Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt: Nguyên nhân, Biểu hiện và Cách điều trị

Nổi Mề Đay Vào Ban Đêm: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Nổi Mẩn Ngứa Ở Chân: Nguyên Nhân, Biểu Hiện và Phương Pháp Điều Trị

Nổi mề đay khi trời lạnh: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Nổi Mề Đay Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nổi mề đay mẩn ngứa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Top 7 thuốc trị mẩn ngứa hiệu quả giúp giảm ngứa nhanh

Top 7 Thuốc Trị Nổi Mề Đay Hiệu Quả Giảm Ngứa Nhanh

Top 7 Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

8 Cách Chữa Mề Đay Bằng Mẹo Tự Nhiên Hiệu Quả Ngay Tại Nhà

Cách dùng lá trầu không chữa mề đay hiệu quả tại nhà

5/5 - (1 bình chọn)

Nhờ chứa nhiều dưỡng chất có khả năng kháng viêm, chống khuẩn, làm dịu tình trạng ngứa ngáy, sưng và viêm, lá trầu không thường góp mặt trong bài thuốc điều trị các bệnh về da, trong đó có bệnh mề đay. Do có thành phần là nguyên liệu thiên nhiên nên cách dùng lá trầu không chữa mề đay tương đối an toàn, hầu như không gây tác dụng phụ. Ngoài ra cách chữa bệnh này còn vô cùng đơn giản, có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.

Cách dùng lá trầu không chữa mề đay hiệu quả tại nhà
Hướng dẫn cách dùng lá trầu không chữa mề đay hiệu quả tại nhà và những điều cần lưu ý

Lá trầu không và công dụng chữa bệnh mề đay

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh: lá trầu không có tên khoa học là Piper betle L., thuộc họ Hồ tiêu (danh pháp khoa học: Piperaceae). Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, phần lá của cây trầu không có vị cay nồng, chứa tinh dầu thơm với thành phần chủ yếu là hai phenol. Bao gồm chavicol và betel-phenol (đồng phân của chất eugenol) và kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác.

Theo kết quả phân tích y học hiện đại, bên trong lá trầu không tồn tại rất nhiều hợp chất quý. Cụ thể như chavicol, allylcatechol, chavibetol, eugenol, carvacrol, p-cymen, caryophyllen, cadinen, cineol, estragol, methyl eugenol; các tanin cùng đa dạng các loại vitamin, các axit amin…

Với những thành phần hóa học nêu trên, lá trầu không được chứng minh là có khả năng diệt virus và kháng khuẩn đặc biệt tốt. Theo kết quả nghiên cứu của TS Rajendra Toprani – Trung tâm Ung thư HCG (Ấn Độ), những dưỡng chất tồn tại bên trong lá trầu không còn có khả năng tiêu diệt cả những khối u tồn tại trên động vật thí nghiệm.

Tác dụng kháng sinh của lá trầu không rất mạnh đối với tụ cầu khuẩn, các loại vi khuẩn, song cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực trùng coli và vi khuẩn subtillis. Chính vì thế, lá trầu không thường được dùng trong điều trị những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, bệnh về nhiễm khuẩn, bệnh về da (bệnh mề đay kèm theo nhiễm khuẩn, viêm da, nhiễm khuẩn da…) và nhiều bệnh lý khác.

Theo Y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, mùi thơm và vị cay nồng. Quy vào kinh Tỳ, Vị và Phế. Nhờ đặc tính này, lá trầu không có tác dụng khử phong tán hàn, trung hành khí, tiêu thũng chỉ thống, chống ngứa và hóa đàm.

Ngoài ra, nhờ tính ấm, vị cay nồng và đặc tính sát khuẩn, lá trầu không còn có khả năng giảm sưng, cải thiện tình trạng đỏ da. Đồng thời giúp kiểm soát tình trạng ngứa ngáy, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương và chống nhiễm khuẩn. Vì thế, khi mắc bệnh nổi mề đay mẩn ngứa hoặc một số bệnh về da khác, người bệnh có thể sử dụng lá trầu không để kiểm soát các triệu chứng của bệnh.

Lá trầu không và công dụng chữa bệnh mề đay
Công dụng của lá trầu không gồm sát khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, giảm sưng, cải thiện tình trạng đỏ da…

Hướng dẫn cách dùng lá trầu không chữa mề đay hiệu quả tại nhà

Từ những lợi ích và công dụng hữu hiệu nêu trên, người bệnh có thể áp dụng một trong những cách dùng lá trầu không chữa mề đay dưới đây:

Cách đắp lá trầu không điều trị bệnh mề đay

Công dụng:

  • Tác động trực tiếp vào vùng da đang bị tổn thương, giúp cân bằng độ ẩm và giảm ngứa da
  • Cải thiện chứng đỏ da, sưng và viêm
  • Làm dịu nhanh cảm giác nóng rát
  • Tiêu diệt các tác nhân gây hại đang bám trên bề mặt da
  • Kháng viêm
  • Sát khuẩn
  • Rút ngắn thời gian điều trị bệnh mề đay.

Nguyên liệu:

  • Lá trầu không tươi với liều dùng tùy chỉnh
  • Nước muối pha loãng
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Mang lá trầu không rửa kỹ. Sau đó ngâm nguyên liệu cùng với nước muối pha loãng trong 15 phút để đảm bảo bề mặt lá đã được làm sạch
  • Vớt lá trầu không ra ngoài, dùng nước sạch rửa lại và để ráo nước
  • Cho vào cối lượng lá trầu không sạch đã chuẩn bị cùng 2 gram muối hạt
  • Thực hiện giã nát nguyên liệu để tạo thành một hỗn hợp đặc sệt
  • Sử dụng nước sạch vệ sinh vùng da đang có dấu hiệu bị mề đay. Tiếp tục dùng khăn bông mềm nhẹ nhàng lau khô vùng da bệnh, tránh chà xát
  • Đắp hỗn hợp lá trầu không và muối hạt lên vùng da bệnh
  • Đợi đến khi lá trầu không khô tự nhiên trên da hoặc sau 30 phút, loại bỏ lá trầu không và sử dụng nước ấm để vệ sinh lại da
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày
  • Kiên trì áp dụng cách đắp lá trầu không điều trị bệnh mề đay mỗi ngày để đạt được hiệu quả như mong đợi.
Cách đắp lá trầu không điều trị bệnh mề đay
Cách đắp lá trầu không điều trị bệnh mề đay

Cách ngâm, tắm với nước lá trầu không chữa bệnh mề đay

Công dụng:

  • Tác động trực tiếp vào vùng da đang bị mề đay
  • Làm dịu nhanh tình trạng ngứa ngáy khó chịu, cảm giác nóng rát
  • Kiểm soát triệu chứng sưng và viêm da, làm tan các nốt mẩn ngứa
  • Phòng ngừa sự phát triển của bệnh mề đay
  • Loại bỏ vi khuẩn trên da, chống nhiễm khuẩn và chống khô da
  • Ngăn ngừa bệnh tái phát.

Nguyên liệu:

  • 50 gram lá trầu không
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Mang lá trầu không rửa kỹ
  • Tiếp tục ngâm nguyên liệu cùng với nước muối pha loãng trong 15 phút
  • Vớt lá trầu không ra ngoài, dùng nước sạch rửa lại
  • Cho lá trầu không vào nồi chứa 2 lít nước sạch
  • Tiến hành đun sôi nguyên liệu
  • Thêm 3 gram muối hạt vào nồi khi nước sôi. Đun thêm 15 phút
  • Hòa nước lá trầu không cùng với nước mát để cải thiện nhiệt độ
  • Sử dụng xà phòng để vệ sinh vùng da bệnh
  • Tiếp tục dùng nước lá trầu không để ngâm và tắm trong 20 phút. Trong thời gian ngâm và tắm, người bệnh nên tận dụng lá trầu không để đắp và chà xát nhẹ lên vùng da đang bị bệnh. Hoạt động này sẽ giúp cơn ngứa của bạn thuyên giảm một cách đáng kể
  • Mỗi ngày thực hiện một lần
  • Kiên trì sử dụng cách ngâm, tắm với nước lá trầu không chữa bệnh mề đay liên tục trong 10 ngày. Việc kiên trì sử dụng lá trầu không sẽ giúp bạn kiểm soát các triệu chứng.
Cách ngâm, tắm với nước lá trầu không chữa bệnh mề đay
Cách ngâm, tắm với nước lá trầu không chữa bệnh mề đay

Những điều cần lưu ý khi áp dụng cách dùng lá trầu không chữa mề đay

Cách dùng lá trầu không chữa mề đay có khả năng kiểm soát những triệu chứng khó chịu của bệnh. Bên cạnh đó phương pháp chữa bệnh này còn lành tính, tương đối an toàn và hầu như không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên để quá trình chữa bệnh được diễn ra suôn sẻ và phòng ngừa những rủi ro không mong muốn, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây trước khi sử dụng lá trầu không:

  • Lá trầu không có khả năng kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa bệnh mề đay phát triển ở những trường hợp nhẹ, bệnh mới khởi phát, kích thước vùng da bệnh không lớn và không có những tổn thương nghiêm trọng.
  • Lá trầu không không có đáp ứng tốt với các trường hợp nặng. Vì thế, trước khi áp dụng cách điều trị mề đay bằng lá trầu không, người bệnh nên thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Đồng thời áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu nếu cần thiết.
  • Hiệu quả chữa bệnh của lá trầu không tương đối chậm. Do đó, nếu muốn sử dụng lá trầu không người bệnh cần dành nhiều thời gian để kiên trì áp dụng bài thuốc.
  • Hiệu quả điều trị bệnh mề đay của lá trầu không còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa, khả năng đáp ứng và chế độ chăm sóc da của từng đối tượng. Ở một số trường hợp, lá trầu không không thể phát huy hiệu quả điều trị.
  • Người bệnh tuyệt đối không lạm dụng lá trầu không trong điều trị bệnh mề đay. Bởi điều này có thể gây phản tác dụng, khiến bệnh tình phát triển theo chiều hướng xấu.
  • Những cách điều trị bệnh mề đay bằng lá trầu không không thể thay thế kem bôi và thuốc chữa bệnh do bác sĩ chuyên khoa kê đơn.
  • Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên trao đổi thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa về công dụng, lợi ích và những rủi ro khi sử dụng lá trầu không. Đồng thời áp dụng cách dùng lá trầu không chữa mề đay theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách dùng lá trầu không chữa mề đay tại nhà có thể làm giảm những triệu chứng khó chịu của bệnh một cách hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này không có tác dụng điều trị mề đay triệt để. Khi ngưng sử dụng, bệnh sẽ tái phát và diễn biến ngày một nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khoẻ và tâm lý của người bệnh.

Vì thế, người bệnh nên tham khảo phương pháp chữa bệnh khác có thể xử lý mề đay từ gốc, mang lại hiệu quả cao, bền vững.

Tham khảo thêm:

CÓ THỂ BẠN CẦN

Tin khác

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt: Nguyên nhân, Biểu hiện và Cách điều trị

Nội dung bài viếtLá trầu không và công dụng chữa bệnh mề đayHướng dẫn cách dùng lá trầu không chữa mề đay hiệu quả tại nhàCách đắp lá trầu không...

Nổi Mề Đay Vào Ban Đêm: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Nội dung bài viếtLá trầu không và công dụng chữa bệnh mề đayHướng dẫn cách dùng lá trầu không chữa mề đay hiệu quả tại nhàCách đắp lá trầu không...

Nổi Mẩn Ngứa Ở Chân: Nguyên Nhân, Biểu Hiện và Phương Pháp Điều Trị

Nội dung bài viếtLá trầu không và công dụng chữa bệnh mề đayHướng dẫn cách dùng lá trầu không chữa mề đay hiệu quả tại nhàCách đắp lá trầu không...

Nổi mề đay khi trời lạnh: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Nội dung bài viếtLá trầu không và công dụng chữa bệnh mề đayHướng dẫn cách dùng lá trầu không chữa mề đay hiệu quả tại nhàCách đắp lá trầu không...

Nổi mề đay mẩn ngứa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nội dung bài viếtLá trầu không và công dụng chữa bệnh mề đayHướng dẫn cách dùng lá trầu không chữa mề đay hiệu quả tại nhàCách đắp lá trầu không...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn