Viêm da dị ứng nên bôi thuốc gì?
Nội dung bài viết
Viêm da dị ứng nên bôi thuốc gì – Thuốc kháng histamin, Corticod, thuốc ức chế miễn dịch dạng bôi là những loại thuốc thường được sử dụng dụng nhất trong điều trị bệnh lý này. Tác dụng của thuốc có thể làm giảm nhanh triệu chứng sưng, viêm, mẩn đỏ, bong tróc, ngứa ngáy.
Khi nào nên sử dụng thuốc bôi trị viêm da dị ứng?
Căn bệnh viêm da dị ứng là một triệu chứng da liễu gây ngứa và khô da nghiêm trọng. Tình trạng này có thể tái phát khi người bệnh gặp phải các kích ứng (hóa chất, phấn hoa, lông động vật, dị ứng thời tiết..). Viêm da dị ứng có thể xảy ra ở mọi đối tượng.
Ở trẻ em, những tổn thương thường xuất hiện ở các nếp gấp (khuỷu tay, cổ tay, đầu gối, nếp gấp cổ, dưới tai, mi mắt, quanh miệng, bàn tay, mông…). Triệu chứng thường gây tổn thương tại vùng mặt, bàn tay, mi mắt, cổ ở người trưởng thành. Ở những trường hợp nhẹ, triệu chứng có thể tự cải thiện trong vòng 2 – 3 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.
Cách điều trị viêm da dị ứng đơn giản mang đến hiệu quả cao nhất là dự phòng bằng cách hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây kích thích da. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ được chỉ định sử dụng thuốc điều trị bằng đường uống hoặc sử dụng thuốc bôi chữa viêm da dị ứng. Việc sử dụng thuốc chỉ được thực hiện khi người bệnh đã điều trị bằng các biện pháp dự phòng mà triệu chứng vẫn phát triển và gây khó chịu.
Viêm da dị ứng nên bôi thuốc gì?
Hầu hết những người bị viêm da dị ứng ở giai đoạn nhẹ đến trung bình sẽ sử dụng các lọai kem dưỡng da, kem giữ ẩm và thuốc mỡ như liệu pháp đầu tiên. Công dụng chung của nhóm thuốc này là chống viêm, chống nứt hoặc khô, đồng thời làm giảm các kích ứng da xảy ra. Thuốc bôi điều trị dị ứng cũng được dùng cho những triệu chứng tương tự của bệnh viêm da cơ địa, á sừng, tổ đỉa, viêm da tiếp xúc,…
Nhóm kem giữ ẩm
Dưỡng ẩm là điều kiện cơ bản trong điều trị các vấn đề viêm da và dị ứng nói chung. Công dụng chính của nhóm kem dược liệu này là giữ ẩm, giúp làm mềm vùng da bị dị ứng. Nếu người bệnh chỉ viêm da dị ứng nhẹ thì chỉ cần sử dụng loại kem giữ ẩm trung tính, không chứa hương liệu.
Cần hạn chế sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có tinh dầu hạnh nhân, dầu lạc, vừng hay hạt dẻ… có thể gây kích ứng nghiêm trọng hơn cho da. Trước khi sử dụng, người bệnh nên sử dụng kem thử trên vùng da cẳng tay để kiểm tra kích ứng. Những loại kem giữ ẩm điều trị viêm da dị ứng lành tính thường được bác sĩ khuyến khích sử dụng gồm:
- Vaseline Intensive Care Advanced Repair Unscented 295 ml
- Mustela Stelatopia Emollient Balm
- Kem dưỡng ẩm Avène Xeracalm A.D
- Kem dưỡng ẩm SkinClinical Extreme
- Kem dưỡng ẩm hàng ngày Cetaphil Lotion
- Kem dưỡng ẩm Curel Hydra Therapy
- Kem dưỡng ẩm CerVe
Lưu ý: Dùng kem bôi lên vùng da khô sạch 1-2 lần/ngày, lượng kem bôi tùy tình trạng viêm của da. Trước khi bôi kem giữ ẩm lên vùng da dị ứng thì người bệnh nên vệ sinh vùng da và bàn tay và để khô ráo tự nhiên.
Thuốc Corticoid bôi viêm da dị ứng
Nhóm thuốc chứa Corticoid thường được chỉ định cho những tường hợp viêm da dị ứng nặng. Đây là thuốc bôi viêm da dị ứng có thể được chỉ định cho những trường hợp người bệnh đang ở đợt kịch phát. Nhóm kem chứa Corticoid được dùng dưới dạng thuốc kê theo đơn, bao gồm:
Hidem Cream
Kem bôi viêm da dị ứng Hidem Cream có tác dụng giảm viêm, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, chống nhiễm trùng và kháng nấm tại chỗ. Những thành phần chính của thuốc được ghi nhận gồm có Gentamicin, Betamethason dipropiona (corticosteroid chống viêm) và Clotrimazol (hoạt chất chống nấm). T
Fucicort Cream
Kem Fucicort Cream chữa viêm da dị ứng có hai thành phần chính là: Betamethasone (một dạng corticosteroid tổng hợp, có tác dụng chống dị ứng, chống viêm) và Fusidic acid (hoạt chất kháng khuẩn tại chỗ, phòng nhiễm trùng da). Đây là loại thuốc bôi dưới dạng không kê đơn, thường dùng trong điều trị bệnh lý da liễu thường gặp. Thuốc được chỉ định sử dụng cho trường hợp viêm da dị ứng có nhiễm khuẩn.
Clobetasol Propionate Cream
Kem bôi da khi bị dị ứng Clobetasol Propionate Cream có thành phần Clobetasol – hoạt chất có tác dụng tương tự như Betamethasone. Kem có hiệu quả chống dị ứng và giảm nhẹ phản ứng viêm da. Kem bôi Clobetasol Propionate cũng được sử dụng cho những trường hợp viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, á sừng, tổ đỉa mức độ trung bình đến nặng.
Fluocinolone acetonide ointment
Kem Fluocinolone acetonide ointment tác dụng giảm viêm do dị ứng, ngứa và mẩn đỏ khi tiếp xúc với dị nguyên kích thích. Đồng thời hoạt chất chính là Fluocinolone Acetonid có trong thuốc có hiệu quả cải thiện đa số các triệu chứng da liễu, chẳng hạn như á sừng, vẩy nến, chàm…
Thuốc bôi Betnovate
Betnovate cream là kem bôi ngoài da có chứa hoạt chất chính là Betamethasone valates. Hoạt chất nằm trong nhóm steroid mạnh. Có hiệu quả giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy và ngăn ngừa viêm da. Betnovate cream được điều chế dưới dạng kem và thuốc mỡ. Trong đó ở dạng kem, Betnovate cream thích hợp dùng cho vùng da ẩm ướt, còn thuốc mỡ có tác dụng bổ sung độ ẩm và làm dịu vùng da bị khô và bong tróc.
Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ
Nhóm thuốc ức chế calcineurin tại chỗ còn gọi là nhím thuốc ứng chế miễn dịch thường được sử dụng cho điều trị vảy nến, tổ đỉa và viêm da cơ địa nói chung. Bao gồm pimecrolimus (Elidel TM) và thuốc mỡ tacrolimus (Protopic TM). Nhóm thuốc có tác dụng hiệu quả trong điều trị dị ứng mức độ nhẹ đến trung bình.
Trong đó, công dụng chính của thuốc là tái tạo hoạt động hệ miễn dịch, giảm ngứa và chống viêm. Nhóm thuốc này không giống với steroid bôi tại chỗ, thuốc không làm mỏng da hay gây ra những nguy cơ tổn thương trên da. Thuốc ức chế miễn dịch thường được sử dụng để kiểm soát triệu chứng ở những vùng da mỏng như viêm da dị ứng ở mặt, bộ phận sinh dục và các vùng nếp gấp cơ thể.
- Thuốc bôi Tacrolimus
Nhóm Tacrolimus được điều chế dưới dạng dẫn xuất macrolid, thuốc được chỉ định sử dụng cho trẻ em hoặc người lớn có triệu chứng viêm da dị ứng nặng, không đáp ứng điều trị với corticoid. Ngoài ra thuốc bôi Tacrolimus cũng được sử dụng điều trị vảy nến, á sừng mức độ trung bình.
Thuốc tác dụng dựa trên phản ứng ức chế sự tổng hợp và giải phóng cytokin gây viêm. Thuốc Tacrolimus không gây teo da nhưng chỉ được sử dụng điều trị viêm da ở thân, mặt và tuyệt đối không sử dụng thuốc cho vùng niêm mạc, da bị nhiễm khuẩn hoặc vùng da bị băng kín.
- Tacrolimus Ointment (Tacrolimus 0,03% và Tacrolimus 0,1%)
Thuốc bôi chữa viêm da dị ứng Tacrolimus Ointment thuốc nhóm ức chế miễn dịch có tác dụng trên những vùng da khô, bong tróc và đống vảy do suy giảm đề kháng. Có hai dạng Tacrolimus Ointment được điều chế là Tacrolimus 0,03% và Tacrolimus 0,1%. Trong đó nhóm 0,03% được nhận xét là phù hợp với đối tượng trẻ em và dạng 0.1% dùng điều trị cho người trưởng thành. Hiệu quả của thuốc phát huy nhanh sau khi các hoạt chất được tổng hợp và giải phóng các cytokin gây viêm.
Tacrolimus Ointment không gây teo da như khi sử dụng corticosteroid. Đồng thời thuốc cũng có thể bôi được lên thân, mặt nhưng người bệnh không dùng thuốc bôi trực tiếp lên niêm mạc, vùng da bị băng kín, nhiễm khuẩn. Nếu người bệnh có dấu hiệu bội nhiễm, không nên sử dụng thuốc ngay mà chỉ nên tiến hành điều trị nhiễm khuẩn trước.
- Pimecrolimus
Có tác dụng tương tự như Tacrolimus hay Pimecrolimus. Thuốc bôi ngoài da Pimecrolimus được chỉ định khi việc điều trị với corticosteroid không đáp ứng hiệu quả điều trị. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm nhanh triệu chứng viêm da dị ứng ở mức độ trung bình – nhẹ. Một số tác dụng phụ không đáng kể của nhóm thuốc này là: đau đầu, chóng mặt, châm chích, nóng da,… tuy nhiên các triệu chứng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn.
Thuốc kháng histamin
Nhóm thuốc kháng Histamin là sản phẩm có tác dụng trung gian được sinh ra trong phản ứng dị ứng. Thuốc thường được sử dụng để khắc chế các tổn thương trên bề mặt do rối loạn miễn dịch gây ra. Tác dụng của thuốc dựa trên hoạt động kiểm soát sự giải phóng Histamin lên các mô, nguyên nhân gây nên phản ứng sưng, đỏ, ngứa, nóng bừng.
Tình trạng viêm da dị ứng thường xảy ra do hàm lượng histamin trong máu tăng, và sử dụng thuốc kháng histamin tại chỗ có thể giúp người bệnh giảm ngứa nhanh chóng. Kết hợp thuốc kháng histamin với thuốc an thận giúp người bệnh giảm ngứa về đêm và ngủ ngon hơn. Nhóm thuốc này ít gây tác dụng phụ lên cơ thể nhưng người bệnh không nên lạm dụng sẽ gây nhờn thuốc.
Benadryl (Diphenhydramine)
Nhóm thuốc bôi Benadryl cream có chưa lượng dược chất chính là Diphenhydramine. Đối tượng được khuyến khích sử dụng kem bôi là người bị dị ứng viêm da ở mức độ nhẹ đến trung bình, chưa có dấu hiệu bội nhiễm. Thuốc có tác dụng giảm đau, ngứa, giúp làm dịu làn da khô, nứt nẻ, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm da, giảm ngứa do côn trùng đốt… nhờ vào khả năng ức chế phản ứng dị ứng.
Thuốc Phenergan
Thuốc bôi Phenergan cream nằm trong nhóm kháng histamine tại chỗ mang lại hiệu quả nhanh chóng. Người bị vảy nến và dị ứng với hóa chất, bệnh nhân tổ đỉa, á sừng cũng có thể sử dụng loại thuốc này để hỗ trợ điều trị bệnh. Thuốc có tác dụng chống sẩn, mẩn ngứa, côn trùng đốt, viêm da. Đối tượng sử dụng Phenergan an toàn là người trưởng thành, khuyến cáo không sử dụng thuốc cho trẻ em hay phụ nữ mang thai.
Một số lưu ý khi dùng thuốc bôi da trị viêm da dị ứng
Sử dụng thuốc bôi da điều trị viêm da dị ứng tuy mang lại hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi nhưng việc lạm dụng thuốc thường xuyên có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Người bệnh chỉ áp dụng điều trị bằng thuốc dưới hướng dẫn của bác sĩ. Sử dụng thuốc sai cách cũng làm giảm dược tính điều trị. Do đó, để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của các loại thuốc kể trên, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trước khi bôi thuốc lên da, người bệnh cần đảm bảo làn da được làm sạch và khô ráo.
- Không nên băng kín da khi sử dụng nhóm thuốc chứa corticosteroid trừ khi được bác sĩ chỉ định.
- Thử thuốc trên vùng da tay trước khi bôi thuốc lên vết thương hở, khu vực nhạy cảm như bẹn, mặt…
- Không sử dụng cùng lúc nhiều sản phẩm thuốc bôi điều trị ngoài da sẽ khiến cơ thể khó phân giải thuốc.
- Nếu da có dấu hiệu nhiễm khuẩn, người bệnh nên dừng điều trị và tìm đến bác sĩ.
- Giữ gìn vệ sinh thân thể, bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp, lành mạnh với sức khỏe.
- Che chắn vùng da sau khi bôi thuốc nếu cần thiết ra ngoài, hạn chế để da tiếp xúc với ánh nắng.
- Nếu như sử dụng thuốc bôi trong thời gian dài không cải thiện được biểu hiện lâm sàng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về loại thuốc điều trị thích hợp hơn.
Nếu bạn chưa nhận được chỉ định dùng thuốc thì bạn không nên tự ý điều trị. Điều này có thể khiến bệnh kéo dài dai dẳng và phát sinh các tác dụng không mong muốn của thuốc. Đồng thời, người bệnh nên kết hợp bổ sung dinh dưỡng đủ chất, chăm sóc da đúng cách và dùng thuốc bôi phù hợp để rút ngắn thời gian điều trị. Trong thời gian này, người bệnh cần kiêng tuyệt đối việc tiếp xúc với các tác nhân nguy cơ gây kích ứng để triệu chứng không tiến triển nghiêm trọng hơn.
Trên đây là thông tin tham khảo về vấn đề “Viêm da dị ứng nên bôi thuốc gì?”. Bệnh vêm da dị ứng là một bệnh tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nhưng triệu chứng của bệnh thường tái phát và gây phiền toái cho bệnh nhân. Người bệnh cần kiên trì điều trị và phòng tránh kết hợp do bệnh rất dễ tái phát khi gặp phải điều kiện thuận lợi. Tốt nhất bệnh nhân cần đi khám đúng chuyên khoa và sử dụng thuốc theo đúng phác đồ của bác sĩ
Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bài viết liên quan: Cách chữa viêm da dị ứng bằng bài thuốc nam dễ kiếm
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!