Viêm da dị ứng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm da dị ứng ở nách: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Viêm da dị ứng nên bôi thuốc gì?

Viêm da dị ứng nên bôi thuốc gì?

Cách chữa viêm da dị ứng bằng bài thuốc nam dễ kiếm

Cách chữa viêm da dị ứng bằng bài thuốc nam dễ kiếm

Viêm da dị ứng chuyển biến nặng rất nguy hiểm

Viêm Da Dị Ứng Có Chữa Khỏi Được Không?

Viêm da dị ứng có nguy hiểm không?

Viêm Da Dị Ứng Có Nguy Hiểm Không?

Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi

Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi? Giải đáp từ bác sĩ

Viêm da dị ứng nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh

viêm da dị ứng có lây không

Bệnh viêm da dị ứng có lây không? Lây bằng hình thức gì?

Viêm da dị ứng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

5/5 - (2 bình chọn)

Viêm da dị ứng là tình trạng da bị viêm do tiếp xúc phải các tác nhân gây hại bên ngoài môi trường. Lúc này vùng da tổn thương sẽ có các triệu chứng như sưng đỏ, ngứa ngáy, khô da và gây bong tróc. Bệnh có khả năng tái phát rất cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ da và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả.

Viêm da dị ứng là bệnh lý về da liễu rất dễ mắc phải trong đời sống sinh hoạt hàng ngày
Viêm da dị ứng là bệnh lý về da liễu rất dễ mắc phải trong đời sống sinh hoạt hàng ngày

Viêm da dị ứng là gì?

Viêm da dị ứng là một dạng bệnh lý da liễu thường gặp nhất, thống kê y khoa cho biết có đến hơn 40% trường hợp bị viêm da dị ứng trong tổng số ca mắc các bệnh lý da liễu thường gặp ở người. Cũng giống như các bệnh lý da liễu khác, viêm da dị ứng là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào không phân biệt về giới tính và tuổi tác. Các triệu chứng của bệnh thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Đây là phản ứng viêm bên dưới da do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng bên ngoài như bụi bẩn, phấn hoa, lông thú,… Lúc này vùng da tổn thương của người bệnh sẽ bị sưng viêm gây đỏ da, ngứa ngáy và đau rát. Ban đầu bệnh sẽ bùng phát một cách cấp tính, lâu dần sẽ chuyển biến sang mãn tính, tái phát nhiều lần gây khó khăn cho việc điều trị dứt điểm. Y khoa chia viêm da dị ứng thành nhiều dạng khác nhau và phổ biến là:

  • Viêm da tiếp xúc: Bệnh chỉ xảy ra ở những vùng da có tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng. Lúc này vùng da bị bệnh sẽ có triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy và nổi mẩn.
  • Bệnh chàm: Đây là dạng bệnh lý viêm da dị ứng phổ biến nhất và xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh có thể bùng phát và gây ảnh hưởng đến nhiều vùng da khác trên cơ thể.
  • Viêm da dị ứng thời tiết: Thời tiết là tác nhân chính gây ra bệnh, tình trạng viêm da thường xảy ra vào những thời điểm chuyển mùa, những ngày thời tiết quá nóng hoặc quá hanh khô.

Viêm da dị ứng xảy ra do yếu tố cơ địa nên không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên bệnh có khả năng di truyền rất cao, những trường hợp bố mẹ bị mắc bệnh khi sinh con ra thì con sẽ có tỷ lệ mắc bệnh lên đến 80%.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng

Y học đã chỉ ra, viêm da dị ứng là bệnh lý xảy ra khá phổ biến nhưng vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Bệnh thường khởi phát khi hàng rào bảo vệ da bị tổn thương khiến da khô, mất nước, tạo điều kiện cho các tác nhân gây dị ứng xâm nhập vào sâu bên trong da gây kích ứng. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như:

  • Di truyền: Những trẻ có bố hoặc mẹ bị viêm da dị ứng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với bình thường. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh viêm da dị ứng phổ biến nhất hiện nay.
  • Sức đề kháng suy giảm: Những người mắc các bệnh ký như hen suyễn, dị ứng thời tiết sẽ gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Môi trường: Thời tiết có sự thay đổi đột ngột, sống ở nơi có khí hậu lạnh hoặc môi trường bị ô nhiễm nhiều khói bụi cũng là nguyên nhân khiến làn da dễ bị kích ứng và gây viêm.
  • Căng thẳng thẳng stress: Chuyên gia cho biết, căng thẳng stress kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra việc bùng phát bệnh viêm da dị ứng.
  • Vệ sinh cơ thể không đúng cách: Thói quen vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, sử dụng các sản phẩm vệ sinh chứa nhiều hóa chất, có tính tẩy rửa cao khiến da mất nước cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm da dị ứng.
  • Dị ứng mỹ phẩm: Việc sử dụng các mỹ phẩm kém chất lượng hoặc không phù hợp với tình trạng da của bản thân sẽ gây ra bệnh viêm da dị ứng với các triệu chứng như đặc trưng như nổi mẩn đỏ, nổi mụn, bong tróc da,…
  • Tác dụng phụ của thuốc Tây: Sử dụng các loại thuốc Tây điều trị bệnh không đúng cách cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như nổi mẩn đỏ dị ứng trên da. Một số loại thuốc điều trị bệnh dễ gây viêm da dị ứng là thuốc chống viêm không steroid, thuốc trị ung thư, thuốc co giật,…
  • Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân gây bệnh phổ biến ở trên, bệnh viêm da dị ứng cũng có thể xảy ra do mất cân bằng nội tiết tố, côn trùng cắn, dị ứng thức ăn, ánh sáng,…

Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm da dị ứng

Chuyên gia cho biết, các triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về da liễu khác. Vì vậy bạn cần phải hết sức chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân để có thể sớm nhận biết ra bệnh, tiến hành điều trị kịp thời giúp nâng cao hiệu quả mang lại. Dưới đây là một số triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm da dị ứng bạn cần phải lưu ý:

Viêm da dị ứng gây bong tróc, nứt nẻ trên da khiến làn da bị mất thẩm mỹ nghiêm trọng
Viêm da dị ứng gây bong tróc, nứt nẻ trên da khiến làn da bị mất thẩm mỹ nghiêm trọng
  • Xuất hiện mẩn đỏ trên da: Khi bệnh mới phát triển, vùng da bị tổn thương sẽ bắt đầu xuất hiện các nốt ban đỏ. Các nốt ban này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào những phổ biến nhất là ở cánh tay và chấn. Bên cạnh đó, da cũng sẽ nổi nhiều mụn nước màu trắng sần sùi rất khó chịu.
  • Ngứa ngáy: Các tác nhân gây hại sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích sản sinh ra các histamin gây dị ứng, lúc này ở vùng da bị tổn thương người bệnh sẽ có triệu chứng ngứa ngáy dữ dội rất khó chịu. Đây là triệu chứng rất phổ biến khi bị viêm da dị ứng.
  • Sưng phù, phù nề: Sau một thời gian bệnh phát triển, vùng da bị viêm sẽ bắt đầu trở nên dày hơn và tạo ra cảm giác sưng phù. Đồng thời, ở những vị trí tổn thương trên da sẽ kèm theo cảm giác nóng rát và ngứa ngáy rất dữ dội.
  • Da khô ráp, tróc vảy và chảy dịch: Viêm da sẽ khiến da bị mất nước dần trở nên khô ráp và bong tróc vảy gây mất thẩm mỹ. Nếu người bệnh bóc hoặc chà xát lên da sẽ khiến mụn nước vỡ ra và gây chảy dịch, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và khiến bệnh lan rộng.
  • Triệu chứng toàn thân: Bên cạnh các triệu chứng ngoài da thường gặp ở trên thì người bệnh cũng sẽ có một số triệu chứng toàn thân khác như sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân,… Ở những trường hợp bệnh nặng sẽ đi kèm với hen suyễn và suy hô hấp.

Phương pháp điều trị viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng nếu không được điều trị nhanh chóng và đúng phương pháp sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Việc phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn sớm sẽ giúp nâng cao khả năng điều trị khỏi bệnh. Vì vậy, khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị viêm da dị ứng bằng thuốc tây y

Sử dụng các loại thuốc Tây y chữa bệnh viêm da dị ứng là phương pháp được đa số các bác sĩ chỉ định điều trị cho người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh của mỗi người bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm da dị ứng bạn có thể tham khảo:

  • Thuốc bôi ngoài da như Tacrolimus, pimercrolimus,… có tác dụng ức chế hoạt động của các tác nhân gây viêm da.
  • Thuốc bôi chứa corticosteroid có tác dụng dụng đẩy lùi phản ứng viêm trên da và làm giảm triệu chứng sưng đỏ, dị ứng. Tuy nhiên thuốc chỉ nên sử dụng ngắn ngày để tránh gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Thuốc kháng histamin như Hydroxyzine, Diphenhydramine,… giúp đẩy lùi cơn ngứa ngáy một cách nhanh chóng để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Thuốc ức chế miễn dịch như Methotrexate, Cyclosporine,… thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị cho những trường hợp viêm da dị ứng đã chuyển biến sang giai đoạn nặng.
  • Kháng sinh: Được kê đơn điều trị cho những trường hợp viêm da dị ứng có dấu hiệu bị nhiễm trùng nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể, đẩy lùi tình trạng viêm sưng.

Các loại thuốc Tây y sử dụng để điều trị bệnh thường mang lại hiệu quả rất nhanh chóng, tuy nhiên chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, tốt nhất khi bị bệnh bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị bệnh. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về chữa bệnh sẽ không mang lại hiệu quả và có thể khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.

Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm da dị ứng theo đúng phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra
Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm da dị ứng theo đúng phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra

Ở những trường hợp viêm da dị ứng đã lan rộng khắp toàn thân và chuyển biến nghiêm trọng thì người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị bằng phương pháp quang trị liệu. Ánh sáng quang học khi chiếu lên da sẽ có tác dụng chống viêm, đẩy lùi ngứa ngáy và thúc đẩy quá trình tạo ra vitamin D nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng da. Tuy nhiên, khi tiến hành điều trị bệnh bằng phương pháp này sẽ khiến người bệnh gặp phải một số biến chứng như lão hóa da sớm, tăng nguy cơ ung thư da,… Vì vậy, người bệnh cần phải trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi tiến hành điều trị bệnh bằng phương pháp này.

Điều trị viêm da dị ứng bằng mẹo dân gian

Sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị viêm da cơ địa sẽ có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Nguồn nguyên liệu sử dụng để điều trị bệnh là các loại thảo dược có sẵn trong thiên nhiên nên sẽ giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí điều trị. Dưới đây là bài thuốc điều trị viêm da dị ứng bằng mẹo dân gian bạn có thể tham khảo:

– Chữa viêm da bằng lá trà xanh

  • Lấy 1 nắm lá trà xanh tươi đem rửa sạch bụi bẩn, cho vào nước muối ấm ngâm sát khuẩn.
  • Sau 10 phút vớt lá trành xanh ra để cho ráo nước, dùng tay vò lá trà cho nát.
  • Cho lá trà vào nồi cùng với một ít muối biển, đổ nước vào rồi bắc lên bếp đun sôi.
  • Đun sôi nước trong khoảng 10 phút thì tắt bếp, đổ nước ra chậu để cho nguội bớt.
  • Sử dụng nước này để  ngâm rửa và vệ sinh vùng da bị bệnh.
  • Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày 2 lần để có thể mang lại hiệu quả điều trị bệnh nhanh chóng.

– Chữa viêm da bằng lá khế

  • Lấy 1 nắm lá khế tươi đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn gây hại, bụi bẩn bám trên lá.
  • Sau đó cho lá khế vào nồi đun sôi với nước, đun trong khoảng 15 phút để hoạt chất bên trong lá khế hòa tan vào trong nước.
  • Đổ nước lá khế ra chậu để cho nguội bớt rồi sử dụng để ngâm rửa vùng da bị bệnh, tận dụng phần bã để đắp bên ngoài.
  • Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng của bệnh chuyển biến tốt.

– Chữa viêm da bằng lá đơn đỏ

  • Chuẩn bị 100 gram lá đơn đỏ đem đi rửa sạch với nước rồi vớt ra để ráo.
  • Cho toàn bộ dược liệu vào trong ấm đun với lượng nước vừa phải.
  • Nấu trong khoảng 15 phút thì tắt bếp, chắt lấy nước sử dụng để uống trong ngày.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng dược liệu nấu nước để vệ sinh vùng da bị bệnh hàng ngày.
  • Kiên trì áp dụng phương pháp này trong thời gian dài để có thể mang lại hiệu quả điều trị bệnh.

Khi lựa chọn điều trị viêm da dị ứng bằng các bài thuốc dân gian yêu cầu người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài để có thể mang lại hiệu quả điều trị bệnh như mong muốn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý trong việc lựa chọn và vệ sinh nguyên liệu điều trị bệnh thật kỹ để tránh gây nhiễm trùng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Biện pháp phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà

Viêm da dị ứng là bệnh lý không nguy hiểm, tuy nhiên bệnh có thể tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Việc xây dựng cho bản thân lối sống và sinh hoạt hợp lý sẽ có tác động rất tích cực đến quá trình điều trị và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày thì bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây:

Tuyệt đối không dùng tay cào gãi lên vùng da bị bệnh làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng
Tuyệt đối không dùng tay cào gãi lên vùng da bị bệnh làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng
  • Không dùng tay cào gãi và chà xát lên vùng da bị bệnh, điều này giúp ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng và khiến bệnh lây lan sang những vùng da lành xung quanh.
  • Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp giảm ngứa tại nhà giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn như chườm lành, bôi dầu dừa, bôi tinh dầu tầm phổng,…
  • Có các biện pháp giữ ẩm cho da, đặc biệt là vào những thời điểm giao mùa, trời hanh khô và mùa hè. Tránh để da mất nước dẫn đến khô ráp, bong tróc và dễ kích ứng gây dị ứng.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhằm loại bỏ các tác nhân gây hại ở bên ngoài bám trên da như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,… Nên có các biện pháp bảo vệ cơ thể khi đi ra đường như mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang.
  • Nên sử dụng nước ấm để tắm và vệ sinh cơ thể, không nên sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến da dễ bị kích ứng dẫn đến dị ứng.
  • Lựa chọn sử dụng các sản phẩm vệ sinh và chăm sóc da dịu nhẹ, không chứa các loại hóa chất dễ gây kích ứng. Tốt nhất người bạn nên ưu tiên chọn các sản phẩm được chiết xuất từ thành phần thiên nhiên để đảm bảo an toàn.
  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên giặt giũ chăn màn chiếu gối để loại bỏ bụi bẩn bám trên. Khi phải sống trong môi trường điều hòa, bạn nên sử dụng thêm máy tạo độ ẩm không khí để tránh tình trạng da bị khô quá mức.
  • Lựa chọn sử dụng các trang phục rộng rãi, thoáng máng làm bằng chất liệu cotton có độ thấm hút cao. Không nên sử dụng các bộ trang phục làm bằng len sợi tổng hợp, đồ áo quá chật hoặc bó sát dễ gây kích ứng đến làn da.
  • Bổ sung cho cơ thể 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để giữ ẩm cho da và quá trình đào thải độc tố bên trong cơ thể diễn ra dễ dàng hơn. Ngoài nước lọc bạn cũng có thể sử dụng nước ép trái cây từ hoa quả tươi, nước canh từ rau xanh,…
  • Hình thành thói quen ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể từ các loại thực phẩm như rau xanh, hoa qua tươi, thực phẩm giàu protein, các loại ngũ cốc,… Bên cạnh đó bạn cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt đỏ. Tuyệt đối tránh xa đồ uống có cồn và chất kích thích gây ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch.
  • Khi sử dụng các loại thuốc Tây điều trị bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối không sử dụng thuốc bừa bãi gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da dị ứng.

Trên đây là các thông tin về bệnh viêm da dị ứng bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về bệnh. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm nhận biết ra bệnh, có các biện pháp cải thiện hợp lý tránh để bệnh chuyển biến nặng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm

Tin khác

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Nội dung bài viếtViêm da dị ứng là gì?Nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứngCác triệu chứng thường gặp của bệnh viêm da dị ứngPhương pháp điều trị viêm...

Viêm da dị ứng ở nách: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Nội dung bài viếtViêm da dị ứng là gì?Nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứngCác triệu chứng thường gặp của bệnh viêm da dị ứngPhương pháp điều trị viêm...

Viêm da dị ứng nên bôi thuốc gì?

Viêm da dị ứng nên bôi thuốc gì?

Nội dung bài viếtViêm da dị ứng là gì?Nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứngCác triệu chứng thường gặp của bệnh viêm da dị ứngPhương pháp điều trị viêm...

Cách chữa viêm da dị ứng bằng bài thuốc nam dễ kiếm

Cách chữa viêm da dị ứng bằng bài thuốc nam dễ kiếm

Nội dung bài viếtViêm da dị ứng là gì?Nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứngCác triệu chứng thường gặp của bệnh viêm da dị ứngPhương pháp điều trị viêm...

Viêm da dị ứng chuyển biến nặng rất nguy hiểm

Viêm Da Dị Ứng Có Chữa Khỏi Được Không?

Nội dung bài viếtViêm da dị ứng là gì?Nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứngCác triệu chứng thường gặp của bệnh viêm da dị ứngPhương pháp điều trị viêm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn