viêm mũi dị ứng mãn tính

Biểu hiện của viêm mũi dị ứng mãn tính, chữa khỏi được không?

Cấy chỉ điều trị viêm mũi dị ứng: Những thông tin cần biết

thuốc trị viêm mũi dị ứng

8+ thuốc trị viêm mũi dị ứng được sử dụng phổ biến nhất

Xông mũi trị viêm mũi dị ứng tại nhà với 8 thảo dược cực hay

Các thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng và những lưu ý khi sử dụng

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông Y và những ưu nhược điểm

Mang thai bị viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi?

10 cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng thông dụng dễ tìm

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc và phòng ngừa

Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Telfast: Cách Dùng Và Lưu Ý Cần Biết

Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì, kiêng gì để phòng bệnh

5/5 - (1 bình chọn)

Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì, kiêng gì để phòng bệnh tốt nhất là điều được rất nhiều người bệnh quan tâm do chế độ dinh dưỡng cũng liên quan rất nhiều đến quá trình điều trị. Tham khảo thông tin chi tiết về các thực phẩm mà người bệnh viêm mũi dị ứng nên tăng cường được tổng hợp tại đây.

viêm mũi dị ứng nên ăn gì
Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện bệnh tốt nhất là băn khoăn của rất nhiều người.

Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì?

Những người thường có nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng cao thường là những người có sức đề kháng yếu khiến các phản ứng phóng thích histamin tiết ra nhiều hơn. Do đó để điều trị và phòng tránh bệnh tốt nhất người bệnh nên ưu tiên tăng cường các thực phẩm giúp nâng cao sức đề kháng.

Nhóm thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C là chất đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại sự hoạt động của các gốc tự do, từ đó tăng cường bảo vệ các tế bào mô của cơ thể khỏi các tác nhân dị ứng bên ngoài làm phát bệnh viêm mũi dị ứng.

viêm mũi dị ứng nên ăn gì
Vitamin C giuýp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác nhân có thể kích ứng viêm mũi dị ứng

Các nghiên cứu cũng cho thấy, vitamin C có thể làm giảm nồng độ của histamine đáng kể, từ đó đem đến tác dụng ức chế các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi do yếu tố dị ứng gây ra. Đồng thời hoạt chất này còn giúp loại bỏ độc tố của histamin cũng như hạn chế tình trạng nhiễm trùng thứ phát liên quan đến các vi khuẩn ở đường hô hấp.

Theo đó, các chuyên gia khuyến khích lượng vitamin C cần thiết hằng ngày là 75mg ở phụ nữ, 90mg ở đàn ông. Người những người mắc viêm mũi dị ứng hoặc một số bệnh lý có liên quan đến hệ thống miễn dịch nên tăng cường thêm liều lượng thông qua thực phẩm hằng ngày để cải thiện bệnh tốt hơn.

Vitamin C thường có nhiều trong các loại trái cây có vị chua như ổi, việt quất, dâu tây, cam, quýt, châm, bưởi.. và một số loại trái cây có cải như cải thìa, cải ngọt hay rau chân vịt. Trong trường hợp không ăn được các thực phẩm này bạn có thể sử dụng một số loại C sủi cũng giúp bổ sung vitamin c rất tốt.

Bên cạnh việc chế biến món ăn với các thực phẩm trên, bạn cũng nên linh hoạt chế biến thành các loại nước ép trái cây hay rau củ nguyên chất để dễ hấp thụ và bổ sung vitamin tốt hơn.

Thực phẩm giàu omega-3

Omega-3 là một dạng chất béo, nhưng là chất béo tốt rất cần thiết cho sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy bổ sung đầy đủ chất này có thể giảm nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý về tim mạch, xương khớp và cả trí nhớ. Tuy nhiên cơ thể không thể tự sản sinh ra chất này nên mỗi người cần phải tự bổ sung qua một số loại viên uống hay thực phẩm hằng ngày.

Đặc biệt các nghiên cứu từ Đại học Johns Hopkins (Mỹ) đã cho thấy Omega-3 có thể giúp giảm thiểu tối đa các triệu chứng dị ứng, bao gồm cả viêm mũi dị ứng. Đồng thời nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đức năm 2005 cũng chỉ ra rằng, với những người có đủ lượng  omega-3 cần thiết, đặc biệt là EPA trong máu thường có ít mắc viêm mũi dị ứng hơn so với những người thiếu chất này.

Ngoài ra, Omega 3 cũng giúp cải thiện giấc ngủ tốt hơn cho những người dùng – một vấn đề mà những người viêm mũi dị ứng thường rất gặp phải do tình trạng nghẹt mũi hắt hơi kéo dài. Khi sức khoẻ ổn định, người bệnh ngủ ngon hơn cung cấp năng lượng cho các cơ quan hoạt động cũng sẽ giúp tăng kết quả điều trị viêm mũi dị ứng nhất.

Những thực phẩm có chứa nhiều omega 3 mà người bệnh nên bổ sung như cá (cá hồi, cá thu, cá mòi…); hạt cải, hạt lanh, óc chó, tảo biển, bí ngô, đậu nành, bơ.. Tuy nhiên do một số người bệnh có dấu hiệu dị ứng với các nhóm hải sản nên người bệnh cần chú ý, tốt nhất nên ưu tiên bổ sung omega 3 thông qua nhóm thực vật.

Trong trường hợp người bệnh vẫn dị ứng với nhóm thực vật thì bạn có thể bổ sung omega 3 thông qua một số viên dầu cá. Liều lượng omega 3 được khuyến khích cho người trưởng thành là 250-500 mg EPA/ ngày.

Thực phẩm nhiều kẽm

Kẽm là một khoáng chất cần thiết để mỗi người có đủ sức khỏe tham gia vào các hoạt động vận động mỗi ngày. Đồng thời đây cũng là một chất chống oxy hoá có thể chống lại sự tấn công của các gốc tự do để bảo vệ sức khoẻ mỗi ngày tránh được rất nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh liên quan đến yếu tố nhiễm trùng, dị ứng.

viêm mũi dị ứng nên ăn gì
Kẽm có tác dụng tăng sinh các tế bào miễn dịch để bảo vệ cơ thể đồng thời hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hiệu quả

Các nghiên cứu cũng cho thấy kẽm tham gia vào rất nhiều phản ứng của hệ thống miễn dịch. Bổ sung kẽm đầy đủ là yếu tố quan trọng giúp quá trình tăng sinh các tế bào miễn dịch để chống lại nguy cơ bị các tác nhân dị ứng và nhiễm trùng tấn công. Hệ miễn dịch được nâng cao cũng làm ức chế lại sự tấn công của các histamin gây bệnh viêm mũi dị ứng.

Những thực phẩm chứa nhiều kẽm mà người bệnh nên bổ sung như tôm, cua, sò, hàu hay một số loại hạt như đậu nành, đậu phộng, vừng.. Tuy nhiên như đã nói, một số trường hợp viêm mũi dị ứng cũng có thể liên quan đến các tác nhân dị ứng thực phẩm với các nhóm hải sản nên bạn không nên chủ quan.

Các gia vị chống dị ứng

Có rất nhiều gia vị quen thuộc trong mỗi căn bếp của bất cứ gia đình nào có tác dụng chống dị ứng, khám khuẩn, chống viêm và ngăn chặn các vi khuẩn, virus đáng kể. Viêm mũi dị ứng nên ăn gì tốt nhất thì bạn có thể tham khảo bổ sung các gia vị sau

  • Tỏi: trong thảo dược này có chứa hàm lượng Sulfur và allicin vô cùng dồi dào. Đây là những hoạt chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp giữ ấm cơ thể và có thể loại bỏ các vi khuẩn tối ưu. Đồng thời tỏi còn giúp thanh lọc, giải độc cho cơ thể, đồng thời làm tăng tế bào bạch cầu nhằm loại bỏ độc tố gây hại. Tỏi cũng cung cấp hàm lượng lớn kali và vitamin C dồi dào để cơ thể khoẻ mạnh hơn. Bạn có thể thêm tỏi vào các món ăn hằng ngày hoặc dùng nước ép tỏi để vệ sinh mũi hằng ngày.
  • Hành tây: đây là một nguồn cung cấp một lượng lớn quercetin giúp ức chế sự sản xuất histamine để giảm các triệu chứng dị ứng. Đồng thời đây cũng là một chất chống oxy hóa giúp tăng cường tính kháng khuẩn, chống viêm và hạn chế tối đa các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
  • Gừng: đây là một trong những dược liệu có tác dụng vô cùng tuyệt vời trong việc tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau chống viêm. Gừng có thể giúp giảm mức IgE để hạn chế quá trình sản sinh các histamin quá mức gây dị ứng. Bên cạnh việc bổ sung gừng vào món ăn người bệnh còn nên uống trà gừng mỗi ngày sẽ giúp cải thiện viêm mũi dị ứng cực kỳ hiệu quả.

Bổ sung lợi khuẩn

Các lợi khuẩn không chỉ biết đến với khả năng hỗ trợ tiêu hóa mà còn tăng cường hệ miễn dịch rất tốt. Đồng thời các lợi khuẩn thường có vị rất dễ ăn, giúp kích thích vị giác của những người vị chán ăn do viêm mũi dị ứng lâu ngày. Một số thực phẩm có chứa các lợi khuẩn phổ biến như sữa chua, súp miso, kim chi, một số loại phô mai..

viêm mũi dị ứng nên ăn gì
Các lợi khuẩn rất tốt cho sức khỏe, giúp hạn chế tối đa tình trạng dị ứng

Uống nhiều nước

Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì, uống gì thì chắc chắn không thể thiếu nước. Mỗi ngày cơ thể mỗi người cần nạp đủ 1,5 – 2,5 lít nước để hỗ trợ sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Uống đủ nước cũng giúp hoạt động bài tiết của thận được tốt hơn giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm khác có thể xảy ra.

Bên cạnh nước lọc, người bệnh còn nên bổ sung thêm các loại nước ép rau củ hoặc một số loại trà thảo dược để bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết. Nên ưu tiên uống các dạng nước ấm để tốt hơn cho mũi và họng. Một số loại nước tốt cho người bị viêm mũi dị ứng như sau

  • Nước lọc: mỗi ngày người bệnh nên tăng cường bổ sung từ 2- 3 lít nước từ theo cơ địa. Nên ưu tiên uống nước ấm vì có thể giúp đẩy nước mũi ra dễ dàng, hạn chế tình trạng nghẹt mũi đáng kể.
  • Các loại nước ép trái cây và rau củ: nên uống nước ép cam, táo, nước ép rau cải… Chú ý hạn chế cho quá nhiều đá hay đường sẽ làm giảm tác dụng trị bệnh.
  • Trà thảo dược: người bệnh có thể sử dụng trà gừng, trà bạc hà hay trà hoa cúc có thể ức chế các phản ứng sản xuất histamine đáng kể. Nên uống trà khi còn ấm và có thể pha cùng một ít mật ong thay cho đường sẽ tăng tác dụng chống viêm kháng khuẩn hơn.

Nhóm các loại đậu

Các loại hạt như đậu nành, đậu xanh, đậu đen.. là nguồn magie và vitamin E vô cùng dồi dào đem đến một sức khỏe tuyệt vời cho mỗi người dùng. Các nghiên cứu cho thấy vitamin E giúp tăng cường hệ miễn dịch trong khi magie làm giảm tình trạng thở khò khè do tắc mũi, nghẹt mũi đáng kể.

viêm mũi dị ứng nên ăn gì
Các loại đậu có thể giảm tình trạng nghẹt mũi, chảy dịch khi bị viêm mũi dị ứng đáng kể

Đồng thời vitamin E cũng là một chất chống oxy hóa có thể chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đáng kể. Bổ sung nhóm thực phẩm này sẽ làm giảm nhanh tình trạng dị ứng để hạn chế tình trạng viêm mũi dị ứng quay trở lại.

Viêm mũi dị ứng nên kiêng gì?

Viêm mũi dị ứng nên ăn kiêng gì cũng được rất nhiều người bệnh quan tâm. Theo đó người bệnh nên tránh xa những thực phẩm có thể kích ứng sự phóng thích của histamin hoặc làm suy giảm hệ miễn dịch. Cụ thể hơn, người bệnh nên hạn chế sử dụng các thực phẩm sau

Thực phẩm hay đồ uống lạnh

Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh có thể kèm theo ngứa rát họng do dịch từ mũi chảy xuống và kích ứng họng, điều này khiến nhiều người có xu hướng uống nước lạnh để giảm sự khó chịu này. Tuy nhiên đồ uống lạnh hay các thực phẩm lạnh nói chung lại là yếu tố kích ứng khiến chất nhầy trong mũi tăng cao làm tắc nghẽn mũi.

viêm mũi dị ứng nên ăn gì
Kem hay các món ăn lạnh có thể làm tăng tiết dịch nhầy trong mũi nhiều hơn khiến người bệnh mệt mỏi khó chịu

Sử dụng các thực phẩm này trong quá trình điều trị bệnh có thể gây ra co thắt đường thở hay chính xác hơn là co thắt phế quản làm kích ứng các cơn ho đồng thời tăng tiết dịch nhầy tại đường hô hấp. Trong một số trường hợp, người bệnh còn có nguy cơ mắc hen suyễn hoặc tạo ra một đợt hen suyễn cấp do dùng quá nhiều đồ lạnh khi bị viêm mũi dị ứng.

Do đó tốt nhất người bệnh nên hạn chế các thực phẩm ăn dưới dạng lạnh như sushi, gỏi cá sống, nước đá, sữa chua đông đá, kem…

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Viêm mũi dị ứng nên ăn gì, kiêng gì thì chắc chắn cần phải hạn chế các món ăn quá nhiều dầu mỡ, chiên đi chiên lại nhiều lần ra khỏi thực đơn hằng ngày. Trên thực tế nhóm thức ăn này chưa bao giờ là tốt với sức khỏe, chúng làm tăng nguy cơ béo phì, tạo gánh nặng cho dạ đồng đồng thời cản trở quá trình trao đổi dưỡng chất của cơ thể.

Cơ thể đàn bị suy yếu lại thiếu hụt dưỡng chất khiến sức khỏe suy giảm, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus phát triển và gây bệnh mạnh mẽ hơn. Ngoài ra các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đồ ăn nhiều dầu mỡ chính là nguyên nhân là tăng tiết dịch nhầy trong mũi nhiều hơn.

Do đó người bệnh nên hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ như hotdog, xúc xích chiên, cánh gà chiên… Trong trường hợp nấu một số món xào tại nhà bạn cũng có thể thay thế bằng các loại dầu thực vật, dầu oliu vừa tốt hơn cho sức khỏe vừa phòng tránh nguy cơ béo phì hiệu quả.

Thực phẩm có chứa các chất phụ gia

Chất phụ gia thường có trong các dạng thực phẩm đóng gói sẵn nhằm bảo quản hay cải thiện hương vị một số món ăn, giúp người dùng tiện lợi hơn khi nấu nướng. Tuy nhiên các nghiên cứu lại cho thấy một số chất phụ gia quen thuộc như FD & C nhuộm màu vàng số 5, bột ngọt và benzaldehyde lại có thể kích ứng khiến các phản ứng dị ứng trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, các thực phẩm đóng gói sẵn cũng không hoàn toàn tốt cho cơ thể. Người bệnh nên ưu tiên sử dụng các thực phẩm tươi sống hằng ngày, hạn chế trữ đông đồ ăn hay sử dụng quá nhiều các thực phẩm đóng gói sẵn, kể cả dạng đồ sống hay đồ chín.

Đồ ăn cay nóng

Nhóm đồ ăn cay nóng không chỉ ảnh hưởng đến dạ dày mà còn làm tiết dịch mũi nhiều hơn, khiến tình trạng nghẹt mũi rát họng thêm trầm trọng. Nguyên nhân là do các dạng đồ ăn này dễ làm cơ thể tích nhiệt gây nóng trong và hệ hô hấp cũng sản sinh nhiều dịch nhầy hơn làm tắc nghẽn mũi họng.

viêm mũi dị ứng nên ăn gì
Các món ăn cay nóng vừa làm hại dạ dày vừa làm tình trạng chảy dịch mũi trầm trọng hơn

Những món ăn cay nóng mà người bệnh cần hạn chế như lẩu cay, các món ăn quá nhiều ớt, sate, các loại đồ muối chua cũng là thực phẩm nên tránh xa sớm.

Đồ ngọt

Trà sữa, nước ngọt có ga là những thực phẩm được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là phái nữ. Tuy nhiên những thực phẩm này không chỉ tăng nguy cơ thừa cân béo phì mà còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dạ dày và gây ra tình trạng rối loạn chất lỏng làm tiết nhiều dịch nhầy tại mũi, họng hơn.

Về lâu dài, nếu người viêm mũi dị ứng vẫn không thể thay đổi thói quen này còn có thể biến chứng thành viêm xoang nguy hiểm. Hệ miễn dịch cũng bị suy yếu không thể tiêu diệt hết các vi khuẩn, virus còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Người bệnh tốt nhất nên hạn chế các thực phẩm như bánh ngọt, kẹo, tà sữa, nước ngọt hay nêm nếm quá nhiều đường trong món ăn. Đồng thời các loại nước ngọt hay tà sữa cũng thường là đồ lạnh nên sẽ kích ứng yếu tố gây bệnh cao hơn nên người bệnh cần chú ý.

Một số thực phẩm gây dị ứng

Viêm mũi dị ứng cũng có thể xuất hiện do các yếu tố dị ứng từ thực phẩm nên người bệnh cần cực kỳ chú ý. Tốt nhất người bệnh nên nắm bắt rõ các thực phẩm mà bản thân bị dị ứng để có hướng phòng tránh phù hợp.

viêm mũi dị ứng nên ăn gì
Nhóm các thực phẩm dễ gây dị ứng và làm kích ứng viêm mũi dị ứng tái phát nhanh chóng

Ngoài ra, những thực phẩm dễ gây dị ứng dưới đây bạn cũng cần chú ý

  • Các loại hải sản: trong thực phẩm này có chứa các các protein có thể trở thành kháng nguyên kích hoạt các phản ứng dị ứng của cơ thể. Một số loại hải sản chỉ ở nhóm bán kháng nguyên nhưng với cơ thể đang bị kích ứng và có hệ miễn dịch giảm như viêm mũi dị ứng thì nó vẫn xuất hiện với các triệu chứng trầm trọng.
  • Một số loại hạt vỏ cứng: dù một số hạt có thể tăng cường sức khỏe nhưng trong đó vẫn có chứa một số loại hạt khác có thể gây ra các phản ứng dị ứng như hạt quả bạch, hạt hướng dương. hạt điều, hồ đào…
  • Trứng: hầu hết tình trạng dị ứng với trứng thường gặp ở trẻ em do hệ miễn dịch nhầm lẫn protein trong trứng là protein lạ nên kích ứng phóng thích histamin để bảo vệ cơ thể
  • Sữa và một số chế phẩm từ sữa: mặc dù sữa là một nguồn dưỡng chất rất tốt cho cơ thể nhưng nó lại có thể gây dị ứng với nhiều cơ địa do có chứa  Casein và Whey là hai loại protein dễ gây kích ứng dị ứng. Tuy nhiên bạn có thể thay thế sữa có nguồn gốc động vật sang thực vật để vẫn đảm bảo bổ sung đủ chất.
  • Một số loại trái cây: dù không được nhiều người biết nhưng một số loại trái cây cũng có thể là tác nhân gây dị ứng như dưa hấu, đào hay cần tây.
  • Thịt gà: theo Đông y thịt gà có tính lạnh nên dễ làm tăng các phản ứng dị ứng tại mũi làm tiết nhiều chất nhầy hơn.
  • Một số nhóm thực phẩm khác: Nhộng tằm, một số loại nấm, côn trùng, thịt bò, đậu phộng

Bia rượu và các chất kích thích

Đây không chỉ là nhóm đồ uống dễ gây dị ứng mà còn gây hại cho cơ thể và các cơ quan nội tạng rất nhiều. Chúng làm suy giảm hệ miễn dịch,phá hủy các chất chống oxy hóa đồng thời làm giảm nồng độ vitamin C và tăng số lượng các kháng thể IgE. Do đó khi gặp các yếu tố gây dị ứng cơ thể dễ sản sinh ra lượng histamin lớn làm kích ứng cơ thể nhiều hơn.

Bên cạnh đó bia rượu và các chất kích thích cũng làm giảm chất lượng các loại thuốc hay các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng khác. Trong một số trường hợp còn có thể xảy ra tình trạng tương tác giữa bia rượu và các loại thuốc gây ra các phản ứng trầm trọng.

Các chuyên gia khuyến khích những người bị viêm mũi dị ứng nên ưu tiên tự nấu ăn tại nhà để đảm bảo các dưỡng chất cần thiết cũng như kiểm soát được các gia vị nêm nếm vào món ăn giúp tăng cường sức khỏe. Thiết lập một chế độ dinh dưỡng khoa học ổn định chính là tiền đề để điều trị bệnh nhanh chóng nhất, hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát làm sức khỏe suy giảm.

Trên đây là những thông tin chia sẻ chi tiết hy vọng đã giúp bạn giải đáp băn khoăn viêm mũi dị ứng nên ăn gì kiêng gì để cải thiện bệnh. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị để có hướng xử lý kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

viêm mũi dị ứng mãn tính

Biểu hiện của viêm mũi dị ứng mãn tính, chữa khỏi được không?

Nội dung bài viếtBị viêm mũi dị ứng nên ăn gì?Nhóm thực phẩm giàu vitamin CThực phẩm giàu omega-3Thực phẩm nhiều kẽmCác gia vị chống dị ứngBổ sung lợi khuẩnUống...

Cấy chỉ điều trị viêm mũi dị ứng: Những thông tin cần biết

Nội dung bài viếtBị viêm mũi dị ứng nên ăn gì?Nhóm thực phẩm giàu vitamin CThực phẩm giàu omega-3Thực phẩm nhiều kẽmCác gia vị chống dị ứngBổ sung lợi khuẩnUống...

thuốc trị viêm mũi dị ứng

8+ thuốc trị viêm mũi dị ứng được sử dụng phổ biến nhất

Nội dung bài viếtBị viêm mũi dị ứng nên ăn gì?Nhóm thực phẩm giàu vitamin CThực phẩm giàu omega-3Thực phẩm nhiều kẽmCác gia vị chống dị ứngBổ sung lợi khuẩnUống...

Các thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng và những lưu ý khi sử dụng

Nội dung bài viếtBị viêm mũi dị ứng nên ăn gì?Nhóm thực phẩm giàu vitamin CThực phẩm giàu omega-3Thực phẩm nhiều kẽmCác gia vị chống dị ứngBổ sung lợi khuẩnUống...

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông Y và những ưu nhược điểm

Nội dung bài viếtBị viêm mũi dị ứng nên ăn gì?Nhóm thực phẩm giàu vitamin CThực phẩm giàu omega-3Thực phẩm nhiều kẽmCác gia vị chống dị ứngBổ sung lợi khuẩnUống...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn