Polyp đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Nên kiêng gì, ăn gì sau khi cắt Polyp đại tràng?

Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không? Giải đáp

thuốc Nam chữa Polyp đại tràng

Có nên dùng thuốc Nam chữa Polyp đại tràng?

Hội chứng ruột kích thích nguy hiểm không? Có tự khỏi không?

Polyp đại tràng không cuống là gì? Có nguy hiểm không?

Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm xung huyết trực tràng: Nguyên nhân và cách điều trị

Xoắn đại tràng Sigma: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm trực tràng nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả

Viêm Đại Tràng Co Thắt Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì?

Đánh giá

Bệnh nhân mắc viêm đại tràng co thắt cần được chăm sóc bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để góp phần đẩy lùi các triệu chứng bệnh một cách tự nhiên. Vậy người bị viêm đại tràng co thắt nên ăn gì và kiêng gì để mau lành bệnh? Đây chính là vấn đề bệnh nhân nào cũng nên nắm rõ.

Chế độ ăn cho người bị viêm đại tràng co thắt

Viêm đại tràng co thắt còn được gọi là hội chứng ruột kích thích. Căn bệnh này gây rối loạn chức năng của ruột già dẫn đến nhiều triệu chứng bất thường như táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, táo lỏng xen kẽ, đau bụng dưới, chướng hơi, đầy bụng… Các dấu hiệu này có thể bùng phát mạnh khi bệnh nhân sử dụng các thực phẩm cơ thể kém dung nạp hoặc thức ăn, đồ uống gây kích ứng đại tràng. Ngược lại, việc sử dụng các thực phẩm phù hợp có thể giúp hỗ trợ cải thiện đáng kể các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa.

Viêm đại tràng co thắt nên ăn gì
Hiểu rõ viêm đại tràng co thắt nên ăn gì và không nên ăn gì sẽ giúp bệnh nhân xây dựng được thực đơn ăn uống hợp lý

Khi xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày cho người bị viêm đại tràng co thắt cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

  • Sử dụng thực phẩm sạch, biết rõ nguồn gốc xuất xứ, không chứa chất bảo quản , hương liệu, chất tạo màu hay hóa chất độc hại.
  • Tăng cường bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn để cải thiện tình trạng táo bón khi đi ngoài. Nhu cầu chất xơ trong ngày cho người bệnh dao động từ 21 – 38g. Mặc dù vậy, các trường hợp có biểu hiện chướng hơi, đầy bụng thì nên tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn một cách từ từ để đường ruột kịp thích ứng.
  • Cắt giảm chất béo và lượng carbohydrate sử dụng trong ngày
  • Cung cấp đầy đủ các nhóm chất cho cơ thể trong bữa ăn
  • Không kiêng khem quá mức dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng và suy giảm sức khỏe.
  • Ăn uống chậm rãi, nhai kỹ trước khi nuốt để thức ăn được tiêu hóa bớt nhờ enzym trong nước bọt. Điều này giúp giảm gánh nặng cho đường ruột nói chung và đại tràng nói riêng. Tránh nhai nuốt vội vàng gây nuốt nhiều khí vào bụng dẫn đến chướng hơi, làm căng giãn ống tiêu hóa gây rối loạn nhu động ruột.
  • Các trường hợp bị khó tiêu, chán ăn nên dùng nhiều bữa nhỏ trong ngày. Mỗi bữa chỉ nên dùng một lượng thức ăn nhỏ nhằm cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ năng lượng cũng như nhu cầu dinh dưỡng cần thiết.

Viêm đại tràng co thắt nên ăn gì?

Để đẩy lùi các triệu chứng viêm đại tràng co thắt một cách tự nhiên, an toàn, bạn nên cân nhắc sử dụng các thực phẩm dưới đây trong bữa ăn hàng ngày:

Trào ngược sau sinh sẽ được dập tắt vĩnh viễn sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc của Vua Tự Đức, TUYỆT ĐỐI không gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé. XEM NGAY

1. Thực phẩm giàu chất đạm

Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, giúp người bệnh bớt mệt mỏi. Ngoài ra, chất này còn tham gia vào quá trình xây dựng tế bào mới, giúp chữa lành các mô bị tổn thương trong đại tràng.

Bạn có thể bổ sung chất đạm cho cơ thể từ thịt nạc lợn và các loại cá, đặc biệt là cá béo. Khi chế biến thịt chú ý băm nhỏ, nấu cho chín mềm để dễ tiêu hóa hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thay thế đạm động vật bằng nguồn chất đạm thực vật để cơ thể dễ dàng hấp thu hơn. Bao gồm đậu nành, vừng, các loại sữa hạt, rau màu xanh đậm…

2. Thực phẩm chứa lecithin tốt cho người bị viêm đại tràng co thắt

Trong cơ thể, Lecithin có chức năng ổn định hàm lượng Cholesterol, cải thiện trí nhớ cũng như sức khỏe của não bộ. Cơ thể được bổ sung đầy đủ Lecithin còn giúp các mô bị tổn thương trong đại tràng nhanh chóng phục hồi, qua đó đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt. Do đó, nếu đang mắc căn bệnh này, bạn không nên bỏ qua nhóm thực phẩm giàu Lecithin khi xây dựng chế độ ăn hàng ngày.

Lecithin được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm sau:

  • Não động vật
  • Đậu nành
  • Hạt hướng dương…

3. Viêm đại tràng co thắt nên ăn trứng

Trứng là thực phẩm tiếp theo được khuyến cáo sử dụng trong thực đơn của người bị viêm đại tràng co thắt. Thực phẩm này cung cấp hàm lượng protein dồi dào nhưng dễ tiêu hóa nên không phải lo ngại về tình trạng làm tăng áp lực lên đại tràng. Sử dụng 2 – 3 quả trứng gà mỗi tuần sẽ giúp bổ sung nhiều năng lượng cho cơ thể, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành bệnh.

Viêm đại tràng co thắt nên ăn trứng
Ăn trứng tốt cho người bị viêm đại tràng co thắt

Trứng có thể được chế biến theo nhiều cách. Bạn nên ưu tiên sử dụng các món trứng được nấu chín kỹ, tốt nhất là trứng luộc hoặc trứng hấp. Tránh ăn trứng chiên, trứng ốp la để cơ thể không dung nạp quá nhiều chất béo dẫn đến đầy bụng và gây khó khăn cho tiêu hóa.

4. Các loại trái cây mềm, quả mọng

Bao gồm:

  • Táo
  • Chuối
  • Cam
  • Kiwi
  • Nho…

Các loại trái cây này rất dễ tiêu hóa. Chúng chứa nhiều chất xơ nên có đặc tính nhuận tràng tự nhiên, giúp chống táo bón, giảm hiện tượng co thắt cơ trơn trong đại tràng, qua đó xoa dịu cơn đau bụng khó chịu. Ngoài ra, hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào được tìm thấy trong các loại trái cây trên còn giúp hỗ trợ kháng viêm, bảo vệ các mô khỏe mạnh ở niêm mạc đại tràng.

Khi ăn các loại trái cây trên, người bệnh nên gọt sạch vỏ. Có thể ăn trực tiếp hoặc sử dụng trái cây dưới các hình thức khác như sinh tố, nước ép, trộn salad…

5. Quả hạch

Đây cũng là một gợi ý hữu ích cho thắc mắc bị viêm đại tràng co thắt nên ăn gì. Các loại quả hạch, chẳng hạn như óc chó, hạnh nhân hay hồ đào cung cấp cho cơ thể nguồn omega 3 dồi dào. Đây là một loại chất béo lành mạnh tốt cho tim mạch. Nó cũng giúp kháng viêm, chống oxy hóa, bảo vệ niêm mạc đại tràng trước các tác nhân gây hại, đồng thời chống lại phản ứng viêm nhiễm trong đường ruột.

Bạn có thể sử dụng các loại quả hạch làm thức ăn vặt trong ngày. Chúng khá ngon miệng, lại tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Đây là một trong các nhóm thực phẩm chứa lượng FODMAP thấp được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân bị viêm đại tràng co thắt.

6. Rau củ có tính nhuận tràng

Người bị viêm đại tràng co thắt thể táo bón hoặc có kèm theo các triệu chứng như ăn không tiêu, đầy bụng nên bổ sung các loại rau củ có tính nhuận tràng vào trong thực đơn. Chúng bao gồm: Rau chân vịt, khoai tây, khoai lang, đu đủ, cà rốt, bí đỏ…

Chúng cung cấp cho cơ thể hàm lượng chất xơ hòa tan dồi dào. Chất này giúp giữ nước trong ruột, làm mềm phân, thúc đẩy co bóp nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài.

7. Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt không chỉ giàu protein thực vật mà còn chứa hàm lượng chất xơ phong phú. Chúng giúp bệnh nhân bớt mệt mỏi, điều hòa nhu động ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, đồng thời kích thích sản sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc đại tràng.

Thường xuyên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt trong thực đơn còn cung cấp cho cơ thể nhiều prebiotic . Chất này tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

8. Sữa chua

Nếu đang thắc mắc viêm đại tràng nên ăn gì, bạn không nên bỏ qua sữa chua. Sử dụng 1 – 2 hũ sữa chua mỗi ngày là cách đơn giản để tăng cường khả năng miễn dịch cho đường ruột và giảm nhẹ các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do viêm đại tràng co thắt gây ra.

Viêm đại tràng co thắt nên ăn sữa chua
Sữa chua cung cấp nhiều lợi khuẩn giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa do viêm đại tràng co thắt gây ra

Được lên men tự nhiên từ sữa tươi, sữa chua đặc biệt giàu probiotic. Đây là loại vi khuẩn có ích cho đường ruột. Nó giúp ức chế sự phát triển của hại khuẩn, đồng thời kích thích tiêu hóa, ổn định nhu động ruột, đồng thời hỗ trợ kháng viêm, làm nhanh lành tổn thương trong đại tràng.

9. Thực phẩm giàu cenllulose

Bổ sung cenllulose có thể giúp giảm bớt hiện tượng tiêu chảy cho bệnh nhân bị viêm đại tràng co thắt. Chất này có nhiều trong các thực phẩm như khoai mì, khoai lang, các loại đậu, mè đen,…

10. Thực phẩm lên men

Các thực phẩm lên men như rau cải muối chua, kim chi hay súp miso đều chứa nhiều lợi khuẩn có ích cho đường tiêu hóa. Chúng giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt, đồng thời nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa.

11. Viêm đại tràng co thắt nên uống nước gì?

Uống nhiều nước là thói quen tốt cho người bị viêm đại tràng co thắt. Nước sẽ giúp làm mềm phân, thúc đẩy quá trình đi cầu được đều đặn, dễ dàng. Ngoài ra, chất lỏng còn giúp hỗ trợ đào thải các chất độc hại, vi khuẩn cùng các chất gây kích ứng ra khỏi đường ruột, làm dịu trạng thái căng thẳng ở các cơ co thắt trong đại tràng.

Người trưởng thành nên uống từ 2 lít nước trở lên mỗi ngày. Có thể thay thế một phần nước lọc trong ngày bằng các loại chất lỏng khác như nước nấu từ rau củ, nước ép trái cây… để bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

Bị viêm đại tràng co thắt không nên ăn gì?

Việc nắm rõ các thực phẩm cần kiêng ăn khi bị viêm đại tràng co thắt sẽ giúp ích rất lớn trong việc ngăn chặn sự bùng phát của viêm đại tràng co thắt. Bạn nên cắt giảm các thực phẩm, đồ uống dưới đây trong thực đơn nếu không muốn các triệu chứng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng:

1. Thức ăn chiên xào, thịt mỡ

Người bị viêm đại tràng co thắt thường được khuyến cáo nên hạn chế dung nạp quá nhiều chất béo. Nó gây khó tiêu, đầy bụng và có thể kích thích đại tràng co thắt mạnh dẫn đến đau bụng, tiêu chảy.

Chính vì vậy, khi đang bị viêm đại tràng bạn nên hạn chế ăn các món chiên xào, đồ ăn nhanh chứa nhiều chất béo hay thịt mỡ động vật. Tốt nhất nên chế biến món ăn dưới dạng hấp, luộc để giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa.

2. Thực phẩm có mùi tanh

Nhóm các thực phẩm có mùi tanh, chẳng hạn như một số loại cá biển có thể gây tiêu chảy và làm tăng nặng các triệu chứng khác liên quan đến viêm đại tràng co thắt. Nếu sử dụng, người bệnh chỉ nên ăn với một lượng nhỏ và chú ý nấu chín kỹ trước khi ăn để tiêu diệt hết ký sinh trùng có trong thực phẩm.

3. Viêm đại tràng nên kiêng ăn các thực phẩm gây sinh hơi

Một số thực phẩm khi sử dụng có thể làm tăng sản xuất khí hơi trong bụng, chẳng hạn như cải bắp, nấm hay cà muối chua. Chúng gây chướng hơi, đầy bụng và kích thích các cơ trơn trong đại tràng co bóp mạnh hơn.

4. Sữa và các sản phẩm từ sữa chứa lactose

Lactose là một loại đường được tìm thấy nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Một số bệnh nhân có thể không dung nạp được chất này do cơ thể bị thiếu hụt men lactase , từ đó dẫn đến tình trạng khó tiêu, tiêu chảy, đầy hơi.

Viêm đại tràng co thắt không nên ăn gì
Các sản phẩm từ sữa thường chứa lactose nên bệnh nhân bị viêm đại tràng co thắt sử dụng có thể làm tăng nặng tình trạng rối loạn tiêu hóa

Chính vì lý do trên, người bị viêm đại tràng có thắt không nên sử dụng các sản phẩm chứa nhiều lactose. Lưu ý đọc kỹ dán nhãn và lựa chọn các loại sữa không chứa lactose về sử dụng để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

5. Đồ hộp

Thực phẩm đóng hộp chứa nhiều muối và chất bảo quản độc hại nên không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là các trường hợp đang bị viêm đại tràng co thắt.

6. Đồ uống có tính kích thích

Bao gồm bia, rượu, nước ngọt có ga, cà phê và các thức uống chứa caffein khác. Khi sử dụng, chúng gây kích thích đường tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột, từ đó khiến tình trạng đau bụng, tiêu chảy thêm nặng nề.

7. Các món cay

Thức ăn cay không chỉ gây nóng trong, táo bón mà còn làm tăng cảm giác bỏng rát, khó chịu trong đường ruột, từ đó ảnh hưởng không tốt đến quá trình hồi phục tổn thương bên trong đại tràng.

Các món ăn bài thuốc tốt cho người bị viêm đại tràng co thắt

Một số món ăn bài thuốc được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân bị viêm đại tràng co thắt để hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị cho phương pháp điều trị chính. Bạn có thể cân nhắc thêm các món dưới đây vào thực đơn:

1. Món trứng gà lá mơ áp chảo

Lá mơ vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa khá nổi tiếng. Nó có tác dụng kích thích tiêu hóa,chống táo bón, tiêu chảy, đồng thời giảm đau bụng và tiêu diệt vi khuẩn cùng ký sinh trùng có hại trong đường ruột. Để cải thiện các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích, bạn nên thường xuyên ăn món trứng gà lá mơ áp chảo.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá mơ lông ( khoảng 50g)
  • Trứng gà ta: 2 quả
  • 2 miếng lá chuối
món ăn bài thuốc chữa viêm đại tràng co thắt
Món trứng gà lá mơ áp chảo giúp kích thích tiêu hóa, cải thiện các triệu chứng bệnh viêm đại tràng co thắt

Cách chế biến:

  • Lá mơ rửa qua nhiều lần nước cho sạch, bằm nhuyễn, bỏ vào cối giã cho hơi nát
  • Bỏ lá mơ vào trong một cái tô rồi đập trứng gà vào
  • Thêm chút muối, bột ngọt, trộn hỗn hợp lên cho đều
  • Đun nóng chảo, lót dưới đáy bằng một miếng lá chuối rồi đổ trứng gà lá mơ lên rồi đặt một cái lá chuối khác trên mặt.
  • Áp chảo đến khi cả hai mặt chín vàng đều là có thể dùng được.
  • Dùng món này tốt nhất khi còn nóng mỗi tuần vài lần.

2. Món cháo hoa chuối nấu tim lợn

Hoa chuối chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng diệt khuẩn, chống nhiễm trùng, cải thiện tình trạng chướng bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa cho bệnh nhân bị viêm đại tràng co thắt. Trong khi đó, tim lợn lại bổ sung nhiều chất đạm, sắt, vitamin nhóm B, kẽm giúp làm tăng tốc độ chữa lành tổn thương trong đại tràng, ngăn ngừa thiếu máu, hỗ trợ tiêu hóa.

Nguyên liệu:

  • 10 gram hoa chuối bào sợi
  • Gạo tẻ ngon: 30g
  • Tim lợn: 1 quả

Cách chế biến:

  • Tim lợn rửa sạch, thái miếng mỏng
  • Gạo vo sạch, bỏ vào nồi cùng với tim lợn nấu cho chín nhừ thành cháo
  • Nêm nếm gia vị, bỏ hoa chuối vào đun sôi trở lại rồi tắt bếp
  • Múc cháo ra chén, để cho nguội bớt ăn 1 – 2 lần trong ngày cho hết
  • Sử dụng món ăn này 10 ngày liên tục để các triệu chứng bệnh viêm đại tràng co thắt được cải thiện rõ ràng.

3. Món cháo củ sen nấu đậu ván trắng

Củ sen với hàm lượng chất xơ dồi dào có thể giúp đẩy nhanh tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Bạn có thể nấu chảo củ sen chung với đậu ván trắng để giảm nhẹ các triệu chứng bệnh mà không phải uống quá nhiều thuốc tây.

Nguyên liệu:

  • Củ sen: 40g
  • Gạo tẻ: 60g
  • Đậu ván trắng: 60g

Cách chế biến:

  • Củ sen đem gọt vỏ, rửa sạch, thái mỏng theo khoanh tròn
  • Gạo và đậu ván vo sạch, để ráo nước
  • Cho tất cả vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ ninh nhừ thành cháo
  • Nêm các loại gia vị cho vừa miệng, rắc hành ngò thái nhuyễn và một chút tiêu lên trên
  • Ăn cháo vào bữa sáng hoặc dùng khi đói bụng.

Bài viết vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì. Bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm có lợi, bạn nên chú ý nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng và tập thể dục mỗi ngày để cải thiện sức đề kháng, giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh.

Có thể bạn chưa biết

XEM NGAY

Tin khác

Polyp đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Nội dung bài viếtChế độ ăn cho người bị viêm đại tràng co thắtViêm đại tràng co thắt nên ăn gì?1. Thực phẩm giàu chất đạm2. Thực phẩm chứa lecithin...

Nên kiêng gì, ăn gì sau khi cắt Polyp đại tràng?

Nội dung bài viếtChế độ ăn cho người bị viêm đại tràng co thắtViêm đại tràng co thắt nên ăn gì?1. Thực phẩm giàu chất đạm2. Thực phẩm chứa lecithin...

Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không? Giải đáp

Nội dung bài viếtChế độ ăn cho người bị viêm đại tràng co thắtViêm đại tràng co thắt nên ăn gì?1. Thực phẩm giàu chất đạm2. Thực phẩm chứa lecithin...

thuốc Nam chữa Polyp đại tràng

Có nên dùng thuốc Nam chữa Polyp đại tràng?

Nội dung bài viếtChế độ ăn cho người bị viêm đại tràng co thắtViêm đại tràng co thắt nên ăn gì?1. Thực phẩm giàu chất đạm2. Thực phẩm chứa lecithin...

Hội chứng ruột kích thích nguy hiểm không? Có tự khỏi không?

Nội dung bài viếtChế độ ăn cho người bị viêm đại tràng co thắtViêm đại tràng co thắt nên ăn gì?1. Thực phẩm giàu chất đạm2. Thực phẩm chứa lecithin...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn