Bệnh Trĩ Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa
Nội dung bài viết
Bệnh trĩ ở trẻ em thường xuất hiện do chứng táo bón kéo dài và có mức độ nguy hiểm không kém bệnh trĩ ở người lớn. Bệnh nếu không điều trị nhanh chóng có thể dẫn đến các biến chứng như viêm loét đại tràng, tắc nghẽn hậu môn, bội nhiễm và ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng phát triển của trẻ nhỏ.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch tại trực tràng hay hậu môn bị co giãn quá mức là làm chúng sưng lên. Điều này khiến bé vô cùng khó chịu, nhất là khi đi vệ sinh đặc biệt là đại tiện. Bệnh có xu hướng gặp nhiều ở người lớn hơn nhưng trẻ em sau khi biết đi cũng là đối tượng dễ mắc phải.
Ở trẻ em cũng chia ra thành các dạng trĩ như trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp. Bệnh có thể xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do lối sinh hoạt và dinh dưỡng kém khoa học lành mạnh và gây áp lực lớn đến hậu môn trực tràng. Cụ thể các nguyên nhân chính gây bệnh bao gồm
- Trẻ thường ngồi trên những bề mặt cứng kéo dài, chủ yếu là ngồi bô hay trẻ thường ngồi ghế để chơi game. Do ở trẻ nhỏ, hệ thống xương chậu còn chưa thực sự hoàn thiện nên việc ngồi quá lâu có thể gây áp lực tại đây, máu bị dồn lại, lưu thông kém và xuất hiện các búi trĩ.
- Do trẻ bị táo bón dẫn đến dùng nhiều lực khi đi đại tiện khiến máu huyết dồn quá nhiều xuống khu vực xương chậu và tạo áp lực lớn tại đây. Trẻ bị tiêu chảy kéo dài cũng là nguyên nhân gây trĩ mà bố mẹ không nên bỏ qua
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu chất xơ thường xuyên ăn các thực phẩm khô cứng cũng chính là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ
- Trẻ uống ít nước khiến phân không đủ mềm để loại bỏ ra ngoài, quá trình tuần hoàn máu cùng hoạt động của các cơ quan lân cận cũng bị ảnh hưởng rất nhiều
- Quấy khóc thường xuyên cũng có thể là lý do khiến trẻ bị trĩ mà không nhiều phụ huynh biết. Do khi bé khóc quá mức sẽ khiến máu bị dồn xuống xương chậu đồng thời tăng áp lực bụng làm máu huyết ứ đọng lại trực tràng.
- Trẻ thụ động, ít chịu đi lại vận động mà thường xuyên ngồi một chỗ cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Trẻ bị áp lực thần kinh, chủ yếu gặp ở những trẻ lớn hơn cũng có thể mắc bệnh do tình trạng này có thể kích thích tiết ra một số chất ức chế ở hệ tiêu hóa và làm giảm khả năng co giãn của hậu môn
- Do một số bệnh lý liên quan như Viêm đại tràng co thắt, viêm đại trực tràng hay bệnh viêm ruột ở trẻ nhỏ
- Do yếu tố di truyền
- Do cha mẹ vệ sinh hậu môn không sạch gây viêm nhiễm tại đây
Đây đều là những nguyên nhân thường gặp phải và rất dễ dẫn tới bệnh trĩ ở trẻ em mà phụ huynh thường chủ quan. Phát hiện bệnh sớm và tìm chính xác nguyên nhân sẽ giúp rút ngắn quá trình điều trị hơn rất nhiều.
Triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em
Thường không nhiều người nghĩ bệnh trĩ có thể xuất hiện ở trẻ em nên thường khá chủ quan. Nếu trĩ xuất hiện ở lứa trẻ tầm 10 tuổi trở xuống thì có thể dễ phát hiện hơn do thời điểm này bé còn khá nhỏ nên phụ huynh còn hỗ trợ và kiểm soát trẻ trong việc chăm sóc vệ sinh cá nhân hằng ngày.
Tuy nhiên với nhóm trẻ lớn hơn bé thường khá tự lập và bắt đầu hình thành tâm lý tuổi mới lớn, ngại ngùng nên có thể phụ huynh chưa thể phát hiện bệnh trong những giai đoạn đầu. Tuy bệnh chưa đến mức nguy hiểm đến tính mạng nhưng nên điều trị càng sớm càng tốt sẽ tốt cho sức khỏe và tinh thần hơn.
Thường bệnh xuất hiện ở trẻ biết đi có thể ngồi bô tự đi vệ sinh. Nhưng với nhóm trẻ dưới 3 tuổi thường các triệu chứng không quá rõ ràng. Cụ thể những dấu hiệu đặc trưng của bệnh bao gồm
- Phụ huynh có thể sờ thấy khối u sưng, cứng ở xung quanh hậu môn khi con chuẩn bị đại tiện
- Trẻ quấy khóc dữ dội khi đi vê sinh, đặc biệt là khi đi đại tiện do đau rát, khó chịu
- Hậu môn sẽ bình thường trở lại khi con đi vệ sinh xong
- Có thể đi tiêu ra máu, nhưng khá ít gặp
- Phân cứng và khô, bé đi khá lâu
Trong khi đó với những trẻ trên 3 tuổi đã có nhận thức ổn định hơn thì các triệu chứng cũng rõ ràng hơn rất nhiều. Bé có thể trực tiếp thông báo với phụ huynh về sự khó khăn bất tiện của bản thân. Nhìn chung các triệu chứng trĩ đặc trưng của nhóm trẻ trên 3 bao gồm
- Trẻ thường xuyên bị táo bón kéo dài. Thông thường nếu trong 5- 7 ngày mà không thấy bé đi vệ sinh thì nguy cơ trĩ rất cao do lượng phân không được loại bỏ ra ngoài tích trữ tại hậu môn và gây áp lực lên cơ quan này
- Trẻ đi vệ sinh rất lâu mới xong cũng là triệu chứng khá rõ ràng của bệnh. Do trĩ phân khá khô đồng thời khi đi đại tiện khá đau rát, đôi khi bé còn cần dùng lực để rặn làm thời gian đi vệ sinh kéo dài, bé mệt mỏi người đầy mồ hôi.
- Đồng thời nếu bị đau rát nặng rất có thể là dấu hiệu cho thấy búi trĩ đã phát triển kích thước và bị đẩy ra ngoài
- Hậu môn đau rát khi đi đại tiện và ngứa ngáy khó chịu kéo dài ngay cả khi không đi vệ sinh do viêm nhiễm
- Có thể xuất hiện vệt máu trên giấy vệ sinh hay trên phân
- Hậu môn sưng to hơn sau khi đi đại tiện
- Trường hợp nặng hơn có thể xuất hiện cả tình trạng nứt hậu môn với nguy cơ nhiễm trùng cao và vô cùng nguy hiểm.
Việc đau rát khi đi đại tiện có thể khiến con có cảm giác sợ hãi, lâu dần trở nên lười đi vệ sinh hơn và làm cho các triệu chứng bệnh thêm trầm trọng. Do đó ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở sức khỏe con, phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.
Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không?
Không chỉ gây đau rát khó chịu khiến bé cảm thấy sợ hãi khi đi vệ sinh, bệnh trĩ còn làm suy giảm sức khỏe vô cùng trầm trọng. Trong đó nguy cơ mất máy, nhiễm khuẩn là rất cao. Với những tình trạng nứt hậu môn và đi vệ sinh ra máu thường xuyên sẽ ngày càng khiến bé trở nên xanh xao phờ phạc và làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
Những biến chứng có thể xuất hiện nếu phụ huynh không nhanh chóng điều trị bệnh trĩ cho trẻ em kịp thời như
- Tắc nghẽn hậu môn: Khi hậu môn sưng quá to, búi trĩ phát triển với kích thước sẽ chèn ép vào lỗ hậu môn khiến việc đi nặng gặp khó khăn. Phân ứ đọng tại hâu môn quá lâu có thể gây ra tình trạng tái hấp thu nhiều các vi khuẩn và chất độc từ vào ruột già.
- Bé sốt cao: thường xuất hiện tắc nghẽn hậu môn kéo dài gây tắc nghẽn trực tràng, không chỉ khiến bé đau đớn khó chịu mà còn làm sốt cao do các vi khuẩn hoạt động quá mức.
- Bội nhiễm vi khuẩn: tình trạng ngứa ngáy tại hậu môn khiến bé có xu hướng gãi hay cọ xát vào hậu môn để làm giảm cảm giác này. Hậu môn sẽ không chỉ bị sung viêm ngứa ngáy mà còn có thể bị chảy máu. Kết hợp cùng sự phát triểm mạnh mẽ của các vi khuẩn tại đây có thể khiến các vi khuẩn quay ngược trở lại máu gây nhiễm trùng máu.
Những biến chứng này có thể làm suy giảm sức khỏe và tinh thần bé trầm trọng nên cần tránh càng sớm càng tốt.
Điều trị bệnh trĩ ở trẻ nhỏ
Sau khi thực hiện một số kiểm tra để chẩn đoán dạng trĩ, tình trạng và nguyên nhân bệnh, bác sĩ sẽ được ra phác đồ điều trị thích hợp. Chủ yếu với trẻ em việc dùng các loại thuốc Tây còn chưa được chỉ định quá nhiều mà hướng tới việc thay đổi lối sống sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh hơn.
Dùng thuốc Tây
Do với trẻ nhỏ, các cơ quan nội tạng còn chưa thực sự hoàn thiện nên việc sử dụng một số loại thuốc Tây không thực sự tốt nên chỉ được chỉ định dùng trong thời gian ngắn. Chủ yếu bác sĩ sẽ chỉ định những nhóm thuốc bôi để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Trong trường hợp bé bị đau nhức thì có thể dùng thêm một số loại thuốc giảm đau.
Một số loại thuốc thường được dùng như
- Kem bôi không chứa Corticosteroid: thường là nhóm thuốc được sử dụng riêng cho trẻ em để ngăn ngừa viêm nhiễm và sưng búi trĩ đồng thời giúp co nhỏ kích thước búi trĩ vào trong. Một số loại thuốc phổ biến như preparation H, titanoreine, hemopropin, mỡ sinh cơ
- Kem bôi giảm đau: thường dùng khi bé có cảm giác đau rát khó chịu tại búi trĩ
- Thuốc đặt hậu môn: thường dùng cho những bé bị trĩ nội để ngăn ngừa viêm nhiễm và triệt tiêu búi trĩ. Các loại thuốc phổ biến như aremta, avenoc, proctolog
- Thuốc giảm đau: Chủ yếu dùng Acetaminophen để giảm tối đa các tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe khi bé gặp những cơn đau trầm trọng.
Việc dùng thuốc hoàn toàn nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo đúng người, đúng bệnh và hạn chế tối đa các tác dụng phụ khác. Phụ huynh không nên tự ý tăng giảm liều dùng cho con vì đều có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Sử dụng Đông Y
Đông y với ưu điểm có nguồn gốc chiết xuất từ thảo dược, có độ an toàn cao và hầu như không gây ra tác dụng phụ nên được rất nhiều phụ huynh dùng cho con. Tuy nhiên hầu hết các bài thuốc này đều chỉ phù hợp với những tình trạng bệnh trong giai đoạn đầu, búi trí chưa sa ra ngoài quá nhiều do hiệu quả khá chậm.
Bạn có thể tham khảo các bài thuốc sau
- Bài thuốc 1: Sử dụng cam thảo và thăng ma 3g mỗi loại; sơn trà, đảng sâm, ngũ bột tử, kim tử anh, khai tử, ốc nha, bạch truật, hoàng kỳ mỗi dược liệu 10g. Làm sạch dược liệu rồi sắc cùng 700ml nước sạch đến khi cạn còn 1 nửa thì tắt bếp. Chia nước thuốc ra ngày dùng 3 lần.
- Bài thuốc 2: Dùng đào nhân, đại hoàng, đương quy mỗi dược liệu 8g; trạch tả, sinh địa, hoàng liên, hoàng bá và xích thược. Làm sạch các dược liệu rồi sắc cùng 1,5 lít nước đến khi cạn còn một nửa thì chắt lấy nước thuốc chia ra uống hết trong ngày.
- Bài thuốc 3: Sử dụng kinh giới và ngải cứu 40g mỗi dược liệu, 20g hoa hòe, chỉ xác mỗi vị thuốc, 12g phèn chua. Làm sạch các dược liệu rồi cho vào đun sôi cùng 2 lít nước. Đợi nước sôi nguội bớt rồi đổ vào bô cho con ngồi xông hậu môn trong 15 phút. Lau sạch lại hậu môn trước khi mặc đồ.
Kiên trì sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền còn giúp bé ăn ngon, ngủ ngon hơn nhờ đó hỗ trợ cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Tuy nhiên chú ý không dùng chung các bài thuốc Đông y và tây y vì có thể gây tương tác giữa các thuốc.
Bài thuốc dân gian
Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ từ các loại thảo dược đơn giản mà phụ huynh có thể áp dụng. Ưu điểm của các bài thuốc này là cũng có độ an toàn cao, tuy nhiên chỉ mang tính chất hỗ trợ cải thiện bệnh, không có khả năng điều trị hoàn toàn nếu các triệu chứng bệnh quá trầm trọng.
Phụ huynh có thể tham khảo một số cây thuốc nam chữa bệnh trĩ và cách làm dưới đây
Bài thuốc từ cây diếp cá
Cây diếp cá được dùng rất nhiều trong điều trị bệnh trĩ và còn được các bác sĩ khuyến khích. Thảo dược này có thể giảm sưng viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm, kháng khuẩn khá tốt. quercetin và isoquercetin có trong diếp cá cũng giúp làm bền thành mạch để giảm chảy máu.
Phụ huynh có thể xay nước ép diếp cá cho bé uống hằng ngày, tuy nhiên mùi diếp cá khá hăng nên trẻ nhỏ thường không thích. Thay vào đó có thể áp dụng bài thuốc xông hơi sau đây
- Dùng 1 nắm diếp cá rửa thật sạch rồi ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất
- Nấu diếp cá cùng 1,5 lít nước sạch, có thể cho thêm vào hạt muối để tăng tính sát trùng
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ cho bé rồi cho bé xông hơi
- Đợi nước diếp cá nguội bớt rồi đổ vào bô cho bé ngồi xông trong khoảng 15 phút
- Lau khô hậu môn cho bé trước khi mặc quần áo
Bài thuốc từ lá mơ lông
Lá mơ lông được biết đến với tính thanh nhiệt giải độc, giảm đau, kháng viêm và kích thích sự hoạt động ổn định của hệ tiêu hóa. Khả năng sát khuẩn và tiêu độc của lá mơ cũng được đánh giá cực mạnh nên được dân gian dùng nhiều trong điều trị bệnh trĩ, có thể dùng cho cả trẻ em.
Bên cạnh bài thuốc uống từ lá mơ lông, bạn cũng có thể tham khảo bài thuốc đắp sau
- Sử dụng 1 nắm lá mơ lông rửa thật sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất
- Xay hoặc nhuyễn lá mơ lông rồi 1-2 thìa muối biển
- Đắp hỗn hợp lên hậu môn rồi dùng băng gạc để cố định lại trong 1 tiếng đồ hồ
- Rửa lại hậu môn bằng nước ấm và lau khô trước khi mặc quần áo
Dùng mật ong chữa bệnh trĩ
Mật ong được biết đến với tính kháng khuẩn cao có thể ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm tại hậu môn tối đa. Đồng thời dùng mật ong theo đường uống có thể làm giảm nguy cơ táo bón và hạn chế các kích ứng ở hậu môn. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều.
Bạn có thể bôi trực tiếp mật ong nguyên chất lên hậu môn trong 45 phút rồi rửa lại bằng nước sạch để hạn chế viêm nhiễm và giảm đau rát. Ngoài ra kết hợp cà rốt với mật ong vừa là thức uống thơm ngon vừa rất tốt cho người bị trĩ. Thực hiện như sau
- Dùng 50g cà rốt cùng 1 ít mật ong nguyên chất
- Cà rốt rửa sạch, bào vỏ rồi ép lấy nước cốt
- Đun nước cà rốt rồi thêm khoảng 150ml mật ong khuấy cho tới khi tan hết
- Chia ra uống ngày 2 lần khi bụng đói để thấy hiệu quả cải thiện tốt nhất.
Chăm sóc tại nhà
Chế độ chăm sóc tại nhà cũng đóng vai trò rất quan trọng để cải thiện và phòng tránh nguy cơ bệnh tái phát. Theo đó phụ huynh cần hướng dẫn bé đến lối sống và dinh dưỡng khoa học lành mạnh để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh hiệu quả nhất.
Một số vấn đề mà phụ huynh nên quan tâm như
- Vệ sinh hậu môn cho bé mỗi ngày từ 2- 3 lần, chú ý nên dùng nước ấm và lau khô hậu môn trước khi mặc quần áo
- Tắm và ngâm nước ấm có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn nhưng chú ý mỗi lần tắm hay vệ sinh xong đều cần lau khô hậu môn trước khi mặc quần áo để tránh viêm nhiễm
- Khuyến khích bé nên tham gia các hoạt động vận động nhẹ nhàng, có thể là đi bộ hay bơi lội, hạn chế nằm ngồi một chỗ. Tuy nhiên tránh tham gia các hoạt động quá mạnh, có tính đối kháng cao hay đạp xe đều có thể khiến các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn
- Chườm lạnh hậu môn nếu bé cảm thấy quá đau nhức có thể đem đến hiệu quả tức thì và an toàn cao hơn hẳn các loại thuốc Tây
- Ưu tiên cho con ăn các món lỏng, món ăn dễ tiêu hóa, các món ăn nhiều chất cơ như rau củ để hỗ trợ tiêu hóa ổn định hơn
- Uống đủ 2 – 2,5 lít nước để giúp phân mềm và dễ loại bỏ hơn
- Bổ sung các chất đầy đủ, tăng cường sắt để phục hồi sức khỏe cho trẻ nhỏ
- Đi tái khám đúng lịch để kiểm soát sức khỏe và tình hình phục hồi của con.
Phòng tránh bệnh trĩ ở trẻ em
Bệnh trĩ có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ em và làm suy giảm chất lượng tinh thần, cuộc sống rất nhiều cho người bệnh. Do đó nên có biện pháp phòng tránh từ sớm để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Đồng thời sau điều trị bé cũng cần chú ý các vấn đề này để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
Những phương pháp giúp phòng tránh bệnh trĩ ở trẻ em như
- Duy trì thói quen đi vệ sinh trong một khung giờ nhất định
- Không cho bé cầm sách vở, truyện tranh hay điện thoại khi đi vệ sinh vì có thể khiến bé mất tập trung làm kéo dài thời gian đi vệ sinh
- Phân chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ để giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn
- Tăng cường các men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa như sữa chua hay probi
- Bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin hay đạm dễ tiêu đầy đủ cho trẻ nhỏ để dễ tiêu hóa. Theo đó nên tăng cường các nhóm thực phẩm như rau xanh, trái cây, thịt cá
- Với trẻ nhỏ nên ưu tiên dùng các loại sữa mát có chứa chất xơ FOS và Nucleotide để tốt cho tiêu hóa và ngăn ngừa nguy cơ táo bón
- Ưu tiên ăn các thực phẩm mềm lỏng, nên nếm vừa vặn
- Tránh ăn các thực phẩm khô cứng, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ hay các món ăn nêm nếm quá nhiều gia vị
- Tránh cho bé uống nước ngọt, trà sữa quá nhiều
- Với những trẻ lười ăn rau phụ huynh có thể linh hoạt xay nhỏ hay ép lấy nước cho bé dùng để đảm bảo cân bằng dược chất
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để nâng cao sức khỏe và hạn chế các áp lực lên hậu môn
- Giữ cho tinh thần bé luôn vui vẻ thoải mái
- Sau khi đi vệ sinh cần làm sạch hậu môn và lau khô trước khi mặc quần áo.
- Điều trị ngay nếu bé bị táo bón, tiêu chảy kéo dài hay một số bệnh lý khác liên quan.
Bệnh trĩ ở trẻ em tuy không quá nguy hiểm nhưng vẫn cần phát hiện và điều trị từ sớm. Duy trì thói quen sinh hoạt dinh dưỡng khoa học không chỉ giúp phòng tránh bệnh trĩ mà còn rất nhiều bệnh lý khác, nhờ đó hỗ trợ bé phát triển toàn diện nhất về cả thể chất lẫn trí não.
Có thể bạn quan tâm
Tin xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!