Bệnh Trĩ Có Lây Không, Di Truyền Không? Cách Phòng Ngừa
Nội dung bài viết
Bệnh trĩ có lây không, có di truyền không là thắc mắc của không ít người đang đi tìm câu trả lời. Theo nhận định từ chuyên gia, bệnh trĩ không có khả năng lây nhiễm do cơ chế của căn bệnh này không do virus, vi nấm hay vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể khởi phát do chế độ ăn kém, uống ít nước, lười vận động, rặn mạnh khi đi đại tiện,…
Bệnh trĩ có lây không? – Giải đáp thắc mắc
Trước khi giải đáp thắc mắc “Bệnh trĩ có lây không?”, bạn đọc cần nắm rõ một số thông tin cơ bản về nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ.
Trĩ là bệnh thuộc đường tiêu hóa dưới, là tình trạng tĩnh mạch ở niêm mạc trực tràng – hậu môn bị phình giãn quá mức. Theo thời gian, máu ứ đọng càng nhiều càng khiến tĩnh mạch bị giãn và hình thành thành búi trĩ có cấu trúc dạng túi. Nguyên nhân trực tiếp gây nên là do thói quen lười vận động, rặn mạnh khi đi đại tiện, đi đại tiện quá lâu, ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước,… Ngoài ra, chứng táo bón kéo dài, tiêu chảy mãn tính cũng có khả năng khởi phát bệnh.
Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh trĩ chủ yếu là cơn nóng rát, ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn, đôi khi xuất hiện máu khi đại tiện. Nếu bệnh không kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách, có khả năng bệnh sẽ chuyển hướng xấu và gây ra những biến chứng nguy hiểm như: sa búi trĩ, sa trực tràng, nghẹt búi trĩ, rối loạn cơ thắt hậu môn, thiếu máu,…
Tuy căn bệnh trĩ không trực tiếp đe dọa đến tính mạng nhưng các triệu chứng của bệnh gây ra không ít sự khó chịu làm ảnh hưởng đến công việc đang thực hiện, chất lượng đời sống thường ngày và yếu tố tâm lý (kém tự tin hơn khi tiếp xúc với đám đông).
Trở lại với vấn đề chính bệnh trĩ có lây không. Các chuyên gia y tế hàng đầu cho biết, bệnh trĩ không có khả năng lây nhiễm từ người sang người do cơ chế của căn bệnh này không phải do virus, vi khuẩn hay nấm gây bệnh. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do thói quen xấu (chế độ ăn uống và lối sinh hoạt thường ngày) hay do ảnh hưởng của một số tình trạng sinh lý như rối loạn nội tiết tố, quá trình mang thai,… Như vậy, người mắc bệnh không nên tự ti, lo ngại khi tiếp xúc với người khác khi ăn uống hay sinh hoạt. Tuy nhiên, bệnh trĩ rất dễ khởi phát nếu không chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Bệnh trĩ có di truyền không? – Chuyên gia nói gì
Thêm một thắc mắc khác cũng được nhiều người bệnh quan tâm là “bệnh trĩ có di truyền không?”. Theo nhận định của bác sĩ chuyên khoa, về tính di truyền của căn bệnh trĩ là là hoàn toàn không có. Điều này đồng nghĩa với việc cha hoặc mẹ mắc bệnh thì khả năng con cái sinh ra mắc bệnh là không cao, thậm chí không có khả năng. Lý do chính là bởi bệnh trĩ không truyền lại qua gen. Vấn đề nhiều người trong gia đình mắc bệnh trĩ có thể là do ngẫu nhiên. Mặt khác, chế độ ăn uống và sinh hoạt của các thành viên trong gia đình gần giống nhau nên bệnh trĩ có thể xuất hiện cùng thời gian.
Bên cạnh đó, có trường hợp bệnh trĩ xuất hiện với nguyên nhân mang tính di truyền là mất van tĩnh mạch. Lúc này, ngoài bệnh trĩ, người bệnh sẽ phải đối mặt với hàng loạt căn bệnh khác, có thể kể đến như: giãn tĩnh mạch chân, giãn tĩnh mạch ở tay, giãn tĩnh mạch ở nhiều cơ quan nội tạng khác.
Như vậy có thể khẳng định bệnh trĩ không có khả năng di truyền. Do đó, bạn cũng không nên quá lo lắng khi người thân trong gia đình mắc bệnh trĩ. Ngược lại người bệnh không nên suy nghĩ quá nhiều bởi điều này có thể khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, bạn nên tìm hiểu kỹ các biện pháp phòng và trị bệnh hiện nay, đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả
Những biểu hiện của bệnh trĩ nếu không được kiểm soát sớm và đúng cách có khả năng cao bệnh khởi phát những biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng cả sức khỏe thể chất và chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, bên cạnh việc tìm hiểu các phương pháp điều trị bệnh thì việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên thiết thực từ chuyên gia:
1. Xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo đủ chất dinh dưỡng
Chế độ ăn uống đóng vai trò khá quan trọng trong việc phòng và chữa bệnh trĩ. Bởi vì, chế độ ăn uống thiếu chất xơ, tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất đạm, gia vị và dầu mỡ cũng chính là nguyên nhân gây táo bón kéo dài và gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Chính vì vậy, bạn cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hằng ngày nhằm đảm bảo đủ chất dinh dưỡng thiết yếu hoặc có thể xây dựng thực đơn dinh dưỡng dựa trên nguyên tắc sau:
- Ăn chín uống sôi là nguyên tắc hàng đầu mà mọi đối tượng cần tuân thủ. Không những vậy, nguyên tắc này còn giúp điều hòa và ổn định hệ tiêu hóa;
- Ưu tiên lựa chọn và sử dụng các thực phẩm tươi, sạch;
- Bổ sung vào thực đơn các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là rau xanh, củ quả, trái cây tươi, thịt, sữa, ngũ cốc,…;
- Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để cân bằng điện giải trong cơ thể cũng như giúp làm mềm phân và dễ đào thải ra ngoài. Ngoài việc uống nước lọc, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại nước ép rau củ, hoa quả tươi để nạp thêm những thành phần dinh dưỡng khác;
- Nếu thường xuyên bị táo bón, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ làm mềm phân như: rau mồng tơi, rau dền, đậu bắp, khoai lang, bơ, cá hồi,…;
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm đóng hộp chứa nhiều gia vị hay các thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, thực phẩm chức nhiều chất bảo quản. Bởi những thực phẩm này có khả năng cao gây táo bón và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ;
- Ăn uống có chuẩn mực để phòng tránh tạo nhiều áp lực cho toàn bộ hệ thống tiêu hóa cũng như tăng trọng lượng cơ thể dẫn đến béo phì.
Tham khảo thêm: Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng gì? Những thực phẩm tốt cho bệnh trĩ
2. Hình thành thói quen đi vệ sinh khoa học
Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thì bạn cũng cần xây dựng thói quen vệ sinh hợp lý để tránh bệnh trĩ khởi phát cũng như tránh gặp phải các vấn đề ở đường tiêu hóa. Những vấn đề bạn cần điều chỉnh như:
- Tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ để hệ thống đào thải phân làm việc tốt hơn ngay khi không có nhu cầu. Trong những khoảng thời gian đầu, bạn nên tập đi vệ sinh vào sáng sớm, trước khi đi ngủ và những thời điểm khác trong ngày;
- Nên sử dụng giấy vệ sinh loại mềm, không màu, không mùi vệ lau chùi hậu môn cũng như bộ phận sinh dục. Tránh sử dụng các loại giấy quá cứng, bởi chúng có thể khiến vùng quanh hậu môn bị tổn thương;
- Mỗi lần đi vệ sinh không kéo dài quá 5 phút cũng như hạn chế tình trạng ngồi quá lâu;
- Tránh mang thiết bị thông minh vào phòng vệ sinh. Bởi chúng có thể khiến bạn mất tập trung và khiến thời gian vệ sinh bị kéo giãn;
- Thường xuyên vệ sinh hậu môn bằng nước muối sinh lý và tránh để ẩm ướt vì khi đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
3. Loại bỏ những thói quen không tốt
Lối sinh hoạt hằng ngày cũng đôi phần tác động khởi phát bệnh trĩ. Do đó, một số thói quen không tốt sau đây bạn cần loại bỏ ngay và điều chỉnh sao cho hợp lý để tránh tạo nhiều áp lực cho vùng hậu môn – trực tràng:
- Hạn chế hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích và rượu bia. Thói quen này có khả năng làm tổn thương mạch máu và khiến tĩnh mạch hậu môn – trực tràng dễ có nguy cơ phình giãn;
- Hạn chế lao động nặng như khiêng vác, nâng đỡ,… thay vào đó, bạn nên làm việc theo chiều hướng sáng tạo để tránh tạo nhiều áp lực lên vùng hậu môn;
- Không nên ngồi hay đứng quá lâu. Bởi hành vi này có khả năng cao gây chèn ép nhiều lên vùng hậu môn và dễ khởi phát bệnh trĩ. Đối với dân văn phòng hay đối tượng có tính chất công việc ngồi nhiều, thi thoảng nên đi lại sau chừng 2 – 3 giờ đồng hồ để thư giãn các cơ;
- Tham gia một số bộ môn để nâng cao cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch cũng như phòng chống bệnh tật. Một số bộ môn nhẹ nhàng mà bạn có thể tham gia như: đi bộ, chạy bộ, hành thiền, yoga,…
Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn đọc có được câu trả lời cho thắc mắc bệnh trĩ có lây không và một thông tin liên quan khác. Tóm lại, bệnh trĩ không phải do virus hay vi trùng gây ra nên khả năng lây lan là không thể. Do đó, người bệnh không nên quá tự ti khi tiếp xúc với đám đông hay lo sợ lây bệnh cho người khác. Song song, người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sinh hoạt thường ngày sao cho phù hợp để phòng bệnh trĩ khởi phát cũng như bệnh trở nặng.
Có thể bạn đọc chưa biết:
Tin xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!