Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Lá bàng chữa bệnh trĩ được không? Cách thực hiện?

Tiêm xơ búi trĩ là gì? Có đau không? Tiêm ở đâu?

Thuốc trĩ cho bà bầu loại nào tốt và an toàn cho mẹ & bé?

Trĩ Ngoại Tắc Mạch Là Gì? Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Cách dùng lá mơ lông chữa bệnh trĩ giúp làm giảm triệu chứng

Bà bầu bị sa búi trĩ nguy hiểm không? Nên làm gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Bà bầu bị sa búi trĩ cần được tiến hành điều trị đúng cách ngay từ sớm để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Lúc này việc sử dụng thuốc Tây y trị bệnh cần được hạn chế, thay vào đó mẹ bầu sẽ tiến hành điều trị bằng các liệu pháp tự nhiên để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sa búi trĩ ở mẹ bầu và các cách xử lý đúng khi gặp phải.

Mang thai là giai đoạn nhạy cảm đối với chị em phụ nữ và có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao
Mang thai là giai đoạn nhạy cảm đối với chị em phụ nữ và có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao

Những điều cần biết về bệnh sa búi trĩ ở bà bầu

Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao và bệnh dễ chuyển biến nặng sang giai đoạn sa búi trĩ vào những tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở thai phụ rất đa dạng nhưng thường gặp là do táo bón kéo dài, ít vận động, sự thay đổi của hormone,… Nếu mẹ đã từng có tiền sử bệnh trĩ trước đó thì sẽ có nguy cơ tái phát bệnh rất cao.

Vào những tháng cuối của thai kỳ, cân nặng của thai phụ bắt đầu tăng nhanh kết hợp với sự phát triển lớn của thai nhi bên trong tử cung đã gây chèn ép lên vùng trực tràng, tạo cơ hội cho bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng và biến chứng sang sa búi trĩ. Thống kê y khoa cho thấy, phụ nữ mang thai bị bệnh trĩ có nguy cơ biến chứng sang sa búi trĩ lên đến 60%.

Bệnh trĩ khi khởi phát ở thai phụ sẽ rất dễ chuyển biến xấu, vì thế ngay khi phát hiện bản thân bị bệnh bạn nên có các biện pháp chữa trị đúng cách ngay từ sớm để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp khi bị sa búi trĩ ở bà bầu bạn nên nắm rõ để có thể sớm nhận biết ra bệnh:

  • Chảy máu tươi khi đi ngoài nhưng không trộn lẫn với phân.
  • Mót rặn, muốn đi đại tiện nhưng ngồi lâu vẫn không đi được.
  • Đau rát vùng hậu môn, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh xong.
  • Sa búi trĩ khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu ở vùng hậu môn.
  • Khi dùng tay cảm nhận bạn sẽ thấy hậu môn có xuất hiện búi trĩ nhô cao.
Cảm giác mót rặn là triệu chứng thường gặp khi bị sa búi trĩ ở thai phụ
Cảm giác mót rặn là triệu chứng thường gặp khi bị sa búi trĩ ở thai phụ

Bà bầu bị sa búi trĩ có nguy hiểm không?

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, hầu hết các bà bầu bị trĩ đều không ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi nếu mẹ tiến hành chăm sóc đúng cách ngay từ sớm. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh khiến mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Cụ thể là chảy máu khi đi vệ sinh, ngứa rát hậu môn, nứt hậu môn do phân to,…

Nhất Nam Y Viện đơn vị điều trị yếu sinh lý số 1 hiện nay
Nhất Nam Y Viện hiện đang là địa chỉ chữa trào ngược dạ dày uy tín hàng đầu nhờ ghi dấu ấn với phương pháp chữa bệnh độc đáo. XEM NGAY

Nhưng nếu để bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi bên trong bụng mẹ. Cụ thể là:

  • Búi trĩ sưng to và sa ra ngoài mẹ bầu sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đi đại tiện. Lúc này phân không được đào thải hết sẽ tích tụ lại và chèn ép lên lỗ hậu môn. Nếu mẹ bầu rặn để đẩy phân ra ngoài sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Việc phân tích tụ lâu ngày trong hậu môn nhưng không được xử lý, độc tố trong phân sẽ được cơ thể hấp thụ ngược trở lại và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
  • Sa búi trĩ dễ khiến mẹ bầu rơi vào trạng thái thiếu máu với các triệu chứng như da xanh xao, mệt mỏi,… Điều này đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi và làm gia tăng nguy cơ bị sinh non.
  • Mẹ bầu bị sa búi trĩ khó sinh thường hơn những thai phụ khác. Nếu mẹ thực hiện rặn mạnh khi sinh sẽ khiến búi trĩ sa ra bên ngoài và làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Biến chứng nghiêm trọng nhất là gây nhiễm trùng và hoại tử hậu môn. Khi gặp phải biến chứng này mẹ sẽ có nguy cơ nhiễm trùng máu là rất cao và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Sa búi trĩ diễn ra với mức độ nặng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai phụ
Sa búi trĩ diễn ra với mức độ nặng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai phụ

Bà bầu nên làm gì khi bị sa búi trĩ?

Khi bị sa búi trĩ trong giai đoạn thai kỳ, việc sử dụng các giải pháp tự nhiên để cải thiện tình trạng bệnh là phương pháp được ưu tiên áp dụng. Chỉ những trường hợp trĩ nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu bác sĩ mới tiến hành kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y. Dưới đây là tổng hợp những điều mẹ bầu nên làm khi bị sa búi trĩ bạn có thể tham khảo:

Chữa sa búi trĩ bằng mẹo dân gian

Sử dụng các bài thuốc dân gian để cải thiện chứng sa búi trĩ là phương pháp được ưu tiên áp dụng cho thai phụ. Các bài thuốc dân gian trị bệnh đều có nguồn gốc là dược liệu trong tự nhiên nên rất lành tính. Tuy nhiên, hiệu quả trị bệnh của các bài thuốc này khá chậm, bạn cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài để bệnh có thể chuyển biến tốt. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

+ Dùng lá vông

  • Chuẩn bị vài lá vông bánh tẻ đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để cho ráo.
  • Hơ lá vông trên lửa cho đến khi nóng lên thì dùng để đắp trực tiếp vào búi trĩ, chú ý vệ sinh búi trĩ sạch sẽ trước đó.
  • Khi dược liệu nguội thì sử dụng lá khác đắp vào, thực hiện khoảng 15 phút là được.
  • Áp dụng cách trị bệnh này đều đặn mỗi ngày cho đến khi tình trạng bệnh chuyển biến tốt.

+ Dùng lá diếp cá

Chữa sa búi trĩ tại nhà bằng lá diếp cá có độ an toàn cao và lành tính đối với sức khỏe
Chữa sa búi trĩ tại nhà bằng lá diếp cá có độ an toàn cao và lành tính đối với sức khỏe
  • Chuẩn bị một nắm lá diếp cá tươi đem rửa sạch bụi bẩn bám quanh, ngâm trong chậu nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Cho lá diếp cá vào ấm cùng với 2 lít nước rồi bắt lên bếp đun sôi. Đun trong khoảng 15 phút thì tắt bếp rồi đổ ra chậu sạch để cho nguội bớt.
  • Sử dụng nước này để ngâm rửa hậu môn giúp giảm viêm ngứa, kháng khuẩn và làm co búi trĩ.

+ Dùng nha đam tươi

  • Chuẩn bị một nhánh nha đam tươi, nên sử dụng nha đam vừa mới hái để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Dùng dao gọt bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài nha đam, rửa sạch với nước để loại bỏ bớt mủ.
  • Sau đó đem phần thịt nha đam đi xay nhuyễn rồi đắp trực tiếp vào hậu môn sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ.
  • Để yên chừng 20 phút thì rửa sạch lại với nước ấm, nên thực hiện cách này mỗi lần một ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Ngâm hậu môn trong nước ấm

Khi búi trĩ bị sa ra ngoài gây đau nhức khó chịu, mẹ bầu có thể tiến hành tắm nước ấm hoặc ngâm hậu môn trong nước ấm. Nhiệt độ ấm nóng của nước sẽ làm giãn nở mao mạch, kích thích tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn. Lúc này cảm giác căng cứng ở hậu môn sẽ thuyên giảm đáng kể. Đồng thời, ngâm trong nước ấm còn có tác dụng làm thư giãn thần kinh và giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.

Chuyên gia cho biết, mẹ bầu bị sa búi trĩ nên ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng 3 lần/ngày, đặc biệt là sau mỗi lần đi vệ sinh. Để nâng cao hiệu quả mang lại, bạn có thể hâm dầu dừa hoặc soda vào trong nước ngâm. Sau khi ngâm hậu môn, chú ý dùng khăn lau khô nước rồi mới mặc quần áo.

Mẹ bầu nên ngâm hậu môn trong nước ấm giúp giảm bớt triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra
Mẹ bầu nên ngâm hậu môn trong nước ấm giúp giảm bớt triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra

Điều chỉnh lại thực đơn ăn uống

Chế độ ăn uống cũng là yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh trĩ ở thai phụ. Lúc này, mẹ nên điều chỉnh thực đơn ăn uống hàng ngày sao cho phù hợp với tình trạng bệnh để hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Cụ thể là:

  • Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi,… Dùng thêm sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, bạn cũng nên cân bằng dưỡng chất nạp vào cơ thể để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.
  • Nên chế biến món ăn dưới dạng mềm lỏng dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh,… Mẹ có thể sử dụng dầu dừa hoặc dầu oliu trong chế biến món ăn, điều này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng.
  • Cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây táo bón như ngũ cốc chế biến (bánh ngọt, bánh mỳ, mỳ ống,…), đồ ăn cay nóng, thực phẩm ngọt béo, nước uống có gas, chất kích thích,…
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, ngăn ngừa tình trạng táo bón cũng như sa búi trĩ diễn ra.

Thay đổi lối sống hàng ngày

Lối sống thiếu khoa học trong thời gian thai kỳ cũng là nguyên nhân khởi phát bệnh trĩ và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Khi bị sa búi trĩ, mẹ bầu cần phải thay đổi lại chế độ sinh hoạt hàng ngày sao cho lành mạnh và phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Cụ thể là:

Thường xuyên vận động giúp mẹ bầu dễ đẻ và giúp đẩy lùi tình trạng sa búi trĩ
Thường xuyên vận động giúp mẹ bầu dễ đẻ và giúp đẩy lùi tình trạng sa búi trĩ
  • Khi mang thai mẹ nên duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao sao cho hợp lý. Điều này mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu như cải thiện sức khỏe, sinh đẻ dễ dàng và hỗ trợ điều trị sa búi trĩ.
  • Mẹ bầu nên ưu tiên tập luyện các bài vận động nhẹ nhàng để tránh gây nguy hiểm đến thai nhi. Cụ thể là tập yoga, đi bộ,…
  • Tránh các hoạt động làm gia tăng áp lực lên hậu môn và khiến tình trạng chuyển biến nặng như ngồi hoặc đúng quá lâu, rặn mạnh khi đi vệ sinh, nín nhịn đại tiện khi có nhu cầu,….
  • Nên đi vệ sinh đúng tư thế giúp quá trình đào thải phân ra bên ngoài diễn ra thuận lợi hơn và vệ sinh hậu môn sạch sẽ ngay sau đó. Khi đi ngủ nên nằm nghiêng sang trái để tránh tình trạng ứ máu tại hậu môn.
  • Tiến hành thăm khám chuyên khoa ngay khi tình trạng bệnh chuyển biến xấu hoặc xuất hiện triệu chứng bất thường. Đồng thời, tuân thủ theo đúng hướng dẫn chăm sóc sức khỏe và sử dụng thuốc Tây y của bác sĩ chuyên khoa.

Dùng thuốc Tây y theo đơn kê

Trong giai đoạn thai kỳ, việc sử dụng thuốc Tây y trị bệnh không được chuyên gia khuyến khích. Do thành phần dược tính trong Tây y có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi bên trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng diễn ra với mức độ nặng bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định mẹ bầu dùng thêm thuốc Tây y giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh.

Thông thường, mẹ bầu sẽ được kê đơn điều trị sa búi trĩ bằng các loại thuốc bôi tại chỗ hoặc thuốc đặt hậu môn với công dụng giảm viêm nhiễm, sát khuẩn và cải thiện triệu chứng của bệnh. Thường được sử dụng là An Trĩ Vương, Mã Sinh Cơ, Cotripro gel,… Khi sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh trĩ tại nhà, mẹ bầu tuyệt đối không được lạm dụng để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Cần phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra.

Thăm khám chuyên khoa và thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khi bị sa búi trĩ
Thăm khám chuyên khoa và thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khi bị sa búi trĩ

Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về tình trạng sa búi trĩ ở mẹ bầu và các cách xử lý bạn có thể tham khảo. Khi bị sa búi trĩ, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện tiến hành thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Tuyệt đối không được chủ quan để bệnh phát sinh biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả mẹ và thai nhi.

Có thể bạn quan tâm:

Tin xem thêm

Tin khác

Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nội dung bài viếtNhững điều cần biết về bệnh sa búi trĩ ở bà bầuBà bầu bị sa búi trĩ có nguy hiểm không?Bà bầu nên làm gì khi bị...

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Nội dung bài viếtNhững điều cần biết về bệnh sa búi trĩ ở bà bầuBà bầu bị sa búi trĩ có nguy hiểm không?Bà bầu nên làm gì khi bị...

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

Nội dung bài viếtNhững điều cần biết về bệnh sa búi trĩ ở bà bầuBà bầu bị sa búi trĩ có nguy hiểm không?Bà bầu nên làm gì khi bị...

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

Nội dung bài viếtNhững điều cần biết về bệnh sa búi trĩ ở bà bầuBà bầu bị sa búi trĩ có nguy hiểm không?Bà bầu nên làm gì khi bị...

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Nội dung bài viếtNhững điều cần biết về bệnh sa búi trĩ ở bà bầuBà bầu bị sa búi trĩ có nguy hiểm không?Bà bầu nên làm gì khi bị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn