Bị viêm họng nên ăn gì? Không nên ăn gì để bệnh mau khỏi

Viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt là gì? Nguy hiểm không?

Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh và cách phòng ngừa

Viêm họng gây ù tai

Viêm họng gây ù tai có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

viêm họng - viêm amidan

Hàng nghìn người Việt đã sử dụng bài thuốc viêm họng – viêm amidan này để khỏi bệnh 100% – Bạn đã biết chưa?

Viêm mũi họng cấp là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng mủ tại nhà

Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng mủ tại nhà mẹ cần biết

Bé Bị Viêm Họng Sốt Cao Liên Tục Và Các Biện Pháp Xử Lý

Mách Mẹ Cách Chữa Viêm Họng Cho Trẻ Dưới 1 Tuổi An Toàn

cách chữa viêm họng hạt bằng thuốc Nam

Top 10 Cách Chữa Viêm Họng Hạt Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả

Viêm Họng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Và Những Điều Cần Lưu Ý

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu khiến mẹ vô cùng lo lắng bởi đây chỉ mới là giai đoạn đầu trong quá trình hình thành bào thai. Tuy nhiên nếu điều trị đúng cách, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh tốt mà không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào khác cho thai nhi.

Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu do đâu

Viêm họng là bệnh lý ho hấp phổ biến có thể xuất hiện trên bất cứ đối tượng nào, từ người già, trẻ nhỏ, người trưởng thành hay cả phụ nữ mang thai. Đặc biệt bà bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là đối tượng vô cùng nhạy cảm do sự thay đổi hormone đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi nên có sức đề kháng suy yếu và rất dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công gây bệnh.

Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu
Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu do mẹ đang có sức đề kháng suy yếu nên dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công

Có rất nhiều các tác nhân viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu, bao gồm

  • Sự thai đổi đột ngột của thời tiết, đặc biệt vào các thời điểm chuyển xuân hay đông rất dễ khiến những người có hệ miễn dịch lỏng lẻo như phụ nữ mang thai dễ bị cảm, sốt
  • Trào ngược acid dạ dày thực quản có thể xuất hiện từ trước đó hoặc do áp lực tại ổ bụng tăng lên, thói quen ăn uống thất thường khiến các aicd dịch vị kích thích vào niêm mạc cổ họng gây sưng viêm, ho liên tục
  • Căng cơ họng
  • Nhiễm trùng do nấm chiếm tới 70% nguyên nhân gây bệnh, thường là do bà bầu hít phải các tác nhân bên ngoài môi trường
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn như phế cầu khuẩn, Hemophilus Influenzae, tụ cầu, liên cầu
  • Tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo, mạt rệp là kích ứng các phản ứng phóng thích histamine gây viêm họng
  • Nhiễm virus thường chiếm từ 60- 80% tác nhân gây bệnh
  • Bệnh hen suyễn

Hầu hết các tác nhân gây bệnh đều là những yếu tố tự nhiên có sẵn bên ngoài môi trường, do đó nếu không nhanh chóng có hướng kiểm soát đúng cách lâu dài bệnh có thể xuất hiện tái đi tái lại  nhiều lần làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và thai nhi. Cần biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt nếu có liên quan đến các bệnh lý nên như trào ngược dạ dày hay hen suyễn để có phương pháp can thiệp phù hợp.

Lá thứ tay đầy xúc động của bệnh nhân Nguyễn Thị Nga (42 tuổi, Phủ Lý, Hà Nam) sau khi điều trị viêm họng hạt thành công tại Nhất Nam Y Viện. ĐỌC NGAY!

Triệu chứng viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu

Cũng giống như các triệu chứng viêm họng thông thường, bà bầu mắc bệnh cũng thường xuyên gặp những cơn ho liên tiếp kéo dài khiến cơ thể rã rời. Đặc biệt với bà bầu các dấu hiệu có xu hướng trầm trọng hơn khiến toàn thân mệt mỏi, thiếu sức sống, chỉ muốn nằm một chỗ.

Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu
Các triệu chứng viêm họng ở bà bầu thường rất dễ nhận biết, thậm chí có mức độ trầm trọng cao hơn rất nhiều

Nhìn chung những triệu chứng phổ biến của bà bầu bị viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu bao gồm

  • Cổ họng đau rát, ngứa ngáy
  • Há miệng và soi gương thấy hầu họng sưng viêm, nóng đỏ. Nếu liên quan đến các vi khuẩn thì  niêm mạc họng và amidan sẽ có giả mạc màu vàng xám hay màu trắng
  • Khó nuốt, ăn không ngon, không muốn ăn uống
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Thường xuyên ho kéo dài, có thể kèm theo tức ngực
  • Sốt nhẹ hoặc không
  • Có cảm giác ớn lạnh, rét gai khắp người, cơ thể đau nhức
  • Có thể ho khan hoặc ho có đờm
  • Khàn tiếng, đặc biệt vào sáng sớm khi mới thức dậy
  • Nếu bệnh tiến triển trầm trọng có thể khiến sốt cao, tức ngực, ù tai
  • Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện kèm theo do mang thai như buồn nôn, đau bụng, khó thở…

Mang thai vốn đã khiến bà bầu rất mệt mỏi nay kèm thêm tình trạng viêm họng khiến sức khỏe của mẹ càng suy giảm nhiều hơn. Mẹ bầu chỉ muốn nằm một chỗ, không có cảm giác thèm ăn và không muốn làm việc nào khác.

Thực tế các triệu chứng bệnh viêm họng luôn rất rõ ràng mà ai cũng có thể dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên có thể do người bệnh chưa nhận thức được việc mang thai, chủ quan trong điều trị hay điều trị sai cách mới có thể gây ra các ảnh hưởng khác.

Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bất cứ sự bất thường nào từ mẹ trong mọi giai đoạn mang thai đều có thể ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi, tất nhiên bệnh viêm họng cũng không phải ngoại lệ. Dù viêm họng không ảnh hưởng quá nhiều đến sự phát triển của con mà chỉ làm mẹ cảm thấy mệt mỏi, ăn uống không ngon, xanh xao tuy nhiên cũng không nên chủ quan.

Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu
Việc dùng thuốc trị viêm họng không đúng cách có thể khiến bà bầu và thai nhi nguy hiểm

Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm họng lên thai nhi chính là nằm ở quá trình điều trị. Hầu hết khi mang thai việc dùng thuốc không được khuyến khích do có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu. Ví dụ dùng thuốc hạ sốt giảm đau có thể làm tăng nguy cơ quái thai hay dị tật bẩm sinh, thuốc ho dễ làm sảy thai, kháng sinh rất dễ gây dị tật bẩm sinh.

Đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu khi thai nhi mới trong giai đoạn hình thành hình dạng thì mức độ ảnh hưởng có thể tăng cao rất nhiều. Đặc biệt nhiều người thường có thói quen tự điều trị tại nhà nhưng không có rõ nguyên nhân, ví dụ dùng kháng sinh trong khi nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến virus khiến bệnh không những không thuyên giảm mà còn trầm trọng hơn.

Đồng thời tình trạng ho còn có thể gây áp lực lớn lên vùng bụng và tử cung và gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của thai nhi. Bởi thế mẹ bầu không nên chủ quan trước những vấn đề bất thường của sức khỏe để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện nhất của thai nhi.

Tuy nhiên hầu hết bệnh viêm họng ở bà bầu nếu được kiểm soát từ sớm sẽ có thể giải quyết bệnh nhanh chóng mà không gây ra các tác động xấu nào khác.

Hướng điều trị viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu

Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên đi thăm khám bác sĩ nếu thấy tình trạng viêm họng kéo dài không khỏi, đặc biệt là khi xuất hiện các triệu chứng như đau tức ngực, ù tai, choáng váng, nôn mửa nhiều. Hầu hết bác sĩ sẽ ưu tiên hướng dẫn các phương pháp nghỉ ngơi cải thiện đơn giản, tránh tối đa việc dùng các loại thuốc. Tuy nhiên trong những trường hợp liên quan đến những bệnh lý nền hay các tình trạng bệnh kéo dài bác sĩ vẫn có thể chỉ định một số loại thuốc.

Bà bầu bị viêm họng trong 3 tháng đầu nên dùng thuốc gì?

Như đã nói, mặc dù việc dùng thuốc Tây thường hạn chế với bà bầu vì vừa gây ra tác dụng phụ vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nhưng vẫn cần sử dụng trong một số trường hợp. Phụ nữ mang thai trước khi dùng bất cứ loại thuốc này cũng cần đảm bảo tuyệt đối có sự chỉ định từ bác sĩ, không được tự ý dùng hay lạm dụng thuốc để tránh tối đa những ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.

Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu
Kháng sinh có thể được chỉ định trong trường hợp có liên quan đến vi khuẩn nhưng không được lạm dụng quá mức

Một số loại thuốc có thể dùng được cho bà bầu bị viêm họng bao gồm

  • Thuốc kháng sinh: thường chỉ định khi bệnh có liên quan đến vi khuẩn, không có tác dụng trên virus. Các loại thuốc được dùng phổ biến chủ yếu là nhóm kháng sinh thuộc Betalactam như Penicillin, Cephalosporin…
  • Thuốc giảm đau hạ sốt: hầu hết được dùng khi mẹ bầu có dấu hiệu sốt cao trên 38 độ, chủ yếu dùng Paracetamol để hạ sốt và giảm đau họng
  • Thuốc giảm ho: Dùng khi mẹ có dấu hiệu ho kéo dài, thường dùng Dextromethorphan do ít tác dụng dụng phụ
  • Viên ngậm họng: thường dùng để giảm các triệu chứng ngứa rát, sưng viêm họng. Bác sĩ có thể chỉ định các thuốc ngậm viêm họng có chứa thành phần Guaifenesin, menthol.. hay các thuốc có nguồn gốc từ thảo dược
  • Một số thuốc khác: Có thể chỉ định một số nhóm thuốc trị trào ngược dạ dày hay hen suyễn trong trường hợp cần thiết..

Chú ý tuyệt đối không dùng Aspirin giảm đau hạ sốt, hay các loại kẹo ngậm chứa alcohol vì có thể làm tăng nguy cơ sinh non các dị tật bẩm sinh khác.

Việc dùng thuốc hầu như chỉ được dùng trong thời gian ngắn, bà bầu không nên lạm dụng hoặc sử dụng lại đơn thuốc trước đó nếu bệnh có dấu hiệu tái phát. Mọi vấn đề phát sinh trong quá trình dùng thuốc cần liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ giải đáp.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý

Sử dụng nước muối sinh lý là cách đơn giản, an toàn nhưng vô cùng hiệu quả để giảm nhanh những triệu chứng ngứa rát, sưng viêm vòm họng. Đồng thời tính sát trùng của dung dịch này khá mạnh nên còn giúp loại bỏ được một số dị nguyên, vi khuẩn, virus gây bệnh để đẩy lùi tình trạng viêm họng nhanh chóng hiệu quả hơn mà không cần dùng đến các loại thuốc.

Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý có bán tại các hiệu thuốc hoặc tự pha muối với nước ấm để súc miệng ngày 2- 3 lần. Với những người bị ho cơ đờm dùng nước muối sinh lý súc miệng cũng hỗ trợ loại bỏ đờm nhầy rất hiệu quả để mẹ cảm thấy dễ chịu hơn.

Sử dụng các bài thuốc trị viêm họng từ thảo dược

Từ xưa dân gian đã có rất nhiều bài thuốc đơn giản sử dụng các loại thảo dược quen thuộc xung quanh để trị viêm họng mà không cần dùng đến các loại thuốc. Mẹ bầu cũng có thể áp dụng ngay những cách này để giảm các triệu chứng đau rát họng mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu
Một số thảo dược có thể hỗ trợ điều trị viêm họng an toàn cho bà bầu

Tuy nhiên chú ý không phải thảo dược nào cũng có thể dùng được cho phụ nữ có thai. Ví dụ dù đu đủ và tỏi có thể dùng nhiều trong các bài thuốc trị viêm họng nhưng chất papain trong đu đủ có thể tăng nguy cơ sinh non trong khi tỏi có thể gây tương tác với một số loại thuốc. Vì vậy mẹ bầu cần chọn lọc tìm hiểu kỹ các bài thuốc khi tự điều trị viêm họng tại nhà.

Một số bài thuốc an toàn phù hợp với mẹ bầu có thể tham khảo sau đây

  • Trà gừng mật ong: Dùng nửa củ gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ, thái lát mỏng rồi hãm với 1 ly nước sôi trong 1,0- 15 phút. Cho thêm 1- 2 thìa mật ong, nếu thích có thể cho thêm vài lát chanh vàng để bổ sung thêm vitamin C. Dùng uống mỗi sáng sẽ làm dịu cổ họng và giảm các triệu chứng viêm họng rất tốt. Tuy nhiên không nên dùng vào buổi tối vì có thể gây mất ngủ.
  • Tắc hấp mật ong: Dùng 3- 5 quả tắc rửa sạch, thái lát mỏng hoặc thái đôi cho vào mát, rưới mật ong lên trên rồi đem hấp cách thủy. Mẹ bầu cũng có thể hấp cùng nồi cơm khi nấu cơm để tiết kiệm thời gian. Dùng hết cả quất và mật ong trong ngày, nên dùng khi còn ấm.
  • Lá tía tô: nếu mẹ bị sốt, người rét run có thể nấu ngay một bát cháo trắng, thêm 1 nắm tía tô vào ăn cùng sẽ hạ nhiệt nhanh chóng. Ngoài ra nấu lá tóa tô lấy nước uống hằng ngày cũng giảm các triệu chứng sưng viêm cổ họng rất hiệu quả.
  • Củ cải trắng: Bà bầu có thể hầm hay luộc củ cải ăn hoặc ngày. Nếu có nhiều thời gian hơn có thể xay ép củ cải lấy nước uống trong ngày sẽ thấy các triệu chứng viêm họng giảm đáng kể.

Chú ý khi dùng các thảo dược này mẹ nên chọn nguồn gốc nguyên liệu đảm bảo, nên ngâm thêm nước muối trước khi chế biến để loại bỏ các tạp chất nếu có. Hiệu quả các bài thuốc này còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa và cách chế biến, tuy nhiện nhìn chung đều đem lại kết quả cải thiện tình trạng viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu khá tốt.

Tắm nước ấm

Mẹ bầu tốt nhất nên ưu tiên tắm nước ấm trong cả khi ban ngày trời ấm. Nước ấm sẽ giúp cơ thể được thư giãn dễ chịu hơn, giảm nhẹ tình trạng mệt mỏi khi mang thai và bị viêm họng. Đặc biệt nếu bị sốt thì tắm nước ấm và thay đồ khô ráo sau đó cũng giúp hạn chế một số ảnh hưởng cho mẹ và thai nhi.

Xộng hơi với thảo dược

Xông hơi cũng là một biện pháp đơn giản nhưng vừa giúp trị ho giải cảm rất tốt. Mẹ có thể dùng 1 tô sôi để xông hơi mũi họng. Cách này sẽ giúp làm thông thoáng đường thở, diệt khuẩn, nhất là khi mẹ bị ho có đờm. Xông hơi sẽ loại bỏ các dịch đờm ra ngoài để không cho các ổ vi khuẩn có chỗ trú ẩn.

Mẹ bầu có thể thêm bài giọt tinh dầu tràm trà, tinh dầu sả vào bát nước xông để tăng thêm tác dụng. Hoặc nếu có thời gian hơn mẹ cũng có nấu nước xông với các thảo dược như sả, gừng, lá tía tô, lá bạc hà cũng sẽ đem đến những kết quả vô cùng tuyệt vời trong điều trị bệnh viêm họng.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt

Để tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các tác nhân gây bệnh nhanh chóng, mẹ bầu cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học hơn. Có nền tảng sức khỏe ổn định chính là yếu tố quan trọng hàng đầu để đầy lùi bệnh cũng như phòng tránh nguy cơ bệnh tái phát quay trở lại.

Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu
Bà bầu nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng cường sức khỏe và hạn chế các tác nhân gây bệnh

Theo đó mẹ bầu nên chú ý đến các vấn đề sau

  • Ưu tiên sử dụng các món ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa để hạn chế các kích ứng lên cổ họng cũng như các cơ quan nội tạng khi sức đề kháng đang bị suy yếu
  • Bổ sung đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày sẽ làm giảm các kích ứng ở cổ họng đồng thời tăng cường đảo thải các độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể. Bên cạnh nước lọc có thể kết hợp thêm các loại nước trái cây, nước ép rau củ để bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp tăng cường đề kháng
  • Các loại gia vị như tiêu, gừng, tỏi, hành, nghệ có đặc tính chống viêm kháng khuẩn khá mạnh sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng viêm họng. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều
  • Bổ sung đầy đủ các loại rau củ, rau xanh, trái cây trong chế độ ăn uống mỗi ngày
  • Ưu tiên ăn đồ nóng, tránh ăn các thực phẩm lạnh, thực phẩm để qua ngày hâm lại
  • Tránh xa những món nước đá
  • Tránh xa các đồ ăn khô cứng, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều mỡ, nước uống có gas. có thể làm kích ứng các phản ứng viêm của cổ họng trầm trọng hơn.
  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức khiến sức đề kháng suy yếu hơn
  • Không tắm bằng nước lạnh
  • Nếu có dấu hiệu bị sốt, đổ mồ hôi nhiều cần nhanh chóng lau khô người, thay quần áo để phòng tránh nguy cơ nhiễm lạnh
  • Theo dõi kỹ nhiệt độ của cơ thể và gặp bác sĩ ngay nếu thấy các triệu chứng bất thường.

Phòng tránh nguy cơ viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu

Các yếu tố gây bệnh viêm họng hầu như đều xuất hiện trong tự nhiên nên rất khó để kiểm soát được nguyên nhân. Do đó không chỉ bà bầu mà bất cứ ai cũng cần đề cao tinh thần phòng bệnh bằng những phương pháp đơn giản sau đây

  • Giữ ấm cơ thể khi ra ngoài, đặc biệt vào các thời điểm giao mùa, những ngày trời lạnh
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài để phòng tránh nguy cơ tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hằng ngày sẽ giúp loại bỏ các dị nguyên và tăng tính sát khuẩn cổ họng
  • Uống đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày, ưu tiên uống nước ấm
  • Có chế độ dinh dưỡng khoa học theo từng giai đoạn
  • Tránh xa những nơi ô nhiễm, hóa chất, bụi bẩn đặc biệt là khói thuốc lá
  • Tập thể dục thể thao phù hợp với từng giai đoạn. Với phụ nữ mang thai, đi bộ chậm hay yoga là những bộ môn vô cùng phù hợp
  • Hạn chế tiếp xúc hay dùng chung đồ với những người mắc bệnh trước đó để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm
  • Thực hiện khám thai định kỳ và tiêm phòng theo đúng tiến độ.

Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu nếu nhanh chóng kiểm soát đúng cách sẽ không gây ra nguy hiểm với sức khỏe của mẹ bà thai nhi. Tốt nhất ngay khi phát hiện các triệu chứng sức khỏe bất thường mẹ bầu nên sớm thăm khám bác sĩ để được hỗ trợ điều trị nhanh chóng kịp thời nhất.

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Bị viêm họng nên ăn gì? Không nên ăn gì để bệnh mau khỏi

Nội dung bài viếtViêm họng khi mang thai 3 tháng đầu do đâuTriệu chứng viêm họng khi mang thai 3 tháng đầuViêm họng khi mang thai 3 tháng đầu có...

Viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt là gì? Nguy hiểm không?

Nội dung bài viếtViêm họng khi mang thai 3 tháng đầu do đâuTriệu chứng viêm họng khi mang thai 3 tháng đầuViêm họng khi mang thai 3 tháng đầu có...

Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh và cách phòng ngừa

Nội dung bài viếtViêm họng khi mang thai 3 tháng đầu do đâuTriệu chứng viêm họng khi mang thai 3 tháng đầuViêm họng khi mang thai 3 tháng đầu có...

Viêm họng gây ù tai

Viêm họng gây ù tai có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Nội dung bài viếtViêm họng khi mang thai 3 tháng đầu do đâuTriệu chứng viêm họng khi mang thai 3 tháng đầuViêm họng khi mang thai 3 tháng đầu có...

viêm họng - viêm amidan

Hàng nghìn người Việt đã sử dụng bài thuốc viêm họng – viêm amidan này để khỏi bệnh 100% – Bạn đã biết chưa?

Nội dung bài viếtViêm họng khi mang thai 3 tháng đầu do đâuTriệu chứng viêm họng khi mang thai 3 tháng đầuViêm họng khi mang thai 3 tháng đầu có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn