Viêm da dị ứng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm da dị ứng ở nách: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Viêm da dị ứng nên bôi thuốc gì?

Viêm da dị ứng nên bôi thuốc gì?

Cách chữa viêm da dị ứng bằng bài thuốc nam dễ kiếm

Cách chữa viêm da dị ứng bằng bài thuốc nam dễ kiếm

Viêm da dị ứng chuyển biến nặng rất nguy hiểm

Viêm Da Dị Ứng Có Chữa Khỏi Được Không?

Viêm da dị ứng có nguy hiểm không?

Viêm Da Dị Ứng Có Nguy Hiểm Không?

Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi

Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi? Giải đáp từ bác sĩ

Viêm da dị ứng nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh

viêm da dị ứng có lây không

Bệnh viêm da dị ứng có lây không? Lây bằng hình thức gì?

Viêm da dị ứng ở mặt: Nguyên nhân và cách điều trị

Đánh giá

Viêm da dị ứng ở mặt thường xảy ra do dị ứng mỹ phẩm, thời tiết, thức ăn, rối loạn nội tiết, vệ sinh da kém và sinh sống trong môi trường ô nhiễm. Da mặt có đặc tính mỏng và nhạy cảm nên nếu không kịp thời điều trị, tổn thương có thể tiến triển nặng, gây viêm nhiễm và để lại thâm sẹo vĩnh viễn.

Viêm da dị ứng ở mặt
Da mặt có đặc tính mỏng và nhạy cảm nên rất dễ phát sinh các vấn đề da liễu

Viêm da dị ứng ở mặt & Dấu hiệu nhận biết

Viêm da dị ứng ở mặt là tình trạng da mặt bị kích ứng, đỏ, viêm, nổi sẩn, khô ráp, nứt nẻ và ngứa ngáy. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này, bao gồm yếu tố ngoại giới và nội giới.

Nghiên cứu cho thấy, người có làn da khô, màng lipid hư hại và hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ thường có nguy cơ cao bị viêm da dị ứng và các bệnh da liễu mãn tính khác.

Viêm da dị ứng ở mặt thường lành tính và ít khi gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Tuy nhiên nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, da mặt có thể bị thâm sạm, viêm nhiễm và hình thành sẹo vĩnh viễn. Tổn thương da mặt do dị ứng có thể bùng phát nhiều hình thái lâm sàng khác nhau. Các triệu chứng có thể khởi phát chỉ sau vài phút đến vài giờ khi tiếp xúc với yếu tố kích thích.

Viêm da dị ứng ở mặt
Tổn thương lâm sàng thường khởi phát chỉ sau vài phút đến vài giờ khi tiếp xúc với yếu tố kích thích

Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm da dị ứng ở mặt, bao gồm:

  • Da đỏ, viêm, phù nề và ngứa ngáy
  • Có thể nổi phát ban hoặc mề đay
  • Da sưng viêm, nóng rát, đau nhức và châm chích
  • Một số trường hợp có thể xuất hiện tổn thương ở môi và mắt
  • Ở người có làn da khô hoặc dị thời tiết lạnh, da thường có dấu hiệu viêm đỏ, sần sùi, bong tróc và dày sừng

Mức độ của các triệu chứng còn phụ thuộc vào tác nhân kích thích, đặc tính làn da và tình trạng sức khỏe của từng trường hợp.

Hình ảnh viêm da dị ứng ở mặt

hình ảnh viêm da dị ứng ở mặt
Hình ảnh viêm da dị ứng ở mặt
hình ảnh viêm da dị ứng ở mặt
Một số trường hợp có thể xuất hiện tổn thương ở môi và vùng da xung quanh mắt
hình ảnh viêm da dị ứng ở mặt
Bệnh có thể gây triệu chứng khu trú ở mặt hoặc có thể lan tỏa rộng sang những vùng da lân cận

Nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở mặt

Viêm da dị ứng ở mặt có cơ chế bệnh sinh tương đối phức tạp. Hiện tại các chuyên gia chỉ xác định được một số nguyên nhân tiềm ẩn và các yếu tố thúc đẩy bệnh khởi phát.

cách trị viêm da mặt tại nhà
Ăn thực phẩm gây dị ứng có thể là yếu tố thúc đẩy viêm da dị ứng ở mặt bùng phát

Một số nguyên nhân và yếu tố rủi ro gây bệnh viêm da dị ứng ở mặt:

  • Đặc tính làn da: Nghiên cứu cho thấy, người có làn da khô do thiếu hụt chất filaggrin trong lớp sừng có nguy cơ cao bị viêm da dị ứng và các bệnh da liễu khác như vẩy nến, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa,…
  • Sinh sống trong môi trường ô nhiễm: Chất lượng không khí không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và cơ quan hô hấp mà còn tác động đến làn da và mái tóc. Sinh sống trong môi trường ô nhiễm có thể gây tổn thương lớp sừng của da khiến da dễ bị kích thích, hư hại và bùng phát các bệnh da liễu.
  • Phản ứng dị ứng: Dị ứng là yếu tố trực tiếp thúc đẩy viêm da dị ứng bùng phát. Một số yếu tố có thể gây dị ứng và làm phát sinh tổn thương ở da mặt, bao gồm mỹ phẩm, thời tiết, thức ăn, côn trùng, phấn hoa, nước hoa, đồ uống chứa cồn,…
  • Vệ sinh da kém: Vệ sinh da kém khiến bụi bẩn tích tụ ở nang lông, dẫn đến cấu trúc da suy yếu, phá vỡ lớp màng lipid và gây suy giảm chức năng miễn dịch của da. Trong điều kiện này, vi khuẩn và các yếu tố kích thích có thể xâm nhập vào cấu trúc, gây tổn thương và bùng phát các triệu chứng lâm sàng.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài ra, viêm da dị ứng ở mặt cũng có thể bùng phát và lan tỏa rộng khi có các yếu tố kích thích như da đổ nhiều mồ hôi, thiếu ngủ, căng thẳng, rối loạn nội tiết tố,…

Bị viêm da dị ứng trên mặt có tự khỏi không?

Viêm da dị ứng trên mặt thường có mức độ nhẹ và ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên tổn thương da có thể tiến triển mãn tính, tạo cảm giác ngứa ngáy, châm chích và đau rát, gây tác động không nhỏ đến ngoại hình, tâm lý và chất lượng cuộc sống.

Mặc dù có mức độ nhẹ nhưng viêm da dị ứng ở mặt thường không thể tự thuyên giảm và bắt buộc phải can thiệp điều trị. Nếu không chăm sóc và xử lý đúng cách, bệnh có thể tiến triển mãn tính và gây tổn thương da dày sừng, thâm nhiễm, viêm đỏ, nứt nẻ và ngứa ngáy.

Ở một số ít trường hợp, tổn thương ở da mặt có thể tiến triển theo chiều hướng xấu, dẫn đến nhiễm trùng da, chảy máu và để lại thâm sẹo vĩnh viễn.

Cách điều trị viêm da dị ứng ở mặt

Để ngăn ngừa thâm sẹo và giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp điều trị viêm da dị ứng ở mặt sau:

1. Chăm sóc da đúng cách

Da khô, thiếu độ ẩm và suy giảm hàng rào bảo vệ là những điều kiện thuận lợi để dị nguyên, nấm mốc và vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy để giảm mức độ tổn thương da và ngăn ngừa triệu chứng lan rộng, nên chăm sóc da đúng cách với những biện pháp sau:

cách trị viêm da mặt tại nhà
Dưỡng ẩm đều đặn giúp duy trì độ ẩm, phục hồi bề mặt da và giảm tình trạng viêm, ngứa ngáy,…
  • Giữ vệ sinh da mặt và rửa mặt 2 lần/ ngày với sản phẩm có độ pH cân bằng, thành phần lành tính và dịu nhẹ.
  • Hạn chế trang điểm và tránh để da tiếp xúc với các yếu tố kích thích trong thời gian điều trị.
  • Nên uống nhiều nước và sử dụng máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm trên da, ngăn ngừa tình trạng khô ráp và hư tổn.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm có đặc tính làm dịu, sát trùng và phục hồi nhằm cải thiện hiện tượng viêm sưng, châm chích và ngứa ngáy ở vùng da bị ảnh hưởng.
  • Bổ sung các nhóm thực phẩm có lợi cho da như rau củ, trái cây, cá hồi, tinh dầu tự nhiên, yến mạch,…
  • Dùng kem chống nắng, đeo khẩu trang và đội mũ khi di chuyển và hoạt động ngoài trời. Tiếp xúc với tia UV có thể khiến da bị tổn thương nặng nề, dễ thâm sạm và viêm nhiễm.
  • Tuyệt đối không gãi cào và chà xát lên da mặt.

2. Sử dụng thuốc khi cần thiết

Nếu tổn thương do viêm da dị ứng gây ngứa, châm chích và viêm kéo dài hơn 3 ngày, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và chỉ định các loại thuốc điều trị sau:

  • Thuốc kháng histamine H1: Nhóm thuốc này được sử dụng chủ yếu ở dạng uống, có tác dụng ức chế chất trung gian histamine, từ đó làm giảm tổn thương da và cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Thuốc được dung nạp khá tốt nhưng cần hạn chế sử dụng đồng thời với rượu bia và các đồ uống chứa cồn khác.
  • Kem bôi corticoid: Corticoid có tác dụng chống viêm và kháng dị ứng bằng cách ức chế miễn dịch tại vùng da được sử dụng. Thuốc có thể gây giãn mao mạch, teo da và viêm nang lông nên chỉ sử dụng ở phạm vi nhỏ, đồng thời tránh dùng ở vùng da xung quanh mắt và môi.
  • Thuốc ức chế calcineurin: Nhóm thuốc này có cơ chế tương tự corticoid nhưng ít phát sinh tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó đối với trường hợp viêm da dị ứng ở mặt, bác sĩ thường chỉ định ưu tiên thuốc ức chế calcineurin thay vì thuốc bôi chứa corticoid.
  • Kem bôi chứa Panthenol: Panthenol là một dẫn xuất của Axit pantothenic (vitamin B5). Thành phần này có tác dụng làm dịu da, hỗ trợ phục hồi các tế bào hư tổn, duy trì làn da mịn màng và khỏe mạnh. Ngoài ra, Panthenol còn cải thiện các tổn thương ở bề mặt da như da khô, bong tróc, thiếu độ ẩm và kích ứng.

Da mặt là vị trí da mỏng, dễ kích ứng và nhạy cảm. Vì vậy bạn không nên tùy tiện sử dụng thuốc – đặc biệt là thuốc bôi. Để ngăn ngừa rủi ro và tác dụng phụ phát sinh, cần trao đổi với nhân viên y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

3. Áp dụng biện pháp hỗ trợ tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc và chăm sóc da đúng cách, nên phối hợp với các biện pháp hỗ trợ tại nhà nhằm phục hồi hàng rào bảo vệ da, giảm nhẹ tổn thương lâm sàng và hạn chế tần suất sử dụng thuốc.

 

cách trị viêm da mặt tại nhà
Có thể sử dụng sữa chua làm mặt nạ dưỡng da, ngăn ngừa thâm sẹo và cải thiện tình trạng sưng đỏ

Các biện pháp hỗ trợ điều trị viêm da dị ứng ở mặt ngay tại nhà:

  • Chườm mát: Chườm mát có tác dụng co mạch máu, giảm viêm, tiêu sưng và làm dịu vùng da bị kích ứng. Trước khi chườm mát, nên vệ sinh sạch, sau đó lau khô và chườm khăn mát lên da trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Dùng gel nha đam: Gel nha đam có tác dụng làm mát, dưỡng ẩm và chống kích ứng da. Thoa nha đam lên vùng da bị ảnh hưởng có thể cải thiện một số triệu chứng như viêm sưng, đỏ, châm chích và nóng rát. Bên cạnh đó, thảo dược này còn thúc đẩy tốc độ hồi phục da, ngăn ngừa viêm nhiễm và hạn chế thâm sẹo.
  • Sử dụng bột yến mạch: Bột yến mạch có tác dụng giảm viêm và chống ngứa tự nhiên do chứa axit pantothenic, avenanthramides và axit ferulic. Để làm giảm tổn thương do dị ứng da mặt, nên trộn yến mạch với sữa tươi, sau đó đắp lên da, massage nhẹ nhàng và rửa lại với nước mát.
  • Dùng mặt nạ sữa chua: Sữa chua có tác dụng làm dịu vùng da bị kích ứng và viêm nhiễm. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn chứa axit lactic có tác dụng ức chế enzyme sản sinh melanin, giúp duy trì làn da đều màu, mịn màng và hạn chế thâm sạm. Bạn có thể sử dụng sữa chua trực tiếp lên da mặt hoặc kết hợp với một số nguyên liệu tự nhiên khác như mật ong, nha đam,…

Phòng ngừa viêm da dị ứng ở mặt bằng cách nào?

Viêm da dị ứng ở mặt có thể bùng phát khi có các yếu tố thuận lợi như căng thẳng, rối loạn nội tiết hoặc do tiếp xúc với dị nguyên. Tình trạng tái phát thường xuyên có thể khiến da thâm sạm, châm chích, ngứa ngáy, khô ráp, dày sừng, ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng thẩm mỹ và ngoại hình.

cách điều trị viêm da dị ứng ở mặt
Giữ vệ sinh da giúp ngăn ngừa mụn trứng cá và hạn chế bùng phát các bệnh lý da liễu

Để làm giảm nguy cơ bệnh tái phát, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa đơn giản như:

  • Xây dựng chu trình chăm sóc da khoa học (làm sạch, dưỡng ẩm và chống nắng) nhằm nuôi dưỡng làn da, duy trì độ ẩm và cải thiện chức năng miễn dịch.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống và thực phẩm có khả năng dị ứng cao như hải sản, rượu bia, cà phê, đậu phộng, đậu nành, mè,…
  • Tránh để da tiếp xúc với các yếu tố kích thích như côn trùng, phấn hoa, kim loại, mủ thực vật,…
  • Thận trọng khi lựa chọn các sản phẩm chăm sóc và trang điểm.
  • Vệ sinh mền gối, khăn mặt và drap giường thường xuyên để giảm nguy cơ kích ứng và bùng phát viêm da dị ứng ở mặt.
  • Tổ chức thời gian sinh hoạt khoa học và cần hạn chế thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc.
  • Thường xuyên tập thể dục và xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học.
  • Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm khi nhiệt độ và độ ẩm giảm thấp.
  • Trồng nhiều cây xanh và vệ sinh không gian sống thường xuyên nhằm loại bỏ nấm mốc, côn trùng, cải thiện chất lượng không khí và loại bỏ các yếu tố dị ứng.

Viêm da dị ứng ở mặt không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, châm chích và ngứa ngáy mà còn tác động đến chức năng thẩm mỹ, ngoại hình và tâm lý. Vì vậy khi nhận thấy da bùng phát các triệu chứng bất thường, cần chủ động chăm sóc và khắc phục để kịp thời kiểm soát tổn thương da, ngăn ngừa viêm nhiễm và thâm sẹo.

Tham khảo thêm: Viêm da dị ứng sau sinh – Những điều cần lưu ý và phòng ngừa

Xem thêm

Tin khác

Viêm da dị ứng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Nội dung bài viếtViêm da dị ứng ở mặt & Dấu hiệu nhận biếtHình ảnh viêm da dị ứng ở mặtNguyên nhân gây viêm da dị ứng ở mặtBị viêm...

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Nội dung bài viếtViêm da dị ứng ở mặt & Dấu hiệu nhận biếtHình ảnh viêm da dị ứng ở mặtNguyên nhân gây viêm da dị ứng ở mặtBị viêm...

Viêm da dị ứng ở nách: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Nội dung bài viếtViêm da dị ứng ở mặt & Dấu hiệu nhận biếtHình ảnh viêm da dị ứng ở mặtNguyên nhân gây viêm da dị ứng ở mặtBị viêm...

Viêm da dị ứng nên bôi thuốc gì?

Viêm da dị ứng nên bôi thuốc gì?

Nội dung bài viếtViêm da dị ứng ở mặt & Dấu hiệu nhận biếtHình ảnh viêm da dị ứng ở mặtNguyên nhân gây viêm da dị ứng ở mặtBị viêm...

Cách chữa viêm da dị ứng bằng bài thuốc nam dễ kiếm

Cách chữa viêm da dị ứng bằng bài thuốc nam dễ kiếm

Nội dung bài viếtViêm da dị ứng ở mặt & Dấu hiệu nhận biếtHình ảnh viêm da dị ứng ở mặtNguyên nhân gây viêm da dị ứng ở mặtBị viêm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn