Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Lá bàng chữa bệnh trĩ được không? Cách thực hiện?

Tiêm xơ búi trĩ là gì? Có đau không? Tiêm ở đâu?

Thuốc trĩ cho bà bầu loại nào tốt và an toàn cho mẹ & bé?

Trĩ Ngoại Tắc Mạch Là Gì? Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Cách dùng lá mơ lông chữa bệnh trĩ giúp làm giảm triệu chứng

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối điều trị như thế nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Khá nhiều phụ nữ bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối do sự phát triển ngày càng lớn của tử cung hoặc do bị táo bón kéo dài. Các giải pháp tự nhiên thường được lựa chọn để điều trị bệnh trĩ cho bà bầu trong tam cá nguyệt cuối cùng nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ lẫn em bé trong bụng.

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối nguyên nhân do đâu?

Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối rất dễ bị bệnh trĩ. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ một hay nhiều lý do kết hợp. Bao gồm:

  • Sự phát triển của tử cung:

Trong tam cá nguyệt thứ 3, tử cung phải nới rộng hết cỡ để đảm bảo có đủ không gian cho thai nhi phát triển hoàn thiện. Điều này có thể gây chèn ép và tạo ra một áp lực lớn lên các tĩnh mạch nằm trong vùng chậu, từ đó làm chậm quá trình tuần hoàn máu ở hậu môn, trực tràng và khiến các tĩnh mạch bị sưng lên tạo thành búi trĩ.

  • Táo bón kéo dài:

Táo bón chính là một trong những nguyên nhân góp phần không nhỏ cho sự bùng phát của bệnh trĩ trong 3 tháng cuối. Không gian trong tử cung được nới rộng sẽ gây chèn ép lên đường tiêu hóa, từ đó làm chậm nhu động ruột và khiến cho bà bầu dễ bị táo bón. Lúc này, chị em thưởng phải gắng sức rặn mạnh mỗi khi đi ngoài nhưng lại vô tình dẫn đến hiện tượng căng giãn các cơ nâng đỡ ở hậu môn và làm các tĩnh mạch ở khu vực này bị phình to.

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối
Táo bón là nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối
  • Căng thẳng, lo âu

Khi bị căng thẳng quá mức, cơ thể sẽ sản sinh ra một chất khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa cũng như toàn bộ các cơ quan trong cơ thể bị trì trệ. Cùng với đó khả năng co giãn của thành mạch cũng như các cơ co thắt ở hậu môn cũng giảm sút khiến cho không ít phụ nữ bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối.

Trào ngược sau sinh sẽ được dập tắt vĩnh viễn sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc của Vua Tự Đức, TUYỆT ĐỐI không gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé. XEM NGAY
  • Đứng, ngồi lâu ở một tư thế trong thời gian dài

Một số bà bầu làm việc ở văn phòng hay có nghề nghiệp phải đứng lâu, ngồi nhiều cũng rất dễ mắc bệnh trĩ. Khi phải đứng hoặc ngồi hàng giờ ở một tư thế khiến cho việc tuần hoàn máu ở khu vực hậu môn trực tràng bị chậm lại. Tình trạng này kéo dài khiến cho các tĩnh mạch ngày càng bị giãn nở to hơn. Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối chính là một hậu quả tất yếu.

  • Chế độ dinh dưỡng không cân bằng

Bữa ăn thường xuyên thiếu chất xơ nhưng lại chứa lượng lớn chất đạm, chất béo hay tinh bột và đường khiến cho nhiều bà bầu bị táo bón trong tam cá nguyệt thứ ba. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối.

  • Thiếu nước

Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối có thể bị thiếu nước do uống ít nước, vận động mạnh nhiều hoặc cơ thể ra nhiều mồ hôi nhưng không uống bù đủ nước. Điều này khiến cho hoạt động tiêu hóa bị trì trệ, từ đó dẫn đến táo bón và tạo điều kiện lý tưởng cho bệnh trĩ bùng phát mạnh trong những tháng cuối của thai kỳ.

  • Thường xuyên làm việc nặng

Phụ nữ lao động chân tay, làm việc nặng hoặc phải bưng bê đồ trong thời gian cuối của thai kỳ có thể gây áp lực lên ổ bụng và vùng hậu môn. Chính vì vậy mà các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng thường xuyên phải chịu sức ép lớn nên bị phình giãn to và hình thành lên bệnh trĩ.

  • Tiêu chảy

Tình trạng tiêu chảy kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối.

  • Do ảnh hưởng của các bệnh lý mãn tính

Một số bệnh lý mãn tính thường xuyên tái phát trong thai kỳ, chẳng hạn như ho, viêm phế quản cũng có thể thúc đẩy bệnh trĩ bùng phát khi bước vào tam cá nguyệt thứ ba.

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối. Điều quan trọng là chị em cần xác định chính xác thủ phạm gây bệnh để có hướng điều trị cho phù hợp, hiệu quả.

Dấu hiệu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối

Nhiều loại trĩ có thể ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai 3 tháng cuối, chẳng hạn như bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại, trĩ vòng hay trĩ hỗn hợp. Mỗi loại có các triệu chứng khác nhau nhưng chúng có thể gây ra một số triệu chứng chung như:

– Đại tiện ra máu:

Các tĩnh mạch trĩ khi bị căng giãn quá mức có thể bị sưng, viêm, tổn thương và gây chảy máu. Triệu chứng này thường xảy ra khi đi ngoài. Tình trạng chảy máu ở phụ nữ bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối có những đặc điểm như sau:

  • Máu đỏ tươi
  • Có thể nhỏ giọt, bắn thành tia hoặc lẫn vào trong phân hay dính trên giấy vệ sinh. Số lượng máu nhiều hay ít tùy theo mức độ trĩ.
  • Một số trường hợp lâu lâu mới chảy máu một lần nhưng cũng có người bị đi ngoài ra máu liên tục.
dấu hiệu Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối
Phụ nữ bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối có thể bị đi cầu ra máu

– Ngứa và có cảm giác đau rát ở hậu môn

Tình trạng đi ngoài ra máu thường xuất hiện kèm theo cảm giác đau rát ở hậu môn khiến cho bà bầu khó chịu. Cơn đau tăng mạnh hơn mỗi lúc bị đi cầu phải rặn mạnh do táo bón.

Bên cạnh đó, bệnh trĩ còn khiến cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy, ẩm ướt ở hậu môn do búi trĩ hoặc do tổn thương bên trong ống hậu môn tiết dịch.

Khi bị đau hậu môn, một số chị em chỉ nghĩ là do mình bị táo bón hoặc trầy xước trong ống hậu môn. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo búi trĩ đang ngày càng phát triển to hơn.

– Có cảm giác đi đại tiện chưa hết

Một số bà bầu bị trĩ thường xuyên có cảm giác cộm vướng trong hậu môn giống như đi đại tiện xong vẫn chưa hết phân. Chính vì vậy, họ phải cố gắng rặn mạnh để đẩy hết phân ra ngoài nhưng không được.

Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này là do sự xuất hiện của búi trĩ xâm lấn vào trong ống hậu môn khiến cho đường đi của phân bị thu hẹp. Chính vì vậy mà chị em có cảm giác đi đại tiện không hết hoặc vướng víu bên trong hậu môn.

– Sa búi trĩ

Sa búi trĩ là triệu chứng cảnh báo bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối đã bước vào giai đoạn nghiêm trọng. Mỗi khi đi ngoài, chị em có thể sờ thấy một khối thịt thò ra ngoài ( bệnh trĩ nội ) hoặc cũng có khi búi trĩ sưng phồng ngay ở ngoài hậu môn ( nếu bị trĩ ngoại).

Ban đầu, búi trĩ nội chỉ sa ra ngoài sau mỗi lần đi đại tiện và có thể tự thu vào trong ống hậu môn sau đó một thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi bệnh trĩ phát triển nặng hơn thì búi trĩ sưng to, phải dùng tay đẩy mới thụt vào được hoặc nghiêm trọng hơn búi trĩ nằm hẳn ngoài cửa hậu môn và làm cách nào cũng không đẩy lên được.

Tình trạng này khiến cho bà bầu vô cùng đau đớn. Khi đứng, ngồi hay nằm lúc nào cũng có cảm giác đau tới mức không thể tập trung làm việc.

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối nên sinh thường hay mổ đẻ?

Việc sinh thường hay mổ đẻ khi bị trĩ trong tam cá nguyệt thứ 3 còn phải tùy thuộc vào mức độ trĩ hay tình trạng sức khỏe chung của mẹ. Đối với những bà bầu có sức khỏe tốt mà bệnh trĩ chỉ mới phát triển thì hoàn toàn có thể sinh thường bởi phương pháp này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quá trình phục hồi của mẹ cũng như sức khỏe của bé sau khi chào đời.

Tuy nhiên, với những bà bầu bị trĩ nặng khi mang thai 3 tháng cuối, việc sinh con bằng phương pháp mổ có thể được đề nghị. Lúc này, búi trĩ đã sưng to và sa ra ngoài hậu môn. Nếu sinh thường, mẹ phải dồn sức để rặn đẻ khiến cho tình trạng sa trĩ càng trở nên nghiêm trọng, từ đó khiến cho chị em phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khác do bệnh trĩ gây ra.

Khi sinh mổ, em bé sẽ được đưa ra ngoài từ một vết rạch ngắn ở vùng bụng dưới. Do vậy, việc sinh con bằng phương pháp này sẽ không phải lo ngại về tình trạng sa tăng sức ép lên các tĩnh mạch ở hậu môn. Tuy nhiên, chị em cũng cần cân nhắc kỹ và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ bởi việc sinh mổ có thể gây mất nhiều máu và đòi hỏi nhiều thời gian nghỉ ngơi để phục hồi. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra, trẻ được chào đời bằng phương pháp mổ cũng có khả năng miễn dịch kém hơn so với trẻ sinh thường, nhất là ở hệ hô hấp.

Chẩn đoán bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối

Quá trình chẩn đoán bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thường bao gồm các bước sau:

Thăm khám lâm sàng:

  • Bác sĩ hỏi thăm về tiền sử mắc bệnh
  • Ghi nhận các triệu chứng bà bầu đang gặp phải
  • Kiểm tra, thăm khám tổng quát tại khu vực hậu môn, trực tràng
chẩn đoán Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối
Việc chẩn đoán sẽ giúp xác định nguyên nhân, loại trĩ và mức độ trĩ ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối

Thực hiện xét nghiệm:

  • Xét nghiệm phân để tìm dấu hiệu của máu hay vi khuẩn
  • Xét nghiệm máu giúp xác định tình trạng thiếu máu ở các trường hợp bị đi ngoài ra máu nhiều.

Ngoài ra, phương pháp nội soi đại trực tràng cũng có thể được thực hiện nhằm mục đích chẩn đoán phân biệt nguyên nhân đại tiện ra máu do bệnh trĩ với các bệnh lý khác ở đường tiêu hóa dưới, chẳng hạn như viêm đại tràng, polyp đại trực tràng… Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thai nhi, phương pháp này chỉ được thực hiện khi thật sự cần thiết.

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối điều trị như thế nào cho an toàn?

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối đều được bác sĩ cân nhắc lựa chọn sao cho vừa đáp ứng được tiêu chí an toàn vừa giúp kiểm soát tốt triệu chứng bệnh để không làm ảnh hưởng xấu đến thai kỳ.

1. Chữa bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối ở giai đoạn nhẹ

Ở giai đoạn đầu, bệnh trĩ còn nhẹ nên chưa gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Phụ nữ bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc áp dụng các mẹo tự nhiên để khắc phục bệnh nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi.

Dưới đây là những mẹo chữa bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối đang được áp dụng phổ biến trong dân gian:

– Uống nhiều nước chống táo bón, ngăn ngừa đau và chảy máu hậu môn khi đi cầu

Cơ thể bị thiếu nước làm cho phân trở nên khô cứng và khiến cho bà bầu phải rặn mạnh khi đi cầu. Điều này không chỉ gây đau đớn, sa búi trĩ mà còn khiến cho ống hậu môn bị tổn thương, chảy máu.

Để ngăn ngừa tình trạng này, phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên uống nhiều nước, ít nhất là 2 – 2,5 lít một ngày. Cơ thể được cung cấp đầy đủ chất lỏng sẽ giúp đi cầu đều đặn hơn, đồng thời cải thiện được đáng kể các triệu chứng của bệnh trĩ.

Cùng với nước khoáng, nước đun sôi để nguội, bà bầu có thể bổ sung chất lỏng cho cơ thể bằng cách uống nước ép trái cây hay ăn các thực phẩm có tính lỏng. Tránh sử dụng thức uống có cồn hoặc uống nước ngọt, soda hay nước chè đặc.

– Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào trong bữa ăn

Rau, củ, quả chính là nguồn bổ sung chất xơ dồi dào nhất cho cơ thể. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón. Việc tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp phụ nữ bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối cải thiện được đáng kể các triệu chứng bệnh, đồng thời ngăn chặn không cho bệnh trĩ tiến triển nặng hơn.

chế độ ăn cho phụ nữ Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối
Bổ sung thêm chất xơ trong bữa ăn có thể giúp cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối

Để bổ sung chất xơ cho cơ thể, bà bầu có thể ưu tiên lựa chọn các loại hoa quả tươi và rau củ có tính mát, giúp nhuận tràng như:

  • Các loại đậu
  • Cà rốt
  • Mận khô
  • Ngũ cốc nguyên cám
  • Rau lá xanh đậm
  • Đu đủ
  • Bí ngô…

Nếu chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể, chị em có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm bổ sung chất xơ tự nhiên được bán sẵn tại các tiệm thuốc Tây. Chúng khá an toàn khi sử dụng trong thai kỳ.

– Vận động, tập thể dục nhẹ nhàng

Ở tam cá nguyệt thứ ba, thai nhi phát triển khá lớn cùng với việc tăng cân mạnh khiến cho mẹ bầu có cảm giác nặng nề, không muốn vận động nhiều. Tuy nhiên, việc ít vận động lại khiến cho máu kém lưu thông và làm nhu động ruột hoạt động chậm lại. Điều này có thể gây táo bón, làm gia tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn và khiến cho bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Chính vì vậy, ngay cả khi sắp sinh, chị em cũng nên duy trì thói quen luyện tập thể dục mỗi ngày. Hãy bỏ qua tất cả các bài tập có cường độ nặng vì chúng không an toàn và có thể gây sảy thai. Thay vì vậy, bà bầu nên lựa chọn các hình thức vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội hay tập yoga dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia. Việc vận động hợp lý sẽ giúp nâng cao sức bền cho các cơ ở hậu môn, ngăn ngừa sa búi trĩ, đồng thời cải thiện sức đề kháng, giúp chị em dễ dàng hơn khi “vượt cạn”.

– Chườm mát giảm đau hậu môn

Bệnh trĩ thường gây đau đớn mỗi khi đi cầu, nhất là khi phụ nữ mang thai 3 tháng cuối bị trĩ nặng, búi trĩ đã sa ra ngoài cửa hậu môn. Việc chườm mát có thể giúp chị em tạm thời xoa dịu cơn đau mà không phải dùng đến các loại thuốc giảm đau có hại trong Tây y.

Cách chườm mát giảm đau cho phụ nữ bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối như sau:

  • Dùng một cái khăn mềm nhúng vào trong nước đá lạnh. Sau đó vắt nhẹ cho hơi ráo nước rồi đắp trực tiếp lên hậu môn. Khi khăn hết lạnh có thể nhúng lại vào trong nước đá rồi tiếp tục chườm khoảng 15 phút.
  • Hoặc lấy cục đá gói vào trong một cái khăn sạch rồi chườm vào hậu môn. Tránh áp cục đá trực tiếp vào khu vực cần điều trị bởi da ở hậu môn khá mỏng nên dễ bị kích ứng, bỏng nhiệt.

Ngâm mình trong bồn nước ấm

Phụ nữ bị trĩ khi mang thai những tháng cuối cũng được khuyên nên tắm với nước ấm. Thói quen này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh trĩ một cách tự nhiên.

Việc ngâm mình trong bồn nước ấm được pha thêm chút muối Epsom hay tinh dầu thảo mộc có thể giúp kích thích lưu thông máu, giảm đau và chống sưng búi trĩ. Trong quá trình tắm, chị em có thể thực hiện một vài động tác mát xa nhẹ nhàng vừa giúp kích thích nhu động ruột vừa giúp giảm căng thẳng thần kinh và ngủ ngon giấc hơn.

– Thay đổi thói quen đi cầu

Một số thói quen xấu khi đi ngoài đều có thể là nguyên nhân khiến chị em bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối. Việc thay đổi những thói quen này không chỉ giúp ích trong việc cải thiện các triệu chứng khó chịu mà còn giúp bà bầu có thể đẩy lùi được bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ.

thuốc chữa bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối
Một số loại thuốc được cho phép sử dụng trong điều trị bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối

Liên quan đến vấn đề này, phụ nữ bị trĩ trong tam cá nguyệt thứ ba cần lưu ý:

  • Đi đại tiện ngay nếu cơ thể có nhu cầu
  • Không ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Nếu sau khoảng 10 phút mà vẫn chưa đi ngoài được, chị em nên đứng dậy ra ngoài và cố gắng thử lại vào lần sau.
  • Tránh chơi điện thoại hay đọc sách báo khi đi cầu
  • Tập thói quen đi ngoài đều đặn hàng ngày để ngăn ngừa táo bón và giảm bớt tình trạng đau đớn, sa búi trĩ hay chảy máu khi đi cầu.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ với nước ấm hoặc dùng khăn giấy ẩm để lau chùi theo chiều từ trước ra sau nhằm giảm thiểu kích ứng ở hậu môn và tránh bị viêm nhiễm.

– Sử dụng các bài thuốc dân gian trị bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối

Một số loại thảo dược tự nhiên chứa hoạt chất kháng viêm, giảm đau tự nhiên nên được sử dụng làm thuốc trị bệnh trĩ cho bà bầu trong những tháng cuối của thai kỳ. Dưới đây là một số bài thuốc chị em có thể tham khảo:

  • Thoa gel nha đam: Lấy một đoạn nha đam gọt sạch vỏ, sau đó xay nhuyễn phần ruột bên trong thành một loại gel đặc. Bỏ nha đam vào trong hũ có nắp đậy bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng trong hai ngày. Khi sử dụng chỉ cần lấy một ít gel nha đam thoa vào hậu môn. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần giúp sát khuẩn, làm dịu kích ứng trong hậu môn, giảm sưng búi trĩ.
  • Dùng dầu ô liu: Loại dầu này có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm và kích thích tái tạo các tế bào bị tổn thương trong ống hậu môn, từ đó giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối một cách an toàn. Để sử dụng, người bệnh chỉ cần lấy lượng dầu vừa đủ thoa trực tiếp lên búi trĩ mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • Xông hơi lá diếp cá: Thảo dược này chứa nhiều tinh dầu, chất xơ, vitamin C và hoạt chất kháng sinh. Do vậy, nó có tác dụng tích cực trong việc chống táo bón, làm tăng sức bền cho thành mạch, ngăn ngừa sa trĩ và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng hậu môn. Dân gian thường sử dụng lá diếp cá để nấu nước xông hậu môn giảm sưng đau cho phụ nữ bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối. Mỗi ngày xông 1 lần trong thời gian khoảng 15 – 20 phút.

Ngoài ra, trong dân gian còn có các bài thuốc chữa bệnh trĩ từ tỏi, gừng hay lá lốt… Chúng chủ yếu được lưu truyền và áp dụng theo hình thức truyền miệng. Một số bài thuốc dân gian chưa được khoa học chứng minh về mức độ an toàn khi sử dụng để điều trị cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, chị em nên thận trọng trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng.

2. Cách trị bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối ở mức độ trung bình đến nặng

Bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối nếu không được điều trị tốt có thể tiến triển nặng hơn gây chảy máu nhiều khi đi cầu mà có thể bị sa trĩ ra ngoài khiến bà bầu đau đớn, khó chịu. Lúc này, chị em nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ để được điều trị bằng cách phương pháp khoa học, giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh nhanh chóng hơn.

Dưới đây là các giải pháp thường được bác sĩ chỉ định để điều trị cho phụ nữ mắc bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối:

– Sử dụng thuốc:

Việc dùng thuốc trong những tháng cuối của thai kỳ không được khuyến khích. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị đau nhiều hoặc gặp các triệu chứng nghiêm trọng khác ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì bác sĩ sẽ xem xét chỉ định các loại thuốc phù hợp, có thể dùng được cho bà bầu.

thuốc điều trị bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối
Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối cần phải đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi

Hầu hết các loại thuốc chữa bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai ở tam cá nguyệt thứ 3 đều là các loại thuốc ở dạng bôi hoặc thuốc đặt hậu môn trực tràng. Chúng chỉ có công dụng tại chỗ nên giảm thiểu được tối đa những tác dụng tiêu cực đến thai nhi và sức khỏe của bà bầu.

Các loại thuốc có thể được chỉ định bao gồm:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm
  • Thuốc nhuận tràng
  • Thuốc làm tăng sức bền cho thành mạch…

Để đảm bảo an toàn, chị em nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn trong đơn của bác sĩ. Tránh tự ý sử dụng lại đơn thuốc của người khác hoặc tùy tiện mua thuốc về dùng khi không được bác sĩ cho phép.

– Phẫu thuật

Phẫu thuật ít khi được chỉ định cho các trường hợp bị trĩ khi mang thai ba tháng cuối bởi tác động từ ca mổ hay thuốc gây mê đều không tốt cho sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Tuy nhiên, nếu bệnh trĩ quá nặng hoặc gây biến chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì phẫu thuật có thể được đề nghị.

Hiện nay, có nhiều phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng chữa bệnh trĩ tại các bệnh viện như thắt búi trĩ bằng dây thun, phẫu thuật cắt trĩ bằng Longo hay công nghệ HCPT… Mỗi phương pháp sẽ có ưu nhược điểm và chi phí khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào sẽ được bác sĩ quyết định dựa trên mức độ và loại trĩ mà chị em mắc phải khi mang thai 3 tháng cuối.

Cách phòng ngừa bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối

Xây dựng một lối sống lành mạnh và có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp sẽ giúp bà bầu giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh trĩ trong tháng cuối của thai kỳ. Dưới đây là một số giải pháp đơn giản chị em có thể thực hiện từ sớm để phòng ngừa bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối:

  • Tránh để bị táo bón bởi tình trạng này kéo dài chính là nguyên nhân gây ra phần lớn các ca mắc bệnh trĩ trong thai kỳ.
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm, nước trái cây, trà thảo dược hay nước ép rau củ quả. Chất lỏng có tác dụng làm mềm phân, dễ đi tiêu và giúp chị em ngăn ngừa táo bón cũng như bệnh trĩ hữu hiệu hơn trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
  • Hạn chế ngồi xổm hoặc đứng lâu một chỗ. Nếu phải làm việc, hãy đi lại nhẹ nhàng sau mỗi 1 – 2 tiếng để máu được lưu thông tốt, đồng thời không gây áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng hậu môn, trực tràng.
  • Khi đi vệ sinh không nên ngồi quá lâu hoặc ngồi ở tư thế đặt hai chân trên bồn cầu. Nó vừa gây chèn ép lên bào thai, vừa làm gia tăng áp lực khiến các tĩnh mạch bị phình giãn to. Bạn cũng có thể đặt một chiếc ghế để kê chân khi ngồi trên bồn cầu nhằm giải phóng áp lực cho khung chậu.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và thực phẩm có khả năng nhuận tràng tự nhiên vào chế độ ăn. Chẳng hạn như bột yến mạch, rau diếp cá, mồng tơi, bông cải xanh, đu đủ, bơ, chuối…
  • Hạn chế ăn nhiều thịt đỏ, các sản phẩm làm từ bột mì trắng, các thức ăn cay nóng.
  • Nhai kỹ trước khi nuốt để thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn khi vào trong đường ruột.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để nâng cao sức khỏe và giúp ngăn ngừa bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm

Tin xem thêm

Tin khác

Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nội dung bài viếtBị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối nguyên nhân do đâu?Dấu hiệu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuốiBị trĩ khi mang thai 3 tháng...

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Nội dung bài viếtBị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối nguyên nhân do đâu?Dấu hiệu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuốiBị trĩ khi mang thai 3 tháng...

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

Nội dung bài viếtBị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối nguyên nhân do đâu?Dấu hiệu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuốiBị trĩ khi mang thai 3 tháng...

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

Nội dung bài viếtBị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối nguyên nhân do đâu?Dấu hiệu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuốiBị trĩ khi mang thai 3 tháng...

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Nội dung bài viếtBị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối nguyên nhân do đâu?Dấu hiệu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuốiBị trĩ khi mang thai 3 tháng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn