Viêm Xoang Trán: Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị

Viêm Xoang Gây Nhức Đầu Chữa Trị Thế Nào Khỏi Dứt Điểm?

Viêm Xoang Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Tốt Nhất

Viêm Xoang Mãn Tính Có Dấu Hiệu Gì Và Cách Chữa Dứt Điểm

Bệnh Viêm Xoang Hàm: Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị

Viêm Xoang Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Viêm Xoang Bướm Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Chữa Khỏi

Mẹo dùng hoa cứt lợn chữa viêm xoang hiệu quả đúng cách

Trẻ bị viêm mũi kéo dài: Nguyên nhân do đâu?

viêm xoang

Viêm xoang gây đau nhức dai dẳng, làm sao khỏi? – Cố vấn y khoa VTV2 sẽ giúp bạn

Viêm Xoang Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Tốt Nhất

5/5 - (2 bình chọn)

Viêm xoang ở trẻ em có xu hướng tiến triển sang giai đoạn nặng sau khi bắt đầu. Điều này xảy ra do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, không có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị viêm xoang ở trẻ em từ sớm là rất quan trọng. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin cần biết về viêm xoang ở trẻ em, giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách điều trị thích hợp.

Các triệu chứng của bệnh viêm xoang khiến trẻ em cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
Các triệu chứng của bệnh viêm xoang khiến trẻ em cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày

Viêm xoang ở trẻ em là gì?

Viêm xoang là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ em. Bệnh khởi phát khi lớp niêm mạc lót trong khoang xoang bị các tác nhân có hại tấn công gây tổn thương. Thường gặp là virus, vi khuẩn, vi nấm, khói bụi, hóa chất,… Lúc này lớp niêm mạc sẽ bị kích thích quá độ dẫn đến sưng viêm, điều này đã ảnh hưởng đến quá trình lưu thông không khí bên trong khoang xoang và gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy dịch, đau nhức,…

Trẻ em dưới 6 tuổi là đối tượng dễ bị viêm xoang nhất do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu kém, chưa phát triển toàn diện. Bệnh thường khởi phát sau khi trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên và có xu hướng tái phát nhiều lần. Nếu không tiến hành điều trị dứt điểm, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.

Bệnh viêm xoang ở trẻ em thường tiến triển qua hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính, triệu chứng của bệnh tiến triển nhanh và dễ điều trị dứt điểm. Viêm xoang mãn tính là giai đoạn sau của cấp tính, lúc này bệnh thường tiến triển nặng, dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm. Vì thế, các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ để sớm phát hiện ra bệnh và có cách xử lý đúng cách ngay từ giai đoạn sớm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang ở trẻ em

Ở mỗi giai đoạn của bệnh viêm xoang người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng khác nhau. Dựa vào đây bạn có thể sớm nhận biết ra bệnh và mức độ tiến triển của bệnh. Dưới đây là tổng hợp các triệu chứng thường gặp bạn có thể tham khảo:

Khi bệnh viêm xoang khởi phát ở giai đoạn cấp tính trẻ sẽ có dấu hiệu bị sốt cao
Khi bệnh viêm xoang khởi phát ở giai đoạn cấp tính trẻ sẽ có dấu hiệu bị sốt cao

Giai đoạn cấp tính

  • Khởi phát các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp trên ở giai đoạn cấp tính từ 5 – 7 ngày.
  • Cơ thể bị sốt cao, ho nhiều vào ban đêm, đau nhức ở nhiều vị trí (ổ mắt, đầu, răng, họng).
  • Chảy nước mũi nhiều có màu vàng đặc hoặc xanh như mũ, hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Giai đoạn mãn tính

  • Có các triệu chứng của bệnh viêm xoang cấp tính nhưng với mức độ nhẹ hơn, tái phát nhiều lần và kéo dài trên 3 tháng.
  • Trẻ bị sốt nhẹ theo từng cơn, khàn tiếng và giọng nói thay đổi
  • Ảnh hưởng đến chức năng của khứu giác và thính giác.

Dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh mà biểu hiện của bệnh viêm xoang ra bên ngoài sẽ có sự khác nhau. Những trường hợp bị viêm xoang do nhiễm trùng thì các triệu chứng của bệnh sẽ bùng phát đột ngột với mức độ nặng và nhanh hết. Còn những trường hợp viêm xoang không nhiễm trùng thì biểu hiện ra bên ngoài khá nhẹ, kéo dài dai dẳng và dễ tiến triển sang giai đoạn mãn tính.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang ở trẻ em

Viêm xoang ở trẻ em có thể khởi phát do rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do sự tấn công của các loại vi khuẩn và virus gây hại. Sau khi chúng xâm nhập vào mũi hoặc họng sẽ gây viêm nhiễm đường hô hấp trên, sau đó tình trạng viêm nhiễm sẽ phát triển lan rộng đến mô xoang. Chính vì thế, đa số các trường hợp viêm xoang ở trẻ em đều khởi phát sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Dưới đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh viêm xoang ở trẻ em, mẹ cần lưu ý để có biện pháp phòng ngừa cho trẻ:

Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá là nguyên nhân khởi phát bệnh viêm xoang ở trẻ em
Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá là nguyên nhân khởi phát bệnh viêm xoang ở trẻ em
  • Tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,…
  • Mắc các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên do virus, vi khuẩn và vi nấm gây ra.
  • Trẻ có cơ địa nhạy cảm dễ kích ứng với các bệnh lý như hen phế quản, viêm mũi dị ứng,…
  • Hệ miễn dịch suy yếu do mắc hội chứng AIDS (thường gặp ở trẻ có cha mẹ nhiễm HIV).
  • Cấu trúc mũi bất thường như vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi,… gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông dịch nhầy bên trong khoang mũi.

Viêm xoang ở trẻ em có nguy hiểm không?

Giải đáp thắc mắc này chuyên gia cho biết, trẻ em bị viêm xoang cần được can thiệp đúng cách ngay từ sớm nếu không trẻ sẽ phải đối mặt với các biến chứng sau đây:

  • Các cơ quan hô hấp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu trẻ bị viêm xoang sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý về đường hô hấp khác như viêm tai giữa, viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan,…
  • Tình trạng nhiễm trùng tại xoang nếu không kiểm soát, để phát triển lan rộng sẽ phát sinh ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não, viêm não, viêm dây thần kinh thị giác,…

Đa số các trường hợp viêm xoang phát triển ở trẻ em đều không phát triển ở mức độ nghiêm trọng nếu được chăm sóc đúng cách. Để đảm bảo an toàn, khi thấy trẻ có các dấu hiệu quả bệnh mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám để được hướng dẫn xử lý đúng cách.

Các cách điều trị bệnh viêm xoang ở trẻ em

Bệnh viêm xoang khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu, nếu để kéo dài sẽ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu nghi ngờ trẻ bị viêm xoang, mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác mức độ bệnh trạng. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra triệu chứng lâm sàng và làm thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá mức độ tổn thương xoang và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là các phương pháp trị bệnh viêm xoang ở trẻ em bạn có thể tham khảo:

Cho trẻ đi thăm khám chuyên khoa ngay khi có các dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm xoang
Cho trẻ đi thăm khám chuyên khoa ngay khi có các dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm xoang

Dùng thuốc Tây y

Dùng thuốc Tây y trị bệnh viêm xoang ở trẻ em có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh. Dựa vào độ tuổi, nguyên nhân và mức độ bệnh trạng mà bác sĩ sẽ kê đơn điều trị sao cho phù hợp. Thông thường, điều trị bệnh viêm xoang sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc sau đây:

  • Thuốc kháng sinh: Được kê đơn điều trị kéo dài từ 10 – 14 ngày cho những trường hợp viêm xoang do nhiễm trùng. Thuốc có tác dụng loại bỏ hết các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm bên trong khoang xoang. Thường dùng là Azithromycine, Amoxillin, Cfuroxime,…
  • Thuốc kháng histamin: Thuốc có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng do bệnh gây ra như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi,… Thường được kê đơn điều trị cho những trường hợp viêm xoang do các tác nhân dị ứng gây ra.
  • Thuốc xịt mũi: Thường được dùng là thuốc xịt chứa corticoid hoặc thuốc xịt có chứa hoạt chất co mạch. Công dụng chính của các loại thuốc này là cải thiện tình trạng sung huyết và viêm sưng bên trong niêm mạc mũi giúp lỗ xoang trở nên thông thoáng hơn.
  • Nước muối sinh lý: Được chỉ định sử dụng để vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ giúp làm sạch khoang mũi và dễ thở hơn. Duy trì thói quen vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý còn có tác dụng phòng ngừa bệnh rất tốt.

Ngoài các loại thuốc ở trên, bác sĩ có thể kê đơn điều trị thêm một số loại thuốc khác như thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho, viên uống bổ sung,… tùy thuộc vào biểu hiện của bệnh ra bên ngoài.

Điều trị bệnh viêm xoang ở trẻ em theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa
Điều trị bệnh viêm xoang ở trẻ em theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa

Phẫu thuật trị bệnh

Phẫu thuật được áp dụng điều trị cho những trẻ bị viêm xoang tái phát nhiều lần và không đáp ứng điều trị tốt với phương pháp nội khoa. Hai phương pháp phẫu thuật trị bệnh viêm xoang thường được áp dụng nhất là:

  • Nạo VA: Đối tượng được áp dụng phương pháp trị bệnh này là trẻ em từ 8 tháng tuổi trở lên bị VA phì đại quá mức gây tắc mũi. Không thực hiện nạo VA cho những trẻ bị bệnh tim nặng, mắc bệnh về máu và bệnh lao.
  • Phẫu thuật nội soi mũi xoang: Được thực hiện điều trị cho những trường hợp có cấu trúc mũi – xoang bất thường hoặc phát sinh biến chứng đến các cơ quan xung quanh. Mổ nội soi mũi xoang có tác dụng loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và bình thường hóa cấu trúc mũi.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị được áp dụng cuối cùng do chúng tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn. Sau phẫu thuật, mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách giúp quá trình hồi phục vết thương diễn ra một cách tốt nhất, phòng tránh phát sinh biến chứng sau phẫu thuật.

Dùng thảo dược tự nhiên

Bên cạnh việc thực hiện điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, mẹ cũng có thể tận dụng các loại thảo dược tự nhiên có sẵn quanh nhà để trị bệnh cho trẻ. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:

Cho trẻ uống nước gừng pha mật ong mỗi ngày giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh
Cho trẻ uống nước gừng pha mật ong mỗi ngày giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh

+ Uống gừng pha mật ong

  • Gừng đem đi rửa sạch, cạo bỏ vỏ rồi đập dập. Cho gừng vào cốc hãm cùng với 200ml nước sôi khoảng 15 phút.
  • Sau đó chắt lấy nước và bỏ bã, thêm một ít mật ong nguyên chất vào rồi cho trẻ uống.
  • Áp dụng cách này 2 lần/tuần vào mỗi buổi sáng và tối để nhanh chóng mang lại hiệu quả.

+ Xông mũi bằng tinh dầu thảo dược:

  • Đun sôi khoảng 2 lít nước rồi cho 2 – 3 giọt tinh dầu thảo dược vào (có thể là tinh dầu sả chanh, tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm,…).
  • Sử dụng nước này cho trẻ xông hơi khoảng 15 phút là được, nên áp dụng từ 2 – 3 lần/tuần.
  • Chỉ nên thực hiện xông hơi trị viêm xoang cho trẻ bị viêm xoang trên 2 tuổi.

+ Dùng mộc nhĩ và đường phèn

  • Mộc nhĩ đem đi rửa sạch, ngâm với nước muối rồi vớt ra để cho ráo nước.
  • Dùng dao thái nhỏ mộc nhĩ rồi cho vào bát sạch cùng với một ít đường phèn.
  • Đem hỗn hợp này đi hấp cách thủy khoảng 15 phút đến khi chín mềm thì lấy ra cho bé ăn.

Biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tại nhà

Viêm xoang là bệnh lý về đường hô hấp rất dễ tái phát, vì thế mẹ cần chủ động trong việc phòng ngừa bệnh cho trẻ. Thực hiện chế độ chăm sóc khoa học không những mang lại hiệu quả phòng ngừa mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. Dưới đây là những điều cần cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ:

Không cho trẻ dùng tay chọc ngoáy vào mũi để tránh gây tổn thương đến niêm mạc mũi
Không cho trẻ dùng tay chọc ngoáy vào mũi để tránh gây tổn thương đến niêm mạc mũi
  • Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh tai mũi họng cho trẻ mỗi ngày, nước muối có công dụng sát khuẩn giúp loại bỏ hết tác nhân gây hại tồn tại bên trong khoang xoang.
  • Môi trường sống của trẻ phải đảm bảo sạch sẽ và thoáng khí. Mẹ nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc gây hại.
  • Không nên cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, khói thuốc lá, hóa chất,… Tốt nhất, bạn không nên nuôi thú cưng nếu trong nhà có trẻ nhỏ.
  • Đeo khẩu trang cho trẻ mỗi khi ra ngoài giúp bảo vệ hệ hô hấp. Không cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với những người đang mắc các bệnh lý về đường hô hấp.
  • Nhắc nhở trẻ vệ sinh tay chân sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn uống. Không cho trẻ dùng tay chọc vào bên trong mũi hoặc dùng tay ngoáy mũi.
  • 28 độ C là nhiệt độ phòng lý tưởng không gây ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp. Mẹ không nên cho trẻ nằm trong điều hòa với nhiệt độ thấp hơn, đồng thời sử dụng thêm máy cấm ẩm để tạo độ ẩm cho không khí.
  • Điều trị dứt điểm các về đường hô hấp mà trẻ đang mắc phải như cảm lạnh, viêm họng,… Chú ý giữ ấm cơ thể trẻ vào những ngày thời tiết chuyển biến lạnh hoặc có sự thay đổi thất thường.
  • Chế độ ăn uống của trẻ nên tăng cường sử dụng các loại rau củ quả tươi giúp bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Không nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe như đồ ăn cay nóng, thực phẩm lạnh,…
  • Khuyến khích trẻ nên tăng cường vận động và tham gia các hoạt động thể thao bên ngoài giúp nâng cao thể lực và sức đề kháng cơ thể. Từ đó, cơ thể có khả năng miễn dịch với các tác nhân gây ra bệnh viêm xoang.
  • Nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám chuyên khoa ngay khi có các dấu hiệu của bệnh và tiến hành điều trị dứt điểm. Thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Mẹ nên cho trẻ tham gia các vận động ngoài trời giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể
Mẹ nên cho trẻ tham gia các vận động ngoài trời giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm xoang ở trẻ em mẹ có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp mẹ có thêm những kiến thức cần thiết trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ. Viêm xoang là bệnh lý cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Có thể bạn quan tâm:

Tin khác

Viêm Xoang Trán: Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị

Nội dung bài viếtViêm xoang ở trẻ em là gì?Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang ở trẻ emNguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang ở trẻ emViêm xoang ở...

Viêm Xoang Gây Nhức Đầu Chữa Trị Thế Nào Khỏi Dứt Điểm?

Nội dung bài viếtViêm xoang ở trẻ em là gì?Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang ở trẻ emNguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang ở trẻ emViêm xoang ở...

Viêm Xoang Mãn Tính Có Dấu Hiệu Gì Và Cách Chữa Dứt Điểm

Nội dung bài viếtViêm xoang ở trẻ em là gì?Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang ở trẻ emNguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang ở trẻ emViêm xoang ở...

Bệnh Viêm Xoang Hàm: Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị

Nội dung bài viếtViêm xoang ở trẻ em là gì?Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang ở trẻ emNguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang ở trẻ emViêm xoang ở...

Viêm Xoang Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nội dung bài viếtViêm xoang ở trẻ em là gì?Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang ở trẻ emNguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang ở trẻ emViêm xoang ở...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn