Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Lá bàng chữa bệnh trĩ được không? Cách thực hiện?

Tiêm xơ búi trĩ là gì? Có đau không? Tiêm ở đâu?

Thuốc trĩ cho bà bầu loại nào tốt và an toàn cho mẹ & bé?

Trĩ Ngoại Tắc Mạch Là Gì? Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Cách dùng lá mơ lông chữa bệnh trĩ giúp làm giảm triệu chứng

Bệnh Trĩ Nội Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Điều Trị

5/5 - (7 bình chọn)

Bệnh trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch ở bên trong trực tràng – hậu môn bị phình giãn quá mức do lười vận động, mang thai hay táo bón kéo dài. Và đây cũng chính là một trong những dạng phổ biến nhất của bệnh trĩ. Căn bệnh này tuy không trực tiếp đe dọa đến tính mạng con người nhưng triệu chứng của bệnh gây ra không ít sự khó chịu, thậm chí chúng còn tìm ẩn một số biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị nhanh chóng và triệt để.

Bệnh trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch ở lớp lót bên trong hậu môn - trực tràng bị phình giãn quá mức do bị chèn ép nhiều nội sinh bên trong
Bệnh trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch ở lớp lót bên trong hậu môn – trực tràng bị phình giãn quá mức do bị chèn ép nhiều nội sinh bên trong

Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ là bệnh đường tiêu hoá dưới khá phổ biến hiện nay xảy ra ở vị trí bên hậu môn – trực tràng. Dựa vào vị trí xuất hiện của cấu trúc dạng túi (búi trĩ) mà chuyên gia đã phân chia bệnh trĩ thành các loại cụ thể, bao gồm trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó, bệnh trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch hậu môn – trực tràng bị phình giãn quá mức ở trên bề mặt của lớp niêm mạc.

Chính vì khối búi trĩ xuất hiện ở lớp lót bên trong trực tràng nên rất khó phát hiện khi bệnh ở giai đoạn đầu. Bệnh chỉ được phát hiện cho đến khi búi trĩ sưng to và gây ra triệu chứng chảy máu khi đi đại tiện. Đôi khi, người bệnh cũng có thể phát hiện hoặc cảm nhận được sự hiện diện của khối búi trĩ như những miếng đệm ẩm có màu hồng đậm.

Búi trĩ nhỏ có thể tự co và chui vào lại trong trực tràng hoặc dùng tay đẩy lên được. Nhưng một số trường hợp nặng thì búi trĩ nội có thể bị sa hoàn toàn ra ngoài mà không thể tự động co lại. Lúc này, khả năng cao người bệnh đối diện với những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhất Nam Y Viện đơn vị điều trị yếu sinh lý số 1 hiện nay
Nhất Nam Y Viện hiện đang là địa chỉ chữa trào ngược dạ dày uy tín hàng đầu nhờ ghi dấu ấn với phương pháp chữa bệnh độc đáo. XEM NGAY

Các cấp độ của bệnh trĩ nội – Dấu hiệu nhận biết

Căn cứ vào quá trình phát hiện và vị trí của búi trĩ mà bệnh trĩ nội được phân thành 4 cấp độ khác nhau. Với mỗi cấp độ là những triệu chứng và dấu hiệu nhận biết cụ thể.

Các cấp độ của bệnh trĩ nội từ giai đoạn nhẹ đến giai đoạn nặng
Các cấp độ của bệnh trĩ nội từ giai đoạn nhẹ đến giai đoạn nặng

– Trĩ nội độ 1: 

Là bệnh đang ở giai đoạn vừa khởi phát nên rất khó có thể nhận biết bản thân mắc bệnh trĩ vì triệu chứng của bệnh chưa rõ ràng. Người bệnh ít cảm nhận được cảm giác đau rát khi đi đại tiện. Đôi khi chỉ bắt gặp tình trạng máu lẫn trong phân do búi trĩ vừa mới hình thành nên lưu lượng máu rất ít.

Giai đoạn này nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp thì bệnh sẽ có nguy cơ phát triển nặng hơn và gây không ít khó khăn trong việc điều trị bệnh.

– Trĩ nội độ 2:

Triệu chứng của bệnh trĩ nội ở giai đoạn 2 dễ dàng nhận biết hơn ở mức độ 1 do búi trĩ bắt đầu sa ra ngoài hậu môn (hiện tượng này còn được gọi là sa búi trĩ). Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng đau rát, ngứa ngáy hậu môn, khi đi đại tiện sẽ xuất hiện máu nhưng lượng máu nhiều hơn và dễ dạng nhận biết qua biểu hiện có máu ở trên giấy vệ sinh.

Ở giai đoạn 2, bệnh trĩ mới hình thành nên triệu chứng của bệnh còn ít và không gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đời sống thường ngày.

– Trĩ nội độ 3:

Khi bệnh trĩ nội chuyển sang giai đoạn 3, các triệu chứng của bệnh bắt đầu tác động nhiều đến sức khỏe và chất lượng đời sống thường ngày của bệnh nhân. Triệu chứng điển hình nhất của bệnh trĩ nội ở giai đoạn này là lưu lượng máu xuất hiện nhiều, thậm chí chảy từng giọt, có cảm giác đau rát nhẹ khi không đi cầu và đau nhiều khi đi đại tiện. Đồng thời, các búi trĩ lớn dần và sa ra ngoài hậu môn nhiều hơn, thường xuyên hơn. Búi trĩ không thể tự co lại vào trong hậu môn được và bắt buộc người bệnh dùng tay để đẩy vào bên trong.

Bệnh trĩ nội độ 3 được xem là bệnh trĩ phát triển đến giai đoạn nặng và có nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Lượng máu tươi xuất hiện ngày một nhiều hơn khi đi đại tiện do bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn
Lượng máu tươi xuất hiện ngày một nhiều hơn khi đi đại tiện do bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn

– Trĩ nội độ 4:

Bệnh trĩ nội độ 4 là cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ nội. Lúc này, người bệnh phải đối diện với nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm. Búi trĩ hoàn toàn bị sa ra ngoài hậu môn, đặc biệt người bệnh không thể dùng tay đẩy búi trĩ vào bên trong ống hậu môn được. Kèm theo đó là triệu chứng đau rát hậu môn dữ dội, khiến người bệnh ngồi hay đứng đều gặp khó chịu. Ngay cả khi nằm người bệnh cũng không thể tránh khỏi biểu hiện này.

Người bệnh có thể đối mặt mới một số biến chứng cực nguy hiểm nếu không thăm khám và có phác đồ điều trị kịp thời như: hoại tử búi trĩ, ung thư hậu môn,…

Điểm qua các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội

Các chuyên gia đã chỉ ra hàng loạt yếu tố được xác định là thủ phạm gây ra bệnh nội. Một số nguyên nhân gây ra bệnh phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Chế độ ăn uống thiếu chất xơ là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ. Khi cơ thể thiếu hụt dưỡng chất này sẽ khiến quá trình tiêu hóa hoạt động kém đi, làm cho phân đào thải ra ngoài môi trường kém đi, từ đó gây bệnh táo bón và sinh bệnh trĩ;
  • Cơ thể thiếu nước: Trong cơ thể con người thì nước chiếm đến 75%. Nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiêu hóa tiêu thức ăn, tuần hoàn máu và cân bằng điện giải trong cơ thể. Nếu cung cấp không đủ lượng nước theo tiêu chuẩn lâu dần sẽ khiến cơ thể bị mất nước, phân trở nên khô và gây khó khăn trong việc đào thải ra khỏi môi trường, từ đó gây ra bệnh trĩ;
  • Lười vận động, ngồi nhiều: Khi cơ thể ít vận động thì quá trình lưu động máu đến các cơ quan và bộ phận trong cơ thể sẽ khó khăn hơn. Không những vậy, ngồi lâu cũng sẽ làm cho máu không bơm đủ lượng cần thiết cho vùng chậu, khiến vùng chậu mất đi sự đàn hồi, từ đó tĩnh mạch bị chèn ép quá mức và sinh ra bệnh trĩ;
  • Táo bón và tiêu chảy kéo dài: Khi mắc chứng táo bón hay tiêu chảy trong khoảng thời gian dài sẽ khiến tĩnh mạch ruột bị tổn thương, gây ức chế lên xương chậu, hậu môn. Và đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ. Theo khảo sát mới đây cho biết, số lượng người mắc bệnh trĩ nội nói riêng và bệnh trĩ nói chung đều gặp vấn đề đường ruột;
  • Do quá trình mang thai ở phụ nữ: Theo thống kê của Bộ Y tế, có đến 80% phụ nữ mang thai mắc bệnh trĩ. Trong quá trình mang thai, máu sẽ lưu động nhiều hơn để cung cấp cho thai nhi. Ngoài ra, do trọng lượng của thai nhi trong những tháng cuối của thai kỳ đã tạo sức ép lớn lên vùng chậu, từ đó khiến tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng bị phình giãn và gây nên bệnh trĩ nội;
  • Tuổi tác: Với những đối tượng trên 60 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ lên tới 70% so với đối tượng còn lại. Bởi tiểu cao sẽ khiến cho sự đàn hồi cơ vòng kém đi, tĩnh mạch không được co giãn bình thường và dễ sa xuống hậu môn. Lúc đó tạo điều kiện gây nên bệnh táo bón và bệnh trĩ;
  • Tâm lý căng thẳng, stress quá mức: Yếu tố tâm lý cũng có thể khiến cơ thể sinh ra một chất gây áp lực lên toàn bộ hệ thống cơ thể, khiến bạn nhanh mệt mỏi. Đồng thời, tâm lý căng thẳng gây ức chế tới hệ tiêu hóa và bài tiết, gây giảm sút sự đàn hồi và co giãn vùng hậu môn.
Lười vận động, ngồi lâu là nguyên nhân điển hình gây chèn ép nhiều lên tĩnh mạch hậu môn - trực tràng và sinh ra bệnh trĩ
Lười vận động, ngồi lâu là nguyên nhân điển hình gây chèn ép nhiều lên tĩnh mạch hậu môn – trực tràng và sinh ra bệnh trĩ

Ngoài ra, vẫn còn nhiều nguyên nhân khác cũng có khả năng gây bệnh trĩ như: vệ sinh hậu môn không sạch sẽ, hậu môn bị tổn thương do có tác động từ bên ngoài, quan hệ tình dục qua hậu môn,…

Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ nội ở giai đoạn đầu thường không gây nguy hiểm cho người bệnh. Và đây cũng chính là lý do khiến không ít người chủ quan với căn bệnh này và không chữa trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu khi bệnh vừa mới khởi phát. Khi bệnh trĩ nội không được quan tâm và chữa trị kịp thời sẽ tạo cơ hội khiến bệnh phát triển ở mức độ cao hơn, thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh có thể đối mặt. Một số biến chứng điển hình có thể kể đến như:

  • Thiếu máu: Một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ là xuất hiện máu khi đi đại tiện hoặc ngay cả khi ngồi lâu (đối với trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng). Khi bị mất máu quá nhiều có thể khiến cơ thể bị mất sức, da xanh xao, hay ốm vặt, hoa mắt, chóng mặt,…;
  • Nhiễm khuẩn: Tình trạng sa búi trĩ ở cấp độ nặng (đặc biệt là trĩ độ 4) nếu không được kịp thời chữa trị sẽ gây ra cảm giác đau đớn và gây khó chịu liên tục. Đồng thời, tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây nhiễm khuẩn búi trí, thậm chí gây hoại tử do búi trĩ bị sa ra ngoài khi không được hậu môn bảo vệ;
  • Nứt kẽ hậu môn: Tình trạng này thường xảy ra ở vị trí 6h. Người bệnh có khả năng đối diện với những cơn đau đớn khó chịu, mất nhiều máu khi đi đại tiện. Trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ gây ra biến chứng nhiễm trùng hậu môn;
  • Sa nghẹt hậu môn: Hiện tượng này xảy ra khi búi trĩ nội có kích thước quá lớn. Búi trĩ sa xuống làm chặn một phần hoặc toàn bộ diện tích của ống hậu môn. Lúc này khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn và gây khó khăn cho việc đi đại tiện. Ngoài ra, sa nghẹt hậu môn còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm nhiễm hoặc có thể hoại tử búi trĩ và hậu môn nếu không điều trị kịp thời;
  • Ung thư đại trực tràng: Là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ nếu không kịp thời điều trị bệnh. Và đây cũng chính là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu trên thế giới.
Ung thư đại trực tràng là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ nếu không được tiến hành điều trị kịp thời
Ung thư đại trực tràng là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ nếu không được tiến hành điều trị kịp thời

Đây đều là những biến chứng không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, yếu tố tâm lý mà còn tác động không hề nhỏ đến năng suất công việc và chất lượng đời sống thường ngày.

Chẩn đoán bệnh trĩ nội như thế nào?

Để chẩn đoán bệnh trĩ nội, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng thể, tra hỏi bệnh nhân về tình trạng liên quan đến bệnh trĩ trong những ngày gần đây. Cũng có thể tra hỏi thêm để biết thêm một số yếu tố khiến gây bệnh. Từ đó, giúp bác sĩ khoanh vùng được các nguyên nhân gây ra bệnh.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm một số xét nghiệm khác để phục vụ cho quá trình tìm nguyên nhân và xác định mức độ bệnh lý như: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nội soi đại trực tràng,… Trong trường hợp bệnh nhân đi ngoài ra máu kéo dài, thay đổi màu sắc và hình dáng phân, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về việc tầm soát bệnh ung thư. Bởi vì tình trạng chảy máu trực tràng không chỉ xảy ra khi mắc bệnh trĩ nội mà còn có thể gặp trong bệnh lý nguy hiểm khác, đặc biệt là bệnh ung thư đại trực tràng, ung thư hậu môn.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ nội phổ biến hiện nay

Với nền y học ngày càng phát triển, bệnh trĩ nội hoàn toàn có thể chữa khỏi. Mục đích của việc điều trị là loại bỏ tình trạng rối loạn do bệnh trĩ nội gây ra. Tùy vào trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, đó có thể là:

1. Điều trị bệnh trĩ nội bằng thuốc Tây y

Điều trị bệnh trĩ nội bằng thuốc đặc trị là sự lựa chọn của phần đông bệnh nhân do sự tiện lợi và tác dụng nhanh chóng. Hiện nay, có 3 dạng thuốc chính để chữa bệnh trĩ bao gồm:

  • Thuốc uống: Vừa có tác dụng giảm đau vừa giúp làm mềm phần, từ đó tình trạng táo bón dần thuyên giảm. Ngoài ra, thuốc uống còn giúp niêm mạc hậu môn bền chắc hơn, giúp ngăn chặn tình trạng búi trĩ bị sa ra ngoài;
  • Thuốc đặt hậu môn: Thuốc đặt hậu môn phù hợp cho các trường hợp trĩ độ 1, 2 và 3. Lúc đó, thuốc trực tiếp xâm lấn đến các búi trĩ, khiến chúng teo dần, ức chế sự phát triển và không bị sa nghẹt hậu môn. Tuy nhiên, người bệnh cần thận trọng sử dụng bởi loại thuốc này có thể kích ứng hậu môn gây ngứa ngáy, mẩn đỏ;
  • Thuốc bôi ngoài: Loại thuốc này phù hợp cho trường hợp trĩ độ 4 khi búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn. Thuốc sẽ có tác dụng giảm đau rát, ngứa ngáy hậu môn, đồng thời ngăn chặn búi trĩ phát triển mạnh. Tương tự như thuốc đặt, thuốc bôi cũng có khả năng gây tác dụng phụ như sốt nhẹ, kích ứng,… Do đó, người bệnh nên thận trọng khi sử dụng.
Dùng thuốc điều trị bệnh trĩ nội theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Dùng thuốc điều trị bệnh trĩ nội theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa thông qua việc dùng đúng cách và đúng liều. Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc hay tăng liều khi chưa có sự cho phép, bởi có khả năng khiến người bệnh phải đối mặt với một số tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt hơn, nên hỏi ý kiến của bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em và người có cơ địa nhạy cảm.

2. Trị bệnh trĩ nội bằng thủ thuật

Thủ thuật xâm lấn được chỉ định thực hiện khi việc điều trị bệnh trĩ nội bằng thuốc đặc trị không mang lại kết quả khả quan hoặc các trường hợp bệnh nhanh mong muốn loại bỏ nhanh khối búi trĩ. Một số thủ thuật xâm lấn đã và đang áp dụng rộng rãi ngày hôm nay bao gồm:

  • Chích xơ hoá búi trĩ: Liệu pháp sử dụng thuốc tiêm chuyên dụng nhằm gây ra phản ứng xơ hóa và ép chặt các thành mạch máu bên trong búi trĩ. Từ đó khiến búi trĩ teo dần và hoại tử;
  • Áp lạnh búi trĩ (nitơ lỏng): Thủ thuật này được thực hiện nhằm áp lên tổ chức búi trĩ khiến chúng bị hóa băng, hoại tử và loại bỏ hoàn toàn. Bên cạnh đó, áp lạnh búi trĩ còn giúp giảm đau rát, sưng viêm hậu môn;
  • Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Mục đích của thủ thuật này là loại bỏ hoàn toàn khối búi trĩ trong hậu môn trực tràng, giúp loại bỏ tình trạng sa nghẹt. Bác sĩ sẽ sử dụng máy chuyên dụng để hút lấy khối búi trĩ, sau đó đặt vòng cao su và thắt chặt vào chân búi trĩ. Thời gian rụng của búi trĩ kéo dài từ 5 – 7 ngày;
  • Chiếu tia hồng ngoại: Thủ thuật sử dụng các tia hồng ngoại nhằm gây đông búi trĩ, tạo thành sẹo và hạn chế quá trình vận chuyển máu đến búi trĩ. Khi không còn máu nuôi dưỡng, búi trĩ tự động co lại và hoạt tử dần.
Một số thủ thuật điều trị bệnh trĩ nội phổ biến hiện nay
Một số thủ thuật điều trị bệnh trĩ nội phổ biến hiện nay

Ngoài ra, còn nhiều thủ thuật xâm lấn khác đang được ứng dụng rộng rãi để điều trị bệnh trĩ nội như: thắt búi trĩ bằng chỉ không cắt, nong giãn hậu môn, chiếu tia laser, đốt nhiệt điện trực tiếp, điện hướng cực,… 

3. Chữa bệnh trĩ nội bằng phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ là giải pháp điều trị cuối cùng đã được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Nguyên tắc chung của việc phẫu thuật là loại bỏ tận gốc các búi trĩ nhằm mục đích chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, điều trị bệnh trĩ nội bằng phương pháp này chỉ được chỉ định thực hiện cho các trường hợp sau:

  • Trĩ nội sa ra ngoài hậu môn có kèm triệu chứng đau rát, ngứa ngáy khó chịu;
  • Trĩ nội kết hợp với trĩ vòng (sa niêm mạc trực tràng);
  • Trĩ nội kèm triệu chứng nứt, rò và viêm quanh hậu môn;
  • Trĩ nội có triệu chứng chảy máu dai dẳng gây thiếu máu;
  • Trĩ nội có xuất hiện biến chứng như huyết khối, viêm phù nề, nghẹt, hoại tử, cơ thắt hậu môn,…

Mặc dù phẫu thuật bệnh trĩ nội có thể loại bỏ hoàn toàn cấu trúc dạng túi nhưng chúng vẫn có khả năng tìm ẩn một số biến chứng sau khi mổ. Một số trường hợp người bệnh có thể gặp phải như:

  • Nhiễm trùng vết thương, nhiễm khuẩn sưng mủ, sưng nề quanh hậu môn;
  • Đau rát hậu môn do vết khâu buộc chặt vào niêm mạc da của ống hậu môn và cơ thắt;
  • Gây rối loạn tiểu tiện (chứng bí đái), són phân không kìm chế;
  • Hẹp hậu môn;
  • Bệnh trĩ nội tái phát.

Những biện pháp phòng bệnh trĩ nội hiệu quả

Mặc dù không thể loại bỏ tất cả các nguyên nhân gây bệnh trĩ nội nhưng bạn vẫn có thể kiểm soát bệnh thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Cụ thể hơn là một số biện pháp phòng bệnh sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống hằng ngày đảm bảo các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhất là chất xơ, khoáng chất và vitamin thiết yếu cho cơ thể. Bởi đây là những thành phần giúp điều hòa nhu động ruột, giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn khi đi đại tiện. Một số thực phẩm bạn cần bổ sung bao gồm: rau xanh, củ quả, trái cây tươi, ngũ cốc, sữa, thịt, cá,…;
  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để cân bằng điện giải trong cơ thể cũng như thúc đẩy cơ thể trao đổi chất. Ngoài ra, uống đủ lượng nước còn giúp làm mềm phân và hỗ trợ làm giảm tình trạng chảy máu búi trĩ. Bên cạnh đó, người bệnh có thể uống thêm nước ép từ rau củ, hoa quả tươi,… đồ uống này vừa có tác dụng bổ sung nước vừa dung nạp cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu;
  • Hạn chế dùng các thực phẩm hay đồ uống gây khó tiêu, chướng bụng như thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…;
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ mỗi ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm, sau đó dùng khăn bông sau thấm nước. Tuyệt đối không để hậu môn ẩm ướt, bởi điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm xâm nhập và hình thành viêm nhiễm;
  • Hình thanh thói quen đi đại tiện khoa học thông qua việc đi đúng giờ. Thói quen này sẽ giúp điều hòa hoạt động tiêu hóa và hạn chế tình trạng táo bón. Ngoài ra, khi đi đại tiện, bạn không nên rặn quá mạnh hay nhịn đại tiện khi không cần thiết;
  • Nên sử dụng giấy vệ sinh loại mềm, không màu, không mùi. Tránh sử dụng các loại giấy quá cứng, có mùi thơm nồng;
  • Dành thời gian để vận động hoặc tham gia một số bộ môn vừa sức để nâng cao sức khỏe cũng như giảm áp lực lên hậu môn trực tràng;
  • Hạn chế ngồi hay đứng quá lâu, bưng vác nặng;
  • Luôn giữ cho tinh thần ở mức ổn định, không bị căng thẳng, mệt mỏi quá mức. Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể;
  • Chủ động thăm khám sức khỏe nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh trĩ hoặc cơ thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh trĩ.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hằng ngày đảm bảo đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhất là thực phẩm giàu chất xơ có trong rau xanh, củ quả, trái cây tươi
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hằng ngày đảm bảo đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhất là thực phẩm giàu chất xơ có trong rau xanh, củ quả, trái cây tươi

Can thiệp ngoại khoa mặc dù mang lại tác dụng nhanh chóng so với các phương pháp khác nhưng chỉ là phù hợp cho các trường hợp bệnh nặng. Song, bệnh trĩ nội vẫn có nguy cơ tái phát trở lại. Chính vì vậy, người bệnh cần ý thức hơn trong việc chữa trị bệnh nội từ giai đoạn đầu, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và lối sinh hoạt hợp lý. Đồng thời, chủ động thăm khám từ sớm nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh trĩ nội.

Có thể bạn đọc chưa biết:

Tin xem thêm

Tin khác

Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nội dung bài viếtBệnh trĩ nội là gì?Các cấp độ của bệnh trĩ nội – Dấu hiệu nhận biếtĐiểm qua các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nộiBệnh trĩ nội...

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Nội dung bài viếtBệnh trĩ nội là gì?Các cấp độ của bệnh trĩ nội – Dấu hiệu nhận biếtĐiểm qua các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nộiBệnh trĩ nội...

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

Nội dung bài viếtBệnh trĩ nội là gì?Các cấp độ của bệnh trĩ nội – Dấu hiệu nhận biếtĐiểm qua các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nộiBệnh trĩ nội...

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

Nội dung bài viếtBệnh trĩ nội là gì?Các cấp độ của bệnh trĩ nội – Dấu hiệu nhận biếtĐiểm qua các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nộiBệnh trĩ nội...

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Nội dung bài viếtBệnh trĩ nội là gì?Các cấp độ của bệnh trĩ nội – Dấu hiệu nhận biếtĐiểm qua các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nộiBệnh trĩ nội...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn