Bị viêm họng nên ăn gì? Không nên ăn gì để bệnh mau khỏi

Viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt là gì? Nguy hiểm không?

Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh và cách phòng ngừa

Viêm họng gây ù tai

Viêm họng gây ù tai có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

viêm họng - viêm amidan

Hàng nghìn người Việt đã sử dụng bài thuốc viêm họng – viêm amidan này để khỏi bệnh 100% – Bạn đã biết chưa?

Viêm mũi họng cấp là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng mủ tại nhà

Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng mủ tại nhà mẹ cần biết

Bé Bị Viêm Họng Sốt Cao Liên Tục Và Các Biện Pháp Xử Lý

Mách Mẹ Cách Chữa Viêm Họng Cho Trẻ Dưới 1 Tuổi An Toàn

cách chữa viêm họng hạt bằng thuốc Nam

Top 10 Cách Chữa Viêm Họng Hạt Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả

Viêm mũi họng cấp là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Đánh giá

Viêm mũi họng cấp là một dạng nhiễm trùng thường gặp ở đường hô hấp trên. Bệnh thường gây sốt cao một cách đột ngột, kèm theo đó là tình trạng đau họng, ho, sổ mũi, nghẹt mũi và nhiều triệu chứng khó chịu khác. Trường hợp nặng, bệnh viêm mũi họng cấp kéo dài sẽ tiến triển thành mãn tính và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc điều trị nên được tiến hành càng sớm càng tốt.

Viêm mũi họng cấp là gì?

Bệnh viêm mũi họng cấp là tình trạng sưng viêm, tổn thương xảy ra ở niêm mạc mũi, họng một cách đột ngột. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em. Nguyên nhân thường gặp là do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc do nhiều yếu tố khác tác động, chẳng hạn như thời tiết, môi trường sống.

Viêm mũi họng cấp là gì
Viêm mũi họng cấp là một dạng nhiễm trùng ở đường hô hấp chủ yếu do vi khuẩn hoặc virus gây ra

Các triệu chứng của viêm mũi họng cấp có thể kéo dài trong 3 – 5 ngày hoặc lâu hơn. Người bệnh nên tiến hành điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây viêm mũi họng cấp

Bệnh viêm mũi họng cấp do nhiều nguyên nhân gây ra. Phổ biến nhất là tình trạng nhiễm vi khuẩn, virus hay nấm ở đường hô hấp trên. Ngoài ra, sự khởi phát của bệnh cũng có liên quan đến chế độ ăn  uống hàng ngày, thể trạng và môi trường sống.

Lá thứ tay đầy xúc động của bệnh nhân Nguyễn Thị Nga (42 tuổi, Phủ Lý, Hà Nam) sau khi điều trị viêm họng hạt thành công tại Nhất Nam Y Viện. ĐỌC NGAY!

Các nguyên nhân gây bệnh viêm mũi họng cấp bao gồm:

  • Nhiễm virus: Virus là thủ phạm của hầu hết các ca bị viêm mũi họng cấp. Phổ biến nhất là virus cảm cúm, virus sởi hay virus Adenovirus…
  • Vi khuẩn: Các đợt cấp tính của bệnh viêm mũi họng cũng có thể xảy ra sau khi bị các loại vi khuẩn như tụ cầu hay liên cầu tấn công vào đường thở qua mũi hay miệng. Trong đó, liên cầu khuẩn nhóm A được xem là thủ phạm gây bệnh nguy hiểm nhất do có thể gây ra nhiều biến chứng.
  • Nhiễm trùng nấm: Nhiều loại nấm có thể gây viêm mũi họng cấp nhưng thường gặp nhất là nấm  candida.
  • Điều kiện thời tiết: Vào những thời điểm giao mùa trong năm, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại khiến cơ thể không kịp thích nghi và có sức đề kháng kém. Đây chính là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn tấn công vào mũi họng dẫn đến nhiễm trùng.
  • Hút thuốc lá: Thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc khiến cho niêm mạc đường thở bị kích ứng, tăng tiết dịch nhầy và bị sưng viêm.
  • Môi trường sống bị ô nhiễm: Những cá nhân sống trong môi trường ẩm ướt có nhiều khói bụi, khí thải công nghiệp, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm rất dễ mắc bệnh viêm mũi họng cấp.
  • Thay đổi môi trường sống hoặc chế độ ăn uống: Ở trẻ em, hệ miễn dịch còn non yếu nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công vào mũi họng khi thay đổi nơi ở, trường học hoặc chuyển sang chế độ ăn dặm.

Triệu chứng viêm mũi họng cấp

Các dấu hiệu bệnh viêm mũi họng cấp thường khởi phát một cách đột ngột. Người bệnh có thể nhận thấy một số triệu chứng bất thường như sau:

  • Nóng sốt, thường là sốt cao từ 39 – 40 độ
  • Đau rát, khô nóng trong cổ họng. Có thể đau khi nói chuyện, khi ăn uống hay cả khi nuốt nước bọt. Một số người cảm thấy cổ họng bị đau nhói và đau cả tai khi nuốt
  • Ho khan
  • Khàn tiếng nhẹ
  • Tắc nghẹt mũi hoặc chảy nhiều nước mũi. Dịch nhầy trong suốt, trắng đục hoặc đặc và có màu vàng, xanh do nhiễm trùng nặng.
  • Sưng đỏ 2 bên amidan. Xuất hiện lớp chất nhầy trong hay bựa trắng phủ trên bề mặt amidan
  • Sưng hạch ở cổ
  • Niêm mạc mũi họng đỏ, phù nề hoặc có thể xuất huyết
  • Đau đầu
triệu chứng Viêm mũi họng cấp
Đau họng, sưng amidan là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm mũi họng cấp

Bị viêm mũi họng cấp khi nào nên đến bệnh viện khám?

Bệnh viêm mũi họng cấp nếu không được điều trị đúng cách hoặc để kéo dài thì sẽ trở nặng hơn. Chính vì vậy, nếu đang có các dấu hiệu trên bạn nên tới bệnh viện khám chữa bệnh càng sớm càng tốt.

Trong trường hợp cơ thể xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng dưới đây thì nên nhanh chóng tới bệnh viện ngay:

  • Sốt cao liên tục từ 2 ngày trở lên hoặc uống thuốc không hạ sốt
  • Ho nhiều
  • Hơi thở gấp gáp hoặc khó thở
  • Nôn ói nhiều
  • Chảy mủ ở tai
  • Ra nhiều nước mũi đặc có màu vàng, xanh
  • Các triệu chứng bệnh không thuyên giảm sau hai ngày điều trị và chăm sóc tại nhà

Tác hại của bệnh viêm mũi họng cấp tính

Bệnh viêm mũi họng cấp tính mang đến nhiều triệu chứng khó chịu và khiến cho bệnh nhân mệt mỏi. Trường hợp bị bệnh do thay đổi thời tiết thì các dấu hiệu bất thường có thể chấm dứt sau khoảng 3 – 4 ngày. Tuy nhiên, cũng có người bị bệnh kéo dài lên đến 1 -2 tuần liên tục hoặc thậm chí là lâu hơn. Điều này còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm mũi họng cấp, mức độ bệnh, cách thức điều trị và chăm sóc tại nhà.

Trẻ bị viêm mũi họng cấp thường kéo dài và có nguy cơ gặp phải biến chứng cao hơn so với người lớn. Khi không được kiểm soát tốt, bệnh sẽ tiến triển thành mãn tính, có diễn tiến ngày càng phức tạp hơn và gây ra một số bệnh lý khác như:

  • Viêm tai giữa
  • Viêm xoang
  • Viêm amidan
  • Viêm phế quản cấp
  • Nhiễm trùng máu
  • Thấp tim tiến triển hoặc viêm cầu thận cấp do bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A

Cách điều trị viêm mũi họng cấp

Nguyên tắc điều trị bệnh:

  • Loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh
  • Điều trị các triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải
  • Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh cho các trường hợp bị viêm mũi họng cấp do vi khuẩn. Tuy nhiên, cần tính toán liều lượng cho phù hợp với lứa tuổi và tình trạng nhiễm trùng.
  • Bù nước và chất điện giải cho các trường hợp bị sốt cao hoặc nôn ói nhiều
thuốc điều trị Viêm mũi họng cấp
Các thuốc được sử dụng trong điều trị viêm mũi họng cấp bao gồm nhiều loại như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, hạ sốt

Thông thường, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc để điều trị nguyên nhân và giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu. Bao gồm:

Thuốc kháng sinh: Dùng cho các đối tượng bị viêm mũi họng cấp do nhiễm vi khuẩn

  • Peniciline V: Trẻ em uống 50-100 UI/kg và người lớn uống 3 triệu UI. Tất cả chia làm 3 lần dùng trong ngày sau ăn. Liệu trình điều trị trong 10 ngày liên tục.
  • Peniciline chậm (loại Benzathin-Peniciline G): Trẻ dưới 30kg uống liều 600.000UI, trẻ > 30kg uống 1,2 triệu UI và người trưởng thành uống 2,4 triệu UI.
  • Cephalosporine thế hệ 1 hoặc thuốc Amoxicilline. Liệu trình điều trị viêm mũi họng cấp bằng các thuốc này kéo dài trong 10 ngày liên tục.
  • Thuốc kháng sinh nhóm Macrolide: Bao gồm Rulide hay Dynabac… Các thuốc này được chỉ định cho những bệnh nhân bị dị ứng với Peniciline. Liệu trình dùng thuốc từ 5 – 7 ngày.

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Chẳng hạn như Paracetamol hay Aspirine… Các thuốc này được sử dụng cho cả trẻ em và người lớn bị sốt từ 38 độ trở lên hoặc bị đau họng nhiều. Bệnh nhân nên uống thuốc sau khi ăn no để tránh gây hại cho dạ dày.

Thuốc kháng viêm

Nhóm thuốc này có thể được chỉ định kèm theo thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau để giảm hiện tượng sưng viêm, phù nề trong đường hô hấp.

Bù nước và chất điện giải bằng dung dịch oresol (ORS) 

Các trường hợp bị sốt cao, nôn ói nhiều hoặc tiêu chảy có nguy cơ bị mất nước và rối loạn điện giải. Bệnh nhân có thể được đề nghị dùng dung dịch Oresol (ORS). Người bệnh cần pha thuốc theo đúng hướng dẫn trên bao bì và uống bổ sung với liều lượng thích hợp cho từng lứa tuổi như sau:

  • Trẻ nhũ nhi: Uống 50ml/lần x 2 – 3 lần/ngày
  • Trẻ 2 – 6 tuổi: Uống 100ml/lần x 2 – 3 lần/ngày
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Uống 150ml/lần x 2 – 3 lần/ngày
  • Người lớn: Uống theo nhu cầu

Cách chăm sóc cho người bị viêm mũi họng cấp

Người bị viêm mũi họng cấp sẽ nhanh hồi phục sức khỏe hơn khi được chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý:

cách chữa viêm mũi họng cấp
Bệnh nhân bị viêm mũi họng cấp nên nhỏ mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý để sát trùng, làm loãng dịch nhầy trong mũi
  • Nhỏ mũi hoặc rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý để cải thiện tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, giúp đường thở thông thoáng, dễ chịu hơn.
  • Trẻ bị bệnh có nhiều mũi đặc thì phụ huynh có thể dùng dụng cụ hút mũi cho bé sau khi nhỏ nước muối sinh lý. Tuy nhiên không nên lạm dụng dụng cụ này quá mức khiến niêm mạc mũi bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Súc miệng thường xuyên với nước muối pha loãng để sát trùng, giảm ho, xoa dịu cơn đau rát trong cổ họng.
  • Uống nhiều nước kết hợp chườm mát khi bị sốt để nhanh hạ nhiệt
  • Sử dụng các thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt và ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để không gây buồn nôn, nôn ói
  • Kết hợp dùng thuốc trị viêm mũi họng cấp do bác sĩ kê đơn với các mẹo chữa bệnh trong dân gian để đẩy nhanh hiệu quả điều trị. Chẳng hạn như dùng tắc hấp mật ong, lê chưng đường phèn…

Phòng ngừa viêm mũi họng cấp cho trẻ em và người lớn

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên đánh răng và súc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày để ngăn chặn vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường hô hấp
  • Mặc đủ ấm trong những ngày thời tiết lạnh
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn và không chạm tay lên mũi, miệng
  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và giặt chăn, màn, vỏ gối để loại bỏ các tác nhân gây viêm mũi họng cấp.
  • Hạn chế đến những nơi đông người hoặc tiếp xúc với người đang bị nhiễm trùng đường hô hấp
  • Mang khẩu trang bảo vệ mũi khi ra ngoài đường
  • Ngủ đủ giấc và cố gắng đi ngủ trước 10 giờ vào buổi tối
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp tập thể dục mỗi ngày để cải thiện khả năng miễn dịch, giúp cơ thể có khả năng phòng vệ tốt hơn khi bị các tác nhân gây bệnh viêm mũi họng cấp tấn công.

Bạn nên tham khảo thêm

Thanh hầu bổ phế thang là bài thuốc chữa viêm họng, viêm amidan, ho được nhiều đơn vị báo chí "chọn mặt gửi vàng" đưa tin giới thiệu đến bạn đọc cả nước nhờ mang lại hiệu quả điều trị VƯỢT TRỘI, BỀN LÂU, AN TOÀN.

Tin khác

Bị viêm họng nên ăn gì? Không nên ăn gì để bệnh mau khỏi

Nội dung bài viếtViêm mũi họng cấp là gì?Nguyên nhân gây viêm mũi họng cấpTriệu chứng viêm mũi họng cấpTác hại của bệnh viêm mũi họng cấp tínhCách điều trị...

Viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt là gì? Nguy hiểm không?

Nội dung bài viếtViêm mũi họng cấp là gì?Nguyên nhân gây viêm mũi họng cấpTriệu chứng viêm mũi họng cấpTác hại của bệnh viêm mũi họng cấp tínhCách điều trị...

Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh và cách phòng ngừa

Nội dung bài viếtViêm mũi họng cấp là gì?Nguyên nhân gây viêm mũi họng cấpTriệu chứng viêm mũi họng cấpTác hại của bệnh viêm mũi họng cấp tínhCách điều trị...

Viêm họng gây ù tai

Viêm họng gây ù tai có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Nội dung bài viếtViêm mũi họng cấp là gì?Nguyên nhân gây viêm mũi họng cấpTriệu chứng viêm mũi họng cấpTác hại của bệnh viêm mũi họng cấp tínhCách điều trị...

viêm họng - viêm amidan

Hàng nghìn người Việt đã sử dụng bài thuốc viêm họng – viêm amidan này để khỏi bệnh 100% – Bạn đã biết chưa?

Nội dung bài viếtViêm mũi họng cấp là gì?Nguyên nhân gây viêm mũi họng cấpTriệu chứng viêm mũi họng cấpTác hại của bệnh viêm mũi họng cấp tínhCách điều trị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn