Viêm Mũi Dị Ứng Ngứa Mắt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có chữa được không? Giải đáp chi tiết

Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Em Có Chữa Được Không? Giải Pháp Hiệu Quả

10 Cây Thuốc Nam Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Và An Toàn

10 Cây Thuốc Nam Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Và An Toàn

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc và phòng ngừa

Viêm Mũi Dị Ứng Mãn Tính: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị

Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà: Phương pháp hiệu quả và an toàn

Cách Trị Viêm Mũi Dị Ứng Tại Nhà Hiệu Quả và An Toàn

Viêm Mũi Dị Ứng Kiêng Ăn Gì? – Những Thực Phẩm Nên Ăn và Kiêng

Bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng: Phương pháp tự nhiên hiệu quả

Viêm Mũi Xuất Tiết: Triệu Chứng, Cách Chữa Và Phòng Ngừa

5/5 - (1 bình chọn)

Ngày nay, các bệnh về tai mũi họng ngày càng trở nên phổ biến, trong đó có viêm mũi xuất tiết. Đây là một bệnh lý tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều phiền toái cho người mắc. Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết về bệnh lý này, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và có cách phòng ngừa, kiểm soát hiệu quả.

Viêm mũi xuất tiết là gì?

Viêm mũi xuất tiết, còn được gọi là viêm mũi sung huyết, là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm, dẫn đến tiết nhiều dịch nhầy trong mũi và họng. Tình trạng này thường xuất hiện khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi họng cấp hoặc do viêm mũi dị ứng. 

Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ do viêm V.A (sưng amidan), V.A quá phát hoặc do viêm mũi cấp tái diễn nhiều lần.

Viêm mũi xuất tiết có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi
Viêm mũi xuất tiết có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi

ĐỪNG BỎ LỠ: Chuyên gia “VẠCH TRẦN” 6 triệu chứng viêm mũi xuất tiết và TIẾT LỘ cách “đánh bay” bệnh có 1 – 0 – 2

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm mũi xuất tiết như:

Lắng nghe chia sẻ của chị Đỗ Phương Trinh về hành trình chữa viêm mũi dị ứng dai dẳng cho con và cái kết viên mãn khi ĐÁNH BẠI bệnh hoàn toàn không cần kháng sinh.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Virus (rhinovirus, coronavirus, adenovirus) và vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm và tăng tiết dịch mũi, thường gặp trong cảm lạnh, cảm cúm.
  • Dị ứng: Cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân như phấn hoa, lông thú, bụi bẩn, mạt nhà, nấm mốc hoặc hóa chất, gây hắt hơi và tiết dịch nhầy.
  • Thay đổi thời tiết và khí hậu: Thời tiết nóng – lạnh đột ngột hoặc môi trường ẩm thấp làm kích ứng niêm mạc mũi, gây viêm và tiết dịch.
  • Môi trường ô nhiễm: Tiếp xúc thường xuyên với khói bụi, khí thải công nghiệp, khói thuốc lá khiến mũi bị kích thích và viêm nhiễm.
  • Cấu trúc và bệnh lý mũi: Vẹo vách ngăn mũi, polyp mũi, phì đại cuốn mũi hoặc viêm xoang mãn tính gây cản trở lưu thông khí và tích tụ dịch nhầy.
  • Suy giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch yếu ở trẻ nhỏ, người cao tuổi hoặc người mắc bệnh nền khiến cơ thể dễ bị virus, vi khuẩn tấn công.
  • Tác động của hóa chất và thuốc: Tiếp xúc với sơn, hóa chất độc hại hoặc lạm dụng thuốc xịt mũi kéo dài gây tổn thương niêm mạc mũi.
  • Rối loạn nội tiết: Thay đổi hormone trong thai kỳ, dậy thì hoặc giai đoạn tiền mãn kinh làm tăng nguy cơ viêm mũi.
  • Căng thẳng, mệt mỏi: Stress kéo dài làm suy giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Sử dụng rượu bia, hút thuốc lá hoặc thức khuya thường xuyên khiến niêm mạc mũi dễ bị kích ứng.

Triệu chứng viêm mũi xuất tiết

Viêm mũi xuất tiết có những triệu chứng khá điển hình, dễ nhận biết như:

Triệu chứng chính:

  • Ngạt mũi: Mũi có thể bị ngạt một bên hoặc cả hai bên, mức độ ngạt tăng lên khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời lạnh.
  • Chảy nước mũi: Nước mũi có thể trong, trắng, lỏng hoặc đặc, màu vàng hoặc xanh (nếu có nhiễm trùng). Lượng dịch nhầy chảy ra nhiều, có thể chảy ra phía trước hoặc chảy xuống họng.
  • Khó thở: Do ngạt mũi, người bệnh cảm thấy khó thở, phải thở bằng miệng.
  • Hắt hơi: Đặc biệt là vào buổi sáng hoặc khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng như bụi nhà, phấn hoa, lông động vật.
Bệnh gây ngạt mũi, chảy nước mũi
Bệnh gây ngạt mũi, chảy nước mũi

Triệu chứng khác:

  • Đau họng, ho: Do dịch nhầy từ mũi chảy xuống họng gây kích ứng.
  • Đau đầu, nặng mặt: Đặc biệt là ở vùng trán, thái dương, quanh mắt.
  • Giảm khứu giác: Khả năng ngửi kém do niêm mạc mũi bị phù nề.
  • Khàn giọng: Nếu tình trạng viêm kéo dài và ảnh hưởng đến thanh quản.
  • Mệt mỏi, khó chịu: Do các triệu chứng gây ra.
  • Triệu chứng ở trẻ em: Quấy khóc, khó chịu, bỏ bú, ăn kém, sốt nhẹ,…

Người bệnh nên đến bệnh kiểm khám và kiểm tra, tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó sẽ có hướng điều trị và phòng tránh bệnh phù hợp nhất.

Để biết liệu trình CHUẨN chữa viêm mũi xuất tiết 

Hày CLICK NGAY tại đây để được chuyên gia TƯ VẤN

Bệnh viêm mũi xuất tiết nguy hiểm không?

Theo cố vấn y khoa VTV2, GĐ chuyên môn nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường – lương y Đỗ Minh Tuấn: viêm mũi xuất tiết nếu điều trị sẽ không gây ra quá nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tinh thần. Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau đầu, chóng mặt, khó thở đặc biệt khi ngủ. Giấc ngủ bị ảnh hưởng khiến khả năng tập trung làm việc suy giảm, tinh thần và sức khoẻ cũng sa sút rất nhiều.

THAM KHẢO: Tiếp xúc hóa chất thường xuyên, cô chủ salon tóc khổ sở vì bệnh viêm mũi hành hạ

Viêm mũi xuất tiết thường không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Cản trở hô hấp: Nghẹt mũi kéo dài gây khó thở, thiếu oxy lên não, dẫn đến đau đầu, chóng mặt và giảm khả năng tập trung.
  • Biến chứng thành viêm xoang: Dịch nhầy ứ đọng lâu ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm xoang cấp hoặc mãn tính, kèm đau nhức vùng mặt và trán.
  • Viêm tai giữa: Dịch từ mũi lan qua vòi nhĩ vào tai giữa, gây ù tai, đau nhức tai và giảm thính lực, đặc biệt phổ biến ở trẻ em.
  • Viêm họng và viêm thanh quản: Dịch nhầy chảy xuống họng gây kích ứng niêm mạc, dẫn đến ho kéo dài, đau họng và viêm thanh quản.
  • Giảm khứu giác: Niêm mạc mũi phù nề kéo dài làm mất khả năng nhận biết mùi, dễ trở thành mãn tính nếu không điều trị.
  • Suy giảm sức đề kháng: Cơ thể mệt mỏi và suy yếu, tạo điều kiện cho các bệnh lý khác như viêm phế quản, viêm phổi phát triển.

Khi nào cần khám bác sĩ?

Viêm mũi xuất tiết là tình trạng khá phổ biến và có thể tự cải thiện nếu nhẹ. Tuy nhiên, bạn cần khám bác sĩ khi gặp dấu hiệu sau:

  • Triệu chứng kéo dài trên 7 ngày: Nghẹt mũi, chảy dịch mũi liên tục không thuyên giảm dù đã tự chăm sóc tại nhà.
  • Dịch mũi chuyển màu bất thường: Dịch mũi có màu vàng, xanh hoặc kèm theo mùi hôi, dấu hiệu của nhiễm khuẩn.
  • Sốt cao: Nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C, kèm đau nhức đầu, mệt mỏi, có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nặng.
  • Khó thở nghiêm trọng: Nghẹt mũi nhiều làm cản trở đường thở, đặc biệt vào ban đêm hoặc khi ngủ.
  • Đau nhức vùng mặt: Cảm giác đau hoặc căng tức quanh trán, hốc mắt, hàm trên, dấu hiệu viêm xoang.
  • Ho kéo dài: Ho dai dẳng, đặc biệt là ho có đờm, kèm đau họng hoặc khàn giọng.
  • Triệu chứng tái phát nhiều lần: Viêm mũi xuất tiết xảy ra thường xuyên hoặc tái đi tái lại trong thời gian ngắn.
  • Ảnh hưởng đến tai: Ù tai, giảm thính lực hoặc đau nhức vùng tai, có thể do dịch nhầy ảnh hưởng đến tai giữa.
  • Suy giảm khứu giác: Mất khả năng nhận biết mùi kéo dài dù đã điều trị tại nhà.
  • Đối tượng nhạy cảm: Trẻ nhỏ, người cao tuổi hoặc người có bệnh lý nền (hen suyễn, viêm phế quản, tiểu đường) cần được khám sớm để ngăn biến chứng.
Thăm khám bác sĩ khi các triệu chứng kéo dài
Thăm khám bác sĩ khi các triệu chứng kéo dài

Phương pháp chẩn đoán

Quá trình chẩn đoán viêm mũi xuất tiết được tiến hành như sau:

Hỏi bệnh sử và khám lâm sàng:

  • Hỏi bệnh sử: Bác sĩ hỏi về triệu chứng đang gặp, thời gian có triệu chứng, các yếu tố làm nặng hơn, tiền sử bệnh, các thuốc đang uống.
  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ quan sát niêm mạc mũi, đánh giá tình trạng phù nề, màu sắc niêm mạc, dịch nhầy (số lượng, màu sắc, tính chất),…

Các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu: Chỉ định trong trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng nặng hoặc để đánh giá tình trạng dị ứng.
  • Xét nghiệm dịch mũi: Giúp xác định tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus) trong trường hợp viêm mũi xuất tiết có bội nhiễm.
  • Test lẩy da: Được sử dụng để xác định các chất gây dị ứng nếu nghi ngờ viêm mũi xuất tiết do dị ứng.

Phương pháp khác:

  • Nội soi mũi: Giúp bác sĩ quan sát trực tiếp cấu trúc bên trong mũi, phát hiện các bất thường như polyp mũi, viêm xoang, tắc nghẽn lỗ thông xoang,…
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang hoặc CT Scan xoang được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ viêm xoang.

NÊN XEM: Viêm xoang gây đau nhức dai dẳng, làm sao khỏi? – Cố vấn y khoa VTV2 sẽ giúp bạn

Hướng điều trị viêm mũi xuất tiết

Dưới đây là tổng hợp các phương pháp điều trị viêm mũi xuất tiết phổ biến hiện nay:

Các bài thuốc Đông y

Sử dụng các bài thuốc Đông y trị viêm mũi xuất tiết cũng là phương pháp được rất nhiều người lựa chọn vì vừa ít tác dụng phụ lại vẫn có thể cải thiện bệnh rất tốt. Nguyên tắc của các bài thuốc này là loại bỏ hư hỏa, phong nhiệt, khí hư, bồi bổ tỳ, thận, từ đó đem đến tác dụng tăng cường sinh khí và triệt tiêu những tác nhân gây bệnh tối ưu, đem lại sức khoẻ toàn diện nhất.

Dựa theo nguyên lý nêu trên, nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường (top 20 Thương hiệu uy tín nhất năm 2020) đã nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc đặc trị viêm mũi, ứng dụng và chữa trị thành công cho hàng trăm ngàn người suốt hơn 150 năm qua. Bài thuốc được nhiều chuyên gia YHCT đánh giá cao, đặc biệt được kênh truyền hình nổi tiếng về sức khỏe – VTV2 giới thiệu đến đông đảo quý khán giả. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Mẹo chữa tại nhà

Các phương pháp này thường giúp giảm nhẹ triệu chứng viêm mũi xuất tiết, hỗ trợ điều trị và an toàn khi sử dụng tại nhà. 

  • Rửa mũi bằng nước muối: Giúp loại bỏ dịch nhầy, bụi bẩn và các tác nhân gây kích ứng trong mũi. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý đóng chai hoặc tự pha dung dịch nước muối loãng tại nhà.
  • Xông hơi: Xông hơi bằng nước ấm hoặc kết hợp với các loại thảo dược như lá xả, lá bạc hà, tinh dầu khuynh diệp giúp làm loãng dịch nhầy, thông thoáng đường thở và giảm nghẹt mũi.
  • Sử dụng mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn và kháng viêm tự nhiên, có thể giúp giảm đau họng và ho do dịch nhầy chảy xuống. Bạn pha mật ong với nước ấm hoặc chanh để uống.
  • Sử dụng tỏi: Ăn tỏi sống hoặc uống nước ép tỏi pha mật ong giúp kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả.
Sử dụng tỏi giúp giảm triệu chứng bệnh hiệu quả
Sử dụng tỏi giúp giảm triệu chứng bệnh hiệu quả

Sử dụng thuốc Tây y

Thuốc Tây y thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng của viêm mũi xuất tiết và ngăn ngừa biến chứng.

  • Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp viêm mũi xuất tiết do nhiễm khuẩn, theo chỉ định của bác sĩ (amoxicillin, cefixim,…).
  • Thuốc kháng histamin: Giảm các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi và ngứa mũi (loratadin, cetirizine, fexofenadine,…).
  • Thuốc co mạch, giảm nghẹt mũi: Các loại thuốc xịt mũi hoặc nhỏ mũi chứa oxymetazoline, xylometazoline giúp thông mũi nhanh chóng (chỉ dùng dưới 5 – 7 ngày).
  • Thuốc chống viêm, giảm phù nề: Thường dùng các loại thuốc có chứa corticoid dạng xịt (fluticasone, mometasone) để giảm sưng viêm và tiết dịch.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Dùng paracetamol hoặc ibuprofen khi có sốt hoặc đau đầu.

ĐỪNG BỎ LỠ: KHÔNG CẦN KHÁNG SINH, hàng ngàn người bệnh THOÁT KHỎI bệnh gout nhờ bài thuốc BÍ TRUYỀN dòng họ Đỗ Minh

Các phương pháp khác

Trường hợp viêm mũi xuất tiết nặng sẽ được bác sĩ chỉ định một trong những cách điều trị dưới đây:

  • Điện di dung dịch Novocain 5%: Bác sĩ đặt điện cực có chứa dung dịch Novocain 5% vào vùng mũi cần điều trị, dòng điện nhẹ sẽ đẩy thuốc thấm sâu vào niêm mạc. Novocain 5% có tác dụng gây tê tại chỗ, giảm đau và giảm kích ứng ở niêm mạc mũi.
  • Khí dung: Phương pháp khí dung giúp đưa thuốc trực tiếp vào khoang mũi dưới dạng hạt sương siêu nhỏ, thẩm thấu sâu vào niêm mạc, điều trị viêm nhiễm và giảm tiết dịch.
  • Dùng “cote điện” để đốt cuốn mũi dưới: Sử dụng dòng điện cao tần (cote điện) để đốt một phần niêm mạc cuốn mũi dưới. Từ đó giúp phá hủy các mô tăng sinh quá mức và giảm tiết dịch nhầy.
  • Chiếu tia sóng ngắn vào vùng mũi: Sử dụng sóng ngắn để làm ấm sâu các mô bên trong vùng mũi, giúp giảm viêm, giảm tiết dịch và kích thích lưu thông máu.

Phương pháp phòng ngừa

Để phòng ngừa viêm mũi xuất tiết, bác sĩ hướng dẫn các 

  • Giữ vệ sinh mũi họng: Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn, giúp niêm mạc mũi thông thoáng.
  • Tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh: Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm, lông thú, hóa chất và các tác nhân gây dị ứng khác.
  • Giữ ấm cơ thể: Đặc biệt trong thời tiết lạnh hoặc khi chuyển mùa để tránh cảm lạnh và viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Tăng cường sức đề kháng: Ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin C, uống đủ nước và tập thể dục thường xuyên để nâng cao hệ miễn dịch.
Tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích: Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia vì chúng có thể làm tổn thương niêm mạc mũi và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài: Bảo vệ mũi khỏi khói bụi, ô nhiễm và các yếu tố kích thích khác.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt chăn gối, loại bỏ nấm mốc, bụi bẩn và mạt nhà.
  • Tránh lạm dụng thuốc xịt mũi: Không tự ý sử dụng thuốc xịt mũi co mạch kéo dài vì có thể gây tổn thương niêm mạc và lệ thuộc thuốc.
  • Điều trị triệt để các bệnh lý nền: Chữa dứt điểm các bệnh lý như viêm xoang, viêm họng, viêm amidan để tránh tái phát viêm mũi xuất tiết.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Thăm khám tai – mũi – họng thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về đường hô hấp.

Viêm mũi xuất tiết tuy không nguy hiểm nhưng có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, khi có các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, việc duy trì một lối sống lành mạnh, vệ sinh mũi họng sạch sẽ cũng góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh.

Bài thuốc Tiêu xoang linh dược thang chữa viêm xoang, viêm mũi cho hơn 30.000 người với tỷ lệ khỏi bệnh lên tới > 95% khiến người nhiều người quan tâm. Thực hư hiệu quả của bài thuốc ra sao? TÌM HIỂU NGAY!

Tin khác

Viêm Mũi Dị Ứng Ngứa Mắt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị

Nội dung bài viếtViêm mũi xuất tiết là gì?Nguyên nhân gây bệnhTriệu chứng viêm mũi xuất tiếtBệnh viêm mũi xuất tiết nguy hiểm không?Khi nào cần khám bác sĩ?Phương pháp...

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có chữa được không? Giải đáp chi tiết

Nội dung bài viếtViêm mũi xuất tiết là gì?Nguyên nhân gây bệnhTriệu chứng viêm mũi xuất tiếtBệnh viêm mũi xuất tiết nguy hiểm không?Khi nào cần khám bác sĩ?Phương pháp...

Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Em Có Chữa Được Không? Giải Pháp Hiệu Quả

Nội dung bài viếtViêm mũi xuất tiết là gì?Nguyên nhân gây bệnhTriệu chứng viêm mũi xuất tiếtBệnh viêm mũi xuất tiết nguy hiểm không?Khi nào cần khám bác sĩ?Phương pháp...

10 Cây Thuốc Nam Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Và An Toàn

10 Cây Thuốc Nam Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Và An Toàn

Nội dung bài viếtViêm mũi xuất tiết là gì?Nguyên nhân gây bệnhTriệu chứng viêm mũi xuất tiếtBệnh viêm mũi xuất tiết nguy hiểm không?Khi nào cần khám bác sĩ?Phương pháp...

Viêm Mũi Dị Ứng Mãn Tính: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị

Nội dung bài viếtViêm mũi xuất tiết là gì?Nguyên nhân gây bệnhTriệu chứng viêm mũi xuất tiếtBệnh viêm mũi xuất tiết nguy hiểm không?Khi nào cần khám bác sĩ?Phương pháp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn