Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Lá bàng chữa bệnh trĩ được không? Cách thực hiện?

Tiêm xơ búi trĩ là gì? Có đau không? Tiêm ở đâu?

Thuốc trĩ cho bà bầu loại nào tốt và an toàn cho mẹ & bé?

Trĩ Ngoại Tắc Mạch Là Gì? Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Cách dùng lá mơ lông chữa bệnh trĩ giúp làm giảm triệu chứng

Bà Bầu Bị Trĩ – Nguyên Nhân Và Một Số Biện Pháp Điều Trị An Toàn

5/5 - (1 bình chọn)

Bà bầu bị trĩ thường phải đối mặt với nhiều dấu hiệu bất thường như chảy máu trực tràng, sa búi trĩ, đau và ngứa ngáy hậu môn… Tình trạng này kéo dài không được điều trị sẽ ngày càng trở nặng và khiến mẹ mệt mỏi, khó chịu, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tâm lý.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị trĩ

Sự phát triển của bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai có thể do nhiều nguyên nhân kết hợp. Trong đó, phổ biến nhất là các yếu tố sau:

  • Áp lực từ thai nhi và tử cung:

Trong những tháng sau của thai kỳ, em bé trong bụng ngày càng phát triển và gia tăng về trọng lượng khiến cho tử cung cũng phải giãn nở theo để phù hợp với kích thước của thai nhi. Điều này gây chèn ép vào khung xương chậu cũng như cá tĩnh mạch nằm trong khu vực hậu môn trực tràng, từ đó dẫn đến hiện tượng sưng phù ở các tĩnh mạch. Bà bầu bị trĩ chính là một hậu quả tất yếu.

Bà bầu bị trĩ
Áp lực quá lớn từ tử cung có thể làm các tĩnh mạch phình giãn to và khiến cho bà bầu bị trĩ

  • Tăng progesterone:

Khi có thai, lượng hormone progesterone sẽ tăng mạnh. Nó khiến cho thành tĩnh mạch bị giãn nở và dễ tạo thành búi trĩ khi gặp áp lực kéo dài.

Trào ngược sau sinh sẽ được dập tắt vĩnh viễn sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc của Vua Tự Đức, TUYỆT ĐỐI không gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé. XEM NGAY
  • Tăng lưu lượng máu: 

Ở phụ nữ mang thai, lưu lượng máu trong cơ thể cũng nhiều hơn để nuôi dưỡng bào thai. Điều này có thể làm giãn nở các tĩnh mạch và góp phần gây ra bệnh trĩ ở bà bầu.

  • Tăng nhiều cân:

Cân nặng tăng nhiều trong thai kỳ cũng làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch, từ đó thúc đẩy bệnh trĩ phát triển.

  • Táo bón kéo dài:

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí BMJ Clinical Evidence, có đến 38% phụ nữ bị táo bón vào một số thời điểm trong suốt thai kỳ. Nguyên nhân là do tử cung phát triển to gây chèn ép vào ruột và làm chậm quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, việc bổ sung thuốc sắt, canxi cũng góp phần gây ra tình trạng táo bón kéo dài. Đây chính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh trĩ ở bà bầu.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến bà bầu bị trĩ như:

  • Thói quen xấu khi đi ngoài: Ngồi lâu trên bồn cầu, rặn quá mạnh, nhịn đi đại tiện thường xuyên, đọc sách báo hoặc xem điện thoại trong nhà vệ sinh…
  • Làm việc phải đứng hoặc ngồi nhiều
  • Uống ít nước
  • Chế độ ăn uống chứa nhiều thực phẩm cay nóng, chất béo, chất đạm nhưng ít chất xơ.
  • Tâm lý căng thẳng kéo dài

Dấu hiệu của bệnh trĩ ở bà bầu

Các triệu chứng bà bầu gặp phải khi bị trĩ có thể khác nhau. Điều này còn tùy thuộc vào loại trĩ mắc phải, bao gồm hai loại phổ biến nhất là trĩ nội và trĩ ngoại.

1. Bà bầu bị trĩ nội

Bệnh trĩ nội hình thành bên trên đường lược trong ống hậu môn trực tràng. Các triệu chứng chính bao gồm:

  • Chảy máu trực tràng: Khi mới bị trĩ, bà bầu có thể nhìn thấy một ít máu đỏ tươi dính vào trong phân hay giấy vệ sinh khi đi cầu. Trường hợp nặng, số lượng máu có thể nhiều hơn.
  • Vướng víu trong hậu môn: Một số người có cảm giác vướng víu mỗi khi đi cầu do búi trĩ nội hình thành xâm lấn vào phía trong không gian ống hậu môn.
  • Sa búi trĩ: Ở mức độ nặng, các tĩnh mạch bị phình giãn và sưng to khiến cho búi trĩ sa hẳn ra ngoài cửa hậu môn. Tình trạng này thường xuất hiện sau mỗi lần đi cầu. Búi trĩ có thể tự co vào trong, phải dùng tay đẩy mới lên hoặc cũng có khi nằm luôn ngoài cửa hậu môn.
  • Đau: Bà bầu bị trĩ có thể đau ở hậu môn mỗi lần đi cầu hoặc đau kéo dài nếu bị sa búi trĩ.
dấu hiệu bệnh trĩ ở bà bầu
Đau hậu môn hoặc chảy máu mỗi khi đi cầu là triệu chứng thường gặp ở bà bầu bị trĩ

2. Bà bầu bị trĩ ngoại

Búi trĩ ngoại hình thành bên ngoài hậu môn. Trường hợp mắc dạng trĩ này, bà bầu có thể gặp các triệu chứng như:

  • Ngứa ngáy quanh hậu môn
  • Đau và xuất hiện một cục tương tự như khối thịt thừa gần cửa hậu môn
  • Đi ngoài ra máu
  • Có cảm giác nặng tức hoặc đau rát bên ngoài hậu môn

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Bà bầu bị trĩ nên tới bệnh viện thăm khám nếu:

  • Bệnh trĩ gây đau đớn nhiều, khiến chị em lo lắng hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Trĩ huyết khối, búi trĩ sa ra ngoài và trở nên hơi xanh
  • Chảy máu trực tràng nhiều
  • Các triệu chứng bệnh ngày càng tăng nặng

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Việc mắc bệnh trĩ trong thai kỳ khiến nhiều mẹ lo ngại về việc phải sinh mổ. Tuy nhiên, trên thực tế, bà bầu bị trĩ vẫn có thể “vượt cạn” một cách an toàn bằng con đường sinh thường qua ngã âm đạo. Mặc dù vậy, bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ dựa trên nhiều yếu tố khác để tư vấn cho mẹ một phương pháp sinh phù hợp nhất, chẳng hạn như tình trạng sức khỏe tổng thể của mẹ, cân nặng của thai nhi, các vấn đề trục trặc phát sinh trong thai kỳ,…

Đối với các trường hợp bị trĩ khi mang thai, bác sĩ cũng sẽ căn cứ vào mức độ bệnh để đưa ra lời khuyên thích hợp cho mẹ như:

– Bà bầu bị bệnh trĩ nhẹ ( giai đoạn 1 và 2 )

Bệnh trĩ nhẹ chữa gây cho các mẹ nhiều triệu chứng khó chịu và búi trĩ còn nhỏ nên phương pháp sinh thường luôn được các bác sĩ khuyến khích thực hiện cho bà bầu có sức khỏe ổn định. Phương pháp sinh thường giúp đảm bảo cho mẹ không bị mất nhiều máu, thời gian phục hồi sức khỏe nhanh và tốt hơn cho sự phát triển của trẻ sau này.

Trong quá trình sinh thường, áp lực từ việc rặn đẻ có thể khiến búi trĩ phình to hơn hoặc sa ra ngoài. Chính vì vậy, sau khi sinh chị em nên chú ý vệ sinh vùng kín đúng cách và có chế độ ăn uống, vận động phù hợp để bệnh trĩ không tiến triển nặng hơn.

bà bầu bị trĩ sinh thường được không
Bà bầu bị trĩ vẫn có thể sinh thường được nếu sức khỏe của mẹ tốt

– Bà bầu bị trĩ nặng ( trĩ độ 3 & 4 )

Lúc này, các búi trĩ có khuynh hướng bị sa ra ngoài thường xuyên. Việc sinh thường có thể làm các tĩnh mạch trĩ bị căng phồng hết cỡ, đẩy búi trĩ sa hẳn ra khỏi hậu môn và không thể co lại được. Ngoài ra, chị em còn có thể phải đối mặt với các biến chứng khác như chảy nhiều máu, đau đớn kéo dài hoặc nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến thuyên tắc trĩ. Chính vì vậy, phương pháp sinh mổ có thể được cân nhắc thực hiện cho các trường hợp bị bệnh trĩ nặng trong những tháng cuối thai kỳ.

Bà bầu bị trĩ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bệnh trĩ không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng. Các triệu chứng như chảy máu trực tràng, đau và ngứa ngáy ở hậu môn diễn ra thường xuyên khiến chị em lo lắng, mệt mỏi, từ đó dẫn đến cáu gắt, khó chịu.

Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh trĩ ở bà bầu sẽ ngày càng tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng như:

  • Thiếu máu trong thai kỳ
  • Tắc nghẽn búi trĩ
  • Trĩ huyết khối
  • Nhiễm trùng hậu môn
  • Viêm nhiễm phụ khoa…

Chính vì những biến chứng tiềm ẩn ở trên mà ngay cả khi bị trĩ nhẹ, bà bầu cũng được khuyến cáo nên tìm cách khắc phục bệnh từ sớm để ngăn chặn không cho bệnh trĩ tiến triển nặng hơn và đảm bảo điều kiện phát triển tốt nhất cho thai nhi. Hãy liên hệ với bác sĩ ngay khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh trĩ để được thăm khám và điều trị bệnh đúng cách.

Cách điều trị bệnh trĩ cho bà bầu an toàn

Việc tìm ra một biện pháp chữa bệnh trĩ an toàn, hiệu quả là mong muốn của nhiều bà bầu. Điều chỉnh lối sống kết hợp với một số mẹo trị bệnh tại nhà có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu cho phụ nữ mang thai.

1. Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu tại nhà

Có nhiều giải pháp tự nhiên bà bầu bị trĩ có thể thực hiện tại nhà để giảm bớt các triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa bệnh phát triển. Bao gồm:

  • Tắm hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm vài lần trong ngày, mỗi lần khoảng 10 phút. Nước ấm sẽ giúp làm dịu cảm giác đau và tình trạng kích ứng ở hậu môn, đồng thời tăng cường lưu thông máu, giảm sưng búi trĩ.
  • Sử dụng khăn lau hoặc miếng chườm hậu môn chứa chiết xuất từ cây phỉ giúp kháng viêm, giảm đau nhức hậu môn.
  • Vệ sinh hậu môn nhẹ nhàng, đúng cách. Dùng nước ấm rửa sạch sau mỗi lần đi cầu. Tránh sử dụng khăn giấy thô cứng, kém chất lượng để lau chùi.
  • Chườm túi đá lạnh vào hậu môn 5 – 10 phút. Lặp lại vài lần trong ngày để xoa dịu cảm giác đau ở hậu môn và chống sưng viêm búi trĩ.
  • Thường xuyên đi lại, vận động nhẹ nhàng. Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu gây áp lực cho vùng hậu môn.
cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
Các bài tập vận động nhẹ nhàng có thể giúp cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ cho bà bầu
  • Chống táo bón khi mang thai bằng cách uống nhiều nước và bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn. Chúng giúp thúc đẩy tiêu hóa và làm mềm phân.
  • Không rặn quá mạnh khi đi ngoài và tránh ngồi trên bồn cầu quá lâu
  • Chăm chỉ thực hành bài tập kegel và một số bài tập khác như đi bộ, bơi lội, tập yoga… để tăng cường sức bền cho các cơ ở hậu môn, kích thích lưu thông máu và giúp dễ dàng sinh nở sau này.
  • Nằm nghiêng hay vì nằm ngửa khi ngủ để giải phóng áp lực cho vùng hậu môn

Trước khi tiến hành chữa bệnh trĩ tại nhà, bà bầu nên gặp bác sĩ trước để đảm bảo các giải pháp trên phù hợp cho hiệu quả tốt với mức độ bệnh của bản thân. Tránh tự ý áp dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ được truyền miệng mà chưa có sự cho phép của nhân viên y tế.

2. Điều trị bệnh trĩ cho bà bầu bằng y tế

Sử dụng thuốc hoặc các thủ thuật y tế là các phương pháp chữa bệnh trĩ cho bà bầu đang được áp dụng phổ biến.

Bà bầu bị trĩ nên uống thuốc gì?

Nếu bị trĩ khi mang thai, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm các các loại thuốc bôi ngoài da. Điều này sẽ giúp đảm bảo thuốc được dùng không gây ra bất kỳ rủi ro nào cho em bé trong bụng.

Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc nhuận tràng hay thuốc đạn đặt hậu môn an toàn để giảm táo bón cho bà bầu. Một số loại thuốc bôi chứa hoạt chất giảm đau, kháng viêm cũng có thể được chỉ định để cải thiện các triệu chứng chị em đang gặp phải.

thuốc điều trị bệnh trĩ cho bà bầu
Bà bầu bị trĩ thường được chỉ định các thuốc kháng viêm, giảm đau để cải thiện triệu chứng bệnh

Trị bệnh trĩ cho bà bầu bằng các thủ thuật y tế:

Nếu không đáp ứng được với thuốc và các phương pháp điều trị tự nhiên hoặc bà bầu bị trĩ nặng, những thủ thuật y tế dưới đây có thể được chỉ định:

– Thắt dây chun:

Phương pháp này sử dụng một dây chun nhỏ đặt quanh gốc búi trĩ và thắt chặt lại. Nó sẽ giúp ngăn chặn dòng máu từ bên ngoài chảy vào trong búi trĩ và khiến búi trĩ rụng đi sau khoảng 10 – 12 ngày. Sự hình thành của mô sẹo sau khi thắt trĩ bằng dây thun sẽ giúp ngăn ngừa tái phát trĩ ngay tại vị trí cũ.

– Tiêm xơ búi trĩ: 

Bác sĩ tiêm một loại dung dịch hóa chất trực tiếp vào trong búi trĩ khiến cho các mô co lại và hình thành sẹo.

– Phẫu thuật cắt trĩ: 

Cắt trĩ là một thủ thuật ngoại khoa được thực hiện để loại bỏ búi trĩ. Phương pháp này chỉ được áp dụng cho những bà bầu bị trĩ nặng hoặc có biến chứng. Khi làm phẫu thuật cắt trĩ, bệnh nhân có thể bị tổn thương cơ ở hậu môn hoặc đau hậu môn trong một thời gian.

Các thủ thuật chữa bệnh trĩ cho bà bầu ở trên đều có thể tiềm ẩn một số rủi ro nhất định cho bà bầu. Vì vậy, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi tiến hành điều trị để được tư vấn kỹ hơn về những lợi ích và nguy cơ có thể gặp.

Phòng ngừa bệnh trĩ cho bà bầu

Tránh táo bón chính là một trong những chìa khóa hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số cách bà bầu có thể áp dụng để chống táo bón và giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ:

  • Ăn nhiều chất xơ: Các thực phẩm giàu chất xơ giúp thúc đẩy tiêu hóa, kích thích nhu động ruột co bóp và làm tăng khối lượng phân, từ đó giúp bà bầu đi cầu đều đặn mỗi ngày. Chị em có thể bổ sung thêm chất xơ vào khẩu phần ăn thông qua các loại hạt, lê, táo, súp lơ xanh, bột yến mạch, cà rốt… Tránh các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa.
  • Uống nhiều nước: Hãy cố gắng uống ít nhất 8 – 10 ly nước lớn mỗi ngày. Nước không chỉ giúp duy trì chức năng tiêu hóa mà còn có tác dụng thanh lọc cơ thể và duy trì lượng nước ối cần thiết trong bào thai.
  • Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu: Đứng có gắng nín nhịn bởi việc giữ phân trong đại tràng có thể khiến cho nước bị hấp thụ ngược trở lại, từ đó làm phân trở nên khô cứng, khó đi cầu.
  • Tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian dài: Trong thời gian làm việc, bà bầu nên đứng dậy đi lại vài phút sau mỗi giờ để máu được lưu thông tốt và không gây áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày: Vận động giúp để giảm stress, thúc đẩy tiêu hóa, làm tăng sức bền cho thành tĩnh mạch và nâng cao sức khỏe tổng thể cho bà bầu.
  • Sử dụng chất làm mềm phân: Trường hợp bị táo bón kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng chất làm mềm phân nhằm sớm cải thiện được tình trạng táo bón.

Đối với bà bầu bị trĩ, việc tích cực chữa trị là điều cần thiết. Chị em nên tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát tốt bệnh và đảm bảo duy trì được sức khỏe tốt giúp thai nhi thuận lợi phát triển cho đến ngày chào đời.

Có thể bạn quan tâm

Tin xem thêm

Tin khác

Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nội dung bài viếtNguyên nhân khiến bà bầu bị trĩDấu hiệu của bệnh trĩ ở bà bầu1. Bà bầu bị trĩ nội2. Bà bầu bị trĩ ngoạiBà bầu bị trĩ...

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Nội dung bài viếtNguyên nhân khiến bà bầu bị trĩDấu hiệu của bệnh trĩ ở bà bầu1. Bà bầu bị trĩ nội2. Bà bầu bị trĩ ngoạiBà bầu bị trĩ...

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

Nội dung bài viếtNguyên nhân khiến bà bầu bị trĩDấu hiệu của bệnh trĩ ở bà bầu1. Bà bầu bị trĩ nội2. Bà bầu bị trĩ ngoạiBà bầu bị trĩ...

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

Nội dung bài viếtNguyên nhân khiến bà bầu bị trĩDấu hiệu của bệnh trĩ ở bà bầu1. Bà bầu bị trĩ nội2. Bà bầu bị trĩ ngoạiBà bầu bị trĩ...

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Nội dung bài viếtNguyên nhân khiến bà bầu bị trĩDấu hiệu của bệnh trĩ ở bà bầu1. Bà bầu bị trĩ nội2. Bà bầu bị trĩ ngoạiBà bầu bị trĩ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn