằng bệnh này có khả năng lây lan từ người sang người. Vậy, trên thực tế thì viêm amidan có lây không? Bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc gỡ rối vấn đề này.
Viêm amidan có lây không? – Giải đáp thắc mắc
Amidan là một tổ chức nằm ở cửa ngõ của đường thở và đường tiêu hóa. Với chức năng chính là bảo vệ đường hô hấp khỏi sự tấn công của tác nhân gây bệnh, cụ thể hơn là thông qua việc tiết ra một lượng kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn, virus hay nấm gây viêm amidan. Tuy nhiên, nếu mầm bệnh tấn công quá nhiều và quá thường xuyên thì khả năng cao amidan sẽ bị suy yếu dẫn đến hoạt động kém. Lúc này, amidan có thể bị viêm.
Sau khoảng thời gian ủ bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng khó chịu. Điển hình nhất là tình trạng khối lympho bị sưng tấy, sốt kéo dài, khó nuốt, nuốt có cảm giác đau rát, chán ăn, ăn không ngon miệng,… Nhìn chung, triệu chứng của viêm amidan thường khó nhận biết ở giai đoạn đầu bởi chúng có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, thăm khám bệnh sẽ giúp người bệnh phân biệt đúng bệnh lý mà bản thân đang mắc phải.
Theo kết quả của nhiều bài nghiên cứu khoa học, có khá nhiều nguyên nhân gây viêm amidan. Nổi bật nhất là do vi khuẩn, virus, nấm tấn công vào amidan, do hệ miễn dịch và sức đề kháng suy yếu, do dị tật đặc biệt ở khoang miệng,… Bên cạnh đó, việc vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ cũng chính nguyên nhân gây viêm amidan.
Mặc dù nguyên nhân gây viêm amidan là do sự tấn công của vi khuẩn, virus hay nấm nhưng đây là căn bệnh nội sinh nên bệnh hoàn toàn không có tính lây lan. Các nguyên nhân đã được liệt kê thì không có nguyên nhân nào có khả năng lây truyền bệnh. Do đó, bạn không nên quá lo lắng hay hoang mang khi tiếp xúc với người bị viêm amidan không an toàn.
Tuy nhiên, bệnh viêm amidan không lây lan nhưng vi khuẩn hay virus gây ra bệnh ho, viêm họng, viêm phế quản,… thì có khả năng lây bệnh. Trong trường hợp này, amidan làm việc quá sức có thể sẽ bị sưng viêm. Khi có biểu hiện sốt, khó nuốt, đau cổ họng và nghi ngờ bản thân bị viêm amidan thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám chữa từ sớm.
Viêm amidan có di truyền không?
Ngoài vấn đề viêm amidan có lây không nhiều người còn thắc mắc viêm amidan có di truyền không. Nhận định từ chuyên gia tai mũi họng hàng đầu cho biết, viêm amidan tuy không có khả năng lây lan nhưng hoàn toàn có khả năng di truyền giữa các thành viên có cùng huyết thống.
Một nghiên cứu khoa học mới đây cho biết, có đến 62 – 65% người bị viêm amidan liên quan đến yếu tố gen trội. Nói theo cách khác, bệnh nhân bị viêm amidan có thể là do di truyền từ cha, mẹ hoặc từ cả hai có tiền sử mắc bệnh. Các trường hợp mắc bệnh còn lại là do các yếu tố khác, đó có thể là do chế độ ăn uống kém khoa học hoặc yếu tố môi trường bên ngoài tác động vào.
Vì thế, nếu bạn bị viêm amidan thì có thể thành viên trong gia đình từng mắc phải căn bệnh này. Để biết rõ hơn, bạn có thể hỏi trực tiếp người thân trong gia đình rồi thăm khám sức khỏe tại các phòng khám chuyên khoa tai mũi họng uy tín.
Các biện pháp phòng ngừa lây lan viêm amidan
Bệnh viêm amidan gây ra ảnh hưởng lớn cho sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần lẫn cả sự tự tin trong khi giao tiếp với người bệnh. Chính vì lẽ đó, việc phòng ngừa bệnh đúng cách luôn là giải pháp tốt nhất để ngăn chặn bệnh khởi phát. Dưới đây là một vài lời khuyên từ bác sĩ tai mũi họng mà bạn cần ghi nhớ:
Về chế độ dinh dưỡng hằng ngày, bạn cần bổ sung đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể mỗi ngày, đặc biệt là các thực phẩm có nhiều vitamin A, vitamin C, sắt, kẽm, canxi,… để ổn định quá trình tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung chất đạm, kali, photpho,… để giúp cơ thể thêm rắn chắc, mạnh khỏe.
Song song, bạn cần bổ sung đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Đồng thời, uống thêm một số loại nước ép từ trái cây và rau củ. Thức uống này không chỉ bổ sung nước mà còn cung cấp cho cơ thể người bệnh nhiều dưỡng chất thiết yếu khác.
Ngoài ra, bạn cần hạn chế tối đa việc ăn nhiều thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm bị ôi thiu, thức ăn cay nóng,… Hạn chế thói quen uống hoặc ăn nhiều đồ lạnh như nước đá, kem, nước ngọt có gas,…
Về chế độ sinh hoạt hằng ngày, bạn cần điều chỉnh lối sinh hoạt sao cho hợp lý. Cần chú trọng đến việc vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào mỗi buổi sáng sớm và buổi tối trước khi ngủ, đặc biệt là không quên việc súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý. Một răng miệng khỏe mạnh không chỉ giúp phòng bệnh viêm amidan hiệu quả mà còn giúp phòng các bệnh lý khác.
Tăng cường vận động cơ thể bằng các bài tập vừa sức để nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch để chống chọi với tác nhân gây bệnh. Đồng thời, loại bỏ thói quen thức quá khuya, căng thẳng quá mức, làm việc vượt sức, hút thuốc lá,… Luôn giữ một tinh thần lạc quan, thư thái thông qua việc biết cân bằng giữa công việc và đời sống thường ngày.
Hơn thế nữa, bạn nên đeo khẩu trang khi làm việc ở môi trường có nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm, hóa chất,… hoặc đi đến nơi đông người để phòng lây bệnh đường hô hấp. Vào những ngày giá rét hoặc thời tiết thay đổi thất thường, bạn cần bảo vệ cổ họng bằng một số vật dụng cá nhân như khăn choàng, áo ấm cổ cao,…
Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc có câu trả lời chính xác cho vấn đề viêm amidan có lây không và một số vấn đề liên quan khác. Hy vọng những thông tin được chia sẻ sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn khác hơn về căn bệnh này. Để biết thêm nhiều vấn đề khác hoặc có nhu cầu giải đáp thắc mắc, bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ tai mũi họng để được hỗ trợ.
CÓ THỂ BẠN ĐỌC CHƯA BIẾT:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!