Khô khớp gối nên uống thuốc gì

Khô khớp gối nên uống thuốc gì khắc phục? [Tư vấn]

Đau Đầu Gối Khi Ngồi Xổm Là Bị Gì? Có Cần Chữa?

Mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi

Mỏi Khớp Gối Ở Người Trẻ Tuổi – Dấu Hiệu Bệnh Xương Khớp?

Cứng khớp gối: Nguyên nhân và hướng xử lý

Đau Đầu Gối Nhưng Không Sưng Có Phải Bị Viêm Khớp?

Viêm Khớp Kiêng Ăn Gì? 9 Thực Phẩm Nên Tránh Xa

7 Bài Tập Thể Dục Cho Người Đau Khớp Gối Đơn Giản Tại Nhà

Mỏi khớp gối

Mỏi Khớp Gối Là Bệnh Gì? Phương Pháp Xử Lý

Viêm Khớp Ngón Tay Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Viêm Khớp Nhiễm Khuẩn Là Gì? Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Viêm khớp háng: Những điều cần biết và phương pháp điều trị

5/5 - (2 bình chọn)

Viêm khớp háng không chỉ khiến người bệnh đau nhức, di chuyển khó khăn mà còn gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác như hạn chế khả năng vận động, thậm chí là teo cơ hay tàn phế. Người bệnh cần phải kiên trì trong điều trị bệnh để có thể ngăn ngừa biến chứng và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát tối đa.

Viêm khớp háng là gì?

Viêm khớp háng là thuật ngữ để chỉ tình trạng tổn thương tại khớp háng khiến người bệnh cảm thấy đau nhức và sưng viêm trầm trọng. Ban đầu các triệu chứng đau nhức chỉ xuất hiện tại háng, sau đó lan dần xuống các khu vực lân cận như hông, thắt lưng và kèm theo rất nhiều hệ lụy khác làm sức khỏe suy giảm trầm trọng.

Viêm khớp háng
Viêm khớp háng là thuật ngữ để chỉ tình trạng tổn thương tại khớp háng và có thể làm hạn chế khả năng vận động nếu không điều trị kịp thời

Khớp háng được cấu tạo bởi khung chậu và chỏ xương đùi, giúp kết nối giữa phần thân trên và dưới, ngoài ra nó cũng đảm nhiệm vai trò nâng đỡ một phần trọng lực cơ thể từ trên đổ dồn xuống, do đó nó cũng rất dễ gặp tổn thương. Bệnh có xu hướng xuất hiện ở những người trên tuổi 50, đồng thời những vận động viên điền kinh cũng là đối tượng mắc bệnh cao.

Như đã nói, viêm khớp háng chỉ là thuật ngữ chuyên môn chứ không chỉ nhất định bệnh nào. Dựa trên nguyên nhân và triệu chứng đặc trưng, bệnh có thể chia thành những dạng sau

  • Thoái hóa khớp háng (viêm khớp do thoái hóa)
  • Viêm khớp vảy nến
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Gout (viêm khớp do rối loạn chuyển hóa purin)

Trong đó, viêm khớp háng có liên quan đến thoái hóa là bệnh lý thường gặp nhất. Các trường hợp khác chủ yếu xuất hiện tại đầu gối, khớp ngón chân, ngón tay nhưng đôi khi vẫn có thể xuất hiện tại khớp háng, nhưng thường rất hiếm. Do đó bài viết sau đây sẽ phân tích các nguyên nhân và triệu chứng bệnh chủ yếu có liên quan đến nguyên nhân viêm khớp do thoái hóa.

Viêm khớp háng dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh vô cùng đau nhức. Lâu dần các triệu chứng ngày càng trầm trọng, khả năng vận động bị hạn chế, sức khỏe cũng có dấu hiệu suy giảm nhanh chóng. Người bệnh cần phát hiện bệnh từ sớm để có thể điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.

Triệu chứng viêm khớp háng

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà các triệu chứng bệnh xuất hiện khác nhau. Trong đó nếu có liên quan đến các nguyên nhân viêm nhiễm thì các dấu hiệu thường bộc phát đột ngột và diễn biến nhanh chóng. Trong khi đó nếu có liên quan đến nguyên nhân thoái hóa bệnh thường có xu hướng xuất hiện khá thầm lặng khiến người bệnh rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu.

Viêm khớp háng
Người bệnh thường chịu những cơn đau nhức khó chịu, cứng khớp, di chuyển khó khăn

Các triệu chứng phổ biến của viêm khớp háng bao gồm

  • Đau nhức tại khớp háng: đây là triệu chứng rõ ràng nhất cho thấy các vấn đề bất thường tại đây. Các cơn đau ban đầu chỉ xuất hiện thoáng qua, có thể là khi vận động mạnh hay chạy nhanh. Càng về sau, cơn đau càng xuất hiện với triệu chứng trầm trọng hơn, đôi khi cả khi đi bộ nhẹ nhàng hay xoay mình lúc ngủ khiến người bệnh rất mệt mỏi. Cơn đau thường có xu hướng giảm nhẹ khi người bệnh dành thời gian nghỉ ngơi.
  • Cứng khớp: hầu hết những người bị viêm khớp đều có triệu chứng chung là tình trạng đau nhức và cứng khớp. Tình trạng này thường xuất hiện vào sáng sớm, sau khi người bệnh ngủ dậy. Mới đầu chỉ có thể xuất hiện trong 1-2  phút, càng về giai đoạn sau tình trạng cứng khớp đôi khi có thể kéo dài đến 30 phút, người bệnh cảm thấy tê cứng không thể cử động được.
  • Sưng viêm, nóng khớp: Nguyên nhân có thể do lớp sụn bao bọc đầu khớp bị mỏng dần khiến các đầu xương ma sát vào nhau và kích thích các phản ứng viêm tại các mô mềm xung quanh. Một vài trường hợp có liên quan đến yếu tố tự miễn hay nhiễm trùng, chấn thương có thể xuất hiện kèm theo tình trạng khớp bị nóng đỏ, phù nề, nếu nhấn vào rất đau nhức
  • Nghe có tiếng kêu khi di chuyển: như đã nói, các đầu xương tiến sát và ma sát vào nhau có thể tạo ra tiếng kêu lục cục khi di chuyển chạy nhảy kèm theo cơn đau nhức khó chịu. Nếu có dấu hiệu này có thể tạm xác định bệnh có liên quan đến yếu tố thoái hóa.
  • Một số triệu chứng khác: Tùy nguyên nhân viêm khớp háng, bệnh nhân còn có thể gặp các triệu chứng khác như sốt cao, rét run, môi khô, hơi thở có mùi.. nếu có liên quan đến các vấn đề nhiễm khuẩn; bề mặt da bên ngoài tại vị trí quanh khớp háng có xuất hiện khô ráp, bong vảy trắng nếu là viêm khớp háng vảy nến hay nổi ban đỏ…

Người bệnh cần sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường qua việc sinh hoạt làm việc hằng ngày để nhanh chóng điều trị kịp thời, tránh những biến chứng khác có thể xuất hiện làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân viêm khớp háng

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm khớp háng, trong đó yếu tố công việc và tuổi tác thường liên quan rất nhiều. Người bệnh cần tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh mới có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để làm các xét nghiệm kiểm tra để xác định chính xác các nguyên nhân gây bệnh.

Viêm khớp háng
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm khớp háng, trong đó vấn đề tuổi tác hay lão hóa chiếm nguy cơ cao

Những nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm khớp háng bao gồm

  • Do tuổi tác: theo thời gian, tuổi tác càng cao thì quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh chóng, một trong những biểu hiện rõ ràng nhất chính là thông qua hệ thống xương khớp. Các sụn khớp háng vừa phải hoạt động nhiều vừa phải chịu áp lực từ phần trên cơ thể đổ dồn xuống dẫn đến thoái hóa sớm, các sụn xơ yếu, đứt gãy và rất khó phục hồi. Do đó bệnh chủ yếu xuất hiện ở những nhóm người trên 50 tuổi.
  • Yếu tố di truyền: các nghiên cứu cho thấy, các bệnh lý về xương khớp trong đó có cả viêm khớp háng đều có yếu tố di truyền. Cụ thể, những người có cha mẹ mắc các bệnh về xương khớp cũng có nguy cơ khá cao mắc các bệnh lý liên quan này
  • Do chấn thương: những người từng bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông dù đã được điều trị nhưng vẫn gây ra những tổn thương nhất định tại đây nên có nguy cơ mắc bệnh khá cao. Đặc biệt với những người bị chấn thương làm sai lệch cấu trúc khớp hàng thì càng dễ bị viêm khớp háng hơn.
  • Do tính chất công việc: Vận động viên điền kinh, nhưng người có tính chất công việc cần phải đi lại nhiều, đạp xe đạp cũng góp phần làm tăng nguy cơ.
  • Béo phì: như đã nói, khớp háng cũng góp phần nâng đỡ phần trên của cơ thể nên với những người có cân nặng lớn có thể tạo áp lực nặng nề tại đây và mắc bệnh sớm.
  • Nhiễm trùng: Các vi khuẩn, virus hoàn toàn có thể đi theo đường máu đến tấn công và phá hủy tại các sụn khớp khiến chúng bị tổn thương nặng nề. Các vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là lậu cầu, trực trùng coli, hay các nhóm tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh.. kèm theo đó có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
  • Rối loạn tự miễn: cơ thể có cơ thể tự sản sinh là các kháng thể để chống lại các dị nguyên, tuy nhiên vì một lý do nào đó mà nó nhầm lẫn trong việc phóng thích các kháng thể này khiến các cơ quan xung quanh bị ảnh hưởng, trong đó có cả các sụn khớp háng. Bệnh thường liên quan đến các nguyên nhân như viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp tự miễn. Bên cạnh đó, các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
  • Giới tính: các nghiên cứu cho thấy nữ giới có nguy cơ mắc bệnh hơn hẳn nam giới. Nguyên nhân có thể do sự thay đổi hormone, quá trình mang thai sinh nở hay do các yếu tố sinh lý khác.
  • Chế độ ăn uống sinh hoạt kém hợp lý: những người thường xuyên thức khuya, kém vận động hay vận động quá sức sai cách có thể gây viêm khớp háng. Ngoài ra những người có chế độ dinh dưỡng kém khoa học, thiếu canxi, vitamin D hay kali – những chất cần thiết cho hệ thống xương khớp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh khá cao.
  • Một số bệnh lý: một số bệnh lý liên quan cũng có thể gây bệnh như huyết áp thấp, thoát vị bẹn, tiểu đường, gout…

Tùy từng nguyên nhân mà cách điều trị sẽ theo hướng khác nhau, do đó người bệnh cần phải đảm bảo chính các các nguyên nhân gây bệnh mới có thể điều trị chính xác.

Viêm khớp háng có nguy hiểm không?

Đau nhức mệt mỏi tại khớp hàng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khiến người bệnh rất khó chịu. Việc đi lại bị hạn chế có thể làm người bệnh phải thay đổi những công việc phù hợp hơn. Bệnh càng để lâu, người bệnh có thể cần đến sự hỗ trợ và sinh hoạt thường ngày và làm ảnh hưởng đến tinh thần trầm trọng.

Viêm khớp háng
Viêm khớp háng nếu không nhanh chóng điều trị có thể dẫn tới tàn tật, bại liệt vĩnh viễn

Tùy vào mức độ phát hiện và điều trị mà quyết định viêm khớp háng có thể khỏi hoàn toàn hay không. Với các trường hợp viêm khớp háng liên quan đến thoái hóa do tuổi tác, không thể đảm bảo phục hồi chức năng vận động hoàn toàn do khả năng sản sinh các tế bào ở người lớn tuổi đã bị hạn chế rất nhiều

Ngoài ra, nếu bệnh có liên quan đến các yếu tố hay chấn thương và nhiễm khuẩn nếu điều trị tốt có thể phục hồi tối đa trong vài tuần đến vài tháng tùy tình trạng. Mặt khác nếu có liên quan đến yếu tố  rối loạn tự miễn thì hầu như bệnh rất khó điều trị và có nguy cơ tái phát lớn nếu sau đó không có chế độ chăm sóc phòng tránh phù hợp.

Bên cạnh đó, một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu điều trị viêm khớp háng quá muộn như

  • Hạn chế khả năng vận động và làm việc
  • Dính khớp hay biến dạng cơ
  • Teo cơ, chi dưới yếu liệt, mất cảm giác
  • Tàn phế vĩnh viễn
  • Tổn thương nội tạng, thường liên quan đến viêm khớp háng tự miễn. Do cơ chế tự miễn khiến cho các cơ quan như da, thận cũng bị ảnh hưởng nghiệm trọng, thậm chí là có thể tử vong. Tuy nhiên do cơ chế chế tự miễn có xu hướng tiến triển khá chậm nên người bệnh vẫn có thể nhanh chóng khắc phục kịp thời.
  • Nhiễm trùng huyết hay viêm cầu thận nếu viêm khớp háng có liên quan đến các vấn đề nhiễm trùng nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn tại khớp có thể đi theo đường máu ăn sâu vào các cơ quan lân cận tại ổ bụng và tấn công mạch máu, thận hay đường tiết niệu. Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nên người bệnh không nên chủ quan.

Hầu hết không quá nhiều trường hợp tiến các biến chứng nguy hiểm như trên những người bệnh vẫn không nên chủ quan. Điều trị viêm khớp háng cần phải thực sự kiên trì trong lối sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học, nếu không bệnh vẫn có nguy cơ tái phát cao thậm chí với các triệu chứng còn trầm trọng hơn trước.

Điều trị viêm khớp háng

Người bệnh nên tiến hành làm các xét nghiệm kiểm tra theo chỉ định của bác sĩ để có thể xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh chính xác. Một số xét nghiệm thường được chỉ định như chụp X quang, MRI, CT, nội soi.. Ngoài ra có thể tiến hành xét nghiệm máu hay nước tiểu để xác định có liên quan đến các vấn đề nhiễm khuẩn hay không.

Nếu người bệnh đã và đang điều trị bệnh lý nào cũng cần thông báo cho bác sĩ để có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Tùy từng tình trạng, cơ địa người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau những vấn đảm bảo mục đích cải thiện bệnh sớm nhất và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác.

Điều trị bằng thuốc Tây

Mục đích của việc dùng thuốc Tây nhằm giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu gây nguy hiểm cho sức khỏe. Một số loại thuốc giảm đau và thuốc đặc trị sẽ được chỉ định kết hợp để cải thiện bệnh nhanh chóng nhất. Tuy nhiên chú ý rằng các loại thuốc Tây thường có khá nhiều tác dụng phụ nên người bệnh không được lạm dụng.

Viêm khớp háng
Paracetamol là nhóm thuốc chính được chỉ định để giảm đau tại khớp háng

Những loại thuốc được dùng phổ biến trong điều trị viêm khớp háng bao gồm

  • Thuốc giảm đau, chống viêm: thường chỉ định các nhóm quen thuộc như Paracetamol để có thể hạn chế các tác dụng phụ. Nếu cơ địa người bệnh không đáp ứng nhóm thuốc này có thể chỉ định nhóm NSAID như naproxen, ibuprofen hay nhóm opioids (thuốc giảm đau gây nghiện),… Tuy nhiên hầu hết các nhóm này dù có thể giảm đau nhanh nhưng thường kèm theo rất nhiều tác dụng phụ.
  • Thuốc kháng sinh: thường dùng Nafcillin, Gentamycin, Cefrazidim, Oxicallin, Vancomycin, Clindamycin,…khi phát hiện bệnh có liên quan đến yếu tố nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hay có ứ mủ tại ổ khớp. Tùy chủng loại vi khuẩn mà các loại thuốc được chỉ định khác nhau. Thuốc có   thể được dùng ở đường uống hay tiêm trực tiếp nếu các triệu chứng nhiễm trùng quá nặng. Kháng sinh cũng có thể dùng để dẫn lưu hay rửa ổ khớp trong một số trường hợp.
  • DMARDs (Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm): thường được dùng khi có liên quan đến các nguyên nhân viêm khớp dạng thấp hay có liên quan đến yếu tố tự miễn như viêm khớp háng vẩy nến. DMARDs là nhóm thuốc chỉ định chủ yếu nhưng thường có tác dụng khá chậm nên có thể được dùng song song kết hợp với thuốc giảm đau, chống viêm.
  • Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: với những trường hợp có liên quan đến yếu tố thoái hóa sẽ được chỉ định nhóm thuốc này để kích thích quá trình tự phục hồi bên trong sụn khớp, tăng khả năng hấp thụ chất đồng thời làm chậm quá trình lão hóa. Một số loại thuốc thông dụng như Chondroitin, MSM, Collagen type II, Glucosamine,… Tuy nhiên thuốc có tác dụng khá chậm nhưng không có quá nhiều tác dụng phụ nên có thể dùng kéo dài trong  3 – 6 tháng.
  • Corticoid dạng uống, tiêm: Với những cơn đau nhức sưng viêm trầm trọng có thể chỉ định dùng ngay Corticoid (corticosteroid) để giảm các triệu chứng tức thì. Thuốc có thể dùng cra đường uống hay tiêm trực tiếp vào khớp giảm viêm, kháng dị ứng và ức chế miễn dịch. Tuy nhiên chỉ dùng cho các trường hợp nặng, không đáp ứng các nhóm thuốc phía trên vì thường kèm theo rất nhiều tác dụng phụ.
  • Các loại thuốc khác: tùy từng nguyên nhân bệnh lý hoặc tình trạng bệnh nhân, một số loại thuốc khác cũng được chỉ định bổ sung như thuốc làm tăng dịch nhờn, thuốc giãn cơ hay các loại viên uống bổ sung canxi, vitamin D để tăng cường sức khỏe xương khớp.

Như đã nói, các nhóm thuốc trên đây luôn đi kèm rất nhiều tác dụng phụ, do đó đầu hết chỉ được chỉ định dùng trong thời gian ngắn. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý tăng hay giảm liều thuốc, hoặc kết hợp với các loại thuốc ngoài toa khác vì đều có thể làm giảm tác dụng mong muốn.

Điều trị bằng Đông Y

Lựa chọn Đông y điều trị viêm khớp háng vừa mang cả ưu và nhược điểm. Ưu điểm của các bài thuốc đông y là vô cùng an toàn, chú trọng đến căn nguyên gây bệnh và điều trị dứt điểm nó. Hầu hết các bài thuốc này đều không có tác dụng phụ, ngược lại còn giúp người dùng ăn ngon, ngủ ngon hơn giúp sức khỏe phục hồi nhanh chóng.

Tuy nhiên do có chiết xuất từ thảo dược nên đa phần các bài thuốc này cho hiệu quả rất chậm. Hầu hết các lương y cũng khuyến khích chỉ nên áp dụng bài thuốc Đông y cho những trường hợp bệnh mới khởi phát. Ngoài ra, người bệnh còn cần tìm hiểu chính xác các địa chỉ bốc thuốc uy tín để đảm bảo an toàn, chính xác và phù hợp với từng tình trạng bệnh.

Bài thuốc 1

  • Chuẩn bị  20g rễ cỏ xước; 12g tất bái, 10g quế; Ngũ gia bì , bồ công anh, trinh nữ, nam tục đoạn ,  đinh lăng, cà gai leo, cát căn, đơn hoa, kinh giới, xương bồ mỗi dược liệu 16g.
  • Rửa sạch các dược liệu với nước sạch, sau đó sắc cùng 500ml nước
  • Sắc trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 200ml thì dừng, cạn lấy nước cốt để uống
  • Chia thuốc thành 2 lần, uống hết trong ngày.

Bài thuốc 2

  • Chuẩn bị 20g Thổ phục linh, cỏ nhọ nồi, hy thiêm mỗi dược liệu 16g; ngải cứu, ngưu tất, thương nhĩ tử mỗi vị thuốc 12g
  • Rửa sạch các dược liệu với nước sạch, sau đó sắc cùng 300ml nước
  • Sắc trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 200ml thì dừng, cạn lấy nước cốt để uống
  • Chia thuốc thành 2 lần, uống hết trong ngày.

Bài thuốc 3

  • Chuẩn bị 10g Bột Hy thiêm, bột Thiên niên kiện 3g cùng 2g bột Xuyên khung.
  • Trộn lẫn các dược liệu với nhau, thêm chút nước để có thể vê lại thành các viên tròn
  • Dùng ngày 2 lần, mỗi lần 4 – 5 viên với nước ấm.

Vật lý trị liệu

Hầu hết với các bệnh lý liên quan đến xương khớp nếu quá trầm trọng đều được áp dụng vật lý trị liệu để có thể phục hồi chức năng vận động, giảm đau cũng như kích thích quá trình hồi phục. Tùy từng tình trạng và nhu cầu của bệnh nhân, các phương pháp vật lý trị liệu sẽ được chỉ định khác nhau.

Viêm khớp háng
Vật lý trị liệu sẽ được chỉ định nhằm khôi phục lại khả năng vận động cho người bệnh

Một số phương pháp vật lý trị liệu được dùng phổ biến với người viêm khớp hàng như

  • Kích thích thần kinh qua da (TENS)
  • Chườm lạnh, chườm ấm
  • Massage trị liệu
  • Siêu âm trị liệu
  • Chiếu tia hồng ngoại
  • Vận động khớp chủ động
  • Tiêm tế bào gốc
  • Châm cứu
  • Cấy chỉ

Thường với vật lý trị liệu sẽ được thực hiện trực tiếp tại bệnh viện có các bác sĩ theo dõi để đảm bảo an toàn và đúng cách. Cần chú ý phương pháp này cần phải thực hiện theo liệu trình dài ngày để giải quyết bệnh tối ưu nhất. Đặc biệt vật lý trị liệu còn có thể kích thích quá trình tự hồi phục tại các sụn khớp nhanh chóng mà không gây ra quá nhiều tác dụng phụ.

Người bệnh nên đảm bảo thực hiện đúng thời gian và liệu trình điều trị vật lý trị liệu. Bệnh việc dùng các thiết bị hỗ trợ, với những người bị mất khả năng vận động quá nhiều các bác sĩ cũng sẽ hỗ trợ luyện tập với một số bài tập đơn giản. Người bệnh nên tìm đến các bệnh viện lớn có các chuyên khoa này để đảm bảo an toàn.

Một số biện pháp hỗ trợ

Với các trường hợp bệnh chưa quá trầm trọng, người bệnh có thể được chỉ định điều trị tại nhà. Do đó người bệnh nên kết hợp với các phương pháp giảm đau, giúp phục hồi khả năng vận động, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả mà không cần dùng đến các loại thuốc với nhiều tác dụng phụ.

Một số phương pháp bệnh nhân có thể tham khảo như

  • Chườm nóng/ chườm lạnh: nếu xuất hiện các cơn đau đột ngột bạn có thể áp dụng ngay phương pháp chườm nóng hay chườm lạnh để giảm đau nhanh chóng mà không cần dùng đến thuốc. Chườm lạnh sẽ làm tê các khớp tạm thời trong khi chườm ấm giúp các khớp thư giãn hơn, từ đó giảm đau nhức hay sưng viêm đáng kể. Tuy nhiên chú ý không dùng nếu tại vị trí khớp có vết thương lở, viêm nhiễm và không chườm quá 20 phút.
  • Tắm với nước ấm: Trước khi đi ngu 1-2 tiếng người bệnh có thể tắm với nước ấm sẽ giúp cho các cơ thư giãn, thả lỏng, giảm tần suất cơn đau xuất hiện về đêm, từ đó giúp người bệnh nghỉ ngơi thoải mái dễ chịu hơn.
  • Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ: Với viêm khớp háng, hiện nay có một số loại đai, nẹp đeo để người bệnh đeo vào, từ đó có thể giảm các áp lực tại đây đồng thời hỗ trợ việc đi lại vận động dễ dàng hơn mà không quá đau nhức.
  • Tập thể dục: do khi di chuyển vận động, người bệnh thường bị các cơn đau hành hạ, do đó lâu dần trở nên lười vận động. Tuy nhiên quan niệm này hoàn toàn sai lầm, người bệnh nên thử tập luyện một bài bài tập từ vật lý trị liệu hay yoga, dưỡng sinh đều giúp các khớp thư giãn và phục hồi đáng kể. Tham khảo thêm bác sĩ hay các chuyên gia để đảm bảo tập luyện đúng cách nhất.

Điều trị ngoại khoa

Nếu điều trị bằng các phương pháp trên không còn đem lại tác dụng tốt, các khớp có dấu hiệu biến dạng và đau nhức trầm trọng, việc phẫu thuật cần tiến hành thực hiện nhanh chóng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.

Viêm khớp háng
Trong trường hợp các sụn khớp đã bị bào mòn quá nhiều, không thể khôi phục được cần bắt buộc phải thay khớp háng nhân tạo mới

Hầu hết phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp khớp háng bị tổn thương nặng do chấn thương có liên quan đến các nguyên nhân chấn thương, nhiễm khuẩn hay các rối loạn tự miễn, có xuất hiện các gai xương. Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phẫu thuật hợp lý.

Một số phẫu thuật được dùng trong điều trị viêm khớp háng bao gồm

  • Nội soi cắt bỏ gai xương
  • Mài sụn khớp
  • Nội soi chỉnh hình cấu trúc ổ khớp
  • Nội khớp dẫn lưu mủ và dịch khớp bị nhiễm khuẩn
  • Phẫu thuật thay khớp háng (bán phần/ toàn phần)

Tuy nhiên cần chú ý rằng, sau phẫu thuật không thể đảm bảo khả năng vận động phục hồi 100%. Kèm theo đó chi phí điều trị thường rất cao, thời gian phục hồi lâu và có thể xảy ra các biến chứng. Sau phẫu thuật nếu người bệnh không thay đổi chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học hơn vẫn có nguy cơ tái phát với những triệu chứng trầm trọng hơn.

Người bệnh nên tìm đến các bệnh viện uy tín, có đầy đủ các cơ sở vật chất hiện đại để đảm bảo tiến hành phẫu thuật an toàn, hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra.

Phòng tránh viêm khớp háng

Để hạn chế gặp những biến chứng nguy hiểm do viêm khớp háng gây ra, mỗi người nên sớm có các biện pháp phòng tránh từ sớm. Bạn có thể tham khảo các phương pháp phòng tránh bệnh sau đây

  • Làm việc điều độ, hạn chế mang vác nặng, không làm việc quá sức
  • Duy trì cân nặng ổn định, hạn chế áp lực lên các khớp
  • Vận động thư giãn khớp háng thường xuyên, không ngồi hay nằm quá lâu trong một tư thế
  • Hạn chế việc ngồi xổm, đứng hay ngồi, đá chân bất ngờ, xoay người đột ngột
  • Có chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý, tăng cường bổ sung canxi, vitamin D cùng các khoáng chất cần thiết cho hệ thống xương khớp tỏng thực phẩm như nhóm rau xanh, các loại trái cây, hải sản, đậu
  • Bổ sung sữa canxi với những người già hay phụ nữ có thai
  • Hạn chế những thực phẩm làm phá huỷ xương khớp hay làm cản trợ hấp thụ canxi như chất kích thích, rượu bia, nội tạng động vật hay những thực nhiều nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng
  • Điều trị triệt để các bệnh lý liên quan để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh
  • Tập luyện thể thể thao thường xuyên với những bộ môn phù hợp để tăng cường sức đề kháng

Viêm khớp háng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả tinh thần và sức khỏe người bệnh. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Mỗi người nên dành thời gian đi khám bệnh định kỳ để sớm phát hiện các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn và có thể xử lý kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Khô khớp gối nên uống thuốc gì

Khô khớp gối nên uống thuốc gì khắc phục? [Tư vấn]

Nội dung bài viếtViêm khớp háng là gì?Triệu chứng viêm khớp hángNguyên nhân viêm khớp hángViêm khớp háng có nguy hiểm không?Điều trị viêm khớp hángĐiều trị bằng thuốc TâyĐiều...

Mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi

Mỏi Khớp Gối Ở Người Trẻ Tuổi – Dấu Hiệu Bệnh Xương Khớp?

Nội dung bài viếtViêm khớp háng là gì?Triệu chứng viêm khớp hángNguyên nhân viêm khớp hángViêm khớp háng có nguy hiểm không?Điều trị viêm khớp hángĐiều trị bằng thuốc TâyĐiều...

Đau Đầu Gối Khi Ngồi Xổm Là Bị Gì? Có Cần Chữa?

Nội dung bài viếtViêm khớp háng là gì?Triệu chứng viêm khớp hángNguyên nhân viêm khớp hángViêm khớp háng có nguy hiểm không?Điều trị viêm khớp hángĐiều trị bằng thuốc TâyĐiều...

Cứng khớp gối: Nguyên nhân và hướng xử lý

Nội dung bài viếtViêm khớp háng là gì?Triệu chứng viêm khớp hángNguyên nhân viêm khớp hángViêm khớp háng có nguy hiểm không?Điều trị viêm khớp hángĐiều trị bằng thuốc TâyĐiều...

Đau Đầu Gối Nhưng Không Sưng Có Phải Bị Viêm Khớp?

Nội dung bài viếtViêm khớp háng là gì?Triệu chứng viêm khớp hángNguyên nhân viêm khớp hángViêm khớp háng có nguy hiểm không?Điều trị viêm khớp hángĐiều trị bằng thuốc TâyĐiều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn